Tiểu luận Trường phái Ấn Tượng - Impressionism

Claude Monet (1840 -1926): Được mệnh danh là “người cha của hội họa ấn tượng”, là họa sĩ tiêu biểu và nổi tiếng số một của trường phái này với số lượng tác phẩm đồ sộ và quan điểm nghệ thuật nhất quán suốt cuộc đời.

Gia đình ông chuyển về Havre vùng Normandie khi ông được năm tuổi. Bố của Monet muốn ông tiếp tục nghề buôn bán thực phẩm khô của gia đình, nhưng Monet chỉ thích vẽ. Eugène Boudin, một nghệ sĩ thường vẽ trên bãi biển Normandie đã dạy Monet một vài kỹ thuật vẽ đầu tiên vào năm 1856.

Năm 1862, Monet theo học về nghệ thuật với Charles Gleyre ở Paris. Ông gặp Pierre-Auguste Renoir, người cùng ông sẽ sáng lập ra trường phái ấn tượng. Họ cùng nhau vẽ và tình bạn của họ kéo dài tới tận cuối đời

Ông còn được coi là “Họa sĩ của những khoảnh khắc phù du”, “nhà biểu tượng của màu sắc”. Tranh của ông chú ý tới thiên nhiên, coi trọng diễn tả ánh sáng và màu sắc, ghi lại sự tươi mới của ấn tượng ban đầu một cách trung thực tuyệt đối. Ông thường vẽ về đống rơm, về nhà thờ, về hoa súng, hoa trên cánh đồng, về cầu Waterloo và trong loạt tranh vẽ ở những khu vườn. Những bức tranh về khu vườn, hoa súng của ông được công chúng đặc biệt yêu thích.

Ông có rất nhiều tác phẩm thuộc trường phái hội họa ấn tượng, nổi tiếng như các bức ấn tượng mặt trời mọc, ao súng, người phụ nữ trong vườn, bữa trưa trên cỏ

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14131 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trường phái Ấn Tượng - Impressionism, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Bước qua thời phục hưng với những tác phẩm phục vụ tôn giáo, thánh thần, những tác phẩm trau truốt tỉ mỉ và đẹp hòan hảo, những tác phẩm phục hưng đã tạo dựng lại những vàng son rực rỡ của cổ đại Hy Lạp - La Mã. Tuy nhiên cũng như món ngon ăn mãi cũng chán và đến ngấy, dòng chảy lịch sử cũng là sự vận động không ngừng, sự đổi thay dao động. Và đến 1 lúc người ta muốn tìm sự phá cách, muốn thoát ra khỏi cái hoàn hảo, cái “đẹp đến từng centimet” lúc đó sự phá cách, cái xù xì, và sự tiếp cận với cuộc sống trân thực trở thành một xu hướng mạnh mẽ hấp dẫn những con người cá tính trong con đường chinh phục cái đẹp. Để đi đến đích thì phải qua nhiều chông gai, rất nhiều cuộc cách mạng đã xẩy ra, và được sự dẫn đường của các đại thụ – Trường phái Ấn Tượng ra đời. Cùng với đó là những tên tuổi lớn như: Mary Cassatt, Claude Monet, Jean Frédéric Bazille,  Edgar Degas, Berthe Morisot, Alfred Sisley… Đây là trường phái được biết đến rộng rãi cũng như được yêu thích nhất trong lịch sử hội họa thế giới bởi những bức tranh tràn ngập ánh sáng tự nhiên, táo bạo, thể hiện cảm xúc của con người. Mời các bạn tìm hiểu đôi nét về hội họa Ấn tượng và chiêm ngưỡng những họa phẩm nổi tiếng trong bài viết dưới đây NỘI DUNG Định nghĩa Trường phái Ấn tượng là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Paris vào cuối thế kỷ XIX. Hoạ sĩ thuộc trường phái này thường vẽ bằng những nét cọ thô để lại dấu vết rõ ràng cùng với sự pha