MỤC LỤC Trang
I. TÍNH TẤT YẾU CỦA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 2
II. ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 3
1. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội
2. Bản chất và đặc trưng tổng quát của Chủ nghĩa xã hội
a. Đặc trưng cơ bản của CNXH trong chủ nghĩa Mác-Lênin
b. Đặc trưng cơ bản của CNXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh
III. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 6
1.Mục tiêu
2.Động lực
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 48767 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
&
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Môn: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Giáo viên: NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
Nhóm 3
Huế, 2011
MỤC LỤC Trang
I. TÍNH TẤT YẾU CỦA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 2
II. ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 3
1. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội
2. Bản chất và đặc trưng tổng quát của Chủ nghĩa xã hội
a. Đặc trưng cơ bản của CNXH trong chủ nghĩa Mác-Lênin
b. Đặc trưng cơ bản của CNXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh
III. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 6
1.Mục tiêu
2.Động lực
Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH Về Chủ Nghĩa Xã Hội
I/Tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam
Đến với ánh sáng Cách mạng tháng Mười, Hồ Chí Minh không chỉ tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, mà còn tìm thấy phương hướng đi tới của cuộc cách mạng sau khi đã giành được độc lập dân tộc, đó chính là mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cập, giải phóng xá hội, giải phóng con người. Hồ Chí Minh khằng định: “Con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội của các dân tộc là con đường chung của thời đại, của lịch sử, không ai ngăn cản nổi”. Do đó, nước ta cũng tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội. Khẳng định tính tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ những luận chứng sau:
Thứ nhất: Đó là quy luật phát triển chung của lịch sử xã hội loài người mà các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã khám phá, khái quát thành học thuyết hình thái kinh tế - xã hội.
Thứ hai: Việc khẳng định Việt Nam tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng HCM không chỉ dựa trên cơ sở tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, mà còn bằng việc tiếp cận, đối chứng so sánh thực tiễn các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại với Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga 1917.
Tác phẩm “ Đường cách mệnh” (1927), Người đã chỉ ra bản chất các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại như: Cách mạng Mỹ 1776, cách mạng Pháp 1789,…là những cuộc các mạng không triệt để, không thể đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động. “ Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai”.
Hồ Chí Minh nhận thấy Cách mạng XHCN tháng Mười Nga là cuộc cách mạng khác hẳn về bản chất so với cách mạng tư sản. Người đánh giá: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật…”
Thứ ba: Băn khoăn trước thực tế các dân tộc châu Á có những đặc điểm khác châu Âu, Hồ Chí Minh đặt câu hỏi: “Chế độ cộng sản có áp dụng được ở châu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng không? Đây là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm hiện nay”
II/Đặc trưng của CNXH ở Việt Nam:
1/ Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về CNXH:
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Mác – Lênin từ lập trường một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Người tiếp thu quan điểm của những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời có sự bổ sung cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc. Người đã tìm thấy trong học thuyết khoa học và cách mạng của Mác con đường chân chính giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng loài người. Người đã viết: “…chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới”.
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức. Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nó đảm bảo cho sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội. Giai cấp công nhân chẳng những đấu tranh để tự giải phóng cho cả loài người khỏi áp bức, bóc lột. Lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của nhân dân là thống nhất. Người viết: Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh từ bỏ chủ nghĩa cá nhân”. Người lên án mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, một kẻ địch hung ác của CNXH, và kêu gọi phải tiêu diệt nó, nhưng người không hề phủ nhận cá nhân, trái lại rất chăm lo đến nhu cấu và lợi ích của cá nhân, đề cao năng lực và phẩm chất của mỗi cá nhân.. Như vậy, đối với Hồ Chí Minh, đạo đức cao cả nhất là đạo đức cách mạng, đạo đức giải phóng dân tộc, giải phóng loài người. Chủ nghĩa xã hội vì vậy cũng là giai đoạn phát triển mới của đạo đức.
Hố Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ truyền thống lịch sử, văn hoá và con người Việt Nam. Văn hoá Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, có truyền thống trọng dân, khoan dung, hoà mục để hoà đồng. Văn hoá Việt Nam là văn hoá trọng trí thức, hiền tài. Con người Việt Nam có tâm hồn trong sang, giàu long vị tha, yêu thương đồng loại, kết hợp được cái chung với cái riêng, gia đình với Tổ quốc, dân tộc và nhân loại…Chính những truyền thống tốt đẹp của văn hoá và con người Việt Nam là một trong những cơ sở dẫn dắt Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội.
2/ Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội:
a/ Đặc trưng cơ bản của CNXH trong chủ nghĩa Mác – Lênin:
Xoá bỏ từng bước chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ sở hữu công cộng để giải phóng cho sức sản xuất xã hội phát triển.
Có một nền đại công nghiệp cơ khí với trình độ khoa học và công nghệ hiện đại có khả năng cải tạo nông nghiệp, tạo ra năng suất lao động cao hơn CNTB.
Thực hiện sản xuất có kế hoạch, tiến tới xoá bỏ sản xuất hàng hoá trao đổi tiền tệ.
Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, thể hiện sự công bằng và bình đẳng về lao động và hưởng thụ.
Khắc phục dần sự khác biệt giữa các giai cấp, giữa nông thôn và thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, tiền tới một xã hội tương đối thuần nhất về giai cấp.
Giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, nâng cao trình độ tư tưởng và văn hoá cho nhân dân, tạo điều kiện cho con người tận lực phát triển mọi khả năng sẵn có của mình….
Những đặc trưng cơ bản nói trên của CNXH là những phán đoán khoa học đã được Mác và Ăngghen nêu lên trên cơ sở phân tích những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội ở các nước TBCN Tây Âu phát triển nhất vào cuối thế kỷ XIX. Dù sao, các ông cũng mới chỉ vạch ra những phương hướng phát triển chủ yếu của CNXH nhằm khẳng định tính ưu việt của nó so với CNTB. Nhiệm vụ của những người macxit là phải dựa vào tư tưởng của các ông về những đặc trưng cơ bản nhất của CNXH để bổ sung và phát triển nó trong những điều kiện lịch sử mới.
b/ Đặc trưng cơ bản của CNXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
Thống nhất với tư tưởng các bậc thầy của giai cấp vô sản thế giới, Hồ Chí Minh trong thực tiễn chỉ đạo công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH trên miền Bắc nước ta, ở những thời điểm khác nhau, đã nêu lên quan niệm của mình về những đặc trưng cơ bản nhất của CNXH.
Trả lời câu hỏi: “Chủ nghĩa xã hội là gì?” Người diễn giải tóm tắt, mộc mạc, CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Người nhấn mạnh mục tiêu của CNXH là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
“Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng,..làm của chung” (về chế độ sở hữu công cộng)
“Chủ nghĩa xã hội là một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng” (về xoá bó chế độ bóc lột, về nguyên tắc công bằng, bình đẳng trong lao động và hưởng thụ).
“Chủ nghĩa xã hội gắn liền với sự phát triển khoa học và kỹ thuật, với sự phát triển văn hoá của nhân dân”.”…chỉ ở trong chế độ XHCN thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình” (về phát triển văn hoá và con người).
“Chủ nghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân tự mình xây dựng nên”. “Đó là công trình tập thể của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng” (về động lực con người và vai trò lãnh đạo của Đảng).
“…chế độ XHCN và CSCN là chế độ do nhân dân lao động làm chủ”. “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân làm chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đầy tớ cho dân” (về quyền làm chủ của nhân dân, dân làm chủ, cán bộ là đầy tớ).
Từ những lời phát biểu ngắn gon, giản dị, mộc mạc trên của Người có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và con người
CNXH là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
CNXH có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức, do ĐCS lãnh đạo.
Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ nước nhà. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chết độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh coi nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.
CNXH là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển khoa học – kỹ thuật.
Đó là xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản xuất luôn luôn pát triển với nền tảng phát triển khoa hoc – kỹ thuật, ững dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học – kỹ thuật của nhân loại.
CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức.
Trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất, tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẳn có của mình.
CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý:
Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng; các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi.
CNXH là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cái mới và sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về bản chất của chủ nghĩa xã hội là phát hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa từ sự chung đúc tất cả những lý tưởng về giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Đồng thời, Người còn phát hiện một điểm rất quan trọng là, muốn đạt tới lý tưởng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải thường xuyên chống lại chủ nghĩa cá nhân. Đối với Người, chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các cá nhân. Như vậy, đây là cách tiếp cận mới mà Người đã làm phong phú thêm hướng tiếp cận về chủ nghĩa xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã làm sáng tỏ bản chất chủ nghĩa xã hội từ những kiến giải về kinh tế, chính trị và xã hội. Ngoài những kiến giải ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhìn nhận bản chất chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức, văn hóa. Theo Người, chủ nghĩa xã hội đối lập, xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, nhưng không hề phủ nhận cá nhân; trái lại, tôn trọng cá nhân, phát triển mọi năng lực cá nhân vì sự phát triển xã hội và hạnh phúc của con người nói chung. Đây là chiều sâu trong tư duy biện chứng, trong nhãn quan văn hóa, đạo đức của Người.
Tóm lại, quan niệm của Hồ Chí Minh về CNXH là một quan niệm khoa học, hoàn chỉnh, hệ thống, dựa trên hoạ thuyết hính thái kinh tế - xã hội của Mác, đồng thởi có bổ sung them một sớ đặc trưng khác phản ánh truyền thống, đặc điểm của Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, đạo đức và văn minh, một chế độ xã hội ưu việt nhất trong lịch sử, một xã hội tự do và nhân đạo, phản ánh được khát vọng tha thiết của loài người. Người nói: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì”. Vì vậy, để giữ vững được độc lập, tự chủ, để đảm bảo cho nhân dân cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, chúng ta không còn con đường nào khác là phải tiến lên chủ nghĩa xã hội.
III/Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của CNXH ở Việt Nam:
1/ Mục tiêu:
Bản chất và mục tiêu của CNXH có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những đặc trưng bản chất của CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh sau khi được nhận thức đều trở thành những mục tiêu cơ bản cần đạt tới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện CNXH ở Việt Nam.
Mục tiêu chính trị: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Người nói: “Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Trong Nhà nước đó, mọi người công dân đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước, có quyền kiểm soát đối với đại biểu của mình, “có quyền bãi nhiễm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”.Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, dó đó Người đòi hỏi: “Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tính tích cực và sức sang tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc Nhà nước, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
+ Trong Nhà nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân thì chính phủ là gì? Người trả lời: “Là đày tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ…Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. Vì vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi người cầm quyền phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải “sửa đổi lối làm việc”, chống tham ô, lãng phí, quan liêu,…
+ Mặt khác, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa quyền làm chủ với nghĩa vụ và tính năng động của người làm chủ: “Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà…Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ”. Mọi người công dân trong xã hội đều có nghiữa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đồng thời có nghĩa vụ học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để “xứng đáng vai trò của người chủ”.
Mục tiêu kinh tế: Theo Hồ Chí minh, chế độ chính trị của CNXH chỉ được đảm bảo và đứng vững trên cơ sở một nên kinh tế vững mạnh. Nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế XHCN với công – nông nghiệp hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo CNTB được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.
+ Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải được tạo lập trên cơ sở chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, ở thời kỳ quá độ, nên kinh tế đó còn tồn tại bốn hình thức sở hữu chính:
Sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân.
Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
Sở hữu của người lao động riêng lẻ.
Một ít tư liệu san xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản
Trong đó “kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên”.
+ Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng chủ nghĩa tư bản khi nó tạo ra được một nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của sức sản xuất, của khoa học và công nghệ. Kônh có một nền công nghiệp hiện đại thì không thể có chủ nghĩa xã hội. Đối với các nước lạc hậu, chưa trải qua chế độ tư bản thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quy luật tất yếu và phổ biến, đến nay vẫn hoàn toàn đúng với tình hình nước ta, tuy công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời đại hiện nay được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau.
Mục tiêu văn hoá – xã hội: là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về mặt qiải phóng con người trước hết khỏi mọi áp bức bóc lột. Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của tư tưởng, văn hoá, đạo đức, lối sống,…Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, văn hoá – tư tưởng không phụ thuộc một cách máy móc vào điều kiện sinh hoạt vật chất, vào mức sống, mà có khi cách mạng tư tưởng - văn hoá phải đi trước một bước để dọn đường cho cách mạng công nghiệp. Trả lời câu hỏi của phóng viên bào Luymanite (Pháp) về nhân tố nào sẽ biến nước Việt Nam lạc hậu thành một nước tiên tiền, Hồ Chí Minh đã nói: “có lẽ cần phải để lên hành đầu những cố gắng của chúng tôi nhằm phát triển văn hoá. Chủ nghĩa thực dân đã kìm hãm nhân dân chúng tôi trong vòng ngu muội để chúng dễ áp bức.
Nền văn hoá mà Đảng ta và Hồ Chí minh chủ trương xây dựng là một nền văn hoá “lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”, “để phục vụ sự nghiệp cách mạng XHCN thì văn hoá phải XHCN về nội dung và dân tộc về hình thức”, kết hợp với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.
Xã hội mà chúng ta xây dựng là một xã hội công bằng, dân chủ, có quan hệ tốt đẹp giữa người với người, các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện, đạo đức – lối sống xã hội phát triển lành mạnh. “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dận, do nhân dân xây dựng lấy. Nếu không cáo con người thiết tha với lý tưởng xã hôi chủ nghĩa thì không có chủ nghĩa xã hội được. Vì vậy, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu mục tiêu xây dựng con người.
2. Động lực:
Để hoàn thành những mục tiêu của CNXH, điều quan trọng theo Hồ Chí Minh là phải nhận thức, vận dụng và phát huy tất cả động lực của CNXH. Bên cạnh phát huy động lực phải biết triệt tiêu những trở lực.
Động lực bên trong:
Động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công – nông – trí thức: Hồ Chí Minh đã nhận thấy ở động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân (sức mạnh cá thể) với xã hội (sức mạnh cộng đồng). Theo Người, động lực quan trọng và quyết định của xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là nhân tố con người. Do đó, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa.
Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng, sức lao động sáng tạo của nhân dân, đó là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của CNXH. Người luôn luôn xây đắp khối đoàn kết dân tộc và nhấn mạnh: đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh vô địch.
Coi trọng động lực kinh tế : phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất. Người sớm chủ trương áp dụng "Tân kinh tế chính sách" (Chính sách kinh tế mới) của V.Lê-nin khi Người khởi thảo Điều lệ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Như vậy, dự cảm và trù tính về tương lai của Người thực sự là sáng suốt và chuẩn xác.
Quan tâm tới văn hoá, khoa học giáo dục, coi đó là động lực tinh thần không thể thiếu đối với CNXH. Nhận thấy rõ vai trò ngày càng tăng của văn hóa trong sự phát triển, Người cho rằng, văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi; phải xúc tiến công tác đào tạo con người mới và cán bộ mới. Đó là nguồn vốn, là của cải quý báu nhất của quốc gia
Động lực bên ngoài:
Kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, phải sử dụng tốt những thành quá khoa học – kỹ thuật thế giới…
Ngăn cản trở lực:
Phải đấu tranh chống chú nghĩa cá nhân, căn bệnh mẹ đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm. Nguời nhấn mạnh: Chủ nghĩa cá nhân là kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Nguời cách mạng phải tiêu diệt nó.
Phải đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu, “bạn đồng minh của thực dân phong kiến”, vì “Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”.
Phải chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật.vì những hành động ấy “làm giảm sút uy tính và ngăn trở sự nghiệp của Đảng, ngăn trở bước tiến của cách mạng”.
Phải chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập cái mới…đó cũng là những trở lực đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong hệ thống các động lực của chủ nghĩa xã hội, ngoài những nội dung nói trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nói nhiều đến vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực cơ chế, chính sách của Nhà nước cùng vai trò của các tổ chức thành viên khác trong hệ thống chính trị,…
KẾT LUẬN
Những thành tựu quan trọng mà nhân dân ta đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là trong hơn 20 năm đổi mới, là một thực tế không ai có thể phủ nhận được. Con đường đi tới của cách mạng nước ta đang có nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít thách thức, khó khăn, nhất là sau khi nước ta gia nhập WTO. Chúng ta tin tưởng rằng, dưới sánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, với sự kiên định mục tiêu, lý tưởng và đạo đức xã hội chủ nghĩa cùng sự lãnh đạo sáng tạo, đúng đắn của Đảng, nhân dân ta sẽ từng bước thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.doc