- Hỗ trợ cán cân thanh toán: thực hiện thông qua chuyển giao tiền tệ (tài trợ trực tiếp), đôi khi là hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá: nước nhận ODA tiếp nhận một lượng hàng hoá rồi bán cho thị trường nội địa để thu nội tệ).
- Hỗ trợ theo chương trình (hỗ trợ phi dự án): nước nhận viện trợ kí một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát mà không xác định chính xác khoản viện trợ đó sẽ được dùng như thế nào.
- Hỗ trợ kĩ thuật: chủ yếu tập trung vào chuyển giao tri thức như chuyển giao công nghệ, đào tạo về kĩ thuật, kinh tế, quản lí, thống kê, thương mại, hành chính nhà nước và các vấn đề xã hội; hoặc cố vấn cho các chương trình nghiên cứu, đầu tư.
- Hỗ trợ theo dự án: loại hỗ trợ này thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng vốn ODA và chủ yếu là về xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống. Điều kiện để nhận hỗ trợ dự án là phải có dự án cụ thể về các hạng mục sẽ sử dụng ODA.
10 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2785 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trình bày về vấn đề thu hút ODA tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi nãi ®Çu
Hàng năm các nhà tài trợ lớn trên thế giới lại tổ chức Hội nghị viện trợ quốc tế để vận động tài trợ cho các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, Hội nghị viện trợ diễn ra vào tháng 11 năm 1993 tại Paris – thủ đô nước Pháp dưới sự chủ trì của Ngân hàng thế giới (WB) đã đánh dấu một bước đi mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế, đây cũng chính là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút ODA vào Việt Nam.
Cùng với Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Viện trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta. Sau hơn hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu tiến bộ như: nền kinh tế tăng trưởng liên tục, tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,5%/năm; mức đói nghèo giảm; trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO); được bầu là Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và nhiều thành tựu khác trong các lĩnh vực văn hoá giáo dục, y tế. Những thành tựu trên đều có phần đóng góp không nhỏ của các nguồn ODA.
Tuy nhiên để đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam cần thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn ODA trong những năm sắp tới. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao và cải thiện công tác quản lí và sử dụng nguồn vốn này sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Bài tiểu luận dưới đây xin trình bày về vấn đề thu hút ODA tại Việt Nam những năm qua và biện pháp cải thiện trong tương lai.
Néi dung
PhÇn mét
Tổng quan về ODA
I. Quá trình hình thành và phát triển của ODA
1, Quá trình hình thành
Sau chiến tranh thế giới II, các nước công nghiệp phát triển đã thoả thuận về việc trợ giúp cho các nước đang phát triển thông qua viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi. Sự thoả thuận này được cụ thể hoá bằng sự kiện thành lập Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) (tháng 12 năm 1960) với một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là cung cấp ODA song phương cũng như đa phương cho các nước đang phát triển.
2, Quá trình phát triển
Trong những năm 60, 70 và 80, viện trợ ODA từ các nước OECD tăng liên tục nhưng với tốc độ còn chậm. Cuối năm 1991, tổng viện trợ ODA đã đạt đến đỉnh điểm là 69 tỷ USD. Năm 1996, các nước OECD dành 55,114 tỷ USD cho viện trợ, bằng 0,25% tổng GDP của các nước này. Trong những năm cuối thể kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, ODA có xu hướng giảm nhẹ. Riêng đối với Việt Nam, kể từ năm 1993, các nước tài trợ vẫn ưu tiên cho nước ta ngay cả khi tổng ODA trên thế giới giảm xuống.
II. Khái niệm, hình thức và phân loại ODA
1, Khái niệm
ODA là cách gọi tắt của Official Development Assistance, có nghĩa là Viện trợ phát triển chính thức. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về ODA. Cách hiểu đơn giản nhất ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với những điều kiện ưu đãi (lãi suất thấp, dưới 3%/năm; dài hạn, 30 – 40 năm) của các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế giành cho các nước đang phát triển.
Năm 1972, OECD đã đưa ra một định nghĩa về ODA như sau: “ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%.”
2, Hình thức
Điều 1 trong Quy chế quản lí và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành ngày 5 tháng 8 năm 1977 chỉ rõ ODA được thực hiện qua các hình thức sau:
Hỗ trợ cán cân thanh toán: thực hiện thông qua chuyển giao tiền tệ (tài trợ trực tiếp), đôi khi là hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá: nước nhận ODA tiếp nhận một lượng hàng hoá rồi bán cho thị trường nội địa để thu nội tệ).
