Mục lục
Trang
Lời nói đầu 2
Chương I. Lý luận chung về con người 3
1.Quan điểm của các nhà triết học trước Mác về con người 3
2.Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người 5
2.1.Con người là một thực thể sinh học xã hội 5
2.2.Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội 5
2.3. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội 7
2.4. Quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ 9
Chương II. Vai trò của con người 10
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vai trò của con người 10
2. Vai trò của con người Việt Nam hiện nay 12
2.1. Mặt tích cực của con người Việt Nam 15
2.2. Hạn chế của con người Việt Nam 16
2.3. Giải pháp phát triển con người Việt Nam trong thời đại mới 17
2.3.1. Khai thác hợp lý và có hiệu quả nguồn lực con người 17
2.3.2. Đào tạo trước đòi hỏi của kinh tế tri thức 18
2.3.3. Cải cách giáo dục để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 20
Kết luận 22
Tài liệu tham khảo 24
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17740 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vai trò của con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một trong những biện pháp mạnh mẽ để cải biến xã hội.
1. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcova, 1978, t.45, tr. 110-111
2. C.Mác và Ph. ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr.29
Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất là yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội mà hơn nữa, con người còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử. Thông qua hoạt động sản xuất vật chật con người sáng tạo ra lịch sử của mình, lịch sử 7của xã hội loài ngoài. Từ đó quan niệm đó Mác khẳng định sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội có ý nghĩa là sự phát triển phong phú bản chất con người, coi như là một mục đích tự thân. Bởi vậy theo Mác ý nghĩa lịch sử mục đích cao cả của sự phát triển xã hội là phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá con người, giải phóng con người, loại trừ ra khỏi cuộc sống con người để con người được sống với cuộc sống đích thực. Và bước quan trọng nhất trên con đường đó là giải phóng con người về mặt xã hội.
2.3. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
Con người tồn tại qua những cá nhân người, mỗi cá nhân người là một chỉnh thể đơn nhất gồm một hệ thống những đặc điểm cụ thể không lặp lại, khác biệt với những cá nhân khác về cơ chế, tâm lý, trình độ…
Xã hội bao giờ cũng do các cá nhân hợp thành. Những cá nhân này sống và hoạt động trong những nhóm cộng đồng, tập đoàn xã hội khác nhau do điều kiện lịch sử quy định. Trong mối quan hệ với giống loài, tức là trong mối quan hệ với xã hội, cá nhân biểu hiện ra với tư cách sau:
- Cá nhân là phương thức tồn tại của giống loài "người". Không có con người nói chung, loài người nói chung tồn tại cảm tính.
- Cá nhân là cá thể người riêng rẽ, là phần tử tạo thành cộng đồng xã hội, là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách.
- Cá nhân được hình thành và phát triển chỉ trong quan hệ xã hội. Nhưng xã hội thay đổi theo tiến trình lịch sử cá nhân là một hiện tượng có tính lịch sử. Mỗi thời kỳ lịch sử có một "kiểu xã hội của cá nhân" mang tính định hướng về thế giới quan, phương pháp luận cho hoạt động của con người trong thời kỳ lịch sử cụ thể đó.
Nếu như cá nhân là khái niệm phân biệt sự khác nhau giữa cá thể với giống loài, sự khác biệt biểu hiện ra bên ngoài của cá nhân này với cá nhân khác thì nhân cách là khái niệm để chỉ sự khác biệt những yếu tố bên trong riêng biệt với toàn bộ hoạt động sống của nó, của cá nhân này với cá nhân khác. Nhân cách là nội dung, trạng thái, tính chất, xu hướng bên trong riêng biệt của mỗi cá nhân. Đó là thế giới của "cái tôi" do tác động tổng hợp của các yếu tố cơ thể và xã hội riêng biệt tạo nên. Mỗi cá nhân "dấn thân" vào cuọc sống, tiếp thu và chuyển những giá trị văn hoá của xã hội vào bên trong mình, thực hiện quá trình so sánh lọc bỏ, tự đánh giá, tự tạo nên thế giới riêng của mình. Đâylà quá trình kép, xã hội hoá cá nhân và cá nhân hoá xã hội, cá nhân xã họi và cá nhân nhân cách là thống nhất. Với nhân cách riêng, mỗi cá nhân có khả năng ý thức về mình, làm chủ cuộc sống của mình, tự lựa chọn chức năng, niềm vui và trách nhiệm hoạt động cụ thể trong xã hội.
