Tiểu luận Tư tưởng chính trị pháp trị của Hàn Phi Tử và giá trị lịch sử của nó

Hàn Phi cho rằng chỉ có hai điều "pháp luật" và "thuật" mà thiếu quyền lực để cưỡng bức người thì dẫu người làm vua có "thuật" điều khiển các "bầy tôi", cũng không thể bảo đảm cho "bầy tôi" phục tùng sự cai trị của vua. Đồng thời dẫu có pháp luật nhưng nhân dân không tuân theo cũng không thể đảm bảo cho pháp luật được thực hiện có hiệu lực. Cho nên ông cho rằng "Thế" là điều đặc biệt cần thiết. Quan niệm về "Thế" của Hàn Phi là một thứ quyền lực đặt ra cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật chứ không phải thứ quyền lực nảy sinh một cách "tự nhiên" trong "chủ nghĩa nhân trị". "Thế" còn là vị thế, địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể, là xu thế của lịch sử. Ông ví Ngựa trở được nặng và đi được xa là vì sức gân, chúa chinh phục được vì có uy thế.

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4274 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng chính trị pháp trị của Hàn Phi Tử và giá trị lịch sử của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c quan. Thưởng phạt theo chức trách, làm vượt chức trách cũng bị phạt. Phái trọng thế do Thận Đáo đề ra. Trọng Thế là đề cao địa vị quyền lực của vua. Tư tưởng này của Thận Đáo trái với quan điểm của Khổng - Mạnh, vì hai ông này cho rằng vua là người có tài năng đức độ nhất (Đức Trị của Nho giáo). Thận Đáo cho rằng không cần đức lắm vì ít có người tài đức vẹn toàn (xã hội đang đại loạn) mà chỉ cần tài đức trung bình trở lên nhưng phải cho họ có thế. Ông ví dụ: Con rồng sở dĩ là rồng vì nó ở trên cao, có mây ngũ sắc nâng đỡ, nên nó rất oai phong và được kính nể, còn nếu bò dưới đất thì nó chỉ là con rắn thường, không ai biết đến cũng giống con giun vậy. Tài đức như Khổng Tử mà còn không được làm vua, trong khi đó tài đức vua nước Lỗ kém xa Khổng Tử nhưng lại làm vua. Như vậy thế là rất quan trọng, muốn cai trị nước phải có quyền thế, có thực lực. Thân Tử nói Nghiêu mà là kẻ thất phu thì không cai quản được ba người, còn Kiệt làm thiên tử thì có thể làm loạn cả thiên hạ. Ta căn cứ vào đó thì biết cái thế và địa vị là đủ để cậy nhờ, còn sự khôn ngoan sáng suốt không đủ cho ta hâm mộ. Hàn Phi Tử là người kết hợp cả ba phái: Pháp - Thuật - Thế. Trong hoàn cảnh xã hội lúc đó Phi đau xót: Các vua chúa, trước hết là nước Hàn chẳng lo soi sáng pháp chế, nắm lấy cái thế để chế ngự bầy tôi, lo cho nước giàu dân mạnh, dùng những người tài giỏi, trái lại họ nghe theo bọn sâu mọt làm hại nước. Ông có sẵn kiến thức vô cùng uyên bác để tiếp thu Tuân Tử, ông kiểm soát lại tình hình chính trị của các thời đại, lý giải tại sao nước này mạnh, nước kia yếu, thời kỳ này cường thịnh thời kỳ kia suy đồi. Ông thấy lý do là rất đơn giản. Những người nhà vua cần dựa vào để bảo vệ đất nước là những người tài giỏi, binh sĩ, người cày thì vứt bỏ. Trái lại nhà vua lo nuôi bọn lừa dối, làm hại đến nước, không ai chịu xây dựng một kỷ cương, pháp luật để làm cho dân giàu nước mạnh và chỉ vâng theo ham thích nhất thời. Càng hiểu được sự thực ông càng thất vọng. Ông phẫn uất trong cảnh cô độc, thấy cái khó trong việc nói sự thực. Phi là người có tật, ông nói ngọng - không thành công trong việc nói, ông dốc hết tâm trí vào việc viết, mong để lại cho đời sau các học thuyết mà ông tin là sẽ làm cho dân yên nước mạnh. Việc pháp gia chọn phương pháp - pháp trị không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan mà xuất phát từ những tiền đề lý luận, tiền đề lịch sử xã hội quan niệm về đạo đức luân lý nhất định. Đó là bản tính ác của con người được khởi xướng từ Tuân Tử mà Hàn Phi đã vận dụng phép trị nước của mình. Hàn Phi lý luận: Sự thay đổi về dân số và số lượng của cải trong xã hội. Đàn ông không cần cày cấy vì đã có sản phẩm cây cỏ đủ ăn, đàn bà không cần dệt vải vì đã có lông chim, da thú để mặc, lúc đó người ít, của cải dư thừa, mọi người không tranh giành nhau nên không cần thưởng phạt, lúc ấy con người cai trị tự nhiên. Khi con người đã đông (chúng ta vẫn nói người khôn, của khó) của cải ít đi, mọi người làm việc vất vả mà vẫn không đủ ăn, cho nên phải tranh giành nhau, cướp giật, gây chiến tranh... lúc này phải cần đến pháp luật. Trong pháp luật thì thưởng phạt là công cụ quan trọng nhất, dân dù đông bao nhiêu cũng trị được đó là lợi thế của pháp trị so với nhân trị. Ở thời Xuân Thu - Chiến quốc Pháp gia đã hình thành nên 4 phái cơ bản: Phái Trọng Thực của Lý Khôi, phái Trọng Thế của Thận Đáo, phái Trọng Thuật của Thân Bất Hại, phái Trọng Pháp và biến pháp của Thương Ưởng. Tư tưởng pháp trị được hình thành bởi Hàn Phi. Ông đã tập hợp ba quan điểm Pháp - Thế - Thuật thành một học thuyết có tính hệ thống trên nền tảng học thuyết về "đạo", "vô vi" của Lão giáo, tư tưởng "chính danh", "tôn quân" của Nho gia. Trong đó "Pháp" là nội dung của chính sách cai trị, "thế" và "thuật" là phương tiện để thực hiện chính sách đó. Pháp gia kế thừa tư tưởng "chính danh" của Nho gia ở chỗ nếu Nho gia "chính danh" là danh và thực phải đi với nhau mỗi người đều phải làm tròn bổn phận của mình, phải có suy nghĩ, việc làm, hành động... Đúng với danh phận. Theo Nho giáo có "Nhân", có "Lễ" và "chính danh" thì là tốt, xã hội ổn định. Pháp gia kế thừa "chính danh" trên cơ sở danh và thực phải đi đôi với nhau. Nhưng ai ở phận nào chỉ được làm tròn ở phận ấy, không được làm quá bổn phận của mình, ai làm không được hay quá bổn phận đều bị phạt chỉ được làm đúng chức trách được giao. Pháp gia kế thừa tư tưởng "vô vi" của Lão Tử ở nhiều lĩnh vực trong pháp, Thuật, Thế. Theo Lão Tử "Đạo" "Vô vi" là không, hữu là cố, vô là không và ở giữa không và có. Tư tưởng của Lão Tử vĩ đại ở chỗ. Cai trị, mà không gì không cai trị cả thế mới là cai trị. Pháp gia kế thừa trong "thế" tức là uy quyền, thế lực làm cho người khác phải sợ đó là cái "Vô". Còn "thuật" là mưu mẹo là cái giấu kín ở trong bụng không để người khác biết đó cũng là cái "Vô" trong thuật. Pháp Hàn Phi kế thừa tư tưởng của Lão Tử trong thi hành pháp luật. Lão Tử nói trị nước như cá củ nhỏ nếu cứ lật đi lật lại thì cá sẽ nát. Phép trị nước nếu thay đổi liên tục thì dân không biết đâu mà theo, nước sẽ loạn. Tư tưởng chính trị cơ bản của Hàn Phi có thể tóm tắt theo những nét chính sau đây: Thứ nhất; Tư tưởng coi trọng pháp luật Theo Hàn Phi, việc dùng pháp luật là tất nhiên bởi vì bản tính người không phải là thiện, số người thiện tuy có nhưng ít, chờ người ta làm điều thiện không phải là cách cai trị hiệu quả, vừa phải dùng pháp luật để khiến người ta không làm điều ác. Hàn Phi khẳng định tầm quan trọng của pháp luật: "Bỏ pháp luật và thuật trị nước mà lấy cái tâm để trị thì Nghiêu cũng không chỉ chỉnh đốn được một nước. Bỏ cái quy, cái củ mà lấy ý mà đo đạc bừa thì Hề Trọng (quan coi xe cộ của Hạ Vũ) không thể làm thành một bánh xe. Bỏ thước tấc để so sánh cái dài, cái ngắn, thì Vương Nhĩ (tên người vợ khéo ngày xưa) không thể nêu được chỗ ở giữa. Nhưng nếu một ông vua trung bình nắm lấy pháp luật mà trị nước, một người thợ vụng giữ cái quy, cái củ, cái thước, cái tấc, thì vạn điều không sai một điều. Kẻ làm vua chúa nếu có thể bỏ được các điều mà người giỏi cũng không làm được, để giữ cái mà người vụng làm vạn điều không sai một thì sức người dùng được hết mà công danh được xác lập" [4, tr. 252] pháp luật phải công khai: "Pháp luật là cái chép để ở trong sách vở, đặc nơi cửa công, ban bố cho trăm họ". Đã lập pháp luật thì cả nước đều biết, không ai được tự ý thay đổi: "Pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây dọi không uốn mình theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ kẻ thất phu. Cho nên đều sửa chữa được sự sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa được điều sai, thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật" [4, tr. 62]. Có pháp luật rồi để khen thưởng hay trừng phạt thì phải xét cái sự thực đã làm ra (hình) và tên gọi của công việc (danh) có phù hợp với nhau không. Điều này đã được Hàn Phi nêu rõ: "Bậc làm vua muốn cấm chuyện gian tà thì phải xét kỹ tên gọi và việc làm xem có hợp với nhau không, phải xét xem việc làm có hợp với lời nói không. Bằng lời trình bày lời nói mà giao công việc, rồi căn cứ vào công việc mà xét kết quả. Nếu kết quả phù hợp với việc làm, việc làm phù hợp với lời nói thì thưởng. Nếu kết quả không phù hợp với việc làm, việc làm không phù hợp với lời nói thì phạt" [4, tr. 65]. Ông vua có hai cái quyền thưởng và phạt Hàn Phi gọi đó là "hai cái cán" mà ông vua không thể trao cho ai. Cái thế của ông vua là ở đấy. Ông vua phải thưởng, phạt nghiêm mà giữ lấy cái thế của mình, ông nói: "Bậc vua sáng suốt sở dĩ lãnh đạo và chế ngự được bầy tôi chẳng qua chỉ nhờ hai cái cán mà thôi. Hai cái cán ấy là hình và đức" [4, tr. 63]. Hàn Phi đề cao đến mức tuyệt đối hóa việc thưởng phạt: "Giết chóc gọi là hình phạt, khen thưởng gọi là ân đức. Kẻ làm tôi sợ bị giết, bị phạt mà có lợi ở chỗ được khen thưởng. Cho nên kẻ làm vua nếu tự mình dùng hình phạt và ân đức thì bầy tôi sợ cái uy của nhà vua mà chạy theo cái lợi của họ" [4, tr. 63]. Ông còn so sánh nếu quyền uy này lọt vào tay của bề tôi, không khác nào hổ trao nanh vuốt cho chó, khi đó hổ lại phải phục tùng chó. Ông dùng hình ảnh rất cụ thể, dễ hiểu để nói lên triết lý cuộc sống. Ông vua dùng hình phạt và ân đức để khống chế bầy tôi, nay ông vua bỏ hình phạt và ân đức của mình để trao cho bầy tôi sử dụng thì ông vua sẽ bị bầy tôi khống chế. Ông đưa ra hai ví dụ trong lịch sử để khẳng định hình và đức phải đi đôi với nhau, người cầm quyền phải giữ được tôn hai quyền ấy nếu không sẽ bị mất quyền lực. Ví dụ thứ nhất là vua để cho người khác lấn mình việc khen thưởng: "Điền Thường ở trên thì xin trước lộc để ban cho quần thần, ở dưới làm những đấu hộc lớn hơn đấu hộc thưởng để làm ơn với trăm họ (Điền thường cho vay thì dùng đấu lớn, người ta trả thì đong bằng thứ đấu nhỏ nên người Tề quý ông ta). Thế là Tề Giản Công đã bỏ mất ân đức mà Điền Thường lại dùng cái ân đức ấy. Cho nên Từ Giản Công bị giết. Ví dụ thứ hai là một ông vua buông lơi việc kỷ luật, trao vào tay người khác quyền này mà bị cướp mất ngôi báu: Tử Hãn nói với vua Tống: "Việc khen thưởng và tăng cấp là điều dân chúng thích xin bệ hạ tự làm lấy. Việc giết chóc và dùng hình phạt là điều dân chúng ghét, thần xin nhận làm". Do đó, vua nước Tống bỏ mất hình phạt để giao cho Tử Hãn sử dụng. Kết quả vua Tống bị cướp ngôi. Điền Thường chỉ dùng ân đức mà Giản Công bị giết, Tử Hãn chỉ dùng hình phạt mà vua Tống bị cướp ngôi. Như vậy pháp là căn cứ khách quan để định rõ danh phận, phải trái, công tội từ đó mọi người biết rõ bổn phận của mình tất cả cứ đúng mực thước, đúng pháp luật mà làm thì xã hội ổn định. Thứ hai: Trọng thuật Hàn Phi phê bình Thương Ưởng rằng, chỉ có pháp luật nhưng không có thuật thì không biết rõ kẻ gian. Dù pháp luật có tô vẽ giải thích ra rõ mười phần, người làm tôi vẫn ngược lại dùng nó để làm chỗ dựa để mưu đồ lợi riêng... Do vậy người làm chúa phải có "thuật", theo Hàn Phi "Thuật" là cái nằm kín đáo trong bụng, để so sánh các đầu mối của sự việc và ngấm ngầm cai trị các bề tôi. Dùng "Thuật" thì làm cho kẻ thân gần gũi cũng không ai biết được. Dùng "Thuật" để biết tính trung hay gian của "bầy tôi", do đó mà điều khiển được "bầy tôi", "bầy tôi" không làm hết trách nhiệm của mình hay vượt quá trách nhiệm của mình đều bị xử phạt. Dùng "Thuật" cũng biết được "công", "danh", "lời nói", "việc làm" của "quần thần". Những cái đó không xứng với nhau cũng bị phạt. Thuật còn là sử dụng nhân tài của các bậc đế vương. Thực chất "thuật" của Hàn Phi chỉ là thủ đoạn của "người làm vua" dùng để điều khiển cho các quan lại phải giữ gìn pháp luật và tuân theo mệnh lệnh. Nhưng thuật của Hàn Phi là phải đi kèm với tính chất và hiệu lực của pháp luật. Theo Lão Tử: Thuật vô vi là lý thuyết của ông. Nhưng Đạo đức kinh của Lão Tử thuần túy là tác phẩm tư biện, Hàn Phi đã biến thành tác phẩm thuần túy thực dụng, chứa đựng toàn mánh khóe mưu mô. Đây cũng là đóng góp riêng của ông về thuật trị nước. Hàn Phi chỉ rõ "vô vi" là danh từ kép "cái làm của cái vô", cái vô cũng không có gì bí hiểm, đó là cái lẽ tự nhiên, khách quan của sự vật, do đó mà thực tế có vẻ như không làm cái gì hết. Con người là ích kỷ, ham lợi, sợ trừng phạt đó là cái lẽ tự nhiên. Con người "vô vi" chấp nhận các quan hệ khách quan, không việc gì chống lại nó. Anh ta đạt đến cái lợi của mình bằng cách sử dụng các quan hệ ấy theo lợi ích của mình. Hàn Phi viết: "Trời có cái lẽ tự nhiên của nó, con người có cái lẽ tự nhiên của nó. Mùi thơm, vị ngon, rượu nồng, thịt béo làm ngon miệng nhưng sinh bệnh... cái quyền không nên lộ ra, bản chất của nó là vô vi. Bậch thánh nhân nắm lấy cái chủ yếu, bốn phương đến phục dịch. Mình hư tâm (không có thành kiến) đối xử, người ta tự họ thi hành. Bốn biển đã đầy đủ, do âm mà thắng dương. Những người xung quanh đã xác lập xong, mở cửa để đón tiếp. Nói chung sự vật đều có chỗ thích nghi của nó, mỗi người đều đứng vào chỗ đứng của mình cho nên trên dưới vô vi. Khiến con gà gáy sáng, khiến con mèo bắt chuột, mọi vật đều dùng cái tài của nó cho nên trên dưới vô sự" [4, tr. 67 - 68]. Thuật dùng người: Vua dùng bầy tôi theo cách chính danh, căn cứ vào đó để thưởng, phạt, tức là lời nói, việc làm của bầy tôi phải tương xứng. Nói mà không làm cũng như làm mà không nói. Làm không hết chức trách cũng có tội như làm quá chức trách: "Khi bậc vua sáng nuôi bầy tôi, bầy tôi không được vượt quá chức quan để có công lao, không được nói những lời không đúng chỗ, vượt qua chức quan thì chết. Nói những lời không đúng chỗ thì bị tội. Nếu những người làm quan nói những lời nào cũng xác thực thì bầy tôi không thể kết bè, kết đảng với nhau được" [4, tr. 66]. Hàn Phi còn nêu rõ bảy thuật làm cho an và sáu đường làm cho nguy. Ông phân tích từng thuật để thấy rõ từ cái lợi, cái hại của nó. Chẳng hạn như: Tập hợp sự khôn ngoan. Tập hợp những người khôn để hỏi thì những người không khôn sẽ trở thành khôn. Hiểu sâu một vật thì những điều kín đáo đều biến mất. Thứ ba là Trọng Thế Hàn Phi cho rằng chỉ có hai điều "pháp luật" và "thuật" mà thiếu quyền lực để cưỡng bức người thì dẫu người làm vua có "thuật" điều khiển các "bầy tôi", cũng không thể bảo đảm cho "bầy tôi" phục tùng sự cai trị của vua. Đồng thời dẫu có pháp luật nhưng nhân dân không tuân theo cũng không thể đảm bảo cho pháp luật được thực hiện có hiệu lực. Cho nên ông cho rằng "Thế" là điều đặc biệt cần thiết. Quan niệm về "Thế" của Hàn Phi là một thứ quyền lực đặt ra cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật chứ không phải thứ quyền lực nảy sinh một cách "tự nhiên" trong "chủ nghĩa nhân trị". "Thế" còn là vị thế, địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể, là xu thế của lịch sử. Ông ví Ngựa trở được nặng và đi được xa là vì sức gân, chúa chinh phục được vì có uy thế. Mối quan hệ giữa "Thuật" và "Thế": "Thuật" và "Thế" quan hệ chặt chẽ với nhau: Một nước là gì? là cái xe của nhà vua, "Thế" là gì? là ngựa của nhà vua. Không có thuật để điều khiển xe ngựa ấy, dẫu cho thân vất vả, cũng không tránh khỏi loạn, có thuật để điều khiển xe ngựa ấy, thân vẫn ở nơi an nhàn mà lại được công to bằng các bậc đế vương. Quan hệ giữa "thế" và "pháp": Theo Hàn Phi nếu cái thế (quyền lực) nằm trong tay người kém cũng có thể làm rối loạn pháp luật và gây tai họa cho nước. Cho nên quyền lực (thế) được đặt ra cho những "người trung bình". "Pháp" và "Thế" không tách rời nhau. "người trung bình" là người ở giữa người tài giỏi (như Nghiêu, Thuấn) và người kém (như Kiệt Trụ) và biết giữ gìn "Pháp" và "Thế" thì nước yên trị, nếu trái "pháp", bỏ "thế" thì nước nổi loạn. Thưởng phạt là công cụ rất quan trọng. Vì vậy nếu thưởng phạt không thỏa đáng sẽ không răn được ai và xã hội sẽ loạn. Nhưng để có được thưởng phạt thỏa đáng thì phải có các tiêu chuẩn phải trái, khen chê được đặt ra như những mực thước quy củ. Theo Hàn Phi, hình phạt nghiêm khắc sẽ loại bỏ được sáu hạng người: bọn hàng giặc chạy dài, sợ chết, bọn tự cao học đạo, tự lập ra các học thuyết và bọn lìa xa pháp luật, bọn ăn chơi xa xỉ, bọn bạo ngược, ngạo mạn, bọn dung thứ lũ giặc, giấu giếm kẻ gian, bọn nói khéo, khoe khôn dối trá. Dùng hình phạt nghiêm là để khuyến khích sáu loại người: Những người lăn mình vào chốn hiểm nghèo, hy sinh thành thực, những người ít nghe lời bậy, tuân theo pháp luật, những người dốc hết sức mà làm ăn, làm lợi cho đời, những người trung hậu, thật thà ngay thẳng, hiền lành, những người trọng mạng mình, những người giết giặc trừ gian, làm sáng tỏ lệnh trên. Học thuyết pháp trị của Hàn Phi lấy pháp luật làm công cụ trị nước là phù hợp với xu hướng thống nhất, trên cơ sở thiết lập chế độ phong kiến chuyên chế Trung ương tập quyền của giai cấp địa chủ phong kiến mới, phủ định hình thức chính trị địa phương, phân tán và phong tỏa địa phương của tầng lớp phong kiến cũ. Lý luận này đã có tác động chỉ đạo cả một thời gian dài trong các chế độ chính trị chuyên chế về sau. Sở dĩ học thuyết của Hàn Phi có giá trị trong công cuộc trị nước đã được Tần Thủy Hoàng áp dụng và đã thống nhất được Trung Quốc là vì ông đã tổng hợp được ba học thuyết Nho, Lão, Pháp mà ở đó Nho là tài liệu xây dựng, pháp là bản thiết kế, lão là kỹ thuật thi công của ngôi nhà đó. Trong tác phẩm Hàn Phi Tử có 20 quyển được chia thành 55 thiên, mỗi thiên có những nội dung khác nhau nhưng đọc và suy nghĩ thì chúng ta thấy tuy tác phẩm của ông đã viết cách đây 2.300 năm nhưng vẫn còn giá trị cho đến ngày hôm nay. Chẳng hạn ở quyển V, thiên XV: Những điềm mất nước Hàn Phi đã đưa ra 47 điềm cảnh báo, điềm 1 nói chung, khi nước của nhà vua thì nhỏ mà các nhà riêng thì lớn, quyền mình thì ít mà bầy tôi thế mạnh thì có thể mất nước. Ý nói đến lợi ích cá nhân nhiều hơn việc nước thì mất nước điều này cũng cho chúng ta liên tưởng đến xã hội của chúng ta hôm nay, khi mà một số quan chức giàu lên nhanh chóng, số nhân dân lao động nghèo khó lại tăng lên, nguy cơ cảnh báo xã hội không ổn định, nếu Nhà nước không có những chính sách hợp lý. Điềm 19 có ghi nước nhỏ mà không chịu nhún nhường, sức yếu mà không sợ nước mạnh, vô lễ làm nhục nước láng giềng lớn; tham lam bướng bỉnh lại vụng giao thiệp thì có thể mất. Điều này cũng giúp chúng ta vận dụng trong chính sách ngoại giao hiện nay nhất là chính sách đối với các nước lớn. Nếu chúng ta không linh hoạt, mềm dẻo thì những vấn đề bất lợi vẫn có thể xảy ra. Trong những năm gần đây nước ta đã có sách lược ngoại giao mềm dẻo, Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước trên thế giới. Quan hệ với Trung Quốc chúng ta thực hiện 16 chữ vàng. Song đất nước ta còn khó khăn do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh kéo dài, việc phát triển kinh tế là rất cần thiết đòi hỏi chúng ta cần phải có những quyết sách đúng đắn hơn nữa. Điềm 41 ghi kho nhà nước trống rỗng mà quan đại thần nhiều của cải. Các hộ dân trong nước nghèo mà dân trú ngụ giàu. Kẻ sĩ lo cày và chiến đấu thì nghèo, dân làm nghề ngọn được lợi thì có thể mất. Câu này liên tưởng đến chúng ta hiện nay, với 80% nhân dân lao động của chúng ta còn khó khăn, vất vả đầu tắt mặt tối nhưng chỉ tạm đủ ăn, trong khi chi phí tiêu dùng lại quá lớn, tiền con cái học hành, ốm đau... trong khi đó một bộ phận nhỏ cán bộ làm ở vị trí hậu hĩnh lại giàu có, làm nhức nhối trong xã hội, một số doanh nghiệp thì chỉ lo bóc tách của nhà nước chứ không lo sản xuất hàng hóa... đây cũng là điều chưa tốt cho xã hội chúng ta hôm nay. Trên đây chỉ là một vài điểm được minh chứng để làm rõ thêm tư tưởng của Hàn Phi về những điềm ông đã cảnh báo. Những điềm mất nước đó không phải là nói rằng thế nào cũng mất nước, mà là có thể mất. Hai Nghiêu không thể cùng làm cho nhau thành vương. Hai Kiệt không thể làm cho nhau mất. Cái then chốt khiến cho nhà vua mất nước là ở chỗ nơi trị nơi loạn, nơi mạnh nơi yếu khác xa nhau. Cây gỗ bị gãy thế nào cũng có mọt ở trong. Cái tường bị đổ thế nào cũng có lỗ hở ở trong. Thế nhưng cây gỗ tuy bị mọt nhưng không có gió mạnh thì không gãy. Cái tường tuy có chỗ hở nhưng không có mưa to thì không đổ. Bậc vua chúa có muôn cỗ xe, biết dùng thuật trị nước thi hành pháp luật để làm mưa làm gió đối với những ông vua có điềm mất nước thì việc thôn tính thiên hạ là không khó vậy. Cũng ở Quyển V thiên XVI ông có nói ba điều phải giữ. Ba điều này ông cảnh báo cho nhà cầm quyền phải giữ nếu không trọn vẹn thì ba điều ức hiếp nảy sinh. Ba điều phải giữ đầy đủ thì ba điều ức hiếp bị ngừng lại. Ba điều ức hiếp bị ngừng lại thì làm vương vậy. Quyển V thiên XVII đề phòng bên trong có ý nêu bậc vua sáng không làm những việc mà mình không kiểm tra được, không ăn thức ăn khác thường, nghe và nhìn gần để xem xét những sai sót bên trong và bên ngoài. Xét những lời giống nhau và khác nhau để phân biệt bè đảng. Xét điều xiên điều không nên để biết được sự thực trong việc trình bày, nắm lấy cái sau để cho ứng với cái trước. Dựa vào pháp luật để cai trị mọi người. Tập hợp cái điều mới để xem xét. Không thưởng kẻ sĩ vì mình yêu. Không thưởng vượt quá việc đã làm, giết thì phải cho đúng. Kẻ có tội thì không tha. Như vậy thì bọn gian tà mới không có cách nào che giấu điều riêng tư của họ được. Sưu dịch nhiều thì khổ sở. Đâu khổ sở thì kẻ có quyền thế nổi lên. Kẻ có quyền thế nổi lên thì việc sưu dịch càng nặng. Việc sưu dịch càng nặng thì kẻ sĩ càng giàu sang, làm dân khổ sở mà những kẻ giàu sang nổi lên, trao cái thế cho bọn bầy tôi, đó không phải là cái lợi lâu dài của thiên hạ. Nước thắng được lửa, điều đó đã rõ, nhưng lấy cái nồi để ngăn nước lại thì ở trên nước sôi, bốc hơi cho đến cạn, nhưng ở dưới lửa vẫn cứ cháy rần rật, vì nước không có cái thế để thắng lửa. Nay việc cai trị thì thắng bọn gian tà, điều đó càng rõ hơn nữa. Nhưng những bầy tôi giữ pháp luật lại làm thành cái nồi cho nên pháp luật chỉ sáng rõ ở trong bụng mà bỏ mất cái thế ngăn cấm gian tà. Theo những lời thượng cổ để lại, những lời sách Xuân Thu chép thì những kẻ phạm pháp, làm chuyện bạo nghịch thành bọn đại gian xưa nay đều xuất phát từ những bầy tôi được tôn quý. Thế mà những kẻ pháp lệnh đề phòng, hình phạt giết chết, thường là ở địa vị thấp hèn. Cho nên dân chúng tuyệt vọng, không biết kêu vào đâu. Điều này vẫn còn có ý nghĩa hết sức thực tiễn đối với việc sử dụng con người hiện nay, nhất là chọn những người vào những công việc quan trọng. Trong công tác tổ chức cán bộ của chúng ta hiện nay đã có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bổ nhiệm, về lý thuyết thì tốt nhưng trong thực tế thì còn phải làm tốt hơn. Các quan đại thần bè đảng với nhau, bên trong cùng nhau che đậy nhà vua, làm lợi cho nhau, bên ngoài thì giả vờ ghét nhau để tỏ ra vô tư, cùng làm tai mắt cho nhau để rình mò chỗ sơ hở của nhà vua. Nhà vua bị che đậy không có cách nào nghe được, tuy có cái tiếng là chủ nhưng không có cái thực, bầy tôi nắm lấy pháp luật mà thi hành. Tình hình thiên tử nhà Chu là như thế. Nếu cho mượn quyền thế của mình thì trên và dưới. Thay đổi địa vị cho nên nói không thể cho bầy tôi mượn quyền thế. Bậc vua sáng vững chắc ở bên trong cho nên không sai sót ở bên ngoài. Sai lầm về cái ở gần nhà mà lại không mất cái ở xa là điều không có. Cho nên nhà Chu