Tính tích cực chính trị của Khổng Tử được thể hiện rõ trong mục đích
giáo dục. Trong đó, Ông dạy các học trò phải “học vì người” chứ không “học vì
mình”, tức là người học phải đem cái học của mình để phò vua, giúp nước, giúp
dân. Ngược lại, nếu có tài mà không đem ra làm quan tức là thiếu nghĩa quân
thần. Chính tư tưởng nhập thế, học để làm quan của Khổng Tử đã có ảnh hưởng
lớn tới tư tưởng giáo dục của Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác, trong đó
có Việt Nam.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4765 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ sung cho nhau.
Người đã làm quan thì cũng cần phải học thêm, còn người học thì nên làm quan.
1.2.1.2. Đối tượng giáo dục
BÙI HOÀNG THAO
Trang 5
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Xuất phát từ quan điểm bản tính con người là giống nhau, do tập quán,
thói quen sống mà làm cho bản tính khác nhau, chỉ có thông qua giáo dục mới
làm cho mọi người quay về với bản tính vốn có của mình, Khổng Tử đã đưa ra
tư tưởng hết sức tiến bộ, đó là: “Hữu giáo vô loại”. Mỗi học giả đều giải thích
theo cách hiểu riêng của mình nhưng chung quy lại đều thống nhất thừa nhận tư
tưởng của Khổng Tử là: mọi người đều được giáo dục không phân biệt giai cấp,
thiện ác, và được giáo dục là quyền lợi của tất cả mọi người.
Chính vì vậy, hạng người nào đến xin học Khổng Tử đều nhận dạy. Ông
nói: “Nếu có kẻ thô bỉ đến hỏi ta, dầu là kẻ tối tăm mờ mịt tới đâu, ta cũng đem
hai bề từ đầu chí đuôi mà dẫn giải cho thật tường tận mới nghe” (Hữu bỉ phu
vấn ư ngã, không không như giã, giã khấu kỳ lưỡng đoan, nhi kiệt yên). Thậm
chí Khổng Tử cũng sẵn sàng dạy cho cả những người ác nghịch, khó dạy.
Như vậy có thể nói, đối tượng giáo dục của Khổng Tử, một mặt, mang
tính chất bình đẳng và hết sức tiến bộ, nhưng mặt khác, nó không vượt qua được
hạn chế bởi tầm nhìn lịch sử và bởi tính chất hết sức nghiệt ngã của chế độ
phong kiến.
1.2.2. Nội dung giáo dục của Khổng Tử
Xuất phát từ quan niệm bản tính con người là ngay thẳng, là thiện; cũng
như quan niệm cho rằng nguyên nhân của “vương đạo suy vi, bá đạo nổi lên” là
ở con người. Do con người không có “đạo”, làm trái với “đạo”. “Đạo” mà
Khổng Tử nói đến ở đây thực chất là đạo đức của con người hay “đạo làm
người”. Con người không có “đạo” mới dẫn đến chuyện tranh giành quyền lực,
địa vị, đất đai, chém giết lẫn nhau làm cho kỷ cương phép tắc đảo lộn, làm cho
xã hội rối loạn. Để cho xã hội trở lại thanh bình, theo Khổng Tử phải làm cho
con người có “đạo”, làm theo “đạo”. Trong đó, nội dung giáo dục cốt lõi nhất,
quan trọng nhất là Nhân, Lễ và Chính danh định phận.
Nhân vốn là một phạm trù đạo đức của quý tộc chủ nô thời Ân, Thương,
bao gồm nhiều nội dung như việc tuân theo ông cha, yêu con người, làm lợi cho
đất nước, che chở cho dân,…nhưng những nội dung đó chưa trở thành một hệ
thống chặt chẽ mà là những nội dung riêng rẽ. Khổng Tử đã kế thừa tư tưởng
Nhân của người trước, đồng thời bổ sung cho Nhân những nội dung mới, biến
nó trở thành một hệ thống chặt chẽ, rộng lớn bao trùm tất thảy các phạm trì khác
như Trung thứ, Trí, Dũng, Nghĩa, Hiếu đễ, Khoan thứ,… và chứa đựng toàn bộ
tư tưởng của ông về đạo trị nước an dân, đạo làm người.
Nhân trong tư tưởng Khổng Tử đó là yêu người. Nhân còn có nghĩa là
Trung thứ. Tức là cái gì mà mình muốn làm thì cũng phải giúp người khác được
như vậy. Nhân còn bao gồm Hiếu đễ. Hiếu đễ là tiêu chuẩn trong gia đình. Hiếu
là tiêu chí của con cái đối với cha mẹ. Đễ là tiêu chí của người em đối với anh
chị và người lớn tuổi. Khổng Tử xem Hiếu đễ là cái gốc của nhân. Đức Nhân là
BÙI HOÀNG THAO
Trang 6
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
bậc thang giá trị cao nhất trong thang bậc đạo đức của con người. Theo Khổng
Tử, chỉ có người nhân mới có thể có được cuộc sống an vui lâu dài với lòng
nhân của mình và dẫu có ở vào hoàn cảnh nào, cũng có thể yên ổn, thanh thản.
Đối với lễ tế, Khổng Tử khẳng định lễ tế rất quan trọng đối với người quân tử,
nếu biết lễ tế thì việc cai trị thiên hạ hết sức dễ dàng, giống như bỏ một vật lên
tay mình: “Người nào biết ý nghĩa của cuộc tế lễ thì tri thiên hạ cũng như coi
bàn tay mình” (Bất tri giã tri kỳ thuyết giả chi ư thiên hạ giã, kỳ như thị chư tư
hồ. Chỉ kỳ chưởng). Do vậy, Khổng Tử dạy học trò phải có sự kính cẩn, nghiêm
túc, cẩn thận trong khi hành lễ. Nội dung quan trọng nhất của Lễ mà Khổng Tử
giáo dục học trò là pháp điển của chế độ phong kiến.
Ngay từ đầu, mục đích của Khổng Tử là biến xã hội từ “loạn thành trị”
cho nên việc giảng dạy Lễ của Khổng Tử cũng không nằm ngoài mục đích chính
trị mà ông theo đuổi. Khổng Tử giáo dục học trò cách thức và biện pháp để có
thể khôi phục và củng cố lễ chế nhà Chu. Khổng Tử là người đã đem lễ tiết nhà
Chu cải biến thành một phạm trù đạo đức được coi là mực thước cho các hành vi
của con người trong xã hội. Một nội dung quan trọng nữa trong tư tưởng giáo
dục của Khổng Tử là tư tưởng “Chính danh định phận”.
Bên cạnh việc giảng dạy đạo lý, đạo làm người, Khổng Tử còn dạy học
trò văn chương và lục nghệ. “Văn” là gồm thi, thư, lễ, nhạc, xuân thu; còn “Lục
nghệ” là nội dung chương trình các trường công lúc bấy giờ gồm sáu môn: lễ,
nhạc, xạ (bắn cung), ngự (đánh xe), thư (viết chữ), số (toán pháp).
Như vậy, trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, cùng với quan điểm về
vũ trụ và con người, học thuyết về luân lý, đạo đức, chính trị- xã hội là một
trong những vấn đề cốt lõi và là thể thống nhất gắn bó hữu cơ với nhau. Những
phạm trù đạo đức căn bản nhất trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử là nhân,
lễ, nghĩa,.. và một hệ thống quan điểm chính trị- xã hội như: nhân trị, chính
danh, quân tử, tiểu nhân,
1.2.3. Phương pháp giáo dục của Khổng Tử
Trong quá trình dạy học rất nhiều năm của mình, Khổng Tử đã sử dụng
rất nhiều phương pháp, nhưng trong phạm vi Tiểu luận, tác giả xin được nêu ra
một số phương pháp cơ bản như sau:
Phương pháp dạy tùy đối tượng: Đây chính là phương pháp sau này được
Nho giáo khát quát thành tư tưởng “Nhân tài thì giáo”, tức là căn cứ ào tài năng,
phẩm chất từng người để giáo dục. Đối tượng giáo dục của Khổng Tử rất khác
BÙI HOÀNG THAO
Trang 7
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
nhau: có người nhiều tuổi, người ít tuổi, có người giàu, có người nghèo, có
nhiều người có tính cách và xu hướng chính trị khác nhau.
Phương pháp kết hợp học với suy nghĩ: Trong quá trình dạy học, Khổng
Tử luôn khích lệ học trò tự suy nghĩ, người thầy chỉ giữ vai trò hướng dẫn. Có
như vậy học trò mới phát triển được: “Học mà chẳng suy nghĩ thì chẳng được
thông minh. Suy nghĩ mà chẳng chịu học thì lòng dạ không được yên ổn” (Học
nhi bất tư, tắc võng; tư nhi bất học, tắc đãi).
Phương pháp kết hợp học với tập: là phương pháp kết hợp học với việc
tập luyện, thực hành những điều đã học và đem tri thức đã học vận dụng vào
cuộc sống. Ông dạy học trò phải luôn luôn luyện tập và không được quên những
điều đã học được.
Phương pháp học kết hợp với hành: Khổng Tử yêu cầu học trò học phải
gắn với hành, tức là phải vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống.
Tri thức lý luận chỉ mới nếu ra những nguyên tắc định hướng còn thức hành mới
giúp cho người học đạt đạo.
Phương pháp nêu gương: Theo Khổng Tử, nhân cách của người thầy có
sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người học, người học nhìn vào tấm gương
người thầy mà tin rằng những điều thầy dạy là chân lý, là những điều tốt đẹp.
Cho nên, để trở thành tấm gương cho học trò thì người thầy phải là người phải
đi trước.
2.2. Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
Mặc dù tư tưởng giáo dục của Khổng Tử có ảnh hưởng lớn đối với sự
phát triển của Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác, những ảnh hưởng đó
không đơn thuần mang tính tích cực mà bên cạnh đó có những hạn chế.
Trước hết về mục đích giáo dục: như đã trình bày ở trên, mục đích giáo
dục bao trùm của Khổng Tử là nhằm đào tạo những con người phù hợp với địa
vị xã hội mà mình có, nghĩa là sống đúng với danh của mình. Nếu tầng lớp
thường dân được giáo dục để biết phục tùng người trên, thì người quân tử được
giáo dục để làm người cai trị. Trong đó, Khổng Tử ưu tiên cho mục đích đào tạo
lớp người cai trị.
Về đối tượng giáo dục: với tư tưởng “hữu giáo vô loài”, có thể nói, Khổng
Tử là người đầu tiên chủ trương “bình dân” trong giáo dục. Ông đã vượt qua
đẳng cấp, danh phận trong xã hội góp phần đưa sự nghiệp giáo dục con người
đến với mọi lớp người ở mọi phạm vi và trình độ. Ông đã phá vỡ đặc quyền của
tầng lớp quan lại, quý tộc làm cho giáo dục mang tính chất phổ cập bình dân.
Tuy nhiên, cũng còn nhiều điểm mâu thuẫn và hạn chế là, dù coi giáo dục
là bình đẳng giữa mọi người nhưng trong giáo dục Khổng Tử lại phân biệt từng
loại người khác nhau, từng trình độ khác nhau, đó là tư tưởng phân chia đẳng
BÙI HOÀNG THAO
Trang 8
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
cấp. Theo Khổng Tử, vị trí của phụ nữ là ở trong nhà và bếp núc, lo nuôi sống
và phục vụ gia đình. Đây cũng là hạn chế mang tính lịch sử trong tư tưởng giáo
dục của Khổng Tử. Với tư tưởng “hữu giáo vô loài”, Khổng Tử đã để lại trong
lịch sử nhân loại một quan niệm to lớn: mọi người đều có quyền được giáo dục
và xã hội cần giáo dục cho tất cả mọi người.
Về nội dung giáo dục: nội dung chủ yếu mà Khổng Tử muốn truyền dạy
cho mọi người là giáo dục “đạo làm người”. Trong bối cảnh hỗn loạn của thời kì
Xuân Thu- Chiến Quốc khi trật tự xã hội bị đảo lộn, đạo đức bị suy đồi, nhân
luân xáo trộn…thì việc Khổng Tử đưa ra nội dung giáo dục đạo đức cho con
người là hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn nhằm thiết lập sự ổn định của
xã hội. Khổng Tử coi trọng dạy luân lý, đạo đức cho con người, khiến con người
sống hoà thuận. Nội dung cơ bản trong giáo dục Khổng Tử còn chú trọng giáo
dục trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân đối với gia đình và xã hội, chú trọng đến
các giá trị tinh thần, danh dự, đạo đức và khí tiết.
Về phương pháp giáo dục: Nhìn chung, trong phương pháp giáo dục của
Khổng Tử chứa đựng rất nhiều điểm tích cực và tiến bộ. Chú trọng khơi dậy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học thông qua phương pháp thảo luận,
tranh luận giữa thầy và trò là ưu điểm nổi bật trong phương pháp dạy và học của
Khổng Tử. Điểm tiến bộ tiếp theo trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử là
phương pháp phân lớp các đối tượng trong quá trình dạy học nhằm trang bị kiến
thức phù hợp với khả năng của từng cá nhân để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tóm lại: Qua việc nhận thức những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự hình
thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, đặc biệt với việc đưa ra học thuyết tính
người - một trong những điểm xuất phát quan trọng để từ đó Khổng Tử đưa ra
các nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục từ mục đích, đối tượng cho đến nội
dung, phương pháp. Những nội dung chủ yếu trong tư tưởng về giáo dục Khổng
Tử đã vượt ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc cùng với học thuyết đức trị của ông đã
có ảnh hưởng sâu đậm đến Việt Nam trong suốt thời kì phong kiến cũng như
trong giai đoạn hiện nay.
BÙI HOÀNG THAO
Trang 9
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
CHƯƠNG II
Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ ĐỐI
VỚI VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Một số vấn đề về xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay
2.1.1. Quan điểm về con người mới của Đảng ta
Con người luôn là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của bất cứ xã
hội nào trong bất cứ thời đại nào. Đây là một yêu cầu khách quan của xã hội.
Bởi mỗi xã hội đều có những đặc điểm riêng, do vậy cần có những con người
phù hợp với những đặc điểm của nó. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ
nghĩa”. Đồng chí Lê Duẩn đã nói: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải chỉ
xây dựng một nền kinh tế mới, một xã hội mới mà còn xây dựng những con
người mới xã hội chủ nghĩa…”.
Vấn đề xây dựng con người mới được Đảng ta quan tâm ngay từ khi mới
giành được độc lập, và trong thời kỳ đổi mới nó được xem như là quốc sách
hàng đầu. Ngay từ Đại hội IV, Đảng ta đã chỉ ra rằng: con người mới là con
người có tư tưởng đúng và tình cảm đẹp, có tri thức, có thể lực để làm chủ xã
hội, làm chủ tự nhiên, làm chủ bản thân.
Tuy nhiên, con người mới mà chúng ta xây dựng trong thời kỳ này còn rất
nhiều phiến diện, tạo ra sự trì trệ, kìm hãm sự phát triển xã hội, ảnh hưởng đến
mục tiêu xây dựng con người mới. Chúng ta chỉ chú trọng tới yếu tố chính trị-
xã hội ít chú ý tới các giá trị kinh tế- vật chất; chỉ đề cao con người tập thể mà
quên mất con người cá nhân; chú trọng nhiều về mặt đạo đức mà quên mất mặt
tài năng; say sưa với những giá trị truyền thống mà thiếu đi những giá trị hiện
đại,…
Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa VIII đã tổng kết và chỉ
ra cụ thể mô hình con người Việt Nam trong thời kỳ mới. trong đó chúng ta có
thể xác định năm đức tính của con người mới: Đức tính thứ nhất: "Có tinh thần
yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có
ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân
thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội"; Đức tính thứ hai: "Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích
BÙI HOÀNG THAO
Trang 10
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
chung"; Đức tính thứ ba: "Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần
kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng
đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái"; Đức tính thứ tư: "Lao
động chăm chỉ vì lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo"; Đức tính thứ
năm: "Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết trình độ chuyên môn, trình độ
thẩm mỹ và thể lực".
Năm đức tính của con người mới đã kết hợp được những phẩm chất tốt
đẹp của truyền thống con người Việt Nam và những phẩm chất con người hiện
đại ngày nay, thể hiện được nét văn hóa tốt đẹp của con người mới Việt Nam
trong thời kỳ mới.
2.1.2. Sự cần thiết khách quan của việc xây dựng con người mới ở Việt
Nam hiện nay
Trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay, việc xây dựng con người mới trở thành đòi hỏi cấp bách mang tính khách
quan của toàn xã hội. Bởi vì: Thứ nhất, con người mới vừa là sản phẩm, vừa là
chủ thể của sự nghiệp đổi mới đất nước; Thứ hai, con người mới vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của quá trình đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, như Đảng ta chỉ rõ, là
tạo ra một xã hội, mà trong đó, con người được giải phóng, nhân dân lao động
làm chủ đất nước; có nền kinh tế phát triển cao và có nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc; mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, công bằng
xã hội và dân chủ được đảm bảo; có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Một
xã hội "ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, xã hội công bằng,
văn minh".
Trong bối cảnh khoa học- kỹ thuật phát triển như vũ bão và đang ngày
càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; lực lượng sản xuất đã mang tính
quốc tế hóa cao, đang chứng tỏ cho thế giới thấy trí tuệ con người là nguồn tài
nguyên quý nhất của quốc gia, điều này càng đặt ra vấn đề xây dựng con người
mới.
2.2. Sự cần thiết khách quan của việc kế thừa giá trị truyền thống trong
sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
V.I. Lênin đã từng nói: “Văn hóa vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó
BÙI HOÀNG THAO
Trang 11
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản, phát
minh ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những
kiến thức mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã
hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu".
Đảng ta nhiều lần khẳng định: “Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở
rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn
hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng
tự hào dân tộc, tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới,…”
Việc kế thừa truyền thống chúng ta cần phải có những phương pháp tiếp
thu một cách khoa học mới đem lại hiệu quả thực sự. Vậy những phương pháp
đó là gì?
Một là, phải kế thừa có phê phán văn hoá truyền thống, không bê nguyên
xi văn hoá truyền thống, mà cần có sự gạt bỏ, lọc bỏ, vượt qua những hạn chế
lịch sử của văn hoá truyền thống, nghĩa là chỉ tiếp thu những tinh hoa, những hạt
nhân hợp lý của nó để làm phong phú thêm nền văn hoá đương đại và phục vụ
tốt nhất cho mục tiêu phát triển.
Hai là, phải nâng cao những gì đã được kế thừa từ truyền thống lên ngang
tầm thời đại mới ở một trình độ mới, bằng cách bổ sung thêm những tư tưởng
mới, thổi thêm sinh khí của thời đại mới cho phù hợp với hoàn cảnh hiện đại và
mới tiếp tục phát huy tác dụng trong điều kiện mới.
Ba là, quá trình kế thừa văn hoá truyền thống phải gắn liền với sự phát
triển sáng tạo, trong đó kế thừa những yếu tố tích cực chính là tạo tiền đề, tạo
động lực cho sự phát triển và sáng tạo.
2.3. Những giá trị tích cực trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với
việc xây dựng con người mới ở Việt Nam.
Từ việc nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Khổng Tử ở phần trên, chúng ta
có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng con người mới ở
nước ta hiện nay.
Thứ nhất, xây dựng một mẫu người lý tưởng làm nòng cốt cho xã hội.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu:
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh chúng ta rất cần phải
xây dựng những con người mới, những con người xã hội chủ nghĩa có đủ năng
BÙI HOÀNG THAO
Trang 12
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
lực và phẩm chất để thực hiện thành công sự nghiệp cao cả đó. Con người mới
chúng ta cần xây dựng, trước hết và quan trọng, là đội ngũ cán bộ- một trong
những nhân tố thúc đấy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, vai trò
của người cán bộ lại càng lớn lao. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp
hành Trung ương khoá VIII "Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" đã khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và
chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng".
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, đội ngũ cán bộ đã chưa đáp ứng được
nhiệm vụ của cách mạng trong tình hình mới, đã bộc lộ nhiều khuyết điểm và
yếu kém. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa (VIII)
về chiến lược cán bộ khẳng định: “Đội ngũ cán bộ hiện nay, cả về chất lượng, số
lượng và cơ cấu đều có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Sự “chưa ngang tầm” của đội ngũ cán bộ không chỉ ở
sự yếu kém về mặt năng lực lãnh đạo, quản lý, mà nặng nề hơn là sự tha hóa về
mặt đạo đức. Rõ ràng, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay đang là yêu cầu
hết sức bức thiết.
Như vậy, có thể thấy tư tưởng giáo dục và đào tạo người quân tử- người
quản lý xã hội của Khổng Tử thực sự còn nhiều ý nghĩa trong xã hội ta hiện nay.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát
triển những chuẩn mực đạo đức đó trở thành những chuẩn mực cho đội ngũ cán
bộ trong giai đoạn cách mạng mới. Theo Chủ tịnh Hồ Chí Minh, đạo đức cách
mạng là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.
Thứ hai, trong xây dựng con người mới phải lấy đạo đức làm gốc.
Tiếp thu tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan
niệm, đạo đức là cái gốc của con người. Đạo đức người cách mạng hiện nay là
cần, kiệm, liêm, chính. Người nói: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất
có 4 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có 4 đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời; thiếu một phương, thì không thành đất;
thiếu một đức thì không thành người”.
BÙI HOÀNG THAO
Trang 13
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Tệ sùng
bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống
thực dụng, cá nhân vị kỷ… đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình,
quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp”.
Cùng với việc đề cao nhân tố đạo đức trong giáo dục con người, coi đó
như là một phương thức hữu hiệu để bình ổn và phát triển xã hội, Khổng Tử còn
để lại cho chúng ta nhiều tư tưởng có giá trị trong nội dung đạo đức của ông.
Bác Hồ từng nói: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng
đạo đức cá nhân”. Trước thực trạng suy thoái đạo đức như hiện nay, việc kế thừa
những nội dung đạo đức tích cực của Khổng Tử sẽ góp phần không nhỏ vào việc
giáo dục và nâng cao đạo đức con người.
Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường đã thể hiện tính năng động,
ưu việt của mình so với nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Điều đáng
mừng là tinh thần nhân ái vẫn tiếp tục được nhân dân kế thừa, phát huy và nâng
lên một tầm cao mới trong xây dựng lối sống của mình. Truyền thống thương
người, cởi mở, khoan dung, thấm nhuần tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự
chiến thắng của cái chính nghĩa, cái đẹp trức cái phi nghĩa, cái xấu, sẵn sàng cưu
mang những ai gặp hoạn nạn, khó khăn, bất hạnh đã được nhân dân ta phát huy
trong thời kỳ đổi mới. Chúng ta có thể thấy có rất nhiều phong trào và hành
động nhân ái như phong trào “uống nước nhớ nguồn”, “Xây dựng nhà tình
thương, nhà tình nghĩa”, “áo lụa tặng bà”, “Tấm chăn nghĩa tình ấm lòng mẹ”,
“Phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng”, “Gây quỹ vì người nghèo”, “Nối
vòng tay lớn”,…
Vấn đề tu thân là vấn đề hàng đầu trong tư tưởng giáo dục đạo đức của
Khổng Tử. Ông cho rằng nhân cách, đạo đức con người không phụ thuộc vào
tính trời cho, mà được quyết định bởi công rèn luyện, tu dưỡng của chính con
người. Muốn trở thành chữ "NGƯỜI" đòi hỏi mọi người trong xã hội, bất kỳ ở
danh vị nào cũng phải tu thân.
Sự nghiệp xây dựng con người mới là một sự nghiệp vô cùng khó khăn và
lâu dài, đòi hỏi sự góp sức của toàn xã hội, nhưng cái quyết định sự thành công
lại là ở chính sự nỗ lực của bản thân mỗi người. Nhất là những người cán bộ-
BÙI HOÀNG THAO
Trang 14
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
công bộc của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “chúng ta
làm cách mạng nhằm mục đích cải tạo thế giới, cải tạo xã hội. Muốn cải tạo thế
giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải tự cải tạo bản thân chúng ta”.