Vấn đề cá nhân, nhân cách không giải quyết một cách khoa học nếu không có phương hướng triết học rõ ràng giải quyết mối quan hệ cá nhân và xã hội. Mối quan hệ này được giải quyết liên tiếp thông qua tập thể cơ sở. Nó tạo thành một bộ phận hết sức quan trọng của một cơ thể xã hội hoàn chỉnh. Cá nhân có nhân cách gia nhập vào tập thể như là bộ phận của cái toàn thể, thể hiện bản sắc của mình thông qua hoạt động tập thể, nhưng không "hoà tan" vào tập thể. Đây là mối quan hệ biện chứng bao hàm mẫu thuẫn cá nhân và tập thể. Tuỳ theo tính chất và khả năng giải quyết những mâu thuẫn đó mà mối quan hệ này có thể duy trì phát triển hoặc tan rã.
Mối quan hệ cá nhân và xã hội là mối quan hệ biện chứng, tác động nhau, trong đó xã hội giữ vai trò quyết định. Nền tảng của quan hệ này là quan hệ lợi ích. Thực chất của việc tổ chức trật tự xã hội là sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho khách thác được cao nhất khả năng của mỗi thành viên vào các quá trình kinh tế, xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển lên trình độ cao hơn. Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện. Cá nhân không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể của sự phát triển xã hội, của hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội khác. Với tư cách là chủ thể của lịch sử, cá nhân hành động không phải riêng rẽ mà với tư cách là một bộ phận của tập thể xã hội (gia đình, giai cấp, dân tộc, nhân dân). Nhân dân là cộng đồng lớn nhất, trong đó cá nhân hành động như chủ thể lịch sử. Cá nhân chỉ được hình thành phát triển trong xã hội, trong tập thể. Sự tác động cá nhân và xã hội mang hình thức đặc thù tuỳ thuộc vào các chế độ xã hội và trình độ văn minh khác nhau.
2.4. Quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ
Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ là quan hệ biện chứng. Tính biện chứng của mối quan hệ trên biểu hiện:
Thứ nhất, tính thống nhất giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ. Không có phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, không có các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội của đông đảo quần chúng nhân dân, thì cũng không thể xuất hiện lãnh tụ. Những các nhân ưu tú, những lãnh tụ kiệt xuất là sản phẩm của thời đại, vì vậy, họ sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của phong trào quần chúng.
Thứ hai, quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất trong mục đích và lợi ích của mình. Sự thống nhất về các mục tiêu của cách mạng, của hành động cách mạng giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ do chính quan hệ lợi ích quy định. Lợi ích biểu hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau: lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích văn hoá…Quan hệ lợi ích là cầu nối liền, là nội lực để liên kết các cá nhân cũng như quần chúng nhân dân và lãnh tụ với nhau thành một khối thống nhất về ý chí và hành động. Lợi ích đó vânj đọng phát triển tuỳ thuộc vào thời đại, vào điẹa vị lịch sử của giai cấp cầm quyền mà lãnh tụ là đại biểu, phụ thuộc vào khả năng nhận thức và vận dụng đeer giải quyết mối quan hệ giữa các cá nhân, các giai cấp và tầng lớp xã hội. Từ đó, có thể thấy rằng, mức độ thống nhất về lợi ích là cơ sở quy định sự thống nhất về nhận thức và hành động giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử.
Thứ ba, sự khác biệt giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ biểu hiện trong vai trò khác nhau của sự tác động đến lịch sử. Tuy cùng đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, nhưng quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự phát triển, còn lãnh tụ là người định hướng, dẫn dắt phong trào, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.