Hỗ trợ theo chương trình (hỗ trợ phi dự án): nước nhận viện trợ kí một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát mà không xác định chính xác khoản viện trợ đó sẽ được dùng như thế nào.
Hỗ trợ kĩ thuật: chủ yếu tập trung vào chuyển giao tri thức như chuyển giao công nghệ, đào tạo về kĩ thuật, kinh tế, quản lí, thống kê, thương mại, hành chính nhà nước và các vấn đề xã hội; hoặc cố vấn cho các chương trình nghiên cứu, đầu tư.
Hỗ trợ theo dự án: loại hỗ trợ này thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng vốn ODA và chủ yếu là về xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống. Điều kiện để nhận hỗ trợ dự án là phải có dự án cụ thể về các hạng mục sẽ sử dụng ODA.
Ngoài ra còn có tín dụng thương mại, tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo điều kiện.
3, Phân loại
a) Phân loại theo nguồn cung cấp
- ODA song phương: là ODA của nước này dành cho nước kia thông qua hiệp định kí kết giữa hai Chính phủ.
- ODA đa phương: là ODA của một tổ chức quốc tế (IMF, WB) hay tổ chức khu vực (EU) hoặc của một nước dành cho một nước nào đó, nhưng được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP, UNICEF…
b) Phân loại theo tính chất nguồn vốn
- Viên trợ không hoàn lại: cung cấp ODA mà không cần hoàn trả lại. Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng hỗ trợ kĩ thuật và viện trợ nhân đạo.
- Viện trợ có hoàn lại: cho vay với mức lãi suất ưu đãi và thời hạn vay nợ dài, có thời gian ân hạn.
- ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của OECD.
PhÇn hai
Thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam trong thời gian qua và các biện pháp
I. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam
1) Những thành tựu đạt được
Trong thời gian qua, các nhà tài trợ cho Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều, tổng số có hơn 51 nhà tài trợ trong đó 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất. Ngoài các nước thành viên OECD – DAC, gần đây còn có các nhà tài trợ mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Hungari… Ở Việt Nam còn có khoảng 600 các tổ chức phi Chính phủ quốc tế với số tiền viện trợ hàng năm lên đến 200 triệu USD, số tiền này được phục vụ chủ yếu cho các hoạt động nhân đạo, cải thiện đời sống người dân tại các vùng nông thôn hẻo lánh, miền núi, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc… và các công tác cứu trợ thảm hoạ thiên nhiên, đói nghèo.
Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu:
Các nhà tài trợ đa phương:
+ Các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP); Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF); Tổ chức nông nghiệp và lương thực (FAO); Chương trình lương thực thế giới (WFP); Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA); Tổ chức y tế thế giới (WHO); Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO); Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFDA).
+ Các tổ chức tài chính quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF); Ngân hàng thế giới (WB); Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
+ Liên minh Châu Âu (EU)
+ Các tổ chức phi Chính phủ (NGO)
+ Tổ chức xuất khẩu dầu lửa (OPEC)
+ Quỹ Cô – oét
Các nhà tài trợ song phương:
+ Các nước thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
+ Các nước đang phát triển
Tổng vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết tính đến năm 2008 là 42,438 tỷ USD, đặc biệt với mức cam kết năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực. Tổng số vốn ODA mà Chính phủ Việt Nam chính thức nhận được thông qua kí kết các hiệp định là 35,217 tỷ USD, chiếm khoảng 82,98% tổng ODA cam kết, trong đó vốn vay ưu đãi chiếm khoảng 80%, còn lại là viện trợ không hoàn lại. Thống kê gần đây cho thấy tổng vốn ODA năm 2009 còn đạt tới 5, 056 tỷ USD, cao hơn gần 10% so với năm 2008.
a) Đối với kinh tế
Để phát triển kinh tế thì cơ sở hạ tầng là yếu tố cơ bản và quan trọng bậc nhất. Cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam có hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém, không đáp ứng nổi các yêu cầu cấp thiết của công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Chính vì vậy mà đa số vốn ODA mà nước ta nhận được nhằm mục tiêu cải thiện hệ thống đó. Cụ thể là hơn 101 dự án đã và đang được triển khai để phát triển ngành giao thông vận tải, chủ yếu cải thiện đường bộ, đường biển và giao thông nông thôn; đã nâng cấp và xây dựng mới hơn 3 676km đường quốc lộ; cải tạo và nâng cấp hơn 10 000km đường nông thôn; đầu tư nâng cấp cho cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn, xây dựng cảng nước sâu Cái Lân; đầu tư cho phát triển ngành điện chiếm 40,3% trong tổng vốn đầu tư (tính đến năm 2003)…
Năm 2006, tổng vốn ODA mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam là 4,45 tỷ USD. Trong đó Nhật Bản, nước dẫn đầu với mức cam kết 890,3 triệu USD ưu tiên phát triển tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam và các dự án bảo vệ môi trường. Pháp là nước cam kết viện trợ lớn thứ hai cũng cho biết sẽ sử dụng ODA ưu tiên cho bốn lĩnh vực trong đó có giao thông đô thị, đường sắt, phát triển nông thôn.
