Tiểu luận Trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong thương mại

Đứng trước tình hình như hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang trong đang trong giai đoạn phục hồi, hầu hết các doanh nghiệp đang cố chuyển mình để đẩy nền kinh tế đi vào ổn định. Và việc gia tăng xuất khẩu là một việc được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, để sản phẩm của mình cạnh tranh với sản phẩm tương tự nhập từ các quốc gia khác, chính phủ thường hay sử dụng các chính sách hỗ trợ nhằm làm cho giảm giá đến mức có thể trên thị trường các nước nhập khẩu. Theo đó, các quốc gia sẽ đưa hàng hóa của mình vào lưu thông một cách dễ dàng tại thị trường nước ngoài. Nên việc lạm dụng chính sách trợ cấp ngày càng gia tăng trong WTO

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sẽ không khi nào làm như vậy (v. đi ngược lại những tính toán thư9ơng mại thông thường). Điều đáng chú ý ở đây là chỉ có các trợ cấp riêng biệt mới bị điều chỉnh bởi các nguyên tắc trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng. Theo Điều 2 Hiệp định này thì “riêng biệt” gồm có bốn loại sau: -Riêng biệt đối với doanh nghiệp: Chính phủ nhắm đến một công ty hoặc một số công ty nhất định để trợ cấp. -Riêng biệt đối với ngành: Chính phủ nhắm đến một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực nhất định để trợ cấp -Riêng biệt đối với vùng: Chính phủ nhắm đến một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực nhất định để trợ cấp -Các trợ cấp bị cấm: Chính phủ nhắm đến các mặt hàng xuất khẩu nhất định hoặc các sản phẩm đầu vào cho sản xuất trong nước để trợ cấp 1.1.2 Phân loại trợ cấp và cơ chế áp dụng đối với từng loại trợ cấp: Theo Hiệp định SCM quy định ba loại trợ cấp: Trợ cấp bị cấm: Theo Điều 3- 4 phần hai hiệp định SCM trợ cấp bị cấm gồm những khoản trợ cấp sau: khối lượng trợ cấp, theo luật hoặc trong thực tế, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả xuất khẩu; khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại. Trợ cấp bị cấm là đối tượng của những vụ kiện giải quyết tranh chấp. Điểm nổi bật là lịch trình giải quyết của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) nhanh gọn, và nếu cơ quan này nhận thấy rằng khoản trợ cấp này là trợ cấp bị cấm, ngay lập tức phải thu hồi lệnh trợ cấp. Nếu phán quyết không được thực hiện trong thời gian quy định, thành viên khiếu nại được quyền áp dụng các biện pháp trả đũa. Đây là loại trợ cấp bị cấm đối với tất cả các nước là thành viên của WTO ( Khoản 2 Điều 3 Hiệp định SCM ). - Trợ cấp có thể đối kháng. Theo Điều 5- 7phần ba của Hiệp định SCM. Trợ cấp có thể đối kháng . Hiệp định quy định rằng không một Thành viên nào thông qua việc sử dụng  trợ cấp gây ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, như gây tổn hại cho một ngành sản xuất nội địa của một Thành viên khác, làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi mà Thành viên khác trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định GATT 1994 (đặc biệt là những quyền lợi có được từ những ưu đãi thuế quan có ràng buộc), và gây tổn hại nghiêm trọng đối với lợi ích của Thành viên khác. Trong hiệp định SCM nêu khá rõ ràng về việc không áp dụng với những trợ cấp được áp dụng với nông sản quy định tại Điều 12 Hiệp định nông nghiệp. Và “Thiệt hại nghiêm trọng” sẽ được xem là tồn tại trong trường hợp tổng trị giá trợ cấp theo trị giá cho một sản phẩm vượt quá 5%. Trong trường hợp này, bên trợ cấp có nghĩa vụ chứng minh rằng những khoản trợ cấp đó không gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với bên khiếu nại. Những thành viên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi trợ cấp có thể đối kháng có thể đưa tranh chấp này lên cơ quan giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra phán quyết có tồn tại tác động tiêu cực, bên trợ cấp phải thu hồi lại khoản trợ cấp hoặc xóa bỏ những tác động tiêu cực này. Các nước thành viên co thể ap dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gay thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO. - Trợ cấp không thể đối kháng. Loại thứ 3 là trợ cấp không thể đối kháng (Được quy định tại Điều 8-9 phần bốn của hiệp định SCM), trợ cấp không thể đối kháng có thể là trợ cấp không mang tính chất riêng biệt tại điều 2 Hiệp định này hoặc mang tính chất riêng biệt bao gồm hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu công nghiệp và hoạt động phát triển tiền cạnh tranh, hỗ trợ cho các vùng miền khó khăn, hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có cho phù hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay  các quy định đặt ra. Nếu một thành viên cho rằng trợ cấp không thể đối kháng khác sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nội địa, thành viên đó có thể yêu cầu đưa ra phán quyết và khuyến cáo về vấn đề này. Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện). 1.2 Các biện pháp chống trợ cấp và biện pháp đối kháng: Một phần của Hiệp định này liên quan đến việc áp dụng những biện pháp đối kháng đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp. Hiệp định đưa ra những quy chế về việc khởi tố các vụ đối kháng, về việc điều tra bởi các cơ quan có thẩm quyền cấp quốc gia và những quy định về chứng cứ để đảm bảo rằng tất cả những bên có quyền lợi có thể đưa ra thông tin và quan điểm của mình.  Những quy định cụ thể về việc tính toán tổng số trợ cấp là cơ sở để xác định thiệt hại đối với ngành công nghiệp nội địa. Hiệp định quy định rằng tất cả các yếu tố kinh tế có liên quan sẽ phải được xem xét trong quá trình đánh giá tình trạng của ngành công nghiệp và mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp và những thiệt hại suy đoán. Việc điều tra đối kháng phải dừng ngay khi  mức trợ cấp nằm dưới mức tối thiểu (nhỏ hơn 1% theo trị giá) hoặc khi khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp trên thực tế hoặc ước tính hoặc thiệt hại là không đáng kể. Trừ trường hợp đặc biệt, thủ tục điều tra phải được kết thúc trong thời hạn một năm, và trong mọi trường hợp không quá 18 tháng, kể từ ngày khởi xướng. Thuế đối kháng phải chấm dứt trong vòng 5 năm áp dụng trừ khi các cơ quan có thẩm quyền thông qua rà soát xét thấy việc ngừng áp thuế sẽ dẫn đến sự tiếp tục hay tái diễn trợ cấp và thiệt hại. Theo đó, Hiệp định SCM đưa ra những biện pháp chống trợ cấp và biện pháp đối kháng đối với những quốc gia vi phạm vào điều 2, điều 5 của Hiệp định này như sau: 1.2.1 Các biện pháp tạm thời: Biện pháp tạm thời là biện pháp chống trợ cấp áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện bị điều tra trước khi có kết luận cuối cùng về vụ việc. Biện pháp này thường được thực hiện khi vụ điều tra có kết luận sơ bộ cho rằng có việc trợ cấp của nước xuất khẩu gây thiệt hại. Vì vậy, biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng theo quy định tại khoản 1 điều 17 Hiệp định SCM. - Điều kiện áp dụng các biện pháp tạm thời: (a) việc điều tra được bắt đầu tiến hành phù hợp với các quy định của Điều 11, đã có thông báo công khai về việc điều tra này và các Thành viên và các bên quan tâm đã được tạo cơ hội thích đáng dể cung cấp thông tin và nhận xét; (b) đã xác định sơ bộ rằng có tồn tại trợ cấp và việc nhập khẩu được trợ cấp đã gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước; và (c) Cơ quan có thẩm quyền liên quan