Tiểu luận Từ nguyên tắc tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, có tác động trở lại tồn tại xã hội để nghiên cứu hiện tượng học sinh trường bỏ tiết ra ngoài chơi

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương I: Nguyên nhân và thực trạng sinh viên bỏ tiết ra ngoài chơi 2

1. Nguyên nhân vì sao sinh viên bỏ tiết ra ngoài chơi 2

2. Thực trạng các giờ học trong trường ta 3

3. Ý thức xã hội - ý thức cá nhân 3

4. Ý thức đạo đức 5

Chương II: Hình thức xử lý và hướng giải quyết để ngăn chặn tình trạng đó 6

1. Hình thức xử lý 6

2. Hướng giải quyết để ngăn chặn 7

Kết luận 7

Phần cam đoan 8

Mục lục 9

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3039 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Từ nguyên tắc tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, có tác động trở lại tồn tại xã hội để nghiên cứu hiện tượng học sinh trường bỏ tiết ra ngoài chơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất và phổ quát nhất về tự nhiên, xã hội và dư tuy qua đó giúp ta có được thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tích cực và phương pháp làm việc hiệu quả... Đây là bài tiểu luận dựa vào các nguyên tắc triết học để nghiên cứu một vấn đề của xã hội. Tài liệu chủ yếu là giáo trình: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phần thứ nhất Triết học Mác - Lênin. Và giáo trình Triết học Mác - Lênin phần chủ nghĩa duy vật lịch sử của Nhà xuất bản lý luận chính trị. Tên đề tài: Từ nguyên tắc tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, có tác động trở lại tồn tại xã hội để nghiên cứu hiện tượng học sinh trường ta bỏ tiết ra ngoài chơi. Bài tiểu luận được chia thành các chương, mục như sau: Chương I: Nguyên nhân và thực trạng sinh viên bỏ tiết ra ngoài chơi. 1. Nguyên nhân vì sao sinh viên bỏ tiết ra ngoài. 2. Thực trạng các giờ học của trường: sinh viên không ngồi học đầy đủ... 3. ý thức xã hội và ý thức cá nhân. 4. ý thức đạo đức. Chương II: Hình thức xử lý và hướng giải quyết để ngăn chặn thực trạng đó 1. Hình thức xử lý. 2. Hướng giải quyết để ngăn chặn. Kết luận: Tuy đó rất cố gắng, song đõy là lần đầu tiờn em viết một bài tiểu luận nờn khụng trỏnh khỏi những thiếu xút...Em rất mong nhận được sự đúng gúp ý kiến của thầy,cụ và cỏc bạn để em cú thể làm tốt hơn ở những bài tiểu luận sau... Em xin chõn thành cảm ơn! Tên tiểu luận: Từ nguyên tắc tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, có tác động trở lại tồn tại xã hội để nghiên cứu hiện tượng học sinh trường ta bỏ tiết ra ngoài chơi. Chủ đề: Nghiên cứu lý do vì sao sinh viên bỏ tiết ra ngoài chơi, dựa vào nguyên tắc triết học để giải thích. Mục đích: Tìm hiểu lý do vì sao sinh viên bỏ học ra ngoài chơi từ đó tìm ra cách khắc phục và hướng giải quyết tình trạng giúp các bạn học tập tốt hơn. Hướng triển khai: Nêu nguyên nhân và thực trạng sau đó dự vào nguyên tắc tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, có tác động trở lại tồn tại xã hội mà chủ yếu giải thích dựa vào ý thức xã hội, ý thức cá nhân và ý thức đạo đức. Chương I: Nguyên nhân và thực trạng sinh viên bỏ tiết ra ngoài chơi. 1. Nguyên nhân vì sao sinh viên bỏ tiết ra ngoài chơi. - Ra ngoài đi ngồi đây chán quá - ừ đi, ngồi đây chẳng được gì sinh u đầu, ra ngoài chơi sướng hơn... -Uhm, đợi tao rồi cựng đi... Đây là cuộc trò chuyện giữa mot so bạn sinh viên khi đang ngồi trong giờ học. Tôi nghĩ rằng đối với các bạn sinh viên khi nghe thấy câu chuyện này thì cảm thấy rất bình thường còn đối với các bậc phụ huynh khi nghe được câu chuyện này thì sẽ ngạc nhiên cỡ nào. Các bậc phụ huynh đã phải hy sinh tất cả để cho con cái được bằng bạn bằng bè để con cái được đi học với một điều kiện tốt nhất có thể. Nhưng con cái có nghĩ gì đây cứ vô tư chơi bời thoải mái thậm chí trong giờ học còn rủ nhau bỏ tiết ra