Tiểu luận Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp chủ nghĩa Lênin đến năm 1930

Đến năm 1929, phong trào cách mạng Việt Nam đã phát triển đến mức đòi hỏi cấp bách phải có một đảng vô sản lãnh đạo. Yêu cầu khách quan đó tác động đến các tổ chức yêu nước, cách mạng. Kết quả là từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930, những hội viên tiên tiến trong Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Đảng Tân Việt thành lập ra ba tổ chức cộng sản. Ngày 27 – 10 – 1929, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã gửi thư cho những người cộng sản Đông Dương. Trong thư, Quốc tế Cộng sản chỉ thị: dưới sự lãnh đạo của một đại biểu của Quốc tế Cộng sản, phải tiến hành tổ chức thành lập ngay Đảng Cộng sản. Nhận được tình hình phong trào trong nước và chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Hương Cảng, gấp rút xúc tiến thành lập Đảng Cộng sản. Với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sản, đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị hoàn toàn nhất trí với đề xuất của Nguyễn Ái Quốc thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo, đó là Cương lĩnh và Điều lệ đầu tiên của Đảng. Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Ngày 3 – 2 – 1930 được lấy làm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, tổ chức chặt chẽ và rộng khắp đã đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng lãnh đạo kéo dài trong nhiều năm, mở ra thời đại thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta” .

docx29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3949 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp chủ nghĩa Lênin đến năm 1930, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc tìm đến với chủ nghĩa Mác – Lênin được xem là một bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây chính là cơ sở, nền tảng cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, con người vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam, người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Người luôn luôn sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam và biết bao người yêu hoà bình trên thế giới. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung sau đó đổi tên thành Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân. Người sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, chính vì thế trong tâm trí người thanh niên xứ Nghệ luôn luôn trăn trở một điều đó là con đường giải phóng dân tộc cho đất nước mình, giải phóng con người mình khỏi ách áp bức, bóc lột. Người đã được chứng kiến những tiền bối của mình cứu nước giải phóng dân tộc như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…vv, nhưng tất cả các cuộc đấu tranh của họ đều thất bại và bị nhấn chìm trong biển máu. Từ những yêu cầu bức thiết đó đã thôi thúc chàng trai trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành cần tìm ra một hướng đi mới cho cách mạng Việt Nam và hướng đi đó sẽ không giống con đường mà các bậc tiền bối của mình đã đi trong cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam, không giống như các bậc tiền bối của mình đó là đi cầu ngoại viện, mục đích ra đi của Người là xác định xem bên ngoài người ta làm thế nào để về giúp đồng bào mình giải phóng dân tộc. Sau nhiều năm bôn ba, Người đã tới các các quốc gia như Pháp, Mỹ, Anh và các nước ở châu Phi, Mỹ La tinh để học tập và hoạt động chính trị. Tháng 6 năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và gửi bản yêu sách tám điểm tới hội nghị của các nước đế quốc thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất họp ở Véc xây (Pháp). Đây chính là đòn tấn công đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đánh thẳng vào đế quốc Pháp và cũng chính là sự kiện gây xáo động trong thế giới thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc còn tự tay viết yêu sách bằng hai thứ tiếng, một bản bằng chữ quốc ngữ theo thể thức văn vần nhan đề Việt Nam yêu cầu ca và một bản bằng chữ Hán với nhan đề An Nam nhân dân thỉnh nguyện thư. Tuy bản yêu sách phản ánh nguyện vọng của nhân dân Việt Nam không được hội nghị xem xét nhưng chính nó đã có tiếng vang lớn và tác động mạnh mẽ đến người Việt Nam đang sống trong và ngoài nước. Một người Việt Nam với tên gọi Nguyễn Ái Quốc đã dũng cảm đưa vấn đề quốc gia, chính trị của nước mình ra trường quốc tế, đòi cho Việt  Nam có những quyền cơ bản, chính đáng và thiết thực nhất. đây chính là niềm vui, dấu hiệu mới cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trên đường đi tới độc lập dân tộc. 2) Tính tất yếu khách quan của việc thành lập Đảng: *Về tư tưởng: truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào phong trào cách mạng Việt Nam Đối với phong trào công nhân: cách mạng Tháng Mười Nga mở ra thời đại mới- thời đại CNXH, chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành kim chỉ nam cho phong trào giải phóng dân tộc. Xã hội Việt Nam đòi hỏi phải có bộ tham mưu của giai cấp mình lãnh đạo khi đứng trước tình hình sôi động của chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam. Giai cấp công nhân Việt Nam dù sinh sau đẻ muôn so với giai cấp công nhân thế giới nhưng vẫn mang trong mình những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân hiện đại: đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ, có ý thức tổ chức, kỉ luật, có tính đấu tranh cách mạng triệt để và tinh thần quốc tế cao. Tóm lại, đây là yếu tố thuân lợi để chủ nghĩa Mác-Lênin thâm nhập vào phong trào công nhân. Đối với phong trào yêu nước: thực chất là cuộc đấu tranh của nông dân. Từ sau cách mạng Tháng Mười chỉ ra rằng cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường chủ nghĩa vô sản. Phong trào yêu nước phát triển rầm rộ, chứa đựng tinh thần dân tộc dân chủ. Tóm lại, hai phong trào trên nhanh chóng kết hợp với nhau trong đấu tranh và thống nhất trong hành động. Điều này trở thành mảnh đất tốt cho chủ nghĩa Mác-Lênin chiến thắng kẻ thù. *Về chính trị: Người không ngừng vận dụng những nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin để đề ra đường lối phù hợp với cách mạng Việt Nam. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ:chống đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc, tự chủ, tiến tới người cày có ruộng. Bác Hồ đi tìm đường cứu nuóc từ thực tiễn. *Về tổ chức: Người đã đào tạo một đội ngũ cán bộ trung kiên của Đảng, có hiệu suất công tác cao, phương pháp đào tạo gồm: đạo đức, tri thức, năng lực hoạt động thực tiễn. Tóm lại, sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập Đảng, Người chuẩn bị trên cả ba mặt: tư tưởng, chính trị, tổ chức. Quá trình chuẩn bị đó đã chín muồi cho sự ra đời của Đảng đầu năm 1930. II. Quá trình chuẩn bị thành lập Đảng 1) Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin Giữa lúc đang hoạt động sôi nổi để tìm ra con đường cho cách mạng Việt Nam, thì cuộc Cách mạng tháng 10 Nga (1917) bùng nổ và giành được thắng lợi gây chấn động địa cầu. Hồ Chí Minh đã hướng tới con đường của cách mạng tháng Mười. Sơ thảo luận cương lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin thu hút sự chú ý đặc biệt của Nguyễn Ái Quốc. Tất cả những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc trăn trở trong bao nhiêu năm tìm đường cứu nước đến đây đã đươc giải đáp.Tháng 7-1920, bản sơ thảo lần thứ nhất đề cương về vấn đề dân tộc, vấn đề thuộc địa của V.I.Lê nin đến với Nguời. Người nói: “Luận cương của Lênin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao?Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta,đây là con đường giải phóng chúng ta.” Bản đề cương ấy đã chỉ ra down down down cho Người, cho cả đồng bào bị áp bức bóc lột của Người con đường tự giải phóng, con đường giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Đó là con đường tiến hành cuộc cách mạng vô sản. Để làm được cách mạng vô sản thì giai cấp vô sản hay chính là giai cấp công nhân phải có một tổ chức Đảng lãnh đạo - đó chính là Đảng cộng sản. 2) Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1919, Lênin và nhiều người theo chủ nghĩa Mác ủng hộ lập trường của Lênin họp đại hội ở Matxcơva thành lập quốc tế III Quốc tế Cộng sản. Quốc tế Cộng sản đã kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước Phương Đông. Trong sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin được Đại hội lần thứ II - Quốc tế Cộng sản họp năm 1920 thông qua, đã vạch ra đường lối cơ bản cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Lần đầu tiên trên báo Nhân đạo ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1920 đã đăng sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Chính nội dung của sơ thảo này đã thu hút Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng, bởi bản sơ thảo đã phê phán mọi luận điểm sai lầm của những người đứng đầu Quốc tế II về vấn đề dân tộc thuộc địa, lên án mạnh mẽ tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ích kỷ, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của các Đảng cộng sản là phải giúp đỡ thật sự phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và phụ thuộc về sự đoàn kết giữa các giai cấp vô sản các nước tư bản với quần chúng cần lao của tất cả các dân tộc để chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến. Chính Luận cương của Lênin đã chỉ cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Người nói: “ Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mựng đến phát khóc lên. Ngồi một mình phong phòng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin và tin theo Quốc tế thứ III ” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, trang 127). Từ khi học thuyết Mác-Lênin ra đời đến nay đã có nhiều người tiếp cận, nhưng không phải ai cũng thành công, thậm chí có người còn phản bội lại nó. Điều đó phụ thuộc vào phẩm chất cá nhân của từng người. Hồ Chí Minh đã đến và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê nin bằng con đường riêng của mình. Từ bản Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy được phương hướng, đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam, niềm tin ấy là cơ sở tư tưởng để Nguyễn Ái Quốc vững bước đi theo con đường cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác- Lênin. Quyết tâm đi theo con đường của chủ nghĩa Mác- Lênin vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc chân chính nhất, triệt để nhất và đây chính là cơ sở đầu tiên, quan trọng cho sự thành công của cách mạng Việt Nam. Đây chính là điểm khác nhau lớn nhất giữa Nguyễn Ái Quốc và những người Việt Nam yêu nước khác. Sự lựa chọn và hành động của Nguyễn Ái Quốc phù hợp xu thế tiến hoá của lịch sử, từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Cộng sản, đã kéo theo cả một lớp người Việt Nam yêu nước chân chính đi theo chủ nghĩa Mác Lênin. Từ đó chủ nghĩa Mác- Lênin bắt đầu thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, cách mạng Việt Nam từ đây đã đi theo một phương hướng mới. Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX mang đậm tinh thần yêu nước và dũng khí trước quân thù, nhưng đều dưới sự dẫn dắt của tư tưởng phong kiến và tư sản là các trào lưu tư tưởng đã lỗi thời, lạc hậu trong sự phát triển của thế giới đương đại và không đáp ứng được yêu cầu của xã hội Việt Nam, nên không tránh khỏi thất bại. Cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Đất nước như đêm tối không có đường ra. Yêu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX là phải có một lý luận cách mạng tiên tiến dẫn đường với một đảng cách mạng chân chính, có đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn để lãnh đạo công cuộc cứu nước. Bao giờ cũng vậy, khi nào lịch sử đặt ra yêu cầu, thì sớm muộn lịch sử cũng sẽ sản sinh ra những điều kiện và những con người đáp ứng yêu cầu đó. Lãnh tụ là những người xuất hiện đúng thời điểm, nắm bắt yêu cầu của lịch sử, đủ tài năng và uy tín giải quyết được nhiệm vụ lịch sử đặt ra. Hồ Chí Minh xuất hiện đúng thời điểm lịch sử. Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh - sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, sống gần gũi với những người nông dân trong một vùng đất được coi là “địa linh nhân kiệt”. Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Tất Thành sớm có lòng yêu nước thương dân, trăn trở tìm con đường cứu nước. Rất kính phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng bằng sự mẫn cảm chính trị, Người không đi theo con đường của các vị, vì nhận thấy mỗi con đường đó đều có những hạn chế, khó đi đến thành công. Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống và sự mẫn cảm chính trị, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới. Trải qua gần mười năm bôn ba khắp bốn biển năm châu, nung nấu chí hướng cứu nước, cứu dân, vừa lao động cùng những người anh em chung cảnh ngộ, vừa hoạt động cách mạng và học hỏi những tư tưởng mới, Nguyễn Tất Thành, một anh thanh niên từ nước thuộc địa xa xôi đã trở thành nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc nổi tiếng tại thủ đô Pari. Bằng trí tuệ siêu việt và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú, nhận thức, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc chuyển biến từng bước, đến mùa thu năm 1920, Người đã tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy chân lý của thời đại: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đây là lời giải đáp duy nhất đúng đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Tháng 12 - 1920, trong Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc là đại biểu người bản xứ thuộc địa duy nhất, đã cùng nhiều đảng viên người Pháp bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và biểu quyết thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, trở thành người cộng sản, đó là kết quả hợp quy luật của quá trình hoạt động trí tuệ và thực tiễn lâu dài, gian khổ của Nguyễn Ái Quốc. Tư tưởng cách mạng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh lịch sử đất nước, con người Việt Nam trong thời đại mới. Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc hướng hoạt động của mình vào công việc đầu tiên là truyền bá lý luận cách mạng về nước để làm chuyển biến phong trào đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, từng bước chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong suốt những năm 20, Nguyễn Ái Quốc cùng những cộng sự, những học trò của mình và một số nhà yêu nước, cách mạng được ảnh hưởng tư tưởng của Người, đã đưa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đặc biệt tác phẩm Đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc xuất bản năm 1927 đã chỉ ra những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Đó là phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, lực lượng và phương pháp cách mạng; những kinh nghiệm cách mạng thế giới; vấn đề vai trò lãnh đạo của đảng cách mạng; nguyên lý xây dựng đảng kiểu mới và yêu cầu khách quan phải thành lập đảng của giai cấp công nhân Việt Nam; cuốn sách còn khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Đường cách mệnh là tác phẩm lý luận cách mạng quan trọng nhất của Nguyễn Ái Quốc thời kỳ này. Những nguyên lý cách mạng của chủ nghiã Mác – Lênin đã được cụ thể hoá một cách sáng tạo và phát triển thành tư tưởng, đường lối của, cách mạng Việt Nam. Cùng với việc tuyên truyền, giáo dục lý luận, tư tưởng và đường lối cách mạng tiên tiến, các chiến sĩ cách mạng còn đấu tranh không khoan nhượng với các luồng tư tưởng tư sản và tiểu tư sản đang cản trở quần chúng hấp thụ và đi theo tư tưởng cách mạng vô sản. Nhờ cuộc đấu tranh này, các nhóm chính trị theo tư tưởng tư sản, tiểu tư sản mau chóng tan rã hoặc bị quần chúng tẩy chay. Đây là bước chuẩn bị cơ bản về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập Đảng Cộng sản. Đầu thế kỷ XX, sau khi các phong trào Đông du, Duy tân thất bại, phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta có bị lắng đi một thời gian. Từ khi được lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng cách mạng Nguyễn Ái Quốc rọi về, phong trào yêu nước lại bùng lên mạnh mẽ. III. Nguyễn Ái Quốc tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng. Đến năm 1929, phong trào cách mạng Việt Nam đã phát triển đến mức đòi hỏi cấp bách phải có một đảng vô sản lãnh đạo. Yêu cầu khách quan đó tác động đến các tổ chức yêu nước, cách mạng. Kết quả là từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930, những hội viên tiên tiến trong Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Đảng Tân Việt thành lập ra ba tổ chức cộng sản. Ngày 27 – 10 – 1929, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã gửi thư cho những người cộng sản Đông Dương. Trong thư, Quốc tế Cộng sản chỉ thị: dưới sự lãnh đạo của một đại biểu của Quốc tế Cộng sản, phải tiến hành tổ chức thành lập ngay Đảng Cộng sản. Nhận được tình hình phong trào trong nước và chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Hương Cảng, gấp rút xúc tiến thành lập Đảng Cộng sản. Với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sản, đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị hoàn toàn nhất trí với đề xuất của Nguyễn Ái Quốc thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo, đó là Cương lĩnh và Điều lệ đầu tiên của Đảng. Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Ngày 3 – 2 – 1930 được lấy làm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, tổ chức chặt chẽ và rộng khắp đã đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng lãnh đạo kéo dài trong nhiều năm, mở ra thời đại thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta” . Thực tế lịch sử chứng tỏ vào thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc và những nhà yêu nước, cách mạng Việt Nam đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào Việt Nam. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam sau những thể nghiệm các con đường khác nhau đều bị thất bại, đã thiết tha hấp thụ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chuyển biến về chất. Đó là cuộc “hội ngộ lịch sử” dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn đến sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là quy luật đặc thù sự ra đời của Đảng ta. Những năm gần đây, lợi dụng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cùng những khó khăn, vấp váp trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, một số người gốc Việt, từ nước ngoài cố tình nguỵ biện và xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mỗi người Việt Nam chân chính đều nhận thức sâu sắc hậu quả sự thống trị, khai hoá của chủ nghĩa đế quốc là thế nào. Đó là đất nước bị chia cắt và mất tên trên bản đồ thế giới, là đầu rơi, máu chảy, là dốt nát và bị khinh rẻ, là chết đói hàng hai triệu người…Nhiều nhà yêu nước và cách mạng đã từng thực hành nhiều con đường cứu nước khác nhau, nhưng đều thất bại và chính các cụ đã tự nhận thấy con đường của mình là sai lầm. Lịch sử đã bác bỏ luận điệu của những người không hiểu hoặc cố tình lảng tránh sự thật rõ ràng đó. Lịch sử bao giờ cũng đi những bước quanh co. Một đất nước có lúc mạnh, lúc yếu, khi biến, khi thường. Vào cuối thập kỷ 80 và năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, thế giới trải qua cuộc biến động thụt lùi. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Chịu tác động của tình hình thế giới cùng những sai lầm khuyết điểm chủ quan, những năm 80, đất nước ta lâm vào khủng hoàng kinh tế - xã hội trầm trọng. Các thế lực thù địch nhận định những chỉ số của sự sụp đổ ở Việt Nam cao hơn nhiều nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và chúng tin chắc sự sụp đổ của Việt Nam chỉ là ngày một ngày hai. Tuy nhiên, với bản lĩnh chính trị vững vàng và trí tuệ sáng suốt của một đảng có nền tảng tư tưởng Mác – Lênin, Hồ Chí Minh, có bề dày kinh nghiệm cách mạng, được toàn dân tin theo và ủng hộ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã vượt qua thử thách hiểm nghèo, ra khỏi khủng hoảng, vững vàng bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đã có bao giờ đất nước Việt Nam vẻ vang, có vị thế trên trường quốc tế như hôm nay. Vào những thời điểm quyết định, những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, thậm chí có lúc vận mệnh của cách mạng, của đất nước đứng trước tình thế mất còn thì chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lại tiếp tục toả sáng, dẫn đường cho toàn Đảng, toàn dân ta vượt qua thử thách, đưa cách mạng tiến lên. Những gì diễn ra trên dải đất Việt Nam gần một thế kỷ qua đã chứng tỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là lý luận, tư tưởng duy nhất đúng, đáp ứng yêu cầu của cách mạng, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới. Như thế, rõ ràng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, khiến Đảng ta trước sau như một, luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lãnh đạo toàn dân hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, và ngày nay đang tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. IV. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và ý nghĩa việc thành lập Đảng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh tóm tắt đầu tiên của Đảng đã vạch ra đường lối cứu nước đúng đắn. Trước hết, Cương lĩnh phân tích đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam đã phát triển theo nền kinh tế đế quốc Pháp, nhưng vẫn duy trì chế độ phong kiến. Thực chất đó là chế độ kinh tế, xã hội thực dân phong kiến. Xuất phát từ đặc điểm đó, Cương lĩnh nêu lên chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ là :đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, tổ chức ra quân đội công nông, thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thu hết ruông đất của chủ nghĩa đế quốc làm của công và chia cho dân cày. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Các văn kiện được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xác định các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam: Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ cụ thể của cách mạng: Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; lập chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông. Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ tài sản của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ quản lý; chia ruộng đất cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ. Về văn hóa - xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức hội họp, nam nữ bình quyền, v.v; phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa. Về giai cấp lãnh đạo : Là công nhân thông qua Đảng Cộng Sản. Lực lượng cách mạng: Tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, tri thức, trung nông… Chủ trương tập hợp lưc lượng phản ánh sự đoàn kết dân tôc Về quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới Về phương pháp cách mạng: Phương pháp cách mạng cơ bản của Việt Nam là dùng sức mạng tổng hợp của quần chúng nhân dân. Xây dựng Đảng: Đảng không chỉ kết nạp công nhân tiên tiến mà còn phải kết nạp những người tiên tiến trong các giai cấp khác. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo theo cong đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với su thế phá triển của thời đại mới, đáp ứng nhu cầu khách quan của lịch sử là sự vươn tới độc lập tự do dân tộc 2)Ý nghĩa việc thành lập Đảng: Ngay từ khi ra đời, Đảng đã có cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng; mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời, cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Nó chấm dứt thời kì cách mạng Việt Nam ở trong tình trạng đen tối không có đường ra, chấm dứt thời kì bế tắc về đường lối trong hơn hai phần ba thế kỉ, kể từ khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Đảng ra đời là sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển của Cách mạng từ đó về sau, là điều kiện cơ bản cho những thắng lợi oanh liệt và những bước nhảy vọt trong lịch sử tiến hóa nhân loại. C. ẢNH HƯỞNG TO LỚN CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM          Bản “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin đã góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga vĩ đại. Nó thức tỉnh các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng mười Nga đối với cách mạng Việt Nam là vô cùng to lớn. Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đã diễn tả rất xúc động khi Bác Hồ bắt gặp “Luận cương Lê-nin”, Người đã khóc trong niềm vui sướng ấy. Giữa giây phút thiêng liêng, xúc động ấy Bác thấy vận mệnh của Nước gắn với vận mệnh của Đảng: Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi                                         Hình của Đảng lồng trong hình của Nước                                       Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười.                                          Từ đây, con đường cứu nước của Bác đã có “kim chỉ nam” dẫn lối, bởi Mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông. Bác đến nước Nga, để mong được gặp người viết “Luận cương” trong cái lạnh âm 42 độ dưới số không, nhưng Lê-nin vừa mất. Người đau buồn, rơi lệ. Một thời gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbi hon ch7881nh.docx
  • docxL7901i m7903 2737847u.docx
  • docxNH7852N XT C7910A GI7842NG VIN.docx
Tài liệu liên quan