cho rằng các biện pháp đó là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại xảy ra trong quá trình điều tra. Do đó, Việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra chống trợ cấp và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể và nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp. Việc xác định thiệt hại theo Điều VI Hiệp định GATT 1994 phải dựa trên bằng chứng khẳng định và với nội dung xem xét khách quan đồng thời (a) khối lượng nhập khẩu hàng có trợ cấp và tác động của nhập khẩu được trợ cấp đối với giá cả trên thị trường trong nước của sản phẩm tương tự và (b) tác động tiếp theo của việc nhập khẩu đó với các ngành sản xuất trong nước của các sản phẩm đó. Theo đó, một thiệt hại được coi là đáng kể khi nó gây ra cho nước nhập khẩu những thiệt hại thực tế như trong điều 15.4 hiệp định SCM đề cập: chỉ tiêu kinh tế liên quan ảnh hưởng tới tình trạng của ngành, kể cả sự sụt giảm sản lượng, số lượng bán ra, thị phần, lợi nhuận hay năng suất, thu hồi vốn đầu tư hay tỷ lệ khai thác công suất hiện tại hoặc tiềm tàng trong tương lai; những yếu tố ảnh hưởng giá cả trong nước; những tác động tiêu cực đối với luân chuyển vốn, lượng hàng dự trữ, việc làm, tiền lương, sự tăng trưởng, khả năng tăng vốn hay đầu tư, và trong trường hợp liên quan tới nông nghiệp, sẽ đánh giá việc các chương trình hỗ trợ của chính phủ có vì thế mà thêm nặng gánh hay không. Tuy nhiên, danh sách nêu trên chưa phải là tất cả và cũng không nhất thiết là một hay nhiều nhân tố đã kể trên đây có vai trò quyết định đối với việc xem xét nói trên. Và mối đe doạ gây ra thiệt hại vật chất sẽ được dựa trên sự thật chứ không dựa trên sự suy đoán, quy kết hay khả năng xa xôi. Sự thay đổi hoàn cảnh có thể tạo ra một tình huống theo đó một trợ cấp có thể gây ra thiệt hại phải được nhận thấy trước một cách rõ ràng và sát thực theo khoản 7 điều 15 hiệp định này. Chính vì vậy, nước nhập khẩu cần phải đưa ra những bằng chứng cụ thể để chứng minh là gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa. - Việc áp dụng các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn thiệt hại vật chất tiếp tục xảy ra trong quá trình điều tra. Và như điều 17.2 Hiệp định SCM đã nêu ra các hình thức áp dụng đối với biện pháp này bao gồm: hình thức thuế đối kháng tạm thời được bảo đảm bằng việc đặt cọc tiền tương đương với giá trị trợ cấp được tạm tính. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời nên không được áp dụng trước quá 60 ngày, kể từ ngày bắt đầu điều tra, chỉ được giới hạn trong thời gian ngắn nhất có thể, không vượt quá bốn tháng. 1.2.2 Cam kết: Cam kết là sự tự nguyện giữa các nước, nếu các nước thỏa thuận được thì quá trình điều tra có thể bị đình chỉ hay chấm dứt mà không áp dụng các biện pháp tạm thời hay thuế đối kháng ngay khi nhận được cam kết tự nguyện với nội dung theo điều 18.1 Hiệp định SCM: (a) chính phủ của Thành viên xuất khẩu chấp nhận xoá bỏ hay hạn chế trợ cấp hoặc có những biện pháp khác có cùng kết quả; hoặc (b) nhà xuất khẩu đồng ý xem xét lại giá sao cho Cơ quan có thẩm quyền đang điều tra thấy rằng biện pháp trợ cấp không còn gây ra thiệt hại. Việc tăng giá theo các cam kết này không cần cao quá mức cần thiết để triệt tiêu khối lượng trợ cấp. Có thể chấp nhận mức tăng giá thấp hơn khối lượng trợ cấp nếu thấy đã thích đáng để khắc phục thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất trong nước. Nếu cam kết được chấp nhận, nhưng Thành viên xuất khẩu mong muốn hoặc Thành viên đang nhập khẩu quyết định hoàn thành cuộc điều tra thì cuộc điều tra sẽ được tiếp tục đến khi kết thúc. Trong trường hợp cuộc điều tra đi đến kết luận không thuận đối với trợ cấp và sự tổn hại, bản cam kết sẽ tự động mất hiệu lực, ngoại trừ trường hợp kết luận đó chủ yếu là do có bản cam kết. Trong trường hợp đó, cơ quan có thẩm quyền liên quan có thể yêu cầu cam kết tiếp tục có hiệu lực một thời gian hợp lý phù hợp với các quy định của Hiệp định này. Trong trường hợp xác định là có trợ cấp và tổn hại thì cam kết vẫn tiếp tục có hiệu lực, theo những điều khoản của nó và các quy định của Hiệp định này. 1.2.3 Áp dụng và thu thuế đối kháng: Nếu, sau khi đã cố gắng hợp lý để hoàn thành việc tham vấn, một Thành viên xác định chắc chắn rằng có trợ cấp và mức trợ cấp, và rằng thông qua trợ cấp, hàng nhập khẩu được trợ cấp đã gây ra tổn hại, thì Thành viên đó có thể đánh thuế đối kháng theo quy định của Điều 19 hiệp định SCM, trừ khi việc trợ cấp được rút bỏ(Điều 19.1 hiệp định SCM). Đây là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý khác mang tính đa phương cho trường hợp này).Vậy thuế đối kháng là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu. Tuy nhiên, khi có phán quyết của Ban hội thẩm là có thiệt hại hoặc có nguy cơ gây đe dọa thì nước nhập khẩu sẽ đưa ra mức thuế phù hơp. Nghĩa là chỉ được đưa ra các mức thuế bằng hoặc nhỏ hơn mức trợ cấp nếu mức thuế đó đủ bù đắp thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước theo quy định tại điều 19.2, 19.3 Hiệp định SCM. Và để xác định hàng hoá nhập khẩu có trợ cấp hay không, cơ quan điều tra nước nhập khẩu sẽ tiến hành tính toán mức trợ cấp của hàng hoá đó. Phương pháp tính toán chi tiết tuân thủ pháp luật của nước điều tra về vấn đề này, nhưng về cơ bản theo các hướng dẫn sau: -Nếu Nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thương mại bình thường cho khoản vay tương tự: Mức trợ cấp được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức lãi suất này; -Nếu Nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay thương mại tương tự nếu không có bảo lãnh của Nhà nước: Mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức này; -Nếu Nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ với giá mua cao hơn mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý (xác định theo các điều kiện thị trường của hàng hoá/dịch vụ liên quan): mức trợ cấp là mức chênh lệnh giá. 1.2.4 Thời hạn áp dụng, rà soát thuế đối kháng và các cam kết: Điều 21 Hiệp định SCM cũng quy định khá rõ về thời gian áp dụng, rà soát và các cam kết như sau: Về việc ra soat lại mức thuế: Sau khi áp thuế một thời gian (thường là theo từng năm) cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra lại để xem xét tăng, giảm mức thuế hoặc chấm dứt việc áp thuế đối kháng nếu có yêu cầu. Về thời hạn ap thuế: Việc áp thuế chống trợ cấp không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có Quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại trừ khi cơ quan có thẩm quyền thấy rằng việc chấm dứt áp thuế sẽ dẫn tới việc tái trợ cấp hoặc gây thiệt hại. Về hiệu lực của việc ap thuế: Quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực đối với hàng hoá liên quan nhập khẩu . Sau thời điểm ban hanh Quyết định; việc áp dụng hồi tố (áp dụng cho những lô hàng nhập khẩu trước thời điểm ban hành Quyết định) chỉ được thực hiện nếu thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa là thiệt hại thực tế CHƯƠNG 2: Thực trạng quá trình trợ cấp diễn ra trong những năm gần đây. Đứng trước tình hình như hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang trong đang trong giai đoạn phục hồi, hầu hết các doanh nghiệp đang cố chuyển mình để đẩy nền kinh tế đi vào ổn định. Và việc gia tăng xuất khẩu là một việc được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, để