Bởi vậy, quan hệ giữa quần chúng nhân dân và vĩ nhân lãnh tụ là biện chứng, vừa thống nhất vừa khác biệt.
Chương II. Vai trò của con người
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vai trò của con người
- Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, lịch sử là do quần chúng nhân dân sáng tạo ra, chứ không phải do vài ba cá nhân anh hùng nào, vì vậy chúng ta phải yêu dân, quý dân, trọng dân, vì “có dân là có tất cả”. Người nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Do đó, “trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”.
Từ đó, ta thấy nổi lên ở Hồ Chí Minh một tấm lòng yêu thương vô hạn đối với con người, một niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và phẩm giá con người, một ý chí kiên quyết đấu tranh để giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, đói nghèo, lạc hậu. Cũng có thể coi đó là những nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr.114
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr.115
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người hoàn toàn xa lạ với các quan điểm xem con người như là công cụ, như là phương tiện. Mọi chính sách tăng trưởng kinh té, phát triển văn hoá của Hồ Chí Minh đều hướng tới con ngươiì. Người nói :”Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân để làm lợi cho dân”, “dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân”, “chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy”. Qua đó, có thể thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người-mục tiêu và con người-động lực là thống nhất, vì dân và do dân là thống nhất. Để phát huy vai trò động lực của con người, Hồ Chí Minh đã đề cập đến một hệ thống nội dung và biện pháp (vật chất và tinh thần) nhằm tác động vào cái động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người đồng thời, cũng chỉ ra những nội dung và biện pháp làm triệt tiêu các trở lực nhằm thúc đẩy sự phát triển theo hướng tiến bộ. Trong hệ thống các động lực chính trị-tinh thần, Hồ Chí Minh chú trọng trước hết dến giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng…đồng thời không coi nhẹ vai trò tác động của các nhân tố tinh thần khác, như văn hoá, khoa học, pháp luật…đặc biệt, Người chú trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, coi “thực hành dân chủ là cái chìa khá vạn năng có thẻ giải quyết mọi khó khăn”.
Là nhà duy vật macxit, Hồ Chí Minh hiểu hành động của con người luôn gắn liền với nhu cầu và lợi ích của họ, vì vậy, đi đôi với các biện pháp chính trị-tinh thần, Hồ Chí Minh không coi nhẹ hay bỏ qua các động lực vật chất, khéo léo kết hợp các loại động lực với nhau, tạo sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy tính năng động cách mạng của con người. Người tôn trọng và khuyến hkhích lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động, chủ trương kết hợp ba lợi ích, sao cho “Nhà nước, hợp tác xã và xã viên cùng có lợi”. Nhưng muống khai thông động lực thì phải khắc phục trở lực kìm hãm sự phát triển của con ngưòi, tron đó “căn bệnh mẹ” cực kỳ nguy hiểm là chủa nghĩa cá nhân phải được phê phán mạnh mẽ, kiên quyết tẩy trừ.
-Tư tưởng về chiến lược “trăm năm trồng người”.
Từ quan điểm về con người đến quan điểm về chiến lược “trồng người” là một bước phát triển hợp logic của tư tưởng tríêt học Hồ Chí Minh. Để thực hiện chiến lược kinh tế-xã hội thì chiến lược con người phải đi trước một bước. Từ rất ssớm, Người đã nêu ra một luận điểm nổi tiếng: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có những con người XHCN”. Do đó, “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” (Di chúc). Quan điểm “trồng người” của Hồ Chí Minh rất toàn diện và phong phú, ở mỗi thời kỳ cách mạng. Người nêu ra những yêu cầu khác nhau. Bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người nhấn mạnh đến các yêu cầu sau đây:
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr.123
+Có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham ô, lãng phí, quan liêu, có ý thức làm chủ và tinh thần tập thể.
+có ý chí học hỏi, không ngừng vươn lên làm chủ những thành tựu văn hoá, khoa học –kỹ thuật, những hiểu biết mới của thời đại. có tinh thần tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, nhạy bén với cái mới, biết vận dụng nó vào thực tế công tác để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con ngưòi và chiến lược trồng người là một hệ thống chặt chẽ, phong phú, vừa khoa học, vừa cách mạng, là một bộ phận hợp thành của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, một đóng góp quan trọng vào việc làm phong phú triết học về con người của chủ nghĩa Mác-Lênin.
2. Vai trò của con người Việt Nam hiện nay
Sự thành công của quá trình phát triển kinh tế ở nước ta đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định, phải có những nguồn lực cần thiết như : nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vị trí địa lý... Các nguồn lực này có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng tham gia vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng với mức độ khác nhau trong đó nguồn lực con người là yếu tố quyết định.
Vai trò nguồn lực con người quan trọng như thế nào đã được chứng minh trong lịch sử kinh tế của những nước tư bản phát triển như Nhật Bản, Mỹ.
Ngày nay, đối với những nước lạc hậu đi sau, không thể phát triển nhanh chóng nếu không tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật- công nghệ hiện đại của các nước phát triển. Nhưng không phải cứ nhập công nghệ tiên tiến bằng mọi giá mà không cần tính đến yếu tố con người, còn nhớ rằng công nghệ tiên tiến của nước ngoài khi được tiếp thu sẽ phát huy tác dụng tốt hay bị lãng phí thậm chí bị phá hoại là hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi của con người khi sử dụng chúng. Đó là một điều rất đáng lưu ý.
Như mọi quốc gia khác trên thế giới, sự nghiệp phát triển kinh tế ở Việt Nam cũng phải phụ thuộc vào nguồn lực con người và do nguồn lực này quyết định. Bởi những lí do sau:
Thứ nhất, các nguồn lực khác như vốn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng chúng, chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực khi được kết hợp với nguồn lực con người thông qua hoạt động có ý thức của con người. Bởi lẽ con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy có trí tuệ và có ý chí, biết lợi dụng các nguồn lực khác và gắn kết chúng lại với nhau, tạo thành một sức mạnh tổng hợp cùng tác động vào quá trình CNH-HĐH phát triển kinh tế. Các nguồn lực khác đều là khách thể chịu sự cải tạo và khai thác của con người, vì thế cho nên hết thảy chúng đều phục vụ cho nhu cầu, lợi ích con người nếu họ biết cách tác động và chi phối. Do đó trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng nhất, là lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại.
- Thứ hai, các nguồn khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, trong khi đó nguồn lực con người là vô tận. Nó không chỉ tái sinh và tự sinh sản về mặt sinh học mà còn tự đổi mới không ngừng nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lí. Đó là cơ sở làm làm cho năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phát triển không ngừng, nhờ vậy con người đã biết làm chủ tự nhiên, khám phá ra nhiều nguồn tài nguyên mới, phát minh ra nhiều công cụ sản xuất hiện đại hơn, đưa xã hội chuyển từ thấp đến cao.
- Thứ ba, trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hóa, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghiệp hiện đại đang dẫn nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển và vận động đến nền kinh tế của trí tuệ. Gìơ đây sức mạnh của trí tuệ đã đạt đến mức mà nhờ nó con người có thể sáng tạo ra những người máy “ bắt chước’’ hay “phỏng theo’’ những đặc tính trí tuệ của chính con người. Rõ ràng là bằng những kỹ thuật công nghệ hiện đại do chính bàn tay khối óc con người làm ra mà ngày nay nhân loại được chứng kiến nhiều biến đổi thần kỳ trước cả quá trình phát triển của mình.
