Tiểu luận Tư tưởng của nông dân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và giải pháp khắc phục ở huyện Ninh Hoà hiện nay

Ninh Hoà nằm về phía Đông vòng cung Bắc Nam của dải trường Sơn, có diện tích tự nhiên 1195,73 km2, trên 70% là núi rừng 0,44% là động cát ven biển. Đất sản xuất nông nghiệp 28.994 ha, trong đó có 10.964 ha trồng lúa, diện tích cây công nghiệp hàng năm 9.321 ha, diện tích cây công nghiệp lâu năm 1.238 ha , diện tích cây ăn quả 3.388 ha, đất lâm nghiệp 52.313 ha. Đồng bằng là một lòng chảo hơi tròn, bán kính khoảng 15 km. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam.

Dân số toàn huyện có 232.401 người, mật độ dân số là 197 người/km2 (Tính đến tháng 12/2009), số người trong độ tuổi lao động là 144.199 người và đa số là làm nông nghiệp, tỷ lệ lao động tri thức, có trình độ chiếm rất nhỏ.

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng của nông dân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và giải pháp khắc phục ở huyện Ninh Hoà hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông với hơn 70% dân số làm nông nghiệp trải qua hàng ngàn năm sống dưới chế độ phong kiến và hàng trăm năm dưới ách đô hộ của bọn thực dân, đế quốc nên trong tư tưởng của đại bộ phận của giai cấp nông dân nếp sống, nếp nghĩ còn còn một số biểu hiện không tích cực như: trì trệ, phụ thuộc, làm ăn nhỏ lẻ… Tư tưởng nông dân Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu từ một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ manh mún. Vì thế trong một thời gian khá dài đã tạo nên tâm lí “an phận thủ thường”, tự bằng lòng với những thứ đã có, họ không còn ý chí phấn đấu, luôn sống trong sự sắp đặt sẵn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, chấp nhận những điều kiện tổ chức, những thể chế quy phạm được thiết lập qua nhiều thế hệ. Cuộc sống của họ chỉ biết quanh quẩn bên ruộng, vườn, con trâu cái cày ít được tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài. Tâm lí “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, “năng nhặt, chặt bị”. Chính những điều này đã tạo nên những suy nghĩ mang tính cục bộ, bảo thủ, hẹp hòi… Ngày nay trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tư tưởng cục bộ, đố kỵ, hẹp hòi, tự ti, tuỳ tiện ngày càng được hiện rõ hơn: Ví dụ như việc bầu chọn cán bộ địa phương. Khi bầu cán bộ địa phương, họ chỉ bầu cho những người ở địa phương mình, những người thân quen hay con cháu trong nhà, chứ họ không bầu cho những người thực sự có năng lực. Chính tâm lý này dẫn tới tình trạng bè phái cục bộ, mất đoàn kết ở nhiều nơi. Hiện nay vẫn có một số nông dân không coi trọng lý luận, pháp luật, không muốn tiếp thu cái mới vì họ cho rằng tư duy kinh nghiệm chỉ cần dựa vào những hiểu biết do mình nghe, nhìn thấy, trải qua mà có không cần học hỏi thêm. Bên cạnh đó thì chủ nghĩa bình quân cũng góp phần cản trở tính sáng tạo của người nông dân, kìm hãm sự phát triển dân chủ trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội nông thôn. Vì vậy, ở nhiều nơi nông dân thiếu kiến thức khoa học, kỹ thuật, hoặc ngại chưa dám đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất hoặc còn chần chờ đợi người khác làm thành công thì mới làm theo. Tập quán tự do, tuỳ tiện biểu hiện trong sản xuất: Cứ thấy lợi ích trước mắt là làm ngay chứ không cần xem xét nghĩ đến hậu quả của nó như thế nào chẳng hạn như việc: chặt phá rừng và khai thác gỗ một cách bừa bãi khi chưa được phép của các cấp chính quyền; tự do lấy đất làm gạch, xây nhà khi chưa đăng ký… Tín ngưỡng tôn giáo là vấn đề tự do của mỗi người nhưng đây cũng là việc đáng để bàn, đáng để quan tâm khi người dân quá tin vào thần thánh, bói toán chạy theo những điều không có thật dẫn tới hao tiền, tốn của mất tời gian, làm họ thiếu tự tin vào khả năng của chính mình, không chịu tiếp thu khoa học,công nghệ, không dám chấp nhận sự tiến bộ của công cuộc đổi mới đất nước, của những công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Ở nhiều vùng nông thôn nước ta, hiện tượng nông dân sống thờ ơ, vô trách nhiệm trước khó khăn, hoạn nạn của