Tiểu luận Ttrách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác

MỤC LỤC

trang

LỜI MỞ ĐẦU . 1

NỘI DUNG . 3

1. Những vấn đề chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dân sự

1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiêt hại.

1.2. Các quy định của BLDS trong việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dư, nhân phẩm, uy tín.

2. Các yêu cầu trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

2.1. Phải có thiệt hại thực tế xảy ra

2.2. Phải có hành vi trái pháp luật

2.3. Phải có lỗi của người gây thiệt hại

2.4. Mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

3. Các hình thức và mức độ bồi thường

4. Bồi thường thiêt hại có mối quan hệ chặt chẽ

với lợi ích công bằng xã hội

5. Thực trạng áp dụng pháp luật về BTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín trong những năm qua

6. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật

7. Ý nghĩa của việc bồi thương thiệt hại

KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 20

 

 

 

docx20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ttrách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghĩa với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước là sự đa dạng, phức tạp của các quan hệ xã hội đó. Do đó nhà nước phải đảm bảo cho đời sống xã hội co tính tổ chức cao và ổn định. Để đáp ứng yêu cầu đó, hàng loạt những văn bản pháp lật được ban hành như bộ luật lao động, luật hình sự, đặc biệt BLDS được Quốc Hội khóa 9 kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28-10-1995 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1996, với sự kế thừa truyền thống pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kì. BLDS quy định: "quyền nhân thân trong quan hệ dân sự do pháp luật quy định được tôn trọng và bảo vệ". Điều 25 BLDS cũng khẳng định: Khi quyền nhân thân của người đó bị xâm phạm thì người đó có quyền : 1. Tự mình cải chính 2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai. 3.Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Để bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể, lợi ích của cá nhân, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi có hành vi xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, pháp luật dân sự nói chung và BLDS nói riêng quy định trách nhiệm về bồi thường thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại như là một phương tiện pháp lý được nhà nước sử dụng để bảo vệ các quyền và lợi ích của các chủ thể và nhằm giáo dục người gây thiệt hại nói riêng và mọi công dân trong xã hội nói chung về ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng lợi ích, quyền nhân thân của người khác. Nó xuất phát từ yêu cầu thiết thực và cấp bách nhất của xã hội. Đòi hỏi ấy phải đảm bảo sự bình đẳng, công bằng, chính xác, hợp lý và hiệu quả. 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG LUẬT DÂN SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiêt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong những chế định ra đời từ rất sớm trong pháp luật dân sự. Qua những thời kì lịch sử khác nhau và ở những nước khác nhau, chế định này đều được quy định một cách tương đối cụ thể về cách thức bồi thường, thiệt hại phải bồi thường cũng như mức độ bồi thường. Tuy nhiên pháp luật và tập quán các nước đều ghi nhận một nguyên tắc chung nhất đó là: "người gây ra thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại". Bồi thường thiệt hại (BTTH) là một chế định quan trọng của BLDS là cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các chủ thể. BTTH là một trong những quan hệ dân sự, bao giờ nó cũng gắn liền với quyền, lợi ích chính đáng của những chủ thể nhất định, nhằm bảo vệ họ trong quan hệ xã hội, nó là một hình thức trách nhiệm dân sự để buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải bù đắp những tổn thất về vật chất cũng như tinh thần cho bên bị vi phạm. Nhà nước ta luôn bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân về danh dự, tính mạng, sức khỏe, uy tín cho mọi công dân: "Mọi hành động xâm phạm lợi ích, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể của công dân đều bị xử lý theo pháp luật". Hoặc tại chương 1 Phần thứ nhất về những quy định chung của BLDS trong các nguyên tắc của luật dân sự. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 2). Nguyên tắc tôn trọng bảo vệ quyền nhân thân... Trong thực tế hoạt động xã hội, ngày càng nhiều các hiện tượng xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu thiếu đi nghĩa vụ BTTH thì nhà nước không thể bảo vệ một cách chính đáng độ an toàn pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và các chủ thể khác khi tham gia vào các quan hệ dân sự. Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng và cơ bản của luật dân sự. Do vậy không chỉ ngày nay mà từ thời xa xưa ông cha ta đã chú ý đến và có nhiều quy định về BTTH khi gây ra thiệt hại như Bộ Hoàng Việt Luật Lệ của triều Nguyễn, Bộ Quốc Triều Hình Luật của nhà Lê... Khi nghiên cứu pháp luật cổ Việt Nam, chúng ta thấy các chế định về trách nhiệm dân sự được quy định rất sơ sài, tản mạn và gần như không có sự phân biệt giữa trách nhiệm dân sự (TNDS) và trách nhiệm hình sự (TNHS). Pháp luật không chú trọng vào việc quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Tuy nhiên cùng với TNHS, một số bộ luật cũng đã quy định về khoản tiền bồi thường cho người bị hại. Ví dụ trong cổ luật cũng đặt ra sự BTTH về phương diện tinh thần như trong bộ luật Hồng Đức vấn đề này đã được quy định trong một số trường hợp đặc biệt, mặc dù danh từ BTTH về tinh thần chưa được biết tới - tại Điều 472 quy định đối với các vụ đánh quan chức bị thương thì ngoài tiền đền thương tổn còn phải đến tiền tạ. Nhưng còn đối với dân thường thì không có quy định nào nói về việc BTTH do xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự...về tinh thần. Đây cũng chính là sự bất bình đẳng trong chế độ cũ. Như vậy, mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng trong cổ luật đã chấp nhận sự BTTH, có thể thiệt hại là vật chất nhưng cũng có thể thiệt hại là tinh thần hoặc cũng có thể do sự vi phạm pháp luật... Dưới thời pháp thuộc, do tiếp thu được phần nào sự tiến bộ của nền khoa học pháp lý phương Tây nên trách nhiệm dân sự TNDS đã được tách khỏi trách nhiệm hình sự TNHS. Được thể hiện rõ trong Điều 761 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ Luật, đó là: người nào làm bất cứ việc gì gây thiệt hại cho người khác do lỗi của mình đều phải bồi thường thiệt hại. Qua một số quy định trong luật cổ của Việt Nam, thấy rằng TNBTTH về dân sự tuy chưa được tồn tại một cách độc lập, song những quy định cụ thể này đã khẳng định TNBTTH về dân sự nay gọi là TNDS đã được hình thành từ lâu đời. Những quy định này được pháp luật hiện đại Việt Nam kế thừa và phát triển thành chế định trách nhiệm bồi thường dân sự độc lập như hiện nay. Theo pháp luật hiện đại thì TNDS nói chung được hiểu: "Việc bắt buộc phải sửa chữa một thiệt hại do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vu dân sự". Ngoài ra, TNDS còn được hiểu theo nghĩa rộng đó là: việc phải gánh chịu hậu quả bất lợi về những việc đã làm hoặc làm không đúng. Sự gánh chịu hậu quả bất lợi này chính là sự phản ứng của nhà nước đối với hành vi trái pháp luật gây hậu quả xấu. Như vậy, TNDS nói chung cũng như TNBTTH theo pháp luật dân sự hiện đại ngoài những nét chung của trách nhiệm pháp lý, còn có những điểm riêng đó là luôn được phân biệt thành hai loại cơ bản đó là trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Thực tiễn đời thường cho thấy, hầu hết các hành vi trái pháp luật của cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau có thể đem lại những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc về tài sản cho người khác. Đây chính là những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự do sự kiện "gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật". Điều 71 Hiến pháp năm 1992 quy định rõ: "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm... Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân". Cùng với việc ghi nhận của Hiến pháp, nhà nước ta còn quy định những quy phạm pháp luật cụ thể khác trong nhiều lĩnh vực như hình sự, dân sự, hành chính... giúp cho các cá nhân bảo vệ các quyền này một cách hữu hiệu, để ngăn chặn và khắc phục hậu quả của những hành vi xâm phạm này gây ra. Từ đó chúng ta có thể hiểu khái niệm TNBTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là một quan hệ dân sự mà trong đó người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác gây ra thiệt hại thì phải có nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại do chính mình gây ra. 1.2. Các quy định của BLDS trong việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dư, nhân phẩm, uy tín Một trong những quyền nhân thân quan trọng gắn lền với mỗi cá nhân đó là quyền được đảm bảo về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Điều 71 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân". Về mặt hình sự, Bộ luật hình sự (BLHS) nước ta đã quy định rất nhiều điều luật về các tội như: vu khống, làm nhục, hiếp dâm... để trừng trị các hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của mỗi cá nhân. Khoản 1 Điều 121 BLHS được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: "người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Khái niệm danh dự, nhân phẩm và uy tín lần đầu tiên được đề cập đến trong BLDS với ý nghĩa là các quyền nhân thân, mỗi cá nhân đều có nghĩa vụ phải tôn trọng "danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ". Vậy danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi cá nhân được hiểu như thế nào? Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa thì danh dự, nhân phẩm, uy tín là một phạm trù mang tính xã hội. Trong đó danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội dựa trên gía trị tinh thần và đạo đức tốt đẹp. Như vậy danh dự của cá nhân chính là sự tôn trọng của xã hội đối với các tiêu chuẩn về đạo đức. Vì vậy danh dự là một trong những yếu tố để khẳng định vị trí, vai trò và uy tín của cá nhân đó trong xã hội. Nhân phẩm và uy tín được hiểu là sự coi trọng, thừa nhận của những người xung quanh, của xã hội về những phẩm chất mang tính đặc trưng tạo nên giá trị con người của mỗi cá nhân. Theo định nghĩa trên thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi người có mối quan hệ qua lại gắn bó với nhau, nó gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi người được hình thành trong cuộc sống, trong hoạt động nghề nghiệp và các quan hệ xã hội. Tùy theo nhân cách, lối sông và cách ứng xử của mỗi người... mà ảnh hưởng của họ đối với xã hội cũng khác nhau vì thế cũng có cách nhìn nhận và phân biệt theo cấp độ khác nhau. Nhưng đó lại là vấn đề thiêng liêng cần phải được bảo vệ như nhau. Khi những giá tri tinh thần này bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật thì người có hành vi vi phạm gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần thì phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định tài Điều 611 BLDS thì cơ sở để xác định thiệt hại bao gồm: 1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục những thiệt hại; 2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. …. ... Theo quy đinh tại Điều 611 BLDS thì những thiệt hại phải bồi thường do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bao gồm cả thiệt hại về vật chất và cả thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất gồm có: các chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Thực tế cho thấy các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín được thể hiện bằng việc dùng lời lẽ có tính chất miệt thị, thiếu văn hóa hay có những hành động có tính chất thóa mạ để lăng nhục, hạ thấp nhân cách làm giảm sự tôn trọng, tín nhiệm của những người xung quanh... Do ây, pháp luật quy định cho các cá nhân và các chủ thể khác có quyền: yêu cầu người vi phạm hoặc Tòa án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm bằng việc xin lỗi, cải chính công khai. Đối với thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín là khoản thu nhập không thu được của người bị thiệt hại trong hoặc sau thời gian điều trị do họ phải nghỉ việc để điều trị hay mất khả năng lao động. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là trong thời điểm kinh tế thị trường như hiện nay thì cách tính thu nhập bị mất dựa trên những nguồn nào? Theo em, trước hết thu nhập bị mất phải là những thu nhập thường xuyên bao gồm những khoản như sau: thu nhập chính, thu nhập phụ thường xuyên và hợp pháp. Tuy nhiên các thu nhập thường xuyên này còn phụ thuộc vào các đối tượng của chủ thể. Đối với công nhân viên chức thì thu nhập thường xuyên bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, tiền phúc lợi và một số khoản thu nhập phụ do làm thêm giờ với điều kiện là công việc ngoài giờ này phải là công việc thường xuyên, ổn định và hợp pháp. Đối với người kinh doanh thì danh dự, nhân phẩm, uy tín được coi là nguồn vốn và là tài sản có giá trị. Do vậy, nếu người nào vì mục đích cạch tranh không lành mạnh có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì cũng phải bồi thường theo quy định của Điều 630 BLDS năm 2005. Còn đối với người sản xuất nông nghiệp thì phải lấy tổng số hoa màu thu hoạch trong năm trừ đi các chi phí cần thiết cho sản xuất rồi chia bình quân đầu người ra số thu nhập của người bị thiệt hại. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín người bị thiệt hại cũng phải bồi thường một khoản thu hập bị mất hoặc bị giảm sút. Ngoài ra các hành vi xâm phạm nhiều khi còn gây ra những hậu quả khôn lường về tinh thần cho người bị thiệt hại, nên các nhà làm luật đã dự liệu khoản bù đắp tổn thất về tinh thần để Tòa án buộc người gây thiệt hại phải bồi thường trong những trường hợp nhất định. Về thực chất, khoản tiền bồi thường về tinh thần này không chỉ mang ý nghĩa vật chất thuần túy mà còn mang ý nghĩa an ủi, động viên người bị tổn thất, làm giảm bớt những nỗi đau và thiệt hại về tinh thần mà họ phải gánh chịu, đồng thời cũng có tác dụng giáo dục, phòng ngừa người có hành vi vi phạm. 2. CÁC YÊU CẦU TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI Điều 604 BLDS xác định trách nhiệm của: "người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường". Đây là những thiệt hại sẽ được giải quyết theo chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, việc xác định căn cứ trên các dấu hiệu mang tính điều kiện. 2.1. Phải có thiệt hại thực tế xảy ra Thực tế cho thấy, trong các quan hệ dân sự vấn đề BTTH trước đây được đặt ra trong trường hợp có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác. BTTH chỉ đặt ra trong trường hợp có thiệt hại xảy ra, thiệt hại là cơ sở thực tế cho việc BTTH. Vậy thiệt hại là gì? Thiệt hại là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất hoặc tinh thần được pháp luật bảo vệ. Thiệt hại trong trách nhiệm dân sự phải là sự thiệt hại thực tế về tài sản hoặc tổn thất về tinh thần dẫn đến thiệt hại về tài sản có thể tính được bao nhiêu, bao gồm các khoản sau: + Những chi phí phải bỏ ra (chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại). + Những hư hỏng, mất mát hoặc giảm sút. + Thiệt hại trong trách nhiệm dân sự còn là sự tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nhưng không dẫn đến thiệt hại về tài sản. Thiệt hại nói chung là những hậu quả bất lợi ngoài ý muốn về tài sản hoặc chi phí tài sản do một sự kiện hoặc một hành vi nào đó gây ra, thiệt hại xảy ra được coi là điều kiện có tính bắt buộc và là tiền đề trong việc quyết định có phát sinh TNBTTH hay không. Mục đích của TNBTTH là nhằm khôi phục lại tình trạng trước khi xảy ra thiệt hại. Giống như cách xác định TNBTTH nói chung, những thiệt hại do xâm phạm đến các quyền nhân thân được xác định bao gồm: "TNBTTH về vật chất và TNBTTH về tinh thần"- khoản 1- Điều 307 BLDS Khái niệm thiệt hại về vật chất và tinh thần được hình thành từ rất sớm, nó được kế thừa và phát triển qua mỗi giai đoạn. Theo thông tư số 173/UBTP ngày 23/3/1972 của Tòa Án Nhân Dân tối cao xác định: là thiệt hại về vật chất, biểu hiện cụ thể là thiệt hại về tài sản, hoặc là những chi phí và những chi phí thu nhập bị giảm sút hay bị mất do có sự thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đưa đến. Như vậy, thiệt hại phải là những tổn thất về vật chất và về tinh thần. Những thiệt hại về vật chất do bị xâm phạm về danh dự, uy tín, nhân phẩm đó là do những xâm phạm về nhân phẩm phải bỏ ra để khôi phục lại danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người khác. 2.2. Phải có hành vi trái pháp luật Ở nước ta trước khi có BLDS thì văn bản duy nhất là thông tư số 173/ UBTP ngày 23/3/1972 của Tòa án nhân dân tối cao có đề cập đến hành vi trái pháp luật trong quan hệ BTTH ngoài hợp đồng. Theo quy định của thông tư này thì khái niệm hành vi trái pháp luật: "có thể là một việc về hình sự, một vi phạm pháp luật về dân sự, một vi phạm về đường lối chính sách của đảng và của nhà nước...”