sản phẩm của mình cạnh tranh với sản phẩm tương tự nhập từ các quốc gia khác, chính phủ thường hay sử dụng các chính sách hỗ trợ nhằm làm cho giảm giá đến mức có thể trên thị trường các nước nhập khẩu. Theo đó, các quốc gia sẽ đưa hàng hóa của mình vào lưu thông một cách dễ dàng tại thị trường nước ngoài. Nên việc lạm dụng chính sách trợ cấp ngày càng gia tăng trong WTO. 2.1 Số liệu về Trợ cấp và thuế đối kháng trên thế giới theo biện pháp áp dụng từ ngày thành lập tính đến ngày 31/12/2009. Các dữ liệu được trình bày trong bảng dưới đây được lấy từ các báo cáo bán hàng năm của các thành viên WTO cho Uỷ ban SCM về việc thực hành cam kết hiệp định. Các bảng được dựa trên thông tin từ Thành viên có gửi báo cáo bán hàng năm cho các kỳ liên quan, và chưa đầy đủ để các thành viên ở mức độ chưa gửi báo cáo, hoặc báo cáo đã nộp không đầy đủ. Với mục đích của các bảng, mỗi đầu và đánh giá báo cáo bao gồm một sản phẩm nhập khẩu từ một quốc gia. Bảng 2.1.1 Bảng thống kê các lĩnh vực bị kiện HS section name 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Total I Live animals and products 1 1 1 1 4 1 1 1 1 1 13 II Vegetable products 1 2 1 2 1 1 8 III Animal and vegetable fats, oils and waxes 1 1 5 1 8 IV Prepared foodstuff; beverages, spirits, vinegar; tobacco 8 4 2 5 2 1 1 1 24 V Mineral products 4 1 5 VI Products of the chemical and allied industries 1 2 1 2 4 1 1 3 4 19 VII Resins, plastics and articles; rubber and articles 4 7 2 2 2 2 2 1 4 26 IX Wood, cork and articles; basketware 1 1 1 3 X Paper, paperboard and articles 2 3 1 1 2 9 XI Textiles and articles 2 5 1 2 1 2 1 14 XII Footwear, headgear; feathers, artif. flowers, fans 1 1 XIII Articles of stone, plaster; ceramic prod.; glass 1 1 1 3 XV Base metals and articles 7 12 20 11 14 1 3 3 2 3 7 11 94 XVI Machinery and electrical equipment 1 1 1 1 3 1 1 1 1 3 2 16 XVII Vehicles, aircraft and vessels 1 1 2 Total 10 7 16 25 41 18 27 9 15 8 6 8 11 16 28 245 Bảng 2.1.2 Bảng thống kê về biện pháp đối kháng áp dụng trên những nước xuất khẩu Exporting Country 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Total Argentina 3 1 1 1 1 7 Australia 1 1 Austria 1 1 Belgium 1 1 Brazil 1 1 1 1 2 1 7 Canada 1 1 1 2 2 1 8 Chile 1 1 1 3 China 3 2 8 11 13 37 Colombia 1 1 Czech Republic 1 1 Denmark 1 1 European Union 3 1 1 1 1 1 2 1 11 Former Yugoslav Republic of Macedonia 1 1 France 2 2 2 1 7 Germany 1 2 3 Greece 1 1 2 Hungary 1 1 India 1 3 6 5 7 8 2 8 1 1 1 1 2 1 47 Indonesia 1 5 1 2 1 1 1 12 Iran, Islamic Republic of 1 1 Israel 1 1 Italy 3 2 1 3 1 1 1 1 13 Korea, Republic of 5 4 1 1 2 1 1 1 1 17 Malaysia 2 1 1 1 5 Netherlands 1 1 Norway 1 1 Pakistan 1 1 2 Peru 1 1 Philippines 1 1 Poland 1 1 2 Saudi Arabia 1 1 Singapore 1 1 South Africa 2 1 1 1 1 6 Spain 1 1 1 3 Taipei, Chinese 1 5 1 7 Thailand 1 5 1 1 1 1 10 Trinidad and Tobago 1 1 2 Turkey 1 1 2 United Arab Emirates 1 1 United Kingdom 1 1 United States 1 1 1 1 1 2 4 11 Venezuela, Bolivarian Republic of 1 1 2 Viet Nam 1 1 Total 10 7 16 25 41 18 27 9 15 8 6 8 11 16 28 245 Bảng 2.1.3 Bảng thống kê về biện pháp đối kháng áp dụng trên những thành viên nhập khẩu. Reporting Member 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Total Argentina 1 1 1 3 Australia 1 1 1 3 1 2 1 10 Brazil 1 1 1 3 Canada 3 3 4 1 1 4 1 2 1 3 1 24 Chile 4 1 1 6 China 3 3 Costa Rica 1 1 Egypt 4 4 European Union 1 4 8 19 6 3 1 3 1 2 6 54 India 1 1 Israel 2 2 Japan 1 1 Latvia 1 1 Mexico 1 1 2 New Zealand 1 4 1 6 Peru 1 1 1 1 2 6 South Africa 1 1 2 6 1 2 13 Turkey 1 1 United States 3 1 6 12 11 7 18 4 5 3 2 3 7 6 14 102 Venezuela, Bolivarian Republic of 1 1 2 Total 10 7 16 25 41 18 27 9 15 8 6 8 11 16 28 245 - Nhận xét: Từ bảng số liệu trên, tính từ 1/1/1995 (năm thành lập WTO) đến hết tháng 12/2009 có tổng cộng 245 vụ điều tra chống trợ cấp được tiến hành ở 20 nước nhập khẩu. Riêng Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra 102 vụ (chiếm tới trên 41,63% số vụ ở tất cả các nước thành viên WTO), bỏ xa khối nước thứ 2 là EU (với 54 vụ). Đứng thứ 3 là Canada (24 vụ), tiếp đến là Nam Phi (13 vụ) và Úc (10 vụ). Theo thống kê thì các mặt hàng là đối tượng kiện chống trợ cấp chủ yếu là kim loại cơ bản và các sản phẩm từ chúng, thực phẩm chế biến và đồ uống. Thông qua bảng số liệu trên, giai đoạn được coi là có số vụ điều tra nhiều nhất là 2007- 2009.Vậy nguyên nhân là do đâu? Như chúng ta đã biết, giai đoạn 2007- 2009 cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra khá mạnh mẽ ở hầu hết các nước trên thế giới. Sản phẩm bán ra trên thị trường rất khó cạnh tranh, điều đó gây tổn thất không nhỏ đến nền kinh tế cũng như doanh thu của các nhà đầu tư nói chung. Chính phủ của các nước sẽ không tránh khỏi biện pháp nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh cho ngành sản xuất nội địa. Hầu hết các quốc gia đều biết không phải bất cứ loại trợ cấp nào cũng bị cấm nên có nhiều nước đã lạm dụng chính sách này để hỗ trợ mọi mặt cho ngành xuất khẩu của mình. Không nằm ngoài ngoại lệ đó, năm 2009 vừa qua Việt Nam cũng là một quốc gia bị áp dụng biện pháp thuế đối kháng đầu tiên trên thị trường Hoa Kỳ với mặt hàng bị điều tra là túi nhựa PE. Theo đó, bên Hoa kỳ đã xác định biên độ trợ cấp của Việt Nam là 5,28%. Điều này cũng là một dấu hiệu không tốt cho ngành sản xuất túi nhựa nói riêng và ngành xuất khẩu Việt Nam nhiều mối đe dọa. Chính vì vậy, các nhà chức trách cũng như ban quản lý kinh tế đối ngoại cần có những chính sách bảo vệ ngành sản xuất. 2.2 Khó khăn Việt Nam gặp phải khi cam kết hiệp định SCM. 2.2.1 Bất lợi của doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện chống trợ cấp. Gia nhập WTO tạo ra Việt Nam nhiều ưu đãi góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Theo đó, Việt Nam đưa ra cam kết về chính sách trợ giá khi gia nhập WTO như sau: Trợ cấp đèn đỏ: Việt Nam cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp này (bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyếnkhích thay thế hàng nhập khẩu) từ thời điểm gia nhập. Riêng đối với các ưu đ.i đầu tư (ưu đãi về thuế) dựa trên tiêu chí thành tích xuất khẩu và tỷ lệ nội địa hoá mà cơ quan Nhà nước đ. cho phép doanh nghiệp được hưởng từ trước ngày gia nhập WTO th. sẽ được tiếp tục thực hiện cho đến hết 5 năm kể từ ngày gia nhập. Các loại trợ cấp khác và các hình thức xử lý vi phạm hoặc biện pháp đối kháng tuân thủ Hiệp định SCM. Mặc dù vậy, các nước trong tổ chức vẫn chưa thừa nhận nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường. Bên cạnh việc đứng trong Tổ chức này Việt Nam đồng thời chấp nhận một điều kiện là Việt Nam được coi là nền kinh tế thị trường sau 12 năm kể từ ngày ký kết gia nhập thành viên WTO. Cụ thể, theo cam kết này, việc tính toán mức trợ cấp trong các vụ điều tra chống trợ cấp đối với hàng hoá Việt Nam sẽ được thực hiện như sau: Trong trường hợp bình thường: nước điều tra sẽ tuân thủ các quy định tại Hiệp định SCM để tính toán mức độ và đo lường tác động của trợ cấp; Trong trường hợp khó khăn đặc biệt cản trở việc áp dụng các quy định tại Hiệp định SCM: nước điều tra có thể sử dụng các phương pháp khác để thực hiện các tính toán này.Bản thân việc bị kiện chống trợ cấp đã là một bất lợi (bởi việc kiện tụng thường tốn nhiều thời gian và tiền của, khả năng bị áp thuế cũng tương đối cao). Bên cạnh đó, bản thân khi tham gia vào một vụ án nào đó cũng tốn khá nhiều chi phí và thời gian để theo suốt quá trình điều tra. Doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều là những doanh nghiệp vừa và nên theo nhận xét chung thì hệ thống kế toán lộn xộn, không rõ ràng, không theo chuẩn quốc tế (và vì thế khó có tài liệu để chứng minh các vấn đề liên quan đến giá) hoặc thiếu nguồn lực để theo kiện (không có đủ nhân lực hiểu biết về việc kiện nên hành xử không đúng hướng, không kịp thời; không có quỹ dự phòng cho những vụ kiện như thế này nên không theo kiện được…). Ngoài ra, một điểm khó chung trong các vụ kiện chống trợ cấp là các tính toán rất phức tạp (để xác định chính xác tác động của các loại trợ cấp khác nhau đến giá của sản phẩm). Với các doanh nghiệp chưa quen với vấn đề này và cũng chưa chuẩn bị để đối phó với chúng như doanh nghiệp Việt Nam chúng ta thì khó khăn này còn lớn hơn nữa. 2.2.2 Nguy cơ bị kiện trợ cấp ảnh hưởng nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế được chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá trước kia, hàng hóa Việt Nam rất dễ bị quy chụp là được trợ cấp bởi nhiều lý do. Việt Nam có xuất phát điểm khá thấp ,hầu hết các chi phí cho việc sản xuất và chế biến sản phầm đều thấp hơn so với các các quốc gia khác nên những hàng hóa xuất khẩu sẽ với giá rẻ, lượng tiêu thụ sẽ nhiều hơn trong khi chất lượng lại không thua kém gì so với họ. Điều này có thể là cái cớ để họ đi kiện dù Việt Nam không hề bán phá giá hay sử dụng hình thức trợ cấp đối với các mặt hàng này. Và như vậy sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi sản lượng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đang trên đà gia tăng. Mặc khác, nền kinh tế của hầu hết các quốc gia đang trải qua một cuộc chiến tranh khốc liệt của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, Chính phủ nước xuất khẩu sẽ phải tiến hành một số biện pháp hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp, số lượng các vụ điều tra chống trợ cấp ở các nước nhập khẩu có xu hướng gia tăng. Đây là mối đe dọa rất lớn nhiều đối với nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam khi bị chính phủ các quốc gia tham vấn. Theo đó, các sản phẩm bị điều tra sẽ bị ngưng lưu thông, các doanh nghiệp tập trung theo đuổi vụ kiện. Như vậy, lượng sản phẩm xuất khẩu sẽ giảm đáng kể . CHƯƠNG 3: Biện pháp đề pong van đối phó với các vụ kiện chống trợ cấp. 3.1 Chính sách phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện chống trợ cấp ở nước ngoài: Kiện chống trợ cấp là công cụ được nước nhập khẩu sử dụng để đối phó với các hiện tượng trợ cấp (cạnh tranh không lành mạnh) từ nước ngoài gây thiệt hại. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng công cụ này được dùng để chống lại sự gia tăng của hàng nhập khẩu giá rẻ. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn cần thực hiện những biện pháp phòng tránh và đối phó cần thiết để chủ động trước nguy cơ này. Chính sách phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện chống trợ cấp ở nước ngoài: -Các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu cần nhận biết sự tồn tại của nguy cơ bị kiện tại thị trường nước nhập khẩu và cơ chế vận chuyển chung, nhóm thị trường và loại mặt hàng thường bị kiện. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phát triển quá nóng một thị trường, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và giảm dần việc cạnh tranh bằng giá… Phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp có cùng mặt hàng xuất khẩu để c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrợ cấp và các biện pháp đối kháng trong thương mại.doc
Tài liệu liên quan