ngoài đi chơi. ở ngoài có gì lôi kéo họ, cái gì mà có thể hấp dẫn hơn bài giảng của thầy cô? Điều gì khiến họ không nhớ đến sự vất vả của bố mẹ khi kiếm ra tiền nuôi họ đi học? Điều gì khiến họ suy nghĩ và hành động như vậy? Tất cả các câu hỏi đó chỉ là 1 câu trả lời duy nhất đó là do ý thức quá kém, sự thiếu hiểu biết và suy nghĩ không chín chắn. Họ không ý thức được việc học là rất cần thiết đối với cuộc sống của chính họ. Chỉ có việc học tập tốt ở trường đại học thì sau này ra trường họ mới có thể tìm được việc làm. Và làm tốt được công việc mà mình đảm nhận trước hết là phục vụ cho bản thân cuộc sống của mình, đền đáp công ơn cha mẹ, hơn nữa là có thể góp phân làm cho đất nước giàu mạnh. Theo thống kê sơ lược phần lớn sinh viên bỏ tiết ra ngoài đi chơi là những cô xiêu cậu ấm, họ nghĩ rằng gia đình họ có gia thế, bố mẹ có chức có quyền chỉ cần họ có 1 tấm bằng là sẽ có việc làm ấm chỗ rồi, khỏi phải lo học như thế nào để lĩnh được tấm bằng tốt nhất có thể. Một nguyên nhân nữa mà tôi nghĩ là nó cũng ảnh hưởng một phần tới tình trạng sinh viên bỏ tiết ra ngoài đi chơi đó là có một số buổi học giảng viên không đấu tranh. Các thầy cô quá chú tâm tới việc truyền thụ kiến thức cho sinh viên mà không còn thời gian điểm danh. Hơn thế nữa một buổi học mỗi giảng đường lượng sinh viên lên tới con số hàng trăm thì các thầy cô làm sao mà quản hết được. Lợi dụng sơ hở đó mà ý thức không tốt tiềm ẩn trong những người bỏ tiết đã trỗi dậy... 2. Thực trạng các giờ học trong trường ta. Một thực trạng không phải là hiếm ở trường ta trong các giờ học đó là đầu buổi có thể là sinh viên ngồi kín khắp cả giảng đường nhưng chỉ qua tiết thứ nhất, thứ hai và đến tiết thứ ba thì lượng sinh viên ngồi trong giảng đường đã giảm đi một cách đáng kể. Nhưng đối nghịch với nó là hiện tượng sinh viên ngồi ở căng tin, các quán xá cổng trường hay quán nét mỗi lúc một đông. Cũn cú nhưng sinh viờn thỡ tới trường nhưng chơi ở bờn ngoài, đợi khi nào bạn gọi cho là thầy cụ điểm danh thỡ mới vào lớp và sau khi điểm danh xong thỡ rất nhiều bạn lại bỏ ra ngoài chơi... Thầy cô thì miệt mài, tâm huyết, giảng dạy chu đáo còn sinh viên thì bâng quơ không hề để ý. Thật là một điều đáng chê trách. 3. ý thức xã hội – ý thức cá nhân. ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận...phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. ý thức của con người luôn luụn mang tính chất xã hội vì nó phản ánh lợi ích chung của mọi người trong xã hội và do tồn tại xã hội sinh ra. ý thức cá nhân là thế giới tinh thần của những con người riêng biệt, cụ thể- phản ánh những điều kiện vật chất trong đời sống riờng của những con người cụ thể đó. Với những cô xiêu cậu ấm được nuông chiều từ bé, điều kiện vật chất đầy đủ, thiếu gì chỉ cần họ lên tiếng là được bố mẹ chu cấp đầy đủ ngay lập tức đã tạo cho họ ý thức của sự đầy đủ không cần cố gắng vươn lên. Còn với những sinh viên hoàn cảnh khó khăn thì họ rất chú tâm vào học hành chăm chỉ để có thể thay đổi được hoàn cảnh của mình. ý thức xã hội cũng là ý thức con người, tồn tại và phát triển thông qua ý thức cá nhân. Ngược lại vì mỗi con người đều sống trong một xã hội nhất định nên ý thức của mỗi người đều mang nội dung nhất định của xã hội, song không thể từ đó đi đến đồng nhất mối quan hệ giữa ý thức cá nhân và ý thức xã hội với mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Cũng không nên cho rằng, ý thức xã hội là tổng số các ý thức cá nhân. Trong cùng một xã hội học tập như trường đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội có một số sinh viên không chịu chăm chỉ học hành nhưng phần lớn còn lại rất chú tâm vào việc học tập của mình, đi học chuyên cần, chú ý nghe thầy cô giảng bài. Chủ nghĩa duy vật lịch sử quan niệm rằng, ý thức cá nhân hay ý thức xã hội đều là sự thống nhất biện chứng giữa cái chung cái phổ biến, cái đặc thù và cái đơn nhất. Mỗi con người sống trong xã hội bao giờ cũng mang bản chất xã hội. Song mỗi con người mang dấu ấn của nghề nghiệp, nhóm xã hội khác nhau. Mỗi người có điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình, môi trường giáo dục, quan hệ bạn bè, trình độ học vấn, văn hoá, sự từng trải, thể nghiệm với những may mắn, rủi ro trong đường đời không giống nhau. Tất cả những điều kiện đó đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, muôn vẻ của ý thức cá nhân, nó “sống” và “chết” cùng với cá nhân con người. Mỗi cá nhân trong quá trình trưởng thành đều kế thừa nền văn hoá tinh thần của dân tộc và nhân loại. đến lượt nó, cá nhân lại tham gia vào tiến trình phát triển văn hoá dân tộc và nhân loại. Trong chừng mực đó ý thức cá nhân lại trở nên bất tử vì nó trở thành tài sản chung của ý thức nhân loại. Đó là quá trình xã hội hoá ý thức cá nhân. ý thức xã hội biểu hiện thông qua ý thức cá nhân, nhưng lại như một lực lượng độc lập với ý thức cá nhân. ý thức cá nhân là hiểu hiện độc đáo của ý thức xã hội nhưng không bao hàm nội dung đầy đủ của ý thức xã hội. ý thức xã hội không phải là số cộng của ý thức cá nhân mà nó là một chất mới được đúc kết từ những tinh hoa của ý thức cá nhân. Nó trở thành cái chung của một giai cấp, cộng đồng xã hội, một thời đại nhất định, nó được duy trì và củng cố bằng những phong tục tập quán, truyền thống, những di sản văn hoá vật chất và tinh thần được biến đổi, phát triển thông qua hoạt động sản xuất tinh thần và giao tiếp xã hội. ý thức xã hội tồn tại như một hiện thực tư tưởng, độc lập đối với những ý thức cá nhân, nhưng ảnh hưởng của nó đối với ý thức cá nhân lại không giống nhau. Mỗi cá nhân lĩnh hội, tiếp thu ý thức xã hội khác nhau và ảnh hưởng đến ý thức xã hội cũng khác nhau. Nền văn hoá tinh thần của nhân loại là thống nhất nhưng các cá nhân lại có xu hướng cá biệt hoá. Chính xu hướng đó của các ý thức cá nhân là nhân tố tích cực làm cho ý thức xã hội phát triển phong phú và đa dạng. Có thể nói, nếu như ý thức xã hội là cơ sở cho sự phát triển ý thức cá nhân thì chính sự phát triển của ý thức cá nhân làm điều kiện cho sự phát triển, phong phú, đa dạng của ý thức xã hội. 4. ý thức đạo đức Đạo đức là toàn bộ những quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người. Trong quan hệ với nhau và quan hệ xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức là một hình thức cơ bản của xã hội có thể coi là xuất hiện sớm nhất, trong sự phát triển lịch sử, đáp ứng đòi hỏi tất yếu khách quan của cuộc sống cộng đồng xã hội. Những yếu tố cơ bản của ý thức đạo đức bao gồm hệ thống giá trị và những định hướng giá trị, những tri thức về luân lý xã hội, tình cảm đạo đức và lý tưởng đạo đức. Trong đó những định hướng giá trị của ý thức đạo đức liên kết với các yếu tố và tạo nên phương hướng chung của hành vi đạo đức như một đặc trưng của ý thức đạo đức. Những tri thức lý luận và niềm tin trong ý thức đạo đức trở thành tình cảm đạo đức và khi đó chúng mới trở thành động cơ hành động của cá nhân, tính bền vững của cấu trúc ý thức đạo đức được củng cố tạo nên lý tưởng đạo đức như là sự thống nhất (phẩm chất trí tuệ và thiện chí của đạo đức con người). Những sinh viên bỏ tiết ra ngoài chơi có ý thức đạo đức kém dẫn tới những hành vi đạo đức không tốt. Trong mối quan hệ gia đình bố mẹ, những sinh viên này đã lừa dối bố mẹ để đi chơi bời lêu lổng. Trong mối quan hệ thầy trò những sinh viên này đã tỏ thái độ không tôn trọng thầy cô. Trong mối quan hệ bạn bè họ lôi kéo rủ rê khiến những bạn bè khác đi theo vết xe đổ của họ. Những sinh viên này sẽ không có một lý tưởng sống đúng đắn. Những hành vi của họ không phù hợp với những chuẩn mực xã hội. Đạo đức Mac xít bác bỏ quan điểm duy tâm đi tìm nguồn gốc của đạo đức ở ngoài đời sống xã