Nếu ở thời điểm áp dụng Luật Doanh nghiệp 1999, doanh nghiệp tư nhân là sự lựa chọn duy nhất nếu nhà đầu tư cá nhân không muốn hùn vốn kinh doanh với bất kỳ nhà đầu tư cá nhân nào khác, thì nay, Luật Doanh nghiệp 2005 đã cho phép họ lựa chọn giữa việc thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay một doanh nghiệp tư nhân, một bên với chế độ trách nhiệm hữu hạn và một bên còn lại với chế độ trách nhiệm vô hạn. Như vậy, những thay đổi đó của Luật Doanh nghiệp 2005 có thực sự “khai tử” doanh nghiệp tư nhân hay không? Câu trả lời có lẽ phải chờ đợi thêm một khoảng thời gian nữa để kiểm chứng sự hiệu quả và mức độ hòa nhập của Luật Doanh nghiệp 2005 đối với thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ở góc độ pháp lý và trên phương diện kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân vẫn có được một vài ưu điểm điểm đó là chủ doanh nghiệp tư nhân có thể dễ dàng tăng hoặc giảm vốn đầu tư (trong khi hình thức công ty TNHH một thành viên thì lại bị hạn chế đối với việc rút và giảm vốn đã góp (2)); hoặc đơn giản là ở thời điểm hiện tại, khá nhiều người vẫn còn quen làm chủ một DNTN hơn là làm chủ một công ty TNHH một thành viên.
Với hành lang pháp lý hiện hành, Việc không có tư cách pháp nhân gây trở ngại trong việc chủ doanh nghiệp muốn mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp tư nhân với nhau và giữa doanh nghiệp tư nhân với các loại hình doanh nghiệp khác các loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp tư nhân muốn chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác ngoài công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chẳng hạn như công ty cổ phần, thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể giải thể doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp mới. Điều này vừa mất nhiều thời gian, mất đi một số giá trị doanh nghiệp hiện có (thương hiệu, uy tín kinh doanh, nguồn khách hàng quen thuộc ) gây gián đoạn cho các giao dịch đang tồn tại, và thậm chí trong một số trường hợp làm ảnh hưởng bất lợi cho các bên có liên quan hơn là nếu được phép chuyển đổi. So với công ty trách nhiệm hữu hạn, rõ ràng khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp tư nhân không linh hoạt bằng và thủ tục pháp lý có liên quan cũng phức tạp hơn.
14 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5246 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tư cách pháp lí của doanh nghiệp tư nhân và chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu trong hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, việc xây dựng một khung pháp lý hoàn thiện để điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động kinh tế là một yêu cầu bức thiết. Song song với việc công nhận sự tồn tại của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thì nhà nước cũng ban hành các văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của chúng. Luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời trên cơ sở hợp nhất Luật doanh nghiệp 1999 và Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 nhìn chung đã quy định tương đối đầy đủ về các loại hình doanh nghiệp tại nước ta, trong đó có cả doanh nghiệp tư nhân. Để phục vụ yêu cầu học tập của môn “Chủ thể kinh doanh” và góp phần tìm hiểu một số vấn đề về doanh nghiệp tư nhân, nhóm chúng tôi đã thực hiện bài tiểu luận với đề tài “tư cách pháp lí của doanh nghiệp tư nhân và chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu trong hoạt động của doanh nghiệp tư nhân”. Phần lớn nội dung của bài tiểu luận sẽ tập trung phân tích một số điểm đặc trưng của loại hình doanh nghiệp tư nhân, hi vọng qua đó góp phần hiểu thêm về những quy định của pháp luật về doanh nghiệp tại Việt Nam.
Nội dung của tiểu luận sẽ bao gồm các phần chính:
Khái quát chung về doanh nghiệp tư nhân
Tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân và chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động của doanh nghiệp.
Lời kết
Trong quá trình thực hiện đề tài, còn nhiều hạn chế,thiếu sót.Mong nhận được sự góp ý của giáo viên!