trộn không hạn chế giữa các màu, nhấn mạnh đến sự thay đổi và chất lượng của độ sáng trong tranh. Các bức tranh thường được vẽ rất nhanh cốt ghi lại ấn tượng tổng quan của tác giả hơn là đi sâu vào chi tiết. Khác với các trường phái Tân cổ điển, Hiện thực và Tự nhiên chủ nghĩa, trường phái Ấn tượng thể hiện một cái nhìn khoáng đạt và không câu nệ vào các định kiến của phương Tây ngày ấy. Đặc điểm của trường phái ấn tượng trong hội họa Nét đặc trưng của trường phái tranh Ấn tượng là cách sử dụng màu sắc va đập, ánh sáng tự nhiên, lối vẽ bất nghi thức, đường nét thô ngắn để tập trung thể hiện cảm nhận ban đầu, tức thời về đối tượng. Hai ý tưởng đáng chú ý trong trường phái này là: Bức tranh được vẽ rất nhanh với mục đích là ghi lại một cách chính xác tổng quan của khung cảnh. Tiếp theo sau là thể hiện một cái nhìn mới, nhanh và không định kiến, khác với trường phái hiện thực, tự nhiên. Những bức tranh rất sáng và tràn đầy sức sống. Các họa sĩ thường thích thể hiện những hình ảnh không phải bằng chi tiết mà bằng những chấm tròn màu sắc. Đó thường là những bức tranh với rất nhiều màu sắc và phần lớn các tác phẩm là những cảnh ngoài trời. Cầu xe lửa ở Argenteuil (Le Pont du chemin de fer à Argenteuil). Bức tranh được vẽ năm 1837 của Claude Monet được bán vào tháng 5.2008 với giá 20.9 triệu bảng (khoảng 41.1 triệu USD) Chủ đề: Chủ đề trong tranh của các họa sĩ Ấn Tượng thường hiện đại, hướng về thiên nhiên, cảnh sắc thành phố của nước Pháp với các đại lộ và khu giải trí ở Paris, khu ngoại ô tràn ngập dân du lịch và giới kỹ nghệ…Con mắt nhìn nhận mới, nhanh, không định kiến, ít thể hiện cảm xúc, tâm tư trước đề tài. Đó là các phụ nữ Paris hiện đại tại công viên, quán café…trong tranh của Renoir, cảnh ngoại ô Paris trong tranh của Monet, Camille Pissarro và Alfred Sisley, cảnh múa bales trong tranh của Degas… Bằng những đề tài về sinh hoạt đường phố hoặc hòa nhập với cảnh sắc thiên nhiên như chèo thuyền ngắm cảnh, uống cà phê ngoài trời, những buổi picnic, đi dạo trong những khu vườn tràn trề ánh sáng, các nghệ sĩ Ấn tượng cho ta thấy một sự đam mê về ánh sáng của họ. Kỹ thuật: Bức tranh được vẽ nhanh, chủ trương ghi lại những khoảnh khắc tức thời, tổng quan của đề tài lúc mới nhìn. Bố cục tranh không theo quy luật, không chú trọng vào chi tiết mà tóm bắt toàn diện cảnh vật. Họ cũng làm sống lại một kỹ thuật cũ là tạo ra những vệt sơn dày nhằm nắm bắt và phản ánh ánh sáng thực từ bề mặt. Kỹ thuật này gọi là sơn theo lối “đốm”. Tuy vậy, bước đột phá quan trọng của nghệ sĩ Ấn tượng là sử dụng các màu sắc được hòa trộn từ những màu riêng rẽ. Ta sẽ tìm được tiếng nói chung này của Ấn tượng với việc phóng to các điểm ảnh số ngày nay, khi ta phóng đại nó với mức độ nhiều chục lần. Ánh sáng và màu sắc: Ánh sáng được chú trọng với mục đích tóm bắt những hiệu ứng thị giác ghi nhận được từ thế giới xung quanh. Bức tranh có sự pha trộn không hạn chế giữa các màu với nhau và nhấn mạnh đến sự thay đổi và chất lượng của độ sáng trong tranh. Các bức vẽ thường có màu sắc rực rỡ, có vẻ cường điệu không tự nhiên, đối chọi, va đập rất mạnh, bỏ qua các quy luật tối sáng của phương pháp cổ điển. Ánh sáng khí trời tràn ngập khắp bức tranh thay thế cho nguồn sáng đèn vốn là nguồn sáng duy nhất trước đó. Nhằm đạt được vẻ rung động ánh sáng, các họa sĩ Ấn tượng triển khai gối lên nhau những màu sắc bổ sung trong những vùng rộng nhằm tạo sự sáng chói lớn lao hơn và để diễn tả các vùng tối thì họ sử dụng những màu sắc đối nghịch với màu của các vật thể in bóng dưới nước. Đường nét: Lối vẽ bất nghi thức với đối tượng, các nét vẽ ngắn, rõ nét cọ, các đường quệt màu đa dạng (stroke, tache), thô tạo cảm giác như bức tranh chưa hoàn thành. Lịch sử hình thành và phát triển của trường phái ấn tượng trong hội họa. Trong các giai đoạn lịch sử trước, nhiều họa phẩm nghệ thuật mang tính ấn tượng đã xuất hiện. Nhưng phải đến giữa thế kỷ XIX, trường phái này mới chính thức ra mắt bởi một nhóm các họa sĩ người Pháp. Đến cuối thế kỷ XIX, trường phái hội họa Ấn Tượng đã phát triển rực rỡ và ảnh hưởng lan khắp các nước phương Tây. Năm 1874, nhóm họa sĩ gồm Claude Monet, Pissaro, Renoir… lần đầu tiên cùng nhau trưng bày các tác phẩm tại một triển lãm tại Paris. Tên trường phái “Ấn tượng” bắt nguồn từ bức tranh “Impression: Sunrise – 1870″ của Claude Monet. Tuy nhiên trong thời kỳ này, trường phái ấn tượng bị coi là kích động, đe dọa nghệ thuật truyền thống nên chỉ nhận được sự ủng hộ của nhóm nhỏ bạn bè trung thành, họa sĩ, nhà văn và số ít giới buôn tranh. Nhiều bức tranh của họ nổi bật vì có vẻ vẽ cẩu thả, chưa hoàn chỉnh, cho ta cảm giác đó là một đống mầu phun ra một cách ngẫu nhiên, nên các nhà phê bình rất tức tối. Mặc dầu thuộc nhiều tính khí và ý kiến khác nhau, tất cả các họa sỹ này đều có chung 1 khát vọng là đạt tới tính cách tự nhiên hơn, nhất là trong cách thể hiện tác dụng ánh sáng. Điểm nổi bật của họ là màu sáng và tươi, đi cùng với lối nhìn bất nghi thức về thế giới Sunrise- Claude Monet ( Bức “Ấn tượng mặt trời mọc” ) Cuối thế kỷ XIX, cùng với sự cầm quyền của phe tự do cộng hòa, thành phố Paris được xây dựng hiện đại, trở thành “Kinh đô của nghệ thuật”. Điều này là chất xúc tác, tạo chủ đề, thúc đẩy phong trào sáng tác của các họa sĩ và thưởng thức hội họa của công chúng. Nhiều trường dạy vẽ và các triển lãm được mở ra ở Paris. Paul Durant-Ruel- một nhà buôn tranh đã cố vũ sự phát triển của hội họa Ấn tượng bằng việc tổ chức những cuộc triển lãm tranh khắp các nước châu Âu.. Từ năm 1900, tiếng tăm và ảnh hưởng của nhóm Ấn tượng lan truyền khắp Châu Âu và Mỹ, lôi kéo nhiều họa sĩ trẻ theo trường phái này. Tranh của các họa sĩ Ấn tượng như Monet, Renoir, Degas được bán với giá rất cao trong giới mỹ thuật quốc tế. Các tác giả tiêu biểu của trường phái ấn tượng trong hội họa Claude Monet Claude Monet (1840 -1926): Được mệnh danh là “người cha của hội họa ấn tượng”, là họa sĩ tiêu biểu và nổi tiếng số một của trường phái này với số lượng tác phẩm đồ sộ và quan điểm nghệ thuật nhất quán suốt cuộc đời. Gia đình ông chuyển về Havre vùng Normandie khi ông được năm tuổi. Bố của Monet muốn ông tiếp tục nghề buôn bán thực phẩm khô của gia đình, nhưng Monet chỉ thích vẽ. Eugène Boudin, một nghệ sĩ thường vẽ trên bãi biển Normandie đã dạy Monet một vài kỹ thuật vẽ đầu tiên vào năm 1856. Năm 1862, Monet theo học về nghệ thuật với Charles Gleyre ở Paris. Ông gặp Pierre-Auguste Renoir, người cùng ông sẽ sáng lập ra trường phái ấn tượng. Họ cùng nhau vẽ và tình bạn của họ kéo dài tới tận cuối đời Ông còn được coi là “Họa sĩ của những khoảnh khắc phù du”, “nhà biểu tượng của màu sắc”. Tranh của ông chú ý tới thiên nhiên, coi trọng diễn tả ánh sáng và màu sắc, ghi lại sự tươi mới của ấn tượng ban đầu một cách trung thực tuyệt đối. Ông thường vẽ về đống rơm, về nhà thờ, về hoa súng, hoa trên cánh đồng, về cầu Waterloo và trong loạt tranh vẽ ở những khu vườn. Những bức tranh về khu vườn, hoa súng của ông được công chúng đặc biệt yêu thích. Ông có rất nhiều tác phẩm thuộc trường phái hội họa ấn tượng, nổi tiếng như các bức ấn tượng mặt trời mọc, ao súng, người phụ nữ trong vườn, bữa trưa trên cỏ Mary Cassat Mary Cassatt sinh ra tại Pittsburg, Pennsylvania ngày 22/5/1844, Mary Cassatt được biết đến là nghệ sĩ nữ Mỹ duy nhất của nhóm ấn tượng. Mary đã đạt được nhiều thành công trong hội hoạ, trở thành bạn thân của Degas và tham gia vào 4 cuộc triển lãm của trường phái ấn tượng. Cassatt đã lựa chọn một cuộc sống độc thân để tự do toàn tâm cống hiến cho nghệ thuật, cho sự nghiệp của toàn thể phụ nữ với khẩu hiệu “ Chúng tôi là con người chứ không phải đồ vật”. Danh tiếng của Cassatt được dựa trên một loạt rộng lớn được rút ra một cách chặt chẽ, dịu dàng quan sát thấy, nhưng phần lớn các bức tranh và bản in về chủ đề của người mẹ và con. Trong thời kỳ đầu của sáng tác, bà thường tập trung vào miêu tả các mối quan hệ xã hội và chuyển sang phản ánh những mối quan hệ thân thiết hơn. Women Impressionists trưng bày 35 tác phẩm của Cassatt bao gồm cả tranh vẽ, tranh phấn và bản in. Mary Cassatt là một nghệ sĩ độc nhất vô nhị bởi vì cô ấy là một negười phụ nữ thành công trong những gì đã được trong thế kỷ XIX là một nghề chủ yếu là nam giới, bởi vì cô là người Mỹ duy nhất được mời tham dự triển lãm với một nhóm các nghệ sĩ độc lập sau này được biết đến như là ấn tượng , và bởi vì cô ấy trả lời một cách rất đặc biệt cho nhiệm vụ của mình để miêu tả cuộc sống hiện đại. Cassatt đã sử dụng khéo léo của các khối màu. Cô giải thích, cô đã sử dụng chủ yếu là ánh sáng, màu sắc tinh tế, phấn màu và tránh màu đen (màu sắc "cấm” trong ấn tượng). A. Breeskin, Viện Smithsonian, ghi chú rằng những bản in màu, "bây giờ đứng như đóng góp độc đáo nhất của cô ... thêm một chương mới cho lịch sử của nghệ thuật đồ họa ... về mặt kỹ thuật, như các bản in màu,họ chưa bao giờ vượt qua được. Dưới cây hạt dẻ ngựa Tranh Avenua of Chestnut Trees near La Cell- Saint- Could Pierre Auguste Renoir Auguste Renoir sinh ngày 25-12-1841 ở Limoges, mất ngày 3-12-1919 tại Cagnes, Pháp. Trước khi đến với hội họa, ông đã phải vật vã với