hội, đồng thời cũng bác bỏ quan điểm siêu hình xem những quy tắc đạo đức như những chân lý vĩnh cửu bất biến. ý thức đạo đức phản ánh thực tiễn đạo đức của xã hội nên nó cũng biến đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, phương tiện ngày càng hiện đại, con người được tiếp cận nhiều với các trò chơi, trò tiêu khiển như game, những khu vui chơi giải trí mọc lên ngày càng nhiều mà chủ yếu là dành phục vụ cho giới trẻ, sinh viên là đối tượng hàng đầu trong đó. Chính những thú vui tiêu khiển đó đã lôi kéo sinh viên, những sinh viên không có chính kiến, không có lý tưởng vững vàng, ý thức đạo đức kém đã lơi là, bỏ bê học tập trên giảng đường để đến với những trò giải trí đó. Họ cho rằng đến đó thì sẽ được thoải mái, vui vẻ và bổ ích hơn là việc ngồi ở giảng đường nghe thầy cô giảng bài. Chương II: Hình thức xử lý và hướng giải quyết để ngăn chặn tình trạng đó. 1. Hình thức xử lý Với từng đối tượng sinh viên ta sẽ có cách xử lý khác nhau: Những sinh viên nghỉ nhiều, thường xuyên và liên tục thì nhà trường nên nghĩ tới phương án là đuổi học để tránh tình trạng những sinh viên này làm ảnh hưởng đến các sinh viên cùng lớp và cả tập thể lớp. Còn đối với những sinh viên mới tái phạm lần đầu hoặc số buổi nghỉ học ít thì thầy chủ nhiệm cùng với ban tự quản của lớp phải quan tâm theo dõi và nhắc nhở nếu vẫn tiếp tục tái phạm thì có thể đưa ra các biện pháp mạnh để không còn giám tái phạm nữa... 2. Hướng giải quyết để ngăn chặn Nhà trường cần tăng cường các biện pháp quản lý nghiêm khắc song song với việc giáo dục ý thức học tập và rèn luyện của sinh viên, xiết chặt kỷ cương học đường, kỷ luật trên lớp. Các thầy cô không nên nhất định là điểm danh vào đầu giờ hoặc cuối giờ mà có thể bất chợt, bất cứ lúc nào có thể. Trường ta có quy định nếu vắng quá 25 đơn vị học trình thì sẽ không được thi vì vậy khi điểm danh bất chợt các bạn sẽ lo phải đi học, khi đó sinh viên đến giảng đường sẽ đầy đủ hơn. Ban tự quản phải nắm được thành viên nào trong lớp thường xuyên bỏ học đi chơi để có thể nhắc nhở bố trí chỗ ngồi hợp lý để các bạn có thể giúp đỡ nhau trong học tập, tránh xa những thú vui tiêu khiển bên ngoài Nhà trường cần thường xuyên thông báo tình hình học tập của sinh viên về cho gia đình. Các bậc phụ huynh cần thường xuyên kiểm tra con cái phối hợp với nhà trường giáo dục con cái không nên khoán trắng cho nhà trường và cũng không nên quá tin tưởng vào con cái. Cuộc đời có quá nhiều cán dỗ, lơi là một chút là hỏng cả một đời. Đoàn và hội cần có biện pháp phát triển mạnh các câu lạc bộ như Du lịch, Khởi sự doanh nghiệp, Nghiên cứu khoa học, các sân chơi như vào bếp cùng sinh viên... Trên hết cần đẩy mạnh thi đua học tập để có những kỹ năng nhất định chuẩn bị cho công việc tương lai. Kết luận: ý thức của mỗi sinh viên bỏ học ra ngoài chơi mang trong mình ý thức cá nhân và ý thức đạo đức ảnh hưởng của điều kiện vật chất, điều kiện xã hội và sự phát triển của xã hội. Vì vậy tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, có tác động trở lại tồn tại xã hội. Phần cam đoan - Tiểu luận này là do chính bản thân em tìm tài liệu, suy nghĩ và viết ra. - Không sao chép nguồn khác, không nhờ người viết hộ, không thuê người viết hộ... - Trong bài tiểu luận này em tâm đắc nhất là phần hướng giải quyết để ngăn chặn. Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I: Nguyên nhân và thực trạng sinh viên bỏ tiết ra ngoài chơi 2 1. Nguyên nhân vì sao sinh viên bỏ tiết ra ngoài chơi 2 2. Thực trạng các giờ học trong trường ta 3 3. ý thức xã hội - ý thức cá nhân 3 4. ý thức đạo đức 5 Chương II: Hình thức xử lý và hướng giải quyết để ngăn chặn tình trạng đó 6 1. Hình thức xử lý 6 2. Hướng giải quyết để ngăn chặn 7 Kết luận 7 Phần cam đoan 8 Mục lục 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26140.doc
Tài liệu liên quan