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Mục lục
1. Khái quát chung về doanh nghiệp tư nhân……………………..…….………….3
1.1 Quá trình hình thành và từng bước hoàn thiện khung pháp lý về doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam………………………………………….……………...………….3
1.2 Khái niệm về doanh nghiệp tư nhân………………………….….……………....4
1.3 Một số đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân…………………………..........……4
1.3.1 Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ………………..………...4
1.3.2 Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân……………..…………..5
1.3.3 Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp……………..……………………...5
2. Tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân và trách nhiệm của chủ sở hữu trong hoạt động của doanh nghiệp……………………….………………………………….5
2.1 Tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân……………………...………………5
2.1.1 Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân……………...…………..6
2.1.2 Hạn chế trong hoạt động của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ việc không được công nhận tư cách pháp nhân…………………………………………………...6
2.2 Trách nhiệm của chủ sở hữu trong hoạt động của doanh nghiệp tư nhân……….8
2.2.1 Trách nhiệm của chủ sở hữu trong hoạt động doanh nghiệp trong hoạt động của doanh nghiệp………………………………………………...................................8
2.2.2 Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp được cho thuê hoặc được bán…………………………………………………………….…….10
2.2.3 Thuận lợi và hạn chế của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp………………………………………………...11
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1 Quá trình hình thành và từng bước hoàn thiện khung pháp lý về doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.
Sau giải phóng phải mất một thời gian khá dài để hình thức sở hữu tư nhân trong sản xuất kinh doanh được pháp luật công nhận sự tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam . Sau đại hội VI của đảng, nhà nước đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật thừa nhận và tạo thành khung pháp lý cho sự phát triển của kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Nghị định số 27/HĐBT-1988 của hội đồng bộ trưởng ban hành ngày 9/3/1988 đã cho phép các cá thể kinh doanh đạt mức lợi nhuận cao được mở rộng thêm quy mô kinh doanh trở thành doanh nghiệp tư nhân hoặc kết hợp với nhau thành đơn vị lớn là công ty tư danh.
Luật doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày 21/12/1990 quy định: “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật với các doanh nghiệp khác” (điều 1). Hiến pháp năm1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng ghi nhận: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân” (điều 19); “Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật” (điều 22).
Như vậy, tại nước ta,từ những năm 90 của thế kỉ XX, hình thức doanh nghiệp tư nhân đã được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên phải gần 10 năm sau đó mới có những quy định pháp luật quy định rõ ràng về tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân. Luật doanh nghiệp 1999 ra đời đã bổ sung và cơ cấu lại các quy định về doanh nghiệp tư nhân trên mọi phương diện, từ cơ cấu tổ chức, trình tự thành lập, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp cũng như của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, qua đó góp phần hoàn thiện khung pháp lý về doanh nghiệp tư nhân nói riêng và doanh nghiệp tư nhân nói chung.
Ngày 29/11/2005, Luật doanh nghiệp năm 2005 được Quốc hội thông qua thay thế cho Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi bổ sung năm 2000). Luật doanh nghiệp 2005 ra đời thể hiện sự thống nhất trong việc điều chỉnh địa vị pháp lý của các doanh nghiêp ở Việt Nam, điều này một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của doanh nghiệp tư nhân bên cạnh các loại hình doanh nhgiệp khác trong nền kinh tế.
1.2 Khái niệm về doanh nghiệp tư nhân
Giống như các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tư nhân cũng có các đặc điểm chung của một doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 : “ doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Bên cạnh đó, Luật còn định nghĩa về doanh nghiệp tư nhân tại điều 141: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp; Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào; Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân”. Các khái niệm này sẽ được phân tích cụ thể hơn trong các phần sau.
1.3 Một số đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân với tư cách là một doanh nghiệp nên nó có đầy đủ những đặc điểm chung của một doanh nghiệp về việc thành lập và đăng kí kinh doanh,
1.3.1 Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ.
Trong doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ti nhiều chủ sở hữu mà nguồn vốn của doanh nghiệp xuất phát từ một cá nhân duy nhất. Đặc điểm này tạo cho doanh nghiệp tư nhân một số đặc trưng:
Về quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp: nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản cá nhân chủ doanh nghiệp.Phần vốn này sẽ do chủ doanh nghiệp khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh và dược ghi chép đầy đủ vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp.Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tăng giảm vốn đầu tư theo ý mình mà không phải khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh trừ khi giản vốn xuống dưới mức đã đăng kí ban đầu.
Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất,vì vậy cá nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân.Một trong những ưu điểm của việc lựa chọn mô hình doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh đó là chủ doanh nghiệp tư nhân không phải chia sẻ quyền quản lý doanh nghiệp với bất kì đối tượng nào khác.Chủ doanh nghiệp có quyền định doạt đối với tài sản của doanh nghiệp cũng như có toàn quyền quyết định việc tổ chức quản lý doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Về việc phân phối lợi nhuận
Vấn đề phân chia lợi nhuận không áp dụng với doanh nghiệp tư nhân,bởi doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về một mình chủ doanh nghiệp. Đây cũng là ưu điểm khi kinh doanh dưới hình thức một chủ.
1.3.2 Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
1.3.3 Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Các đặc điểm 1.3.2 và 1.3.3 sẽ được tìm hiểu cụ thể trong phần sau của bài tiểu luận.
2. Tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân và chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đối với hoạt động của doanh nghiệp
2.1 Tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân
2.1.1 Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
Theo điều 84 Bộ luật dân sự 2005 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ những điều kiện :
Được thành lập hợp pháp
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Dựa vào các quy định trên thì doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp 2005 thì doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân (1). Việc không được công nhận tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là vì liên quan đến quan hệ vốn và tài sản với chủ doanh nghiệp.Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản trong quan hệ với tài sản của chủ doanh nghiệp, vì vậy nó không thỏa mãn một trong các điều kiện để có được tư cách pháp nhân. Ngoài ra doanh nghiệp tư nhân còn có một số đặc điểm khác làm cho nó không được công nhận tư cách pháp nhân: Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất do đó mọi vấn đề về cơ cấu tổ chức đều do chủ sở hữu quyết định, đồng thời doanh nghiệp tư nhân tham gia vào quan hệ pháp luật luật đều nhân danh chủ doanh nghiêp.
2.1.2 Những hệ quả phát sinh từ quy định doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
Với việc doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân thì mọi hoạt động
* (1) trước đây luật doanh nghiệp không quy định tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp tư nhân và cả công ty hợp danh.Tới luật doanh nghiệp 2005 thì công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh mặc dù trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn liên đới nghĩa là trong khi sự tách bạch, độc lập về tài sản của công ty với tài sản của thành viên hợp danh vẫn chưa xác định được (riêng các thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp cho công ty). Đây là một điểm còn bất cập trong luật.
của doanh nghiệp đều nhân danh chủ sở hữu và người này phải chịu trách nhiệm vô
hạn trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lại có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cá nhân chủ sở hữu đăng ký vào công ty và không bị hạn chế về số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn mà một nhà đầu tư cá nhân là thành viên góp vốn được phép thành lập. Với những quy định như vậy, rõ ràng so với công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân chứa đựng nhiều rủi ro và hạn chế hơn. Chính vì vậy nên khi soạn thảo Luật Doanh nghiệp 2005, có khá nhiều ý kiến lo ngại rằng việc cho phép nhà đầu tư cá nhân được quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ dẫn đến việc dần dần triệt tiêu doanh nghiệp tư nhân vì nhà đầu tư cá nhân nào cũng mong muốn giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Nếu ở thời điểm áp dụng Luật Doanh nghiệp 1999, doanh nghiệp tư nhân là sự lựa chọn duy nhất nếu nhà đầu tư cá nhân không muốn hùn vốn kinh doanh với bất kỳ nhà đầu tư cá nhân nào khác, thì nay, Luật Doanh nghiệp 2005 đã cho phép họ lựa chọn giữa việc thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay một doanh nghiệp tư nhân, một bên với chế độ trách nhiệm hữu hạn và một bên còn lại với chế độ trách nhiệm vô hạn. Như vậy, những thay đổi đó của Luật Doanh nghiệp 2005 có thực sự “khai tử” doanh nghiệp tư nhân hay không? Câu trả lời có lẽ phải chờ đợi thêm một khoảng thời gian nữa để kiểm chứng sự hiệu quả và mức độ hòa nhập của Luật Doanh nghiệp 2005 đối với thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ở góc độ pháp lý và trên phương diện kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân vẫn có được một vài ưu điểm điểm đó là chủ doanh nghiệp tư nhân có thể dễ dàng tăng hoặc giảm vốn đầu tư (trong khi hình thức công ty TNHH một thành viên thì lại bị hạn chế đối với việc rút và giảm vốn đã góp (2)); hoặc đơn giản là ở thời điểm hiện tại, khá nhiều người vẫn còn quen làm chủ một DNTN hơn là làm chủ một công ty TNHH một thành viên.
Với hành lang pháp lý hiện hành, Việc không có tư cách pháp nhân gây trở ngại trong việc chủ doanh nghiệp muốn mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp tư nhân với nhau và giữa doanh nghiệp tư nhân với các loại hình doanh nghiệp khác các loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp tư nhân muốn chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác ngoài công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chẳng hạn như công ty cổ phần, thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể giải thể doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp mới. Điều này vừa mất nhiều thời gian, mất đi một số giá trị doanh nghiệp hiện có (thương hiệu, uy tín kinh doanh, nguồn khách hàng quen thuộc…) gây gián đoạn cho các giao dịch đang tồn tại, và thậm chí trong một số trường hợp làm ảnh hưởng bất lợi cho các bên có liên quan hơn là nếu được phép chuyển đổi. So với công ty trách nhiệm hữu hạn, rõ ràng khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp tư nhân không linh hoạt bằng và thủ tục pháp lý có liên quan cũng phức tạp hơn.
Bên cạnh đó doanh nghiêp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên cơ cấu tổ chức phải phụ thuộc nhiều vào chủ doanh nghiệp, dễ dẫn đến sự mất ổn định trong hoạt động. Và mọi hoạt động của doanh nghiệp đều do một chủ sở hữu quyết định, đôi khi có những tình huống mà quyết định của một cá nhân sẽ không tốt bằng ý kiến của tập thể. Đây là một điểm bất lợi của doanh nghiệp tư nhân so với các loại hình doanh nghiệp khác.
2.2 Trách nhiệm của chủ sở hữu trong hoạt động của doanh nghiệp tư nhân
2..2.1 Trách nhiệm về tài sản của chủ sở hữu trong hoạt động doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân duy nhất làm chủ và nguồn vốn của doanh nghiệp cũng xuất phát từ tài sản của chủ sở hữu, cùng với việc doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân đã dẫn đến thực tế là không có giới hạn nào để phân biệt giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần tài sản còn lại của chủ doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp tư nhân, do tính chất độc lập về tài sản của doanh nghiệp không có nên chủ doanh nghiệp tư nhân chính là người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của doanh nghiệp và đó là trách nhiệm vô hạn tức là chịu trách.Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh mà phải sử dụng toàn bộ tài sản của mình để chịu trách nhiệm trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng kí không đủ để thực hiện nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân. Điều 141 Luật doanh nghiệp 2005 ghi nhận doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp nghĩa là một khi doanh nghiệp tư nhân không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và lâm vào tình trạng phá sản thì tất cả tài sản thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân đều sẽ nằm trong diện phá sản của doanh nghiệp. Ví dụ: một người đăng kí thành lập một doanh nghiệp tư nhân và tiến hành hoạt động kinh doanh, do doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ dẫn tới khoản nợ phải thanh toán là 20 tỉ đồng, lúc này tổng số tài sản của doanh nghiệp chỉ có 10 tỉ đồng và tài sản riêng của chủ doanh nghiệp là 5 tỉ. Khi đó toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sẽ được dùng để trả nợ tuy nhiên vẫn không đủ, chủ sở hữu có trách nhiệm phải dùng chính tài sản của cá nhân mình để tiếp tục thanh toán khoản nợ đó, dù đã trả đến đồng xu cuối cùng nhưng vẫn còn thiếu chủ nợ 5 tỉ, vì vậy chủ doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục trả nợ bằng tài sản có được trong tương lai cho đến khi nào hết thì thôi trừ khi giữa chủ doanh nghiệp và chủ nợ có thỏa thuận khác.
Theo khoản 2 điều 143 Luật doanh nghiệp 2005 thì chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác điều hành quản lý doanh nghiệp của mình. Trong trường hợp này mặc dù hoạt động của doanh nghiệp do người được thuê quản lý, điều hành nhưng chủ sở hữu vẫn phải trực tiếp chịu trách nhiệm khi xảy ra tranh chấp hoặc nghĩa vụ do hoạt động của doanh nghiệp. về phần nghĩa vụ và trách nhiệm giữa chủ sở hữu với người được thuê quản lý doanh nghiệp sẽ được giải quyết dựa vào hợp đồng giữa hai người.
2.2.2 Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp được cho thuê hoặc được bán
Trách nhiệm vô hạn về tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân không chỉ tồn khi chủ doanh nghiệp trực tiếp quản lí và điều hành doanh nghiệp mà nó vẫn tồn tại khi doanh nghiệp được cho thuê hoặc được bán cho người khác. Các quy định này được ghi nhận tại điều 144 và 145 Luật doanh nghiệp 2005.
Khi cho thuê doanh nghiệp tư nhân nghĩa là chủ doanh nghiệp chuyển quyền sử dụng doanh nghiệp do mình đăng kí kinh doanh cho người khác trong một thời gian nhất định. Việc cho thuê không làm chấm dứt tư cách pháp lí cũng như chủ sở hữu của doanh nghiệp do đó trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp. Mọi nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân phát sinh khi đó hoàn toàn xuất phát từ hoạt động điều hành của người thuê doanh nghiệp, nhưng chủ sở hữu đích thực của doanh nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đó. Các quyền và nghĩa vụ giữa chủ doanh nghiệp và người thuê doanh nghiệp trong trường hợp này sẽ được giải quyết theo hợp đồng cho thuê, các bên không thể thực hiện việc cấn trừ nghĩa vụ cho nhau.
Điều 145 Luật doanh nghiệp 2005 cho phép chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình. Khi bán doanh nghiệp tư nhân tức là chủ sở hữu đã chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp cho người khác, nhưng về nguyên tắc chủ doanh nghiệp vừa bán vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện trước khi được bán (nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp, hợp đồng lao động và các hợp đồng khác chưa thực hiện xong). Người bán doanh nghiệp có thể thỏa thuận để người mua chịu nốt phần trách nhiệm còn lại đối với các khoản nợ cũ của doanh nghiệp nhưng người chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và bên thứ ba vẫn là chủ cũ của doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt, sau khi doanh nghiệp tư nhân đã có chủ sở hữu mới nhưng có trường hợp có thể xuất hiện những tranh chấp, nghĩa vụ đối với doanh nghiệp mà tranh chấp, nghĩa vụ này liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước khi nó được bán thì chủ sở hữu cũ của doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Trong giao dịch mua bán doanh nghiệp tư nhân, các bên có thể thỏa thuận với nhau để chủ sở hữu mới của doanh nghiệp chịu trách nhiệm giải quyết các nghĩa vụ dạng này, như vậy thì người bán có lẽ sẽ phải chấp nhận bán doanh nghiệp với một mức giá thấp hơn nhưng bù lại họ có thể tránh được rủi ro có thể xảy ra mặc dù đã bán doanh nghiệp cho người khác. Đối với người mua, nếu chấp nhận thỏa thuận với người bán thì mặt có lợi là họ có thể mua doanh nghiệp với mức giá thấp hơn, mặt khác là họ có thể phải chịu thiệt hại nếu như có nghĩa vụ tài sản quá lớn phát sinh.
2.2.3 Thuận lợi và hạn chế của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Cũng như các quy định của luật về tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân, chế độ trách nhiệm về tài sản của chủ doanh nghiệp cũng đem lại một số điểm thuận lợi và hạn chế trong hoạt động của doanh nghiệp
2.2.3.1 Thuận lợi
Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với hoạt động của doanh nghiệp đã thúc đẩy người chủ doanh nghiệp làm việc trách nhiệm trong quản lý và điều hành doanh nghiệp của mình. Người này phải cố gắng làm sao để doanh nghiệp của mình hoạt động sinh lời, bởi vì một khi doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả và bị nợ nần thì anh ta sẽ có nguy cơ không chỉ mất doanh nghiệp mà mất cả tài sản riêng của mình để trả nợ. Quy định này tạo cho các đối tác và khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi hợp tác làm ăn với doanh nghiệp tư nhân.