cướp được nhà Ân là vì sự sai lầm của triều đình. Ví thử nhà Ân không có lỗi ở triều đình thì nhà Chu sẽ không dám nhòm ngó đến sợi lông mùa thu ở biên giới. Còn nói gì đến việc thay đổi địa vị? Đạo của bậc vua sáng là đúng với pháp luật, pháp luật của ông ta hợp với lòng người. Cho nên khi cai trị thì theo đúng pháp luật. Liên hệ với chúng ta hiện nay luật của chúng ta cũng đã có tương đối đầy đủ, nhưng việc thi hành pháp luật thì chưa nghiêm. Nhiều vụ án xử thế nào cũng đúng, các văn bản dưới luật còn nhiều, còn chồng chéo nhau, tạo ra kẽ hở cho pháp luật. Trong Thiên XXVI. Đạo giữ nước Cái thiện sinh ra như cây cỏ mùa xuân, cái ác chết đi như cây cỏ mùa thu. Cho nên dân được khuyến khích dốc hết sức mà vui vẻ trong việc tận tình làm việc. Pháp luật rõ ràng thì người hiền không cướp của kẻ kém, người mạnh không thể hiếp kẻ yếu. Người đông không thể hung bạo với kẻ ít. Gửi thiên hạ cho cái phép tắc của Nghiêu thì kẻ sĩ thẳng thắn không bỏ mất chức phận của mình, kẻ gian không dám cầu mong. Bậc vua chúa người mà lập ra những điều khó làm để trị tội những người không làm được thì cái oán giận riêng sẽ sinh ra. Bầy tôi bỏ mất cải sở trường mà phải phục vụ những việc khó làm thì nỗi oán giận kín đáo tích tụ lại. Người khó nhọc vất vả không được vỗ về, người buồn bã lo lắng không được thương xót, khi vui thì khen kẻ tiểu nhân, người hiền và kẻ hư hỏng đều được thưởng. Khi giận thì hủy báng người quân tử, khiến cho Bá Di và Đạo Chính đều bị nhục. Cho nên có bầy tôi phản chúa. Để đánh giá một tác phẩm chúng ta phải xét ở thời điểm đó, xem nó có những gì đột phá và tiến bộ so với trước đó, nó gợi ý gì cho đời sau, chứ không nên nói nó đúng hay sai ở ngày hôm nay. Tuy nhiên để đánh giá khách quan thì ngoài những giá trị tích cực của học thuyết Hàn Phi chúng ta cần phải xem xét một số hạn chế trong tư tưởng của công. Một số số hạn chế trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi: 1. Pháp gia chỉ chú trọng đến hành chính, pháp luật và làm thế nào để quốc gia phú cường chứ không giáo dục dân, bất chấp nguyện vọng của dân, ông bảo vệ người giàu có và giai cấp quý tộc. 2. Ông chỉ nhìn thấy con người ở góc độ vụ lợi, cho đến nhà nước, theo ông cũng chỉ quy về chủ nghĩa thực dụng, không thấy được lý tưởng cao đẹp và sẵn sàng quên mình cho lý tưởng ấy của những con người có tâm có đức. 3. Ông tuyệt đối hóa pháp luật ở những khía cạnh biểu hiện cụ thể của nó, mà không thấy được còn có những công cụ khác kết hợp để trị nước, nói như người phương Đông là "thấu tình, đạt lý". 4. Lý thuyết của ông không thể thực hiện được nguyên nghĩa của nó, khi mà xã hội còn tổ chức theo kiểu quân chủ chuyên chế, vì theo Hàn Phi, hình phạt không áp dụng đối với vua và thiên tử. Vì vậy Hàn Phi cũng không thể tìm ra được cơ chế bắt buộc nhà vua phải đề phòng cái họa mà ông thấy từ trước. Lý thuyết Hàn Phi được Tần Thủy Hoàng dùng để thống nhất Trung Quốc. Ở thời Chiến Quốc Trung Quốc bị chia ra hàng trăm tiểu quốc, xâu xé lẫn nhau chiến tranh đẫm máu. Thanh gươm chuyên chế để thống nhất Trung Quốc là điều cần thiết để lập lại trật tự xã hội, do vậy phải giết một người để cứu triệu người là lẽ tất nhiên. Nước Tần lúc đó không phả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60446.doc
  • docBia Tieu luan1.doc
Tài liệu liên quan