. Khi BLDS ra đời, tuy không có điều luật cụ thể quy định rõ thế nào là hành vi trái pháp luật nhưng theo Điều 604 ta có thể hiểu những hành vi: xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,uy tín... đều là hành vi trái pháp luật. Thường thì hành vi trái pháp luật thể hiện dưới dạng hành động vì chủ thể đã thực hiện những hành vi mà đáng nhẽ ra họ không được phép thực hiện. Nhưng trong thực tiễn cũng có những hành vi trái pháp luật thể hiện dưới dạng không hành động như hành vi không tố giác tội phạm, không cứu giúp người bị nạn... những hành vi này ở mức độ nào đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, song về mặt BTTH thì họ có phải BTTH hay không thì vẫn là một vấn đề phức tạp còn nhiều tranh luận. 2.3. Phải có lỗi của người gây thiệt hại Lỗi là một trong bốn yếu tố mang tính điều kiện làm căn cứ để xác định TNBTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Lỗi gồm có lỗi cố ý và lỗi vô ý (khoản 2- Điều 308 BLDS). Sự phân biệt mức độ lỗi này chính là cơ sở xác định TNDS cho người có hành vi gây thiệt hại được biểu hiện ở những mối quan hệ giữa hành vi của chủ thể với hậu quả xảy ra gồm: + Mối quan hệ giữa nhận thức của người có hành vi và hậu quả xảy ra như mình muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại đó xảy ra (lỗi cố ý). + Mối quan hệ giữa nhận thức của người có hành vi và thiệt hại xảy ra nhưng xét về mặt chủ quan, chủ thể đã không nhận thấy trước hậu quả hành vi của mình có thể gây thiêt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được (lỗi vô ý). Nhưng trên thực tế, việc chứng minh có lỗi hoặc không có lỗi là vấn đề cực kì phức tạp không phải lúc nào cũng thực hiện được một cách đẽ dàng, nhất là trong những trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại hay lỗi hỗn hợp giữa các bên Như vậy, khi xem xét những yếu tố về lỗi, người giải quyết các tranh chấp về BTTH do xâm phạm dến danh dự, nhân phẩm, uy tín cần phải xem xét một cách toàn diện mọi vấn đề có liên quan, có như vậy thì mới có đủ điều kiện để đi đến những phán quyết đúng đắn, hợp lý, hợp tình bảo đảm quyền lợi cho các bên. 2.4. Mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại Điều 604 BLDS. Hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm… là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của nó. Nguyên nhân bao giờ cũng là cái có trước và kết quả là cái có sau. Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp cũng rất khó khăn. Do đó cần phải xem xét, phân tích đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây ra thiệt hại. 3. CÁC HÌNH THỨC VÀ MỨC ĐỘ BỒI THƯỜNG Thông thường việc giải quyết các tranh chấp về BTTH nói chung đều được thực hiện bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên, bản án dân sự hay một quyết định về bồi thường dân sự trong bản án hình sự. Các quyết định này đều ghi rõ hình thức và mức độ bồi thường được các bên lựa chọn dể thực hiện. Theo Điều 605 BLDS năm 2005 về nguyên tắc: "các bên có thể thỏa thuận về mức độ bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc". Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận cả về phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Một số hình thức bồi thường mà các bên có thể lựa chọn để áp dụng mức bồi thường được quy định trong BLDS: + Bồi thường bằng tiền: là hình thức bồi thường được áp dụng phổ biến trong các trường hợp bồi thường bằng hiện vật không thể thực hiện được. Đặc biệt đối với những thiệt hại về quyền nhân thân như xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì không có hiện vật nào thay thế được. Do đó tất cả các chi phí đều được tính bằng một khoản tiền buộc người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường. + Bồi thường bằng việc thực hiện một công việc cụ thể nào đó: trong trường hợp này các bên có thể lựa chọn một công việc để làm, tiền công được coi là khoản tiền tương đương với giá trị tài sản hoặc quyền lợi bị thiệt hại. Để đảm bảo quyền lợi cho người được BTTH trong điều kiện giá cả thị trường có nhiều biến động thông tư liên ngành số 01 ngày 19/6/1997 hướng dẫn thi hành BLDS có quy định về việc người có trách nhiệm bồi thường phải chịu lãi trên số tiền chưa thi hành án theo lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm tiến hành thanh toán tiếp cho người bị hại. 4. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CÓ MỐI QUAN HỆ CHẶT CHẼ VỚI LỢI ÍCH CÔNG BẰNG XÃ HỘI Trong luật dân sự, lợi ích bao giờ cũng là tiền đề trong các giao dịch dân sư. Luật dân sự bảo đảm sự công bằng trong các lĩnh vực phân phối, lưu thong các lợi ích vật chất của các thành viên trong xã hội theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Đây là một công cụ quan trọng điều tiết các quan hệ tài sản trong lĩnh vực dịch chuyển tài sản và quyền tài sản hợp pháp của công dân và các tổ chức… là một chế định quan trọng trong luật dân sự, là một phương tiện hữu hiệu trong việc bảo vệ, khôi phục các lợi ích của chủ thể. Khi các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ pháp luât cho phép và không gây thiệt hại đến lợi ích xã hội. Như vậy, với trách nhiệm bồi thường, lợi ích của các chủ thể được biểu hiện một cách cụ thể nhất. Một khi có sự xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì phải có sự bù đắp lại để khôi phục sự thiệt hại đó. BTTH được thực hiện trên cơ sở mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không có sự phân biệt đối sử nào trong những hoàn cảnh như nhau, điều kiện như nhau thì các chủ thể phải chịu trách nhiệm như nhau và được bảo vệ lợi ích như nhau. Công bằng là một giá trị xã hội quan trọng của pháp luật nói chung cũng như pháp luật dân sự về bồi thường nói chung. Một quy định của pháp luật được coi là công bằng khi được nhiều người ủng hộ, càng được nhiều người ủng hộ cho là đúng thì tính công bằng lại càng cao. Công bằng xã hội trước hết phải là sự công bằng trong các quan hệ giữa các thành viên trong xã hội, mà tiêu chuẩn cơ bản của nó là lợi ích con người và trong cưỡng chế nhà nước công bằng có nghĩa là chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi có vi phạm, mức độ trách nhiệm phải tương xứng nhau. Trong mối quan hệ với TNBTTH và công bằng xã hội thể hiện sự chuẩn mực xã hội. Công bằng xã hội là mục đích mà BTTH phải đặt ra, công bằng là thước đo cho việc BTTH đã thực sự dân chủ hay chưa thực sự dân chủ. Như vây, BTTH là cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo cho lợi ích và công bằng, là công cụ phương tiện để bảo vệ hữu hiệu lợi ích của các chủ thể. Là sự điều tiết lợi ích trên cơ sở đảm bảo công bằng xã hội. Việc đảm bảo công bằng xã hội chính là sự đảm bảo lợi ích cho các chủ thể một cách dân chủ, khách quan. Lợi ích và công bằng là thước đo sự chuẩn mực của BTTH. 5. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BTTH DO XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN TRONG NHỮNG NĂM QUA Trong những năm gần đây, do sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân ta không ngừng được nâng cao, bên cạnh đó sự tác động của nền kinh tế thị trường đã bộc lộ không ít mặt trái của nó. Sự phát triển của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân dẫn đến sự cạnh tranh trong quá trình làm ăn giữa các cá nhân và doanh nghiệp. Yếu tố tự do cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường tuy được coi là động lực cơ bản thúc đẩy nền kinh tế phát triển, song cũng chính nó cũng làm cho con người hành động vượt quá giới hạn của pháp luật dẫn đến hành vi gây thiệt hại cho người khác không chỉ về tài sản mà còn xâm hại tới danh dự, nhân phẩm, uy tín. Hàng năm ngành Tòa án phải giải quyết một khối lượng rất lớn các vụ án hình sự và dân sự liên quan đến BTTH do hành vi trái pháp luật xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mọi cá nhân trong xã hội. Kể từ khi BLDS lần đầu tiên của Việt Nam có hiệu lực các quy định về TNBTTH ngoài hợp đồng đã thực sự trở thành cẩm nang pháp lý vững vàng tạo điều kiện cho Tòa án nhân dân các cấp vận dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp về BTTH do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, giúp cho người bị thiệt hại hoặc những người thân thích gần gũi nhất của người bị thiệt hại khắc phục được phần nào những tổn thất mà họ phải gánh chịu. Tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc như: vấn đề tính toán thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; vấn đề áp dụng các quy định của BLDS ở các cấp tòa án để tính toán những chi phí hợp lý đối với trường hợp bị xâm hại cũng rất đa dạng; những vướng mắc trong việc giải quyết TNBTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có liên quan đến quân nhân, nhân viên quốc phòng và các đối tượng thuộc quân đội quản lý. Đây là một số những vướng mắc chủ yếu và nguyên nhân cơ bản gây ra những vướng mắc, tồn tại trong quá trình giải quyết tranh chấp về BTTH của các cấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTtrách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.docx
Tài liệu liên quan