Quy định này cũng giúp cho doanh nghiệp tư nhân ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác trong vấn đề tăng giảm nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp (chỉ phải khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh khi giảm vốn xuống dưới mức đã đăng kí ban đầu)
2.2.3.2 Hạn chế
Chính vì đặc trưng pháp lí cơ bản này mà bên cạnh những hạn chế do không có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân còn phải chịu một số hạn chế khác như: Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (khoản 2 điều 141 Luật doanh nghiệp 2005) và mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân(khoản 3 điều 141 Luật doanh nghiệp 2005). Việc quy định doanh nghiệp tư nhân không được quyền phát hành chứng khoán là vì: Một trong những mục tiêu của các nhà đầu tư chứng khoán là có được quyền sở hữu và quyền góp vốn trong doanh nghiệp và được chia lợi nhuận.Thế nhưng, theo quy định của luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất, thế nên việc phân chia lợi nhuận không được đặt ra đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp sẽ nhận được tất cả lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh của doanh nghiệp đó và có quyền không chia lợi nhuận này cho bất kỳ ai trừ trường hợp có thoả thuận giữa chủ doanh nghiệp với đối tượng khác.
Luật quy định mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân duy nhất bởi vì: Tài sản của chủ sở hữu và của doanh nghiệp tư nhân không là không độc lập, tách bạch với nhau, chủ doanh nghiệp sẽ là người chịu trách nhiệm duy nhất và vô hạn đối với các khoản nợ, các khoản thua lỗ của doanh nghiệp. Tính chịu trách nhiệm vô hạn này không chỉ được áp dụng trong phạm vị phần vốn của doanh nghiệp mà còn liên quan đến tài sản riêng của chủ sở hữu trong trường hợp phần vốn góp này không đủ trả các khoảng nợ tới hạn của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp tư nhân không có khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn và lâm vào tình trạng phá sản thì không chỉ phần vốn góp mà ngay cả phần tài sản riêng của chủ doanh nghiệp đều nằm trong diện phá sản của doanh nghiệp. Nếu một cá nhân đầu tư vốn để thành lập hai doanh nghiệp tư nhân, trong trường hợp một trong hai doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ và phá sản hoặc cả hai doanh nghiệp này đều phá sản thì những khoản nợ của chủ doanh nghiệp sẽ được sử lí như thế nào? nên ưu tiên dùng tài sản của chủ doanh nghiệp để trả cho doanh nghiệp này trước hay doanh nghiệp kia trước? Việc này chắc chắn sẽ dẫn tới nhiều phức tạp nảy sinh.
Việc chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình cũng còn một hạn chế nữa đó là khi những người này phải dùng toàn bộ tài sản của mình để trả nợ cho doanh nghiệp thì sẽ dẫn tới việc những người này không còn tài sản để có thể tiến hành tái sản xuất kinh doanh, đây là một vấn đề rất đáng quan tâm.
3. Lời kết
Doanh nghiệp tư nhân cùng với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế Việt Nam đã và đang không ngừng đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Tìm hiểu về doanh nghiệp tư nhân cùng những quy định của pháp luật hiện hành liên quan để thấy được vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế đất nước.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ và các quan hệ kinh tế ngày càng đa dạng và phức tạp thì việc tìm hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật về các loại hình doanh nghiệp cũng như cơ cấu hoạt động của chúng là vô cùng quan trọng và cần thiết. Chỉ ra các mặt ưu điểm và hạn chế của các quy định pháp luật,qua đó từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về kinh tế nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật doanh nghiệp 2005
Giáo trình luật thương mại-tập một,NXB Công an nhân dân,Hà Nội-2007
Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp
Bộ luật dân sự 2005
www.thongtindansu.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Doanh nghiệp tư nhân và những vấn đề pháp lý liên quan.doc