Riêng đối với khu vực nông thôn, từ năm 1998, Chính phủ và các nhà tài trợ đã nhất trí tập trung vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Khoảng hơn 200 dự án với tổng vốn ODA hơn 3,5 tỷ USD đã đươc đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, chiếm 14,4% tổng ODA cam kết. Với nguồn vốn ODA đó chúng ta đã nâng cấp và xây mới hơn 1700km đường giao thông nông thôn, 13 nhà máy nước và 357 dự án điện. Các dự án ODA đã góp phần cung cấp nguồn tín dụng cho nông dân, tạo thêm việc làm, phát triển công tác khuyến nông, góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo, phát triển giao thông nông thôn, cung cấp nước sạch, điện sinh hoạt và các dịch vụ khác như trạm y tế, trường học, nhà văn hoá…
Trong hai tháng cuối năm 2009, một số hiệp định kí kết có giá trị vốn ODA lớn như dự án xây dựng nhà máy điện Thái Bình 1, dự án xây dựng cầu Vĩnh Thịnh. Cũng trong năm đó, theo Bộ khoa học đào tạo, ODA đầu tư cho ngành nông – lâm – thuỷ sản, kết cấu hạ tầng nông thôn, xoá đói giảm nghèo đạt 744,14 triệu USD, chiếm 19, 44%.
b) Đối với xã hội
Tổng nguồn vốn ODA dành cho giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 8,5 – 10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo của cả nước. Có thể nói ODA đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng và hiệu quả giáo dục bằng những dự án tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, xây dựng mới các trường học, đào tạo đội ngũ và nhân lực…
Bên cạnh đó ODA còn đóng góp vào những chương trình phúc lợi xã hội như Chương trình dân số và phát triển, Chương trình dinh dưỡng trẻ em, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình phòng chống ma tuý…Nhờ vậy chỉ số phát triển con người của nước ta đã được cải thiện đáng kể, tỉ lệ đói nghèo liên tục giảm qua các năm. Năm 2009, ODA đầu tư vào lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ chiếm khoảng 1,186 tỷ USD.
2, Những mặt hạn chế
Bên cạnh những đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, công tác thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua cũng còn nhiều mặt hạn chế, mà hạn chế lớn nhất đó là công tác giải ngân vốn ODA. Chúng ta hiểu rằng thu hút được vốn ODA mới chỉ là bước đầu thể hiện sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế còn việc giải ngân vốn này một cách hiệu quả mới là nhân tố quyết định. Tính đến năm 2008, tổng vốn ODA giải ngân đạt 22,065 tỷ USD, chiếm 62,65% tổng vốn ODA đã kí kết. Con số này cho thấy hiện nay vẫn còn một khối lượng lớn vốn ODA chưa được đưa vào thực hiện, đây là sự lãng phí lớn trong khi nền kinh tế Việt Nam lại đang rất cần vốn. Mặt khác có thể thấy công tác giải ngân ODA trong thời gian gần đây là rất chậm và tỉ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới và khu vực đối với một số nhà tài trợ cụ thể. Tỉ lệ giải ngân thấp sẽ làm cho tính hiệu quả trong công tác sử dụng nguồn vốn này giảm đồng thời làm mất lòng tin của các nhà tài trợ.
BIỂU ĐỒ CAM KẾT, KÝ KẾT, GIẢI NGÂN TỪ 1993 - 2008
(Nguồn:
Tình hình giải ngân không đều giữa các nhà tài trợ và các dự án cũng là đặc điểm nổi bật của công tác thu hút và sử dụng ODA thời gian qua. Các dự án hỗ trợ kĩ thuật thường đạt hoặc vượt mức kế hoạch giải ngân hàng năm, ví dụ như các dự án của Đan Mạch, Na Uy, Úc. Các dự án xây dựng cơ bản của WB và ADB có mức giải ngân tương đối khá. Các dự án sử dụng nguồn vốn của Nhật Bản đạt mức giải ngân thấp, khoảng 10,7% trên tổng giá trị các hiệp định đã kí. Mặt khác xét theo ngành thì các dự án thuộc ngành công nghiệp và năng lượng có mức giải ngân cao hơn cả, đạt 17% tổng vốn kí kết; các dự án cấp nước đô thị chỉ đạt 5,8% giá trị kí kết; các dự án giao thông, bưu điện đạt 13,6%.