- Thứ tư, kinh nghiệm nhiều nước và thực tiễn của chính nước ta cho thấy sự thành công của phát triển kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định đường lối chính sách cũng như cách tổ chức thực hiện của con người. Cơ cấu lao động cần cho quá trình phát triển kinh tế phải bao gồm : các chính khách, các nhà hoạch định chính sách, các học giả, các nhà kinh doanh, nhà kỹ thuật và công nghệ, các công nhân lành nghề...Nếu không có các nhà chính khách, các học giả thì khó có thể có được những chiến lược những chính sách phát triển đúng đắn. Nếu không có các nhà kinh doanh thì cũng sẽ không có những người sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn nhân lực công nghệ. Sự thiếu vắng, kém cỏi của một trong các bộ phận cấu thành nhân lực trên sẽ có hại cho quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Qua toàn bộ phân tích trên đây, ta có thể đi đến kết luận rằng nguồn lực con người có vai trò quyết định cho sự thành công của quá trình phát triển kinh tế đất nước. Do vậy, muốn phát trriển kinh tế thành công thì phải đổi mới cơ bản các chính sách đầu tư cho các ngành khoa học, văn hóa, y tế, giáo dục ở Việt Nam nhằm phát triển nguồn lực con người. Đây là nhiệm vụ lớn nhất và cũng được coi là khó khăn nhất trong công cuộc đổi mới hiện nay.
2.1. Mặt tích cực của con người Việt Nam
Thứ nhất, theo kết quả điờu tra của Bộ LĐ TBXH công bố ngày 25 tháng 10 cả nước hiện có 39.489 nghìn người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm ổn định, khu vực thành thị 9.182 nghìn người, khu vực nông thôn có 30.307 nghnf người. Như vậy tỉ lệ lao đoọng có việc làm: 97,24% tỉ lệ thất nghiệp 2,76%.
Thứ hai, Việt Nam có tỷ trọng tương đối cao về lao động trẻ, phần lớn có ọc vấn phổ thông, ngay cả ở nông thôn. Đây là một tiền đề quan trọng tạo điều kiện tiếp thu các kiến thức kỹ năng nghề nghiệp, kể cả những ngành nghề mới. Lực lượng lao đoọng có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo tưong đối lớn (so với các nước có thu nhập như nước ta). Tính đến năm 2001 lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật lên tới 22,2% có khoảng gần 1 triệu người tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng đó còn chưa kể tới 120.000 người có bằng thạc sỹ và tiến sỹ.
Thứ ba, chúng ta có một lượng tương đối lớn người Viẹt soóng ở nước ngoài, tập trung chủ yếu ở châu Âu, châu Mỹ và Ôxtraylia; tron đó tỉ lệ người cóc trình độ cao về chuyên môn và nghiệp vụ là đáng kể (trên 300000 người). Đây là một nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đất nước, là cầu nối giữa Việt Nam và thế giới về mặt chuyển giao tri thức, công nghệ và các quan hệ quốc tế.
Thứ tư, đó là bản tính hiếu học, thông minh cần cù lao động của con người Viẹt Nam. Truyền thống đó cần được nuôi dưỡng va phát huy làm cơ sở cho việc nắm bắt, tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng, sáng tạo những phát minh, sáng kiến khoa học của nhân lợi phục vụ cho sự nghệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tính cộng đoòng, ý thức trách nhiệm với coọng đoòng được phát huy mạnh mẽ sẽ có thể hỗ trợ đắc lực không chỉ cho việc truyền bá tay nghề, kinh nghiệm nghề nghiệp, hỗ trợ nhau tìm kiếm công ăn việc làm, góp phần làm giảm sức ép về lao động hiện nay. Dân tộc Việt Nam còn có truyền thoống biết chịu đượng gian khổ để tiết kiệm, tích luỹ cho đầu tư mở rộng, tạo dựng cơ đồ cho mình và cho nền kinh tế nước nhà nói chung.
2.2. Hạn chế của con người Việt Nam
Thứ nhất, số người lao động được đào tạo quá ít chỉ chiếm 20% tổng số lao đông. 77,71% lao động sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với con số trên là tỷ lệ qua đào tạo hết sức hạn chế, ước tính hiện nay nước ta số lao động chưa qua đào tạo chiếm 51,74% (học vấn từ tiểu học trở xuống). Vì vậy trong nông nghệp một lao động của ta chỉ nuôi được 3 đến 5 người, trong khi chỉ số này ở các nứoc phát triển là 20 đến 30 người. Đây là trở ngại lớn nhất khi tiến hành công nghiệp hoá tỏng nông nghiệp trong kinh tế nông thôn nói riêng và trong cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Thứ hai, đọi ngũ cán bộ khoa học trẻ quá ít. Qua điều tra ở 17 trường đại học thì số cán bộ giảng dạy đưới 35 tuổi chỉ có 8%. Phần lớn những tri thức có trình độ trên đại học đang là những chuyên gia đàu nghành đã ở độ tuổi 55 đến 60. Hơn 60% phó tiến sĩ và tiến sĩ, hơn 70% giáo sư và hơn 990% giáo sư đều ở độ tuổi này. Trong khi đó sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp đều không muốn ở lại trưòng. Vì vậy việc chuẩn bị cho đội ngũ trí thức kế cận sẽ gặp không ít khó khăn.
Thứ ba, việc bố trí sử dụng cán bộ trong nhiều việc bất hợp lý giữa các vùng, các ngành: 80% cán bộ khoa học công nghệ làm việc tại Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 12%. Đa số các cán bộ khoa học của ta làm việc trong các viện nghiên cứu, các trường học, còn trong các ngành sản xuất vật chất thì rất ít. Chẳng hạn, trong các ngành nông lâm ngư nghiệp chỉ có 8,1% cán bộ có trình độ đại học và 6,49% cán bộ có trình độ sau đại học. Trong khi có tới 34% cán bộ có trình độ đại học và 55,47% trình độ sau đại học làm việc trong các ngành khoa học tự nhiên và kha học xã hội. Nhìn vào một số nước trong khu vực, cán bộ khoa học làm việc trong các ngành sản xuất chiếm tỉ lệ rất cao như Thái Lan:58%, Hàn Quốc: 48%, Nhật Bản: 64%. Chính việc phân bố lực lượng lao động không lợp lý này gây nên hiện tượng thừa thiếu giả tạo, gây ra nạn thất nghiệp đặc biệt trong lao động tri thức. Qua điều tra, trên cả nước số sinh viên ra trường có việc làm chiếm 70%. Trong khi đó nhiều vùng, nhiều miền nhất là miền núi vùng sâu vùng xa lại thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật. Nguyên nhân chủ yếu là một mặt do sinh viên ra trưòng muốn ở lại công tác tại các thành phố, khu công nghệp, nơi kinh tế phát triển để có thu nhập cao hơn và điều kiện việc làm tốt hơn, mặt khác chúng ta chưa có chính sách thu hút để điều chỉnh sự phân bố này.
Thứ tư, thể chất, sức khoẻ của thanh niên Việt Nam còn rát nhiều hạn chế. Sự phát triển về phương diện sinh lý và thể lực dường như chững lại.
Thứ năm, người lao động nước ta nói chung chưa có nếp lao động công nghiệp, quen theo kiểu sản xuất nhỏ, lao động giản đơn còn gò bó trong nếp sống phương đông, cha truyền con nối. Chính vì thế mà cho tới tận thế kỷ 20 công cụ làm việc ở các bễ lò rèn Bắc Ninh vẫn không khác bao nhiêu với công cụ đã rèn cày cuốc và vũ khí đánh giặc Ân thời Thánh Gióng, các cô gái Hà Đông vẫn dệt lụa trên các khung cửi mà cách đây 900 năm các cô gái triều Lý đã sử dụng.
2.3. Giải pháp phát triển con người Việt Nam trong thời đại mới
2.3.1. Khai thác hợp lý và có hiệu quả nguồn lực con ngời
a) Tạo việc làm cho người lao động
- Trước hết thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần và thúc đẩy nó phát triển là điều kiện tiên quyết để tạo việc làm.
- Đặc biệt quan tâm tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
b) Tổ chức lao động xã hội hợp lý, khai thác tốt năng lực ngời lao động
Chính sách tuyển dụng và sử dụng phải gắn với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tăng vốn đầu tư tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và mở rộng xuất khẩu lao động.