Tuy nhiên, việc kế thừa tư tưởng tu thân của Khổng Tử cũng cần có sự
chọn lọc, bổ sung và phát triển cho phù hợp với giai đoạn mới. Hạn chế lớn nhất
trong tư tưởng tu thân của Khổng Tử là chỉ tu thân về mặt đạo đức, về mặt đối
nhân xử thế mà không có tu thân về mặt tri thức khoa học, kỹ thuật, về mặt ý
thức như Giáo sư Nguyễn Khắc Viện nhận xét: “Đồng ý tiến tu thân, tự mình
phải xét mình, nhưng không phải như nhà nho ngừng ở bình diện đối xử với
người khác, mà còn phải đi sâu vào thâm tâm, vào cái vô thức của mình phần
nào, kiểu phân tâm hay thiền”.
Tính tích cực chính trị
Tính tích cực chính trị của Khổng Tử được thể hiện rõ trong mục đích
giáo dục. Trong đó, Ông dạy các học trò phải “học vì người” chứ không “học vì
mình”, tức là người học phải đem cái học của mình để phò vua, giúp nước, giúp
dân. Ngược lại, nếu có tài mà không đem ra làm quan tức là thiếu nghĩa quân
thần. Chính tư tưởng nhập thế, học để làm quan của Khổng Tử đã có ảnh hưởng
lớn tới tư tưởng giáo dục của Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác, trong đó
có Việt Nam.
Bên cạnh sự thoái hóa của không ít cán bộ, đảng viên, thì sự suy đồi về
đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh niên cũng đang trở thành nỗi lo. Do đó,
để xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa, cũng như thực hiện
thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, đòi hỏi chúng ta phải tăng cường giáo dục
lý tưởng chính trị đúng đắn.
Đề cao vai trò của gia đình và giáo dục gia đình
Trong những cơ sở hình thành tư tưởng Nhân của Khổng Tử, thì Hiếu, Đễ
là một trong những cơ sở rất quan trọng. Hiếu, Đễ là những chuẩn mực đạo đức
trong gia đình. Chính vì vậy, Khổng Tử rất coi trọng mối quan hệ trong gia đình
đối với việc làm hình thành đạo đức con người. Khổng Tử cho rằng mọi người
trong xã hội đều bị trói buộc bởi 5 mối quan hệ (ngũ luân): Vua- tôi, cha- con,
chồng- vợ, anh- em, bạn- bè. Năm mối quan hệ này phản ánh hai mặt của cuộc
sống hiện thực đó là quan hệ trọng gia đình và quan hệ ngoài xã hội. Trong năm
BÙI HOÀNG THAO
Trang 15
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
mối quan hệ đó, Khổng Tử đề cập đến 3 mối quan hệ trong gia đình (cha- con,
chồng- vợ, anh- em). Đạo đức Khổng Tử chính là những chuẩn mực trong đối
nhân xử thế giữa người với người, mà trước hết là từ trong gia đình rồi tới xã
hội. Xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững là nền tảng cho sự ổn định xã hội,
tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc, là nơi phòng chống có
hiệu quả nhất mọi tệ nạn xã hội đang làm phương hại đời sống tinh thần của con
người.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong công cuộc
đổi mới và sự thay đổi tiến bộ của con người cũng như gia đình Việt Nam, thì
trong thời gian qua, gia đình Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề mới và
thách thức mới không dễ vượt qua. Đó là tỷ lệ ly hôn tăng cao và tỷ lệ trẻ em vi
phạm pháp luật ngày càng tăng. Đây là hậu quả của nhiều biến đổi tiêu cực khác
trong gia đình. Có 4 nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ly hôn tăng là do mâu thuẫn về
lối sống; do ngoại tình, do kinh tế, do bạo hành gia đình.
Như vậy, cùng với tư tưởng lấy đạo đức làm gốc, Khổng Tử còn để lại
cho chúng ta nhiều bài học giá trị về phương pháp tu dưỡng, rèn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu tuong gd cua KT.docx
- tu tuong gd cua KT.pdf