người khác vẫn còn tồn tại họ chỉ biết “đèn nhà ai, nhà ấy rạng”, “mạnh ai người ấy thắng” hay thái độ nể nang, né tránh thấy sai hay đúng đều không dám đưa ra chính kiến của mình. Thói “hủ danh địa vị”, tư tư vị lợi thực tế của người nông dân hiện nay cũng rất đáng bàn. Họ vì lợi ích cá nhân, chạy theo đồng tiền, lợi nhuận cao mà nghĩ ra nhiều thủ đoạn để lừa gạt. Những hiện tượng này tuy chưa phổ biến, nhưng tính chất của nó rất nghiêm trọng và ngày càng lan rộng ra xã hội, làm xói mòn chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của nhân dân, dân tộc. Chúng ta không phủ nhận vai trò to lớn của giai cấp nông dân bởi chính sự tham gia của nông dân mới làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc nhưng ở họ vẫn luôn tồn tại những tính toán, sự ích kỷ, những tính toán hẹp hòi đố kị. Vì thế giai cấp nông dân không thể có một vị trí riêng, vị trí độc lập cho riêng mình vì họ không đại diện cho một phương thức nào. Như vậy, những biểu hiện không tích cực trong tư tưởng của người nông dân hiện nay đang là vấn đề bức xúc, một bài toán khó giải đặt ra cho Nhà nước ta. Những tư tưởng không tích cực này đang cản trở thậm chí đưa đến những hậu quả không tốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn huyện Ninh Hoà nói riêng. Vì vậy để giải quyết tốt những vấn đề nêu trên cần phải có các giải pháp phù hợp, kiên trì và bước đi cụ thể để nông dân thực sự trở thành lực lượng chủ chốt với những người lao động mới, có ý chí, kiến thức khoa học kĩ thuật, có văn hoá kỷ cương để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà trước hết là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC KHẮC PHỤC NHỮNG YẾU TỐ KHÔNG TÍCH CỦA TƯ TƯỞNG NGƯỜI NÔNG DÂN Ở HUYỆN NINH HOÀ, TỈNH KHÁNH HOÀ HIỆN NAY I. THỰC TRẠNG CNH – HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG DÂN, NÔNG THÔN HUYỆN NINH HOÀ Ninh Hoà là huyện đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, thuộc tỉnh Khánh Hoà, nằm trên tọa độ từ 12020' - 12045' độ vĩ Bắc, 105052' - 109020' độ kinh Đông, có ranh giới chung với huyện Vạn Ninh ở phía Bắc, huyện Diên Khánh và thành phố Nha Trang ở phía Nam, giáp tỉnh Đaklak ở phía Tây, giáp biển ở phía Đông. Trung tâm huyện cách thành phố Nha Trang 33 km về phía Bắc (theo Quốc lộ 1A). Ninh Hoà nằm về phía Đông vòng cung Bắc Nam của dải trường Sơn, có diện tích tự nhiên 1195,73 km2, trên 70% là núi rừng 0,44% là động cát ven biển. Đất sản xuất nông nghiệp 28.994 ha, trong đó có 10.964 ha trồng lúa, diện tích cây công nghiệp hàng năm 9.321 ha, diện tích cây công nghiệp lâu năm 1.238 ha , diện tích cây ăn quả 3.388 ha, đất lâm nghiệp 52.313 ha. Đồng bằng là một lòng chảo hơi tròn, bán kính khoảng 15 km. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Dân số toàn huyện có 232.401 người, mật độ dân số là 197 người/km2 (Tính đến tháng 12/2009), số người trong độ tuổi lao động là 144.199 người và đa số là làm nông nghiệp, tỷ lệ lao động tri thức, có trình độ chiếm rất nhỏ. Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ninh Hoà lần thứ XVI tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế và các nguồn lưc để đẩy mạnh phát triển kinh tế với nhịp độ tăng trưởng cao theo hướng cơ cấu kinh tế Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, hình thành các đô thị trong khu vực nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các chính sách xã hội, tăng cường hợp tác phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Ninh Hòa. Trong những năm qua, huyện đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, đưa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân hàng năm 12,6% vượt chỉ tiêu đề ra 12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp ; năm 2009, tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 56,3% ; dịch vụ chiếm 23,8% ; nông nghiệp chiếm 19,9%. Giá trị sản xuất Công nghiệp – Xây dựng năm 2005 là 1.222 tỷ đồng, năm 2009 đạt 2.730 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 23%. Lĩnh vực dich vụ - du lịch trong những năm qua tăng bình quân hàng năm 16,3%. Ngoài các cơ sở sản xuất Nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài, trên địa bàn huyện có 9.250 cơ sở kinh tế tư nhân, cá thể với tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ 1.140 tỷ đồng, tăng bình quân 18,3% ; hàng năm số lượng các cơ sở kinh doanh tăng từ 100 – 150 cơ sở. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản năm 2005 là 449 tỷ đồng, năm 2009 đạt 665 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 5,3%. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm trên 85.000 tấn, giải quyết việc làm cho nhiều hộ nông thôn. Tình hình chăn nuôi, tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng, trong đó, đàn bò tăng bình quân 6,7 %, tỷ lệ bò lai chiếm 90%; đánh bắt hải sản đạt bình quân hàng năm trên 8.000 tấn ; sản xuất muối hàng năm đạt 39.000 tấn Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển, một số chương trình, dự án trọng điểm đã và đang phát huy có hiệu quả. tổng nguồn vốn đầu tư cho giao thông trên địa bàn 5 năm qua trên 322 tỷ đồng; chương trình kiên cố hoá kenh mương và các công trình thuỷ lợi 77,5 tỷ đồng; các công trình tỉnh đầu tư hiện đại hoá đập và kênh mương Đá bàn, hệ thống tưới Eakrongrou, hồ chức nước tiên Du, đập đồng tròn với tổng vốn trên 400 tỷ đồng; lĩnh vực đào tạo giáo dục 103 tỷ đồng; lĩnh vực y tế 175,5 tỷ đồng; chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi 9,8 tỷ đồng; các lĩnh vực khác 87 tỷ đồng. Do môi trường thuận lợi, vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế Ninh Hoà đa dạng, phong phú và có nhiều lợi thế, nên đã thu hút một số dự án đầu tư với quy mô lớn như: Nhà máy đóng tàu Hyundai VinaShin tiếp tục đầu tư 82 triệu USD để mở rộng quy mô sản xuất, nhà máy thuỷ điện Eakrongrou 450 tỷ đồng, kho xăng dầu Ngoại quan 100 triệu USD, trạm phân phối xi măng Nghi sơn 20 triệu USD, tổ hợp lọc hoá dầu Vân phong vốn đầu tư 4,8 tỷ USD, trung tâm điện lực Vân phong 3,8 tỷ USD. Về giáo dục đào tạo và dạy nghề, đầu tư xây dựng 31 tỷ đồng xây dựng Trường trung cấp dậy nghề, đầu tư 87 tỷ đồng xây dựng chi nhánh Trường Đại học mở thành phố Hồ Chí Minh, kịp thời phục vụ nhu cầu đào tạo nguồn lực và giải quyết việc làm; có 100 % xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, 99,96% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6, có 85% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 trung học phổ thông. Công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, trọng tâm là phong trào « Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá », có 66% số thôn, 80% số cơ quan, 90 số gai đình đăng ký được xét công nhận đạt các tiêu chí về văn hoá. Chương trình giải quyết việc làm, đã tạo thêm việc làm mới từ 3.500 – 3.800 lao động mỗi năm, vượt 26% chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ - du lịch, công nghiệp xây dựng, nâng số lao động có trình độ kỹ thuật và đào tạo nghề cuối năm 2009 đạt trên 35 %. Chương trình xoá đói giảm nghèo, luôn được sự quan tâm của cấp trên, các ngành và được đông đảo nhân dân tham gia. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia giảm từ 14,85 % năm 2006 xuống còn 0,9 % đầu năm 2010, giảm từ 16,9 5 xuống còn 12,12 % đầu năm 2010 theo chuẩn của tỉnh. Với sự coi trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và tập trung xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, giao thông, trường học, trạm xá...Phong trào xã hội hoá giáo dục phát triển mạnh, trình độ dân trí được tăng lên rõ rệt. Do vậy, trong những năm qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở huyện Ninh Hoà đã đạt được những kết quả rất quan trọng, nổi bật là trong việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo tiền đề vững chắc cho những phát tiển cao hơn. Tuy nhiên, từ thực tiễn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở huyện Ninh Hoà cũng đã bộc lộ những khó khăn và hạn chế. Quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ, phân tán; năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi và tỷ suất hàng hoá thấp. Kinh tế tăng trưởng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế ; chất lượng tăng trưởng chưa cao, chưa tạo bước đột phá mới. Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp tốc độ tăng trưởng không đồng đều giữa các thành phần kinh tế ; nguồn lực, tiềm năng, lợi thế phát huy chưa tương xứng. Chương trình đổi giống, cây trồng, vật nuôi, lai tạo giống mới hiệu quả chưa cao. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong từng ngành, từng lĩnh vực còn chậm so với yêu cầu, số lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm ổn định vẫn còn trên 5%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp. tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa thật sự vững chắc. Một số chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm triển khai còn chậm, hiệu quả đạt chưa cao: do công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa được tập trung ; mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp đặt ra chậm cụ thể hoá để triển khai thực hiện; không đảm bảo vốn đầu tư cho các chương trình, chưa huy động được các nguồn lực, các thành phần kinh tế tham gia. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công tác phối hợp triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp còn chậm, đã ảnh hưởng đến việc thu hút các nhà đầu tư. Y tế, giáo dục phát triển chưa đáp ứng kịp thời so với yêu cầu, công tác xã hội hoá trên các lĩnh vực này còn chậm; một số vấn đề xã hội chưa giải quyết tốt. Nhìn chung, nông nghiệp phát triển chưa bền vững, khả năng thích ứng, đối phó với thiên tai rất hạn chế. Quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn còn  nhiều lúng túng, bước đi chưa rõ ràng. Đất đai ở vùng cao chưa được quản lý chặt chẽ, một bộ phận nông dân vẫn thiếu đất sản xuất. Cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển đổi, tích tụ đất đai chưa hoàn chỉnh, nên hạn chế nhiều trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông thôn hiện nay phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng thiếu và chất lượng kém; nhiều công trình thuỷ lợi xuống cấp, thiếu kinh phí sửa chữa. Mặt khác, vai trò chỉ đạo của chính quyền Nhà nước đối với các doanh nghiệp có chức năng trực tiếp phục vụ sản xuất như : Vật tư, thương mại còn hạn chế. Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan. Đó là ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh.... tác động đến hoạt kịnh tế trong huyện. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chủ quan đó là: Việc quán triệt và vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước của các cấp, các ngành chưa đầy đủ, chậm cụ thể hoá có nơi chưa tạo sự đồng bộ về nhận thức và thực hiện. Trong lãnh đạo chỉ đạo điều hành còn thiếu tập trung, kiên quyết, thiếu năng động sáng tạo. Hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước đối với một số lĩnh vực, một số ngành còn hạn chế ; công tác sử lý sau thanh tra, kiểm tra chưa nghiêm ; kỷ luật kỷ cương trên một số mặt chưa tốt. một số mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội chưa lường hết tình hình thực tế, một số mục tiêu phát triển đề ra còn mang tính chủ quan. Cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra. Một bộ phận cán bộ, công chức năng lực, trình độ còn hạn chế ; tính tiên phong, gương mẫu, ý thức chấp hành, tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa thật chủ động trong thực thi nhiệm vụ. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC KHẮC PHỤC TƯ TƯỞNG NÔNG DÂN Ở HUYỆN NINH HOÀ HIẸN NAY. Với đặc điểm địa lý và thực trạng nêu trên, trong những năm tới thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở huyện Ninh Hoà phải dựa trên một nền nông nghiệp quy mô lớn thích hợp, đồng thời xây dựng chiến lược, bước đi phù hợp thông qua việc xây dựng các đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân thiết thực, cụ thể. Đẩy mạnh thực hiện cơ giới hoá các khâu trong sản xuất, để nâng cao năng suất lao động. Trong phát triển nông nghiệp, vấn đề an ninh lương thực phải đặt lên hàng đầu; chú trọng khai hoang ruộng nước và tăng vụ ở những nơi có điều kiện, nhất là ở vùng cao. Cần có cuộc cách mạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật rộng rãi trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học để tạo ra một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, có năng suất, chất lượng, tỷ suất hàng hoá cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tập trung đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên cơ sở thế mạnh về cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và lâm nghiệp. Đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích mía, tuyển chọn giống mía nhập nội phù hợp đưa vào sản xuất. Tiếp tục thay đổi tập quán chăn nuôi đại gia súc, hướng mạnh vào chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, áp dụng rộng rãi các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng, số lượng đàn trâu, bò; đồng thời làm tốt công tác phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm; phấn đấu giá trị  chăn nuôi chiếm trên 30% giá trị ngành nông nghiệp. Sử dụng có hiệu quả mặt nước đầm, ao, hồ để nuôi trồng thuỷ sản, hướng mạnh vào nuôi các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn từ thuần nông sang phát triển kinh tế đa dạng, chú trọng vào công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, ngành nghề truyền thống sử dụng nhiều nguyên liệu tại chỗ, các hoạt động thương mại, dịch vụ; có chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nông thôn, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có hoạt động chế biến,  lưu thông, các loại hình trang trại quy mô sản xuất hàng hoá lớn. Khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu . Nâng cấp các tuyến đường, cầu nông thôn, bảo đảm đường ô tô đến trung tâm xã trong cả mùa mưa và cứng hoá mặt đường (nhựa, bê tông, rải đá cấp phối…). Đầu tư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, tiến tới chủ động tưới tiêu cả hai vụ. Quy hoạch nông thôn phù hợp với sản xuất lớn và mức sống hiện đại, gắn với bảo tồn văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. đến năm 2015, toàn huyện đạt 70 % số xã các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ XVII. Đất đai là vấn đề cốt lõi đối với nông dân và là đối tượng để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì vậy, cần sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kể cả đất lâm nghiệp. Hoàn chỉnh cơ chế chuyển đổi, tích tụ đất đai, để tăng khả năng cơ giới hoá trong sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phân công lại lao động, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông thôn có hiệu quả. Tiếp tục tăng cường thực hiện quy chế dân chủ để nông dân trực tiếp giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh. Thực hiện tốt việc liên kết 4 nhà trong sản xuất; tiến tới xóa bỏ trợ cấp cho nông dân thông qua doanh nghiệp bằng phát triển các dịch vụ công. Đào tạo nghề cho nông dân bằng trang bị kỹ năng sản xuất, quản lý nông hộ, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, nắm bắt thị trường. Thành lập trung tâm thông tin thị trường, dự báo thị trường nông sản để nông dân sản xuất có hiệu quả, tránh được rủi ro. Thực hiện bảo hiểm một số sản phẩm chủ lực của huyện, trước tiên là mía, trâu bò… để nông dân yên tâm sản xuất; tiến tới bảo hiểm xã hội cho nông dân. Nông dân cần được xác định như một doanh nghiệp để được hưởng cơ chế, chính sách như các loại hình doanh nghiệp khác, trong đó vai trò tổ chức Hội Nông dân là bà đở. Hội Nông dân hướng dẫn, tổ chức nông dân thành lập các tổ liên kết cùng sản xuất, kinh doanh một hay một số loại nông sản, để bảo vệ quyền lợi sản xuất, hưởng cơ chế chính sách và có vị thế trong đời sống chính trị- xã hội. Thu hút các nguồn tài trợ, các chương trình, dự án đầu tư cho khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân trực tiếp tham gia và được hưởng lợi nhiều hơn từ các chương trình, dự án. Chỉ có đặt đúng tầm và giải quyết đồng bộ vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân thì nông nghiệp, nông thôn, nông dân mới phát triển bền vững, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tóm lại, để thực hiện có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở huyện Ninh Hoà phải nắm vững và vận dụng sáng tạo đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng vào điều kiện cụ thể ở địa phương nhằm phát triển sản xuất toàn diện, tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng cơ sở vật chất kinh tế hạ tầng, phục vụ sản xuất và đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG BIỂU HIỆN KHÔNG TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN THỜI KỲ CNH – HĐH, NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN Hiện nay trong tư tưởng của người nông dânViệt Nam còn một số biểu hiện không tích cực nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò và những đóng góp to lớn của nông dân vào sự ổn định và phát triển đất nước. Nền nông nghiệp nước ta từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp, lạc hậu, thiếu lương thực triền miên đến nay cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện và liên tục với tốc độ cao, nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuât kinh doanh giỏi hàng năm từ 13.500 – 14.000 hộ. Đặc biệt trong tâm lí của người nông dân Việt Nam đã có sự biến đổi từ “ tư duy làm cò con, manh múm chuyển sang tư duy kinh tế, mạnh dạn sáng tạo và hiệu quả”. Từ quan niệm coi buôn bán là xấu, chuyển sang nhu cầu giao lưu với tất cả các vùng trong và ngoài nước, buôn bán ngày càng được mở rộng. Nhu cầu “ăn no mặc ấm” ở một số nơi đang chuyển thành “ăn ngon, mặc đẹp”. Tâm lý “an phận thủ thường” được chuyển hoá thành tâm lý không bằng lòng, không thoả mãn, không chấp nhận đói nghèo mà muốn vươn lên làm giàu. Giờ họ đã mạnh dạn tiếp thu kỹ thuật mới, làm ăn có tính toán hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề đang cần phải bàn và đáng bàn ở đây là thực trạng nông nghiệp, nông thôn nước ta cần giải quyết như: Sự đầu tư cho nông nghiệp, vấn đề ruộng đất cho bà con nông dân, việc làm, chế biến, tiêu thụ nông sản, bảo hiểm xã hội… Thêm vào đó, trong tư tưởng người nông dân hiện nay còn xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như: Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa bình quân, cục bộ, ích kỉ, hẹp hòi, thực dụng chạy theo đồng tiền…, quan hệ giữa làng xóm với nhau thì có nguy cơ bị mai một, tâm lí cộng đồng làng xã đang có xu hướng bị phá vỡ… Để khắc phục những nhược điểm trên đồng thời phát huy mặt tích cực tôi xin trình bày một số giải pháp để góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung, tiến trình̀ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện nhà nói riêng như sau. I. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Trước hết tôi xin trình bày một cách ngắn gon về khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cho đến nay, có nhiều cách diễn đạt khác nhau về công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 1963, tổ chức phát triển chủ nghĩa của liên hiệp quốc (UNID) đã đưa ra định nghĩa: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều nghành ở trong nước với kĩ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có kỹ năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế và xã hội”. Đảng ta xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII: “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quản lý kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên nền văn minh xã hội. Cải biến kỹ thuật, tạo dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại (khía cạnh vật chất – kỹ thuật) và phát triển kinh tế thị trường (khía cạnh cơ chế, thể chế) là hai mặt của quá trình công nghiệp hoá duy nhất”. Mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, xây dựng một nền nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý. Nông thôn Việt Nam chiếm 80% dân số, 72% nguồn lao động xã hội, nhưng mới tạo ra khoảng 1/3 tổng sản phẩm quốc dân (1996). Do vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn không những là quan trọng, mà còn có ý nghĩa quy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTư tưởng của nông dân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và giải pháp khắc phục ở huyện Ninh Hoà hiện nay.doc
Tài liệu liên quan