-Mục tiêu xã hội phải tạo ra đợc những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi để mọi người đều có cơ hội tìm kiếm việc làm.
-Chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động phảỉ gắn với cơ chế thị trường có sự hớng dẫn quản lý của nhà nước
-Có chính sách hữu hiệu để thu hút lao động đã qua đào tạo đến làm việc ở các vùng nông thôn và miền núi.
-Thực hiện chính sách cầu hiền khai thác triệt để lao động trí tuệ.
-Bảo đảm sự phù hợp chính xác trong tuyển dụng, đánh giá sắp xếp đề bạt cán bộ, vì cán bộ là cáí gốc của công việc.
2.3.2. Đào tạo trước đòi hỏi của kinh tế tri thức
Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại với đặc trưng là cách mạng tri thức, cách mạng thông tin phát triển như vũ bão, đang tạo ra những thay đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong mọi hoạt động của xã hội loài người, từ cách sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, đến quan hệ xã hội, văn hóa, lối sống, làm thay đổi cả những khái niệm và phương pháp tư duy. Xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển, loài người đang bước vào nền văn minh trí tuệ. Con người phải có đủ năng lực để thích nghi và thúc đẩy xu thế phát triển đó. Nước nào không có nguồn nhân lực tài năng sẽ bị gạt ra ngoài lề. Trên phạm vi toàn thế giới đang diễn ra một cuộc cải cách giáo dục sâu rộng để thích ứng với sự phát triển mới.
Nhân tố cơ bản nhất để phát triển nền kinh tế tri thức là nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên nền giáo dục tiên tiến. Kinh tế tri thức có nhiều khác biệt cơ bản so với kinh tế công nghiệp, do đó đòi hỏi phải đổi mới, cải cách nền giáo dục. Bởi vì, thứ nhất, trong nền kinh tế tri thức vốn tri thức trở thành yếu tố quan trọng nhất của sản xuất, hơn cả lao động và tài nguyên; giáo dục - đào tạo với chức năng tạo ra và nhân lên vốn tri thức trở thành ngành sản xuất cơ bản nhất. Do đó, vị trí, vai trò của giáo dục thay đổi cơ bản.
Thứ hai, sáng tạo đã trở thành động lực quan trọng nhất. Nếu như trong nền kinh tế công nghiệp hiện nay, năng lực cạnh tranh và việc tạo ra giá trị mới chủ yếu là do hoàn thiện, tối ưu hóa cái đã có, thì trong nền kinh tế tri thức việc nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu là do sáng tạo ra cái mới. Cái có giá trị nhất là cái chưa biết, cái đã biết thì dần sẽ mất đi. Con người không có năng lực thì không có chỗ đứng trong nền kinh tế tri thức.
Thứ ba tốc độ đổi mới rất nhanh. Trong nền kinh tế công nghiệp, sản phẩm có thể tính bằng thập kỷ, con trong nền kinh tế tri thức, chu kỳ tính bằng năm, thậm chí bằng tháng. Sản phẩm mới tăng lên không ngừng, vòng đời công nghệ và sản phẩm rút ngắn, tốc độ đổi mới ngày càng tăng nhanh trong tất cả các ngành, các doanh nghiệp. Tốc độ trở thành cái trên hết, người ta làm việc theo tốc độ của tư duy. Các doanh nghiệp buộc phải đổi mới, doanh nghiệp nào không kịp thời đổi mới sẽ bị tiêu vong. Cứ mỗi sáng chế mới ra đời là xuất hiện một doanh nghiệp mới, đó là những doanh nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khoa học.
Hoạt động chính trong nền kinh tế tri thức là tạo ra, truyền bá và sử dụng tri thức. Tạo ra tri thức là mục đích của các hoạt động nghiên cứu sáng tạo do những người được đào tạo tốt tiến hành. Truyền bá tri thức tức là nhân lên vốn tri thức, làm cho vốn tri thức xã hội tăng lên nhanh chóng, đó chính là nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. Giáo dục góp phần vào việc tạo ra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tư tưởng HCM về con người và vai trò của con người <tư tưởng>.DOC