II. Các biện pháp cải thiện thu hút và sử dụng vốn ODA
Chủ trương của Việt Nam trong những năm tới đây là tiếp tục thu hút nguồn vốn ODA, nhưng để đạt được điều đó chúng ta trước hết cần cải thiện công tác quản lí và giải ngân vốn ODA bởi nếu giải ngân và sử dụng hợp lí ODA, giải quyết và thực hiện đúng những điều đã cam kết Việt Nam mới khảng định được lòng tin với các nhà tài trợ.
Theo Bộ khoa học và đào tạo trong những năm tới Việt Nam sẽ có GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1200 USD nên một số nhà tài trợ, đặc biệt là các nhà tài trợ châu Âu sẽ điều chỉnh chính sách cung cấp ODA cho nước ta. Cụ thể là các khoản viện trợ không hoàn lại sẽ có xu hướng giảm, hỗ trợ kĩ thuật tăng. Song nhìn tổng thể ODA cung cấp cho Việt Nam vẫn sẽ tăng với nhiều ưu đãi mới cũng như thách thức mới. Vì vậy chúng ta cần nhìn lại chặng đường đã qua để từ đó tổng kết kinh nghiệm nhằm vượt qua những thách thức mới.
Dưới đây em xin trình bày cụ thể một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút cũng như sử dụng ODA hợp lí:
Thứ nhất, cần hoàn thiện khung thể chế về quản lí và sử dụng ODA, đồng thời đề ra các chính sách thu hút mới, phù hợp với hoàn cảnh thế giới trong từng giai đoạn. Cụ thể là một mặt nâng cao tính đồng bộ của công tác quản lí, mặt khác có sự phân cấp mạnh mẽ tạo ra sự chủ động và nâng cao vai trò làm chủ, trách nhiệm của các ngành các cấp; công khai, minh bạch trong quản lí và sử dụng ODA; công tác đánh giá, kiểm định hiệu quả phải dựa trên các tiêu chí quốc tế chung.
Thứ hai, song hành với việc hoàn thiện cơ chế là công tác đào tạo đội ngũ cán bộ bài bản, chuyên nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của công việc, đặc biệt là từ phía nhà viện trợ.
Thứ ba, những ngành và địa phương có nhu cầu về ODA cần nghiên cứu kĩ các chính sách ưu tiên của đối tác viện trợ cũng như quy chế quản lí của Chính phủ Việt Nam.
Thứ tư, cần thay đổi nhận thức chủ quan về ODA. Do tính ưu đãi cao nên đa số các cơ quan tiếp nhận thường có tư duy dễ dãi, chủ quan, đặc biệt là lãng phí khi phân phối và sử dụng nguồn vốn ODA. Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau này, để lại gánh nặng nợ nần cho thế hệ con cháu, gia tăng sự phụ thuộc cả về kinh tế và chính trị vào các nước viện trợ.
Thứ năm, cần xác định các định hướng cụ thể, các lĩnh vực cần ưu tiên, tránh xu hướng dàn trải trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành và địa phương. Trong điều kiện nguồn vốn có hạn cần tập trung đầu tư vào các ngành, lãnh thổ cụ thể, có lợi thế.
KÕt luËn
Để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh trong khi quy mô nền kinh tế nhỏ lại thiếu vốn trầm trọng thì những nguồn vốn nước ngoài như ODA là hoàn toàn phù hợp. Với đà tăng trưởng như hiện nay của Việt Nam trong tương lai sẽ cần thu hút rất nhiều sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế thông qua vốn ODA. Tuy nhiên thu hút nhiều phải đi kèm với sử dụng hiệu quả. Mặc dù trong thời gian qua chúng ta đã có rất nhiều tiến bộ trong thu hút và quản lí ODA nhưng như vậy là vẫn chưa đủ so với yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. Vì vậy cần cải thiện, đổi mới lên tục và liên tục công tác này để Việt Nam luôn là điểm đến tin cậy của cộng đồng viện trợ quốc tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vấn đề thu hút ODA tại Việt Nam.doc