Tiểu luận Tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

 

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1

LỜI NÓI ĐẦU 1

I.CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CNXH Ở VIỆT NAM. 3

1.1. Ý chí độc lập tự do và nội dung cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. 3

1.1.1. Chủ nghĩa yêu nước là truyền thống và động lực phát triển của dân tộc Việt Nam. 3

1.1.2. Khát vọng độc lập tự do là nội dung hợp thành của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam. 4

II.NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. 9

2.1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi, luận điểm trọng tâm xuyên suốt toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh. 9

2.1.1. Mục đích, lý tưởng, khát vọng của Hồ Chí Minh. 9

2.1.2. Đến với chủ nghĩa Mác- Lê Nin, Hồ Chí Minh tìm thấy con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội cho cách mạng Việt Nam. 10

2.1.3. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong hệ thống tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. 12

2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa Đôc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh 15

2.2.1. Độc lập dân tộc là mục tiêu trước mắt, là tiền đề để tiến lên thực hiện mục tiêu XHCN. 15

2.2.2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu, là điều kiện vững chắc để bảo về và củng cố nền độc lập dân tộc. 17

III.VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 39420 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt Nam trong tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược. Nhờ khát vọng độc lập tự do mà chúng ta động viên được cả dân tộc trong công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, chuyển ít thành nhiều, chuyển yếu thành mạnh. Dựa trên sức mạnh nhân dân, lấy dân làm gốc, các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự đã sáng tạo được nhiều cách đánh thần kỳ để quyết tâm chiến đấu, giành thắng lợi, bảo vệ lãnh thổ đất nước.Như đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Năm 938, các chiến thuyền của giặc phương Bắc vượt biển sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền, vị tướng tài đức vẹn toàn quê ở Đường Lâm (Ba Vì – Hà Tây) đã đưa ra kế sách độc đáo cắm cọc trên sông Bạch Đằng. Trận thuỷ chiến diễn ra ác liệt và quân ta đã đại thắng, tướng giặc Hoàng Thao bị tiêu diệt cùng với quan quân của hắn. Hay cuộc chiến chống nhà Tống năm 1075, khi biết nhà Tống chuẩn bị sang xâm lược nước ta, vua Lý cử danh tướng Lý Thường Kiệt bất ngờ dẫn mười vạn quân sang vượt biên giới đánh Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu phá tan âm mưu xâm lược của địch rồi nhanh chóng rút quân về nước. Một năm sau, quân Tống ồ ạt kéo sang nhưng bị chặn ở phòng tuyến sông Cầu. Nền độc lập nước ta được giữ vững. Bốn câu thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt được xem như “Bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tuyệt nhiên định phận lại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. Tạm dịch như sau: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Chính nhờ khát vọng độc lập tự do khiến mỗi lần Tổ quốc bị xâm lăng thì luôn luôn đặt lợi ích đất nước lên trên hết và sẵn sang gạt bỏ mọi lợi ích riêng, chấp nhận mọi gian nan, thử thách, kể cả hy sinh tính mạng, của cải vì độc lập dân tộc. b) Ý thức về độc lập dân tộc được biểu hiện cao nhất trong chiến đấu trực tiếp chống kẻ thù. Tháng 1 năm 1258, giặc Nguyên – Mông kéo đại binh vào nước ta. Tại Bình Lê Nguyên (nam Vĩnh Phú) quân ta mở trận đánh lớn. Tướng giặc là Triệu Đô phải tự sát. Nhân dân thành Thăng Long thực hiện “Vườn không nhà trống”. Lão tướng Trần Thủ Độ tâu với vua Trần Thái Tông: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, bệ hạ không có gì phải lo”. Trận thứ hai quân xâm lược đại bại ở Đông Bộ đầu (nam Thăng Long) phải tháo chạy. Quân ta giải phóng Thăng Long và truy kích giặc đến biên giới. Lần thứ hai, tháng 1 năm 1285, giặc Nguyên – Mông lại kéo đại binh sang xâm lược nước ta. Thượng hoàