Tiểu luận Từ trọng tài kinh tế nhà nước đên trung tâm trọng tài kinh tế

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

I. Trọng tài kinh tế nhà nước 3

1. Sự ra đời và phát tài triển của tổ chức trọng tài kinh tế nhà nước 3

1.1. Khái niệm và nguồn gốc của trọng tài kinh tế 3

1.2. Sự ra đời của trọng tài kinh tế nhà nước 4

2. Chức năng và nhiệm vụ của trọng tài kinh tế nhà nước 5

3. Tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế nhà nước 6

3.1. Thẩm quyền của trọng tài kinh tế nhà nước 6

3.2. Tiêu chuẩn trọng tài viên 7

3.3. Tổ chứcbộ máy của trọng tài kinh tế nhà nước 8

II. Trung tâm trọng tài kinh tế 8

1. Khái niệm trọng tài kinh tế 8

2. Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm trọng tài kinh tế 8

3. Tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài kinh tế 9

3.1. Cơ cấu tổ chức trung tâm trọng tài kinh tê 9

3.2. Tiêu chuẩn trọng tài viên 9

3.3. Thủ tục cấp và thu hồi giấy phép thành lập trọng tài kinh tế 9

4. Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng hình thức trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện hành 10

4.1. Thẩm quyền 10

4.2. Công tác điều tra và thủ tục xét xử 10

3. Phán quyết 12

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Từ trọng tài kinh tế nhà nước đên trung tâm trọng tài kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu Quá trình đổi mới và hoà nhập của Việt Nam đã đạt được những thành công điều này đã làm cho đất nước có những chuyển biến đáng kể, nhất là sự chuyển biến của nền kinh tế. Sự chuyển biến này đã làm cho các quan hệ kinh tế trở nên sống động đa dạng và phức tạp hơn - Bản chất của các quan hệ kinh tế hoạt động với mục tiêu là lợi nhuận, do vậy đối với các doanh nghiệp thì cạnh tranh và lợi nhuận là hai nhân tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Doanh nghiệp nào cạnh tranh càng nhiều thì có nhiều cơ hội thu được nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại Doanh nghiệp nào cạnh tranh ít thì sẽ ít cơ hội hơn dẫn đến ít thu được lợi nhuận hơn. Thực trạng cho thấy trong nước cạnh tranh ngày càng gay gắt nhất là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau (giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài). Yêu cầu đặt ra là để hoà giải tranh chấp này thì cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền đứng ra hoà giải? Đối với nước ta hiện nay thì phương thức giải quyết tranh chấp chủ yếu là giải quyết theo con đường toà án kinh tế –giải quyết bằng con đường này sẽ làm cho các doanh nghiệp sẽ mất đi uy tín, bí mật kinh doanh của họ,cho nên họ không muốn sử dụng phương thức này mặc dù họ vẫn biết lợi ích của mình vẫn đang bị xâm phạm dẫn đến sân chơi này không được áp dụng rộng rãi. Để đáp ứng nhu cầu trên thì hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường trọng tài ở nước ta đã có từ những năm 60 ban đầu là trọng tài kinh tế nhà nước và đến nay la Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đã được thành lập bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế nếu có sự thoả thuận của nguyên đơn và bị đơn. Trên thế giới phương thức giải quyết tranh chấp này được áp dụng rất rộng rãi nhưng ở Việt Nam thì phương thức giải quyết tranh chấp này vẫn còn có những hạn chế nhất định do luật pháp của chúng ta chưa cho trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam những biện pháp có những biện pháp cưỡng chế khác. tuy nhiên nước ta đang từng bước xây dựng hoàn thiện phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài. Do đó em nghiên cứu đề tài “Từ trọng tài kinh tế nhà nước đên trung tâm trọng tài kinh tế” góp phần hiểu biết hơn về tổ chức, thẩm quyền giải quyết và thủ tục giải quyết của hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường trọng tài của trọng tài kinh tế nhà nước và trung tâm trọng tài kinh tế hiện này theo quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế nước ta. Nội dung I. Trọng tài kinh tế nhà nước 1. Sự ra đời và phát tài triển của tổ chức trọng tài kinh tế nhà nước 1.1. Khái niệm và nguồn gốc của trọng tài kinh tế - Khái niệm về trọng tài kinh tế Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp trong đó một ên thứ ba độc lập ( thông thường là hội đồng phân xử ) sẽ xem xét lí lẽ của hai bên và sau đó đưa ra quyết định có giá trị ràng buộc đối với cả hai bên. Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế, các tranh chấp kinh tế giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty, các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. - Nguồn gốc tranh chấp Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, Việc thiết lập nên các quan hệ dân sự,thương mại, kinh doanh phải xuất phát từ ý chí của các chủ thể tham gia. Sự thống nhất ý chí đó được thể hiện thông qua nhiều hình thức giao kết, có thể bằng văn bản hoặc bằng miện. Dù ở hình thức nào, kể từ thời điểm các giao kết đã được chấp thuận có ngihã là các bên đã thẻ hiện sự tự do ý chí và thống nhát ý chí thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện những điều khoản đã cam kết, kể từ thời diểm đó sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ trong một quan hệ pháp luật nhất định. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bên cũng thưc hiện đầy đủ những điều khảo đã cam kết. Chính vì vậy đã làm phát sinh các quan hệ tranh chấp. Việc phát sinh các quan hệ tranh chấp do nhiều nguyên nhân những nguyên nhân đó có thể do khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, về chế độ chính trị. Trong các loại tranh chấp hiện nay thì tranh chấp kinh doanh là một trong những loại tranh chấp mang những nét đặc thù gần tựa với hoạt đọng sản xuất kinh doanh nếu tranh chấp kinh doanh là sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể, là yếu tố khách quan trên thương trường thì việc xác định, giải quyết những tranh cháp đó là việc làm không thể thiếu được, nhằm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia. Đó là những cách thức, phương thức để áp dụng giải quyết theo các quy tắc chung, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mọi khu vực, của mỗi quốc gia. Khi tranh chấp phát sinh các bên đều có thể tiến hành lựa chọn cho mình một phương thức, một phương pháp giải quyết phù hợp. Tuy luạt pháp của các nước có những quy định riêng khác nhau về vấn đề này, song tựu chung lại hiện nay có 3 hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh cơ bản đó là: + Giải quyết thông qua thương lượng hoà giải giữa các bên. + Giải quyết thông qua con đường toà án. + Giải quyết bằng phương pháp trọng tài. Mỗi một hình thức giải quyết có những nét đặc thù riêng biệt, thể hiện rõ bản chất của nó. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển hiện nay, xu hướng giải quyết bằng trọng tài ngày càng được các nhà kinh doanh áp dụng. 1.2. Sự ra đời của trọng tài kinh tế nhà nước Trọng tài kinh tế xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của chế độ hợp đồng kinh tế. Năm 1960, sau khi cuộc khôi phục kinh tế hoàn thành thắng lợi, đã cải tạo cơ bản xong nền kinh tế, thủ tướng chính phủ đã ban hành NĐ số 04/TTg ngày 4/1/1960 ban hành kèm theo điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh tế. Mười ngày sau đó, TTg cũng ban hành NĐ số 20/Ttg ngày 14/1/1960 về việc tổ chức ngành trọng tài kinh tế, theo nghị định này trọng tài kinh tế được tổ chức ở cấp Trung Ương, khu, thành phố, tỉnh và Bộ với chức năng chủ yếu là xét xử các tranh chấp hợp đồng kinh tế và nguyên tắc xử lý tranh chấp hợp đồng kinh tế được quy định trong NĐ số 29/ CP ngày 23/2/1962. Hội đồng trọng tài chỉ là một tổ chức gồm các thành viên kiêm chức ở các ngành tài chính ngân hàng, vật giá, kế hoạch và hoạt động theo chế độ họp định kỳ mỗi quý một lần. Năm 1972, Hội nghị lần thứ 20 Ban chấp hành Trung Ương đảng quyết định “xoá bỏ lối hành chính cung cấp, thực hiện quản lý kinh doanh theo phương thức XHCN, khắc phục quản lý thủ công, phân tán theo lối sản xuất nhỏ, xây dựng các thuwc tổ chức của nền công nghiệp lớn” Và tiếp đó, cuối năm 1973, NQ số 22 của chính phủ đề ra nhiệm vụ “phải tăng cường pháp chế XHCN” . Thực hiện các quyết định đó của ban chấp hành trung ương đảng ,chính phủ đã ban hành NĐ số 54/CP ngày 10/3/1975 về chế độ hợp đồng kinh tế và ngày 14/4/1975 chính phủ ban hành NĐ số 75/CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế nhà nước. Theo nghi định này , trọng tài kinh tế được thành lập như một cơ quan nhà nước có chức năng quản lý công tác hợp đồng kinhđkinh tế với nội dung:giữ vững kỷ luật của nhà nước về hợp đồng kinh tế , giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế và xử lý các vi phạm hợp đồng kinh tế . Với nghị đdịnh số 24/HĐBT ngày 10/8/1981 hội đồng trọng tài được thống nhất tên gọi là trọng tài kinh tế. Với sự ra đời của “Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế” thì có nhiều mối quan hệ mới phát sinh, đòi hỏi phải có những quy định mới để điều chỉnh các loại quan hệ này. Đáp ứng yêu cầu đó, Hội đòng nhà nước đdã ban hành pháp lệnh về trọng tài kinh tế, qui định về tổ chức, phân cấp thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế. 2. Chức năng và nhiệm vụ của trọng tài kinh tế nhà nước Trọng tài kinh tế nhà nước có những chức năng và nhiệm vụ sau: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Kiểm tra, kết luận và xử lý các hợp đồng kinh tế trái pháp luật. Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế Trọng tài kinh tế có thể được giao nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi cần thiết. Chức năng và nhiệm vụ của trọng tài kinh tế được thực hiện chủ yếu thông qua hai hình thức hoạt động chủ yếu đó là hoạt động kiểm tra xử lý và hoạt động xét xử. Trọng tài kinh tế là cơ quan quản lý có chức năng quản lý kinh tế, nên hoạt động của trọng tài kinh tế phần lớn tập trung vào việc kiểm tra hoạt động kinh tế nhằm giám sát việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị kinh tế trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Còn hoạt động xét xử của trọng tài kinh tế đối với những hành vi ,vi phạm hợp đồng kinh tế vừa rất ít , vừa kém hiệu lực thi hành vì thiếu tính cưỡng chế. 3. Tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế nhà nước 3.1. Thẩm quyền của trọng tài kinh tế nhà nước a) Trọng tài kinh tế Nhà nước là cơ quan Trọng tài kinh tế cao nhất giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế. Chỉ đạo, hướng dẫn Trọng tài kinh tế các cấp áp dụng đúng đắn và thống nhất pháp luật trong tố tụng trọng tài kinh tế hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế, tổng kết thực tiễn công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế, xây dựng các dự án pháp luật hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế. b) Trọng tài kinh tế Nhà nước có thẩm quyền Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế theo yêu cầu của các bên mà phần tranh chấp có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên, trong trường hợp một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nớc ngoài thì không giới hạn giá trị tranh chấp. Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa các bên không cùng ở trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương mà phần tranh chấp có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên và các bên chưa đề cập đến việc yêu cầu Trọng tài kinh tế khác giải quyết. Kiểm tra, kết luận và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ hoặc từng phần do tự phát hiện hoặc theo yêu cầu của các đơn vị kinh tế, cơ quan, tổ chức hữu quan, của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương; Xét kháng cáo quyết định giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế của Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương ương, đối với kháng cáo quyết định của Trọng tài viên Trọng tài kinh tế Nhà nớc thì do Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước xét. Giám sát quyết định giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế hoặc xét kháng cáo của Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương. Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước giám sát quyết định của Trọng tài viên Trọng tài kinh tế Nhà nước. Xem xét lại quyết định giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế của Trọng tài viên Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương khi có tình tiết mới được phát hiện; đối với quyết định của Trọng tài viên Trọng tài kinh tế Nhà nước thì do Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước xem xét. c) Hội đồng Trọng tài viên của Trọng tài kinh tế Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Tham gia ý kiến với Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nớc về các chủ trương, biện pháp tổ chức hoạt động của Trọng tài kinh tế, về các dự án pháp luật hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế; Theo yêu cầu của Chủ tịch trọng tài kinh tế Nhà nước, tham gia ý kiến về việc xét kháng cáo, giám sát các quyết định của Trọng tài viên Trọng tài kinh tế Nhà nước, của Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương. Theo đề nghị của Trọng tài viên Trọng tài kinh tế Nhà nước, tham gia ý kiến về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế. Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước, Trọng tài viên Trọng tài kinh tế Nhà nớc do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước. 3.2. Tiêu chuẩn trọng tài viên Tiêu chuẩn Trọng tài viên - Trọng tài kinh tế Nhà nước: a. Tốt nghiệp Đại học pháp lý trở lên được bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế hoặc tốt nghiệp đại học kinh tế trở lên đợc bồi dưỡng kiến thức pháp lý. b. Có trình độ tổng hợp, có khả năng vận dụng chính sách luật pháp để giải quyết đúng đắn các tranh chấp hợp đồng kinh tế và xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế. c. Đã có 5 năm công tác trong ngành Trọng tài kinh tế (không kể thời gian tập sự). Nếu là cán bộ quản lý kinh tế ở các đơn vị kinh tế cơ sở thì phải có ít nhất 3 năm làm công tác nghiệp vụ ở Trọng tài kinh tế Nhà nước. 3.3. Tổ chứcbộ máy của trọng tài kinh tế nhà nước 1. Vụ xét xử. 2. Vụ Giám sát và xét kháng cáo. 3. Vụ pháp luật. 4. Thanh tra Trọng tài kinh tế Nhà nước. 5. Vụ Tổ chức cán bộ. 6. Văn phòng. 7. Trường cán bộ trọng tài kinh tế (làm nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ). Các tổ chức khác do Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước quyết định sau khi thoả thuận với Ban Tổ chức - cán bộ của Chính phủ. Nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế của các tổ chức nói trên do Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước quyết định theo tổng biên chế được Hội đồng Bộ trởng giao. II. Trung tâm trọng tài kinh tế 1. Khái niệm trọng tài kinh tế Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế, các tranh chấp kinh tế giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty, các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. Trọng tài kinh tế được tổ chức dưới hình thức Trung tâm Trọng tài kinh tế. 2. Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm trọng tài kinh tế Trung tâm trọng tài kinh tế có những chức năng và nhiệm vụ sau: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Kiểm tra, kết luận và xử lý các hợp đồng kinh tế trái pháp luật. Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế. Trọng tài kinh tế có thể được giao nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi cần thiết. 3. Tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài kinh tế 3.1. Cơ cấu tổ chức trung tâm trọng tài kinh tê Trung tâm Trọng tài kinh tế có Chủ tịch và Phó Chủ tịch do các Trọng tài viên của Trung tâm bầu ra. Chủ tịch Trung tâm Trọng tài kinh tế chỉ định Thư ký của Trung tâm. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Trọng tài kinh tế, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch đợc quy định trong Điều lệ của Trung tâm. 3.2. Tiêu chuẩn trọng tài viên Công dân Việt Nam c trú tại Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây thì có thể đợc công nhận là Trọng tài viên: Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan; Có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật và kinh tế. Người mất trí, người bị kết án tù mà chưa được xoá án, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không đợc làm Trọng tài viên. Thẩm phán, kiểm sát viên không được đồng thời là Trọng tài viên. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng xét chọn Trọng tài viên và quy định thủ tục xét chọn Trọng tài viên và cấp thẻ Trọng tài viên theo đề nghị của hội đồng xét chọn Trọng tài viên. 3.3. Thủ tục cấp và thu hồi giấy phép thành lập trọng tài kinh tế a. Thủ tục cấp giấy phép thành lập Những trọng tài viên có nguyện vọng thành lập trung tâm trọng tài phải làm hồ sơ xin phép Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi dự định đặt trụ sở của trung tâm. Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi một bộ hồ sơ xin phép thành lập trọng tài kinh tế cho bộ tư pháp. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, bộ tư pháp có ý kiến trả lời bằng văn bản cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến trả lời của Bộ Tư Pháp, chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc TW quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập trung tâm trọng tài. b. Đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài bị đình chỉ và thu hồi cấp giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau. Hoạt động trái với quy định của pháp luật về trọng tài kinh tế và điều lệ trung tâm. Cố ý không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo với cơ quan nhà nước có chức năng quản lý công tác trọng tài. Cố ý không chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ do pháp luật quy định đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép thành lập trung tâm trọng tài kinh tế được soạn gửi cho bộ tư pháp. 4. Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng hình thức trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện hành Căn cứ vào quyết định số 114/TTg ngày 16/12/1996 của thủ tướng chính phủ nước cộng hoà XHCNVN. Quy tắc này áp dụng cho các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh phát sinh trong nước. 4.1. Thẩm quyền Trung tâm trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh trong nước. Trung tâm trọng tài gọi tắt là trung tâm, xét xử đựa trên cơ sở thoả thuận trọng tài. Thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng, hoặc một thoả thuận riêng hoặc thể hiện trong thư từ, telex, fax… giữa các bên với nhau. 4.2. Công tác điều tra và thủ tục xét xử a. Đơn kiện và công tác điều tra. Để phát sinh tranh chấp thì bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn nộp cho trung tâm. Đơn phảI có nội dung theo dúng quy dịnh của pháp luật. Sau khi nhận được đơn kiện, thư ký của trung tâm báo cáo cho bị đơn biết và gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện, các tài liệu kèm theo cùng với quy tắc tố tụng trọng tài trong nước và danh sách trọng tài viên của trung tâm. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản sao đơn kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải trọn trọng tài viên có tên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm và báo cho trung tâm biết, hoặc yêu cầu chủ tịch trung tâm chỉ định trọng tài viên cho mình. Nếu quá thời hạn này mà bị đơn không chọn trọn trọng tài viên hoặc không yêu cầu chủ tịch trung tâm chỉ định trọng tài viên, chủ tịch trung tâm sẽ chọn trọng tài viên cho bị đơn. Cũng trong thời hạn đó thư ký trung tâm cũng yêu cầu bị đơn gửi cho mình bản bào chữa của bị đơn, không quá 45 ngày kể từ ngày bị đơn nhận được bản sao đơn kiện. Các trọng tài viên được các bên trọn hoặc được chỉ định sẽ bầu một trọng tài viên thứ 3 trong danh sách trọng tài viên của trung tâm làm chủ tịch uỷ ban trọng tài phụ trách giải quyết vụ kiện nếu sau 15 ngày kể từ ngày trọng tài viên thứ 2 được chọn hoặc chỉ định mà các trọng tài viên không chọn được trọng tài viên thứ 3 để lập uỷ ban trọng tài thì chủ tịch trung tâm sẽ chỉ định chủ tịch uỷ ban trọng tài. Khi vụ kiện có hai hay nhiều nguyên đơn hoặc bị đơn, các nguyên đơn hay bị đơn này phải thoả thuận với nhau và thống nhất chọn một trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm. Nừu các bên không thoả thuận được với nhau thì chủ tịch trung tâm sẽ chọn trọng tài vên cho họ. Sau khi được chọn hoặc chỉ định, trọng tài viên phải nghiên cứu hồ sơ và tiến hành công tác điều tra bằng mọi biện pháp thích hợp.Trọng tài viên có quyền trực tiếp nghe các bên trình bày ý kiến, theo yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên hoặc theo sáng kiến của mình. Trọng tài viên có thể quyết định tìm hiểu sự việc từ những người khác trước mặt các bên hoặc sau khi báo cho các bên biết. b. Thủ tục xét xử. Ngày xét xử do chủ tịch Uỷ ban trọng tài quết định, hai bên đương sự được triệu tập đến phiên xét xử bằng giấy triệu tập có ghi rõ thời gian và địa điểm xét xử. Giấy triệu tập được gửi trước ít nhất là 15 ngày trước ngày xét xử. Với sự thoả thuận của các bên, thời hạn này có thể rút ngắn hoặc kéo dàI một cách hợp lý theo quyết định của Uỷ ban trọng tài. Các bên có thể trực tiếp tham gia vào quá trình xét xử hoặc có thể uỷ quyền cho người đại diện, nhưng phảI có giấy uỷ quyền hợp lệ và có thể mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Trong trường hợp một hoặc các bên vắng mặt mà không có lý do chính đáng, uỷ ban trọng tài có thể tiến hành xét xử căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có. 3. Phán quyết Việc xét xử được kết thúc bằng một phán quyết hoặc quyết định của uỷ ban trọng tài sau khi kết thúc phiên xét xử cuối cùng hoặc có thể công bố sau. Phán quyết hay quyết định của trọng tài được gửi cho các bên đương sự chậm nhất là 15 ngày sau phiên xét xử cuối cùng. Trong trường hợp đặc biệt uỷ ban trọng tài có thể quyết định gửi phán quyết sau thời hạn 30 ngày. Uỷ ban trọng tài có thể ra quyết định bổ sung nếu xét thấy phán quyết đã ra có điểm chưa rõ hoặc chưa giải quyết được. Phán quyết của uỷ ban trọng tài là trung thẩm không thể kháng cáo trước bất kỳ toà án hoặc tổ chức nào khác. các bên phảI tự nguyện thi hành phán quyết trong thời quy dịnh trong phán quyết. Nếu phán quyết không được tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định, sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Với trường hợp nguyên đơn rút kiện, khi các bên đạt được sự thoả thuận trực tiếp mà không cần đến việc xét xử của uỷ ban trọng tài, khi thiếu những điều kiện cần thiết để xem xét và giải quyết vụ kiện, kể cả trường hợp nguyên đơn không hành động để vụ kiện tiến triển trong 3 tháng… thì Uỷ ban trọng tài quyết định kết thúc vụ kiện. Kiến nghị và kết luận Trên cơ sở nghiên cứu phân tích tình hình và triển vọng của công tác trọng tài ở Việt nam em xin trình bày một số biện pháp nhằm góp phần vào việcXây dựng và hoàn thiện hình thức trọng tài phi chính phủ trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Nhà nước ta cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn nữa cho hoạt động trọng tài phi chính phủ. Cụ thể là cấn hoàn chỉnh hệ thống luật pháp về trọng tài. Chúng ta chưa có một đạo luật về trọng tài hay chí ít một pháp lệnh về trọng tài.Do đó hoạt động trọng tài của ta chưa được chỉ đạo bằng một văn bản tối cao có tầm vóc ngang với văn bản pháp luật điều tiết các hoạt động khác.Đ ể khắc phục các đặc điểm đó, trước mắt nếu chưa có bộ luật về trọng tài thì cũng cần có một pháp lệnh về trọng tài. Trong nền kinh tế thị trường các hoạt động inh doanh đều phát triển mạnh mẽ các hoạt động thương nghiệp gia tăng không ngừng. Trong tình hình đó, các tranh chấp thương mại cũng liên tục nảy sinh. Nhu cầu giải quyết thương mại cũng thật là lớn trong thới gian tới. Nhà nước ta chú trọng tăng cường hoạt động tài phán trong kinh doanh mà điểm nổi bật cụ thể là cho ra đời tổ chức trọng tài phi chính phủ, một cơ quan tài phán mới dể xét xử những vụ án kinh tế. Vì vậy, hoàn thiện công tác trọng tài là một đòi hỏi khách quan của đất nước. Nghiên cứu về Trọng tài kinh tế là một vấn đề còn hết sức mới mẻ ở nước ta. Qua tìm hiểu, em đã hiểu biết hơn về quá trình hình thành và phát triển của trung tâm trọng tài kinh tế ở nước ta tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót em rất mong có được sự chỉ bảo của thầy. Em chân thành cảm ơn ! Tài liệu tham khảo - Luật kinh tế. - Luật thương mại. - NĐ số 116- CP ngày 5/9/1994 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế. - Quyết định 204-TTg ngày 28/4/1993 của TTg về tổ chức trung tâm trọng tài quốc tế VN. - Thông tư số 02 ngày 3/1/1995 của bộ tư pháp về hướng dẫn thi hành một số điểm của NĐ 116-CPngày 5/9/1994 về tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài kinh tế. - Quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài quốc tế VN bên cạnh phòng Thương mại công nghiệpVN. - Quy tắc tố tụng trọng tài trong nước. - Pháp lệnh công nhận và thi hành tại VN quyết định của trọng tài nước ngoài. - Bản quy tắc trọng tài UNCITRAL thông qua ngày 28/4/1976 và đại hội đồng liên hợp quốc 15/12/1976. - QĐ số 453- QĐ/TTg ngày 28-7-1995 của TTg về tham gia Công ước về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. - Công ước Newyork về công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (1).doc
Tài liệu liên quan