nhiều nghề để kiếm sống, nhưng lạ thay, toàn bộ tác phẩm của Renoir không có chỗ cho nỗi buồn ngự trị mà là những khúc hoan ca ca tụng mùa xuân và tuổi trẻ. Đó chính là quan niệm sống và phổ thẩm mỹ bao trùm cuộc đời làm nghệ thuật của Renoir. Là một nghệ sĩ ấn tượng chủ nghĩa, đương nhiên Renoir mang tính cách Pháp đặc trưng trong lối sống và cách biểu đạt, nhưng nghệ thuật Italia thời Phục hưng, mà đặc biệt nghệ thuật của Raphael có địa vị dẫn đường và chi phối. Điều này đã được minh chứng bằng cuộc hành hương của ông đến Rome vào năm 1881 để tìm nhận con đường nghệ thuật cho mình. Tại đây, ông đã bị nghệ thuật Raphael thuyết phục. Vốn nhạy cảm với những khối ánh sáng và sự phản quang phong phú của màu sắc cùng sự chuyển động vi tế của vạn vật, Renoir đã sáng tạo nên một loạt tranh phong cảnh vô cùng ấn tượng. Bức Dance at Le Moulin de la Galette được của ông bán với giá 122.8 triệu USD vào ngày 17/5/1990 đứng thứ 5 trong danh sách 10 bức tranh đắt nhất thế giới. Alfred Síley Alfred Sisley (1839 -1899): Là họa sĩ người Anh, theo trường phái Ấn tượng của Pháp. Trong những năm đầu của thập kỉ 1860 ông học tại phòng tranh của Marc-Charles-Gabriel Gleyre, nơi ông làm quen với Frédéric Bazille, Claude Monet và Pierre-Auguste Renoir. Cùng nhau họ vẽ các bức tranh khung cảnh en plein air (ngoài trời) để có thể nắm bắt được một cách trung thực hiệu ứng của ánh sáng mặt trời. Cách tiếp cận này, khá là mới mẻ vào lúc đó, đã đem lại những bức tranh nhiều màu sắc hơn và được vẽ ở khung cảnh thoáng rộng hơn những bức tranh mà công chúng thường nhìn thấy. Do đó, Sisley và các bạn ông ít có cơ hội để triển lãm hay bán tranh của họ, mặc dù không như những bạn học khác phải chịu khó khăn về tài chính, Sisley nhận một khoản trợ cấp thường xuyên từ cha ông. Tranh của ông được miêu tả “gần như là một tính chất chung nhất, có ý tưởng khách quan nhất từ sách vở rằng thế nào là một bức tranh theo trường phái ấn tượng”. Không gian và bầu trời trong các tác phẩm của ông gây ấn tượng nhiều nhất. Ông tập trung vào mảng đề tài khung cảnh và là người nhất quán nhất trong các họa sỹ theo trường phái này. Các tác phẩm nổi tiếng nhất của Sisley là Đường ở Moret, Những đồi cát, Chiếc cầu tại Moret… Các tác phẩm tiêu biểu của trường phái ấn tượng Ao súng (Le bassin aux nymphéas) của Claude Monet. Bức tranh này được bán tại nhà đấu giá Christie London với giá kỷ lục 40,9 triệu bảng Anh ( khoảng 80,5 triệu USD) vào cuối tháng 6/2008. Kiệt tác này được vẽ và kí tên tại vườn nhà của Monet ở Giverny. Nằm trong bốn bức Nymphéas, ba bức đã bị bán trước đó, bức Le bassin aux nymphéas này mang phong cách độc lập và mạnh mẽ hơn hết thảy Sunrise- Ấn tượng mặt trời mọc Năm 1872, Claude Monet gây rúng động giới mỹ thuật bởi bức tranh ấn tượng mặt trời mọc. Bố cục thiếu rõ ràng, không còn sự cân xứng hợp hòa giữa những khối hình, mảng màu như ở các tác phẩm hàn lâm cổ điển kinh viện, cũng không có cả chủ đề mà chỉ có cảm đề, cảnh vật mơ hồ chìm trong bản giao hưởng của sắc màu và ánh sáng. Với Ấn tượng mặt trời mọc, Monet đã khai quang chân trời mới của hội họa: Chân trời phiếm định huyền ảo trong sương mờ không còn phân biệt bến bờ mây nước. Nhãn thức ấn tượng ra đời từ đấy, nó như một cơn địa chấn mạnh làm sụp đổ cái nhìn thấu thị và phép phối cảnh truyền thống tưởng chừng đã trở thành thiên la địa võng ở Âu châu duy lý. Người ta biết rằng, Monet đã khám phá ra sự bùng nổ của mầu sắc khi ông vẽ lại ánh bình minh phản chiếu trên con sông Argenteuil. Ông thấy những vết mầu nóng và lạnh có độ đậm nhạt tương đương khi đặt cạnh nhau, trông từ xa sẽ như rung lên và tạo ra được hiệu ứng về không khí và ánh sáng. Bởi đen không phải là mầu sắc, nó cần bị loại thải, và để diễn tả bóng tối, mầu xanh lam – như thể phản chiếu từ bầu trời, sẽ được thế vào. Ánh sáng thì nóng, còn bóng tối thì lạnh. Và cùng với nguyên tắc về nóng và lạnh ấy, mầu sắc đã nổ tung để làm cho mọi sự vật ngân vang. Dance at Le Moulin de la Galette, 1876 (Musée d’Orsay, Paris) Bằng sự quan sát tinh tế, cùng sự buông thả của con tim ngập tràn yêu thương, Renoir đã làm nên một phong cách vô cùng hấp dẫn, thanh tao, nhẹ lướt: Dance at Le Moulin de la Galette. Với một lối vẽ giàu chất thơ và dễ cảm nhận, Renoir đã phổ nhạc vào tranh: tiết tấu nhịp điệu rộn ràng, những tiếng hát, những bước nhảy, như đang tan loãng trong dạ khúc đêm nồng nàn, khiến ta liên tưởng đến những vần thơ say của thi sĩ Vũ Hoàng Chương: Âm ba gờn gợn nhỏ, Ánh sáng phai phai dần... Dưới ánh sáng ngọn đèn ảo mờ ấy, gương mặt giai nhân bừng sáng, rạng rỡ. Đất trời xoay tròn, đảo điên trong tiếng nhạc ru đêm, thầm lặng mà người xem nghe được qua màu mắt đê mê, đắm chìm. Dance at Le Moulin de la Galette của Renoir đã cho ta về lại cái không khí lễ hội mơ mộng của một thời xa. Ngày nay, ngắm lại, bức tranh đó vẫn làm con tim ta bồi hồi, run rẩy bởi cái đẹp cứ lung linh, ảo diệu, mơ hồ mà gắn bó, gần gũi, lạ thường Bức rèm, cái bình và bát trái cây (Rideau, Cruchon et Compotier) của Paul Czanne được mua tại nhà đấu giá Sotheby’s Newyork với giá 60 triệu USD vào năm 1999 Cầu xe lửa ở Argenteuil (Le Pont du chemin de fer à Argenteuil). Bức tranh được vẽ năm 1837 của Claude Monet được bán vào tháng 5.2008 với giá 20.9 triệu bảng (khoảng 41.1 triệu USD) Kết luận Trường phái Ấn Tượng - Impressionism có lẽ là trường phái nghệ thuật được biết đến nhiều nhất và ưa thích nhất trong lịch sử hội họa thế giới. đúng như cái tên của nó, nó để lại cho người xem những ấn tượng sâu sắc về tranh, màu sắc đường nét đã làm nên cái ấn tượng đó của tranh. Hôm nay xem lại lịch sử của nhóm Ấn Tượng chúng ta cảm nhận được chuyện thị hiếu đã thay đổi như thế nào, khi thứ nghệ thuật mà hôm nay chúng ta thưởng thức với cảm giác hài lòng và ngưỡng mộ lại gây kích động khi chúng xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng. Và điều đó sẽ khiến chúng ta suy nghĩ thêm về phản ứng của mình trước nghệ thuật của ngày hôm nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrường phái ấn tượng ( Mĩ học nhóm).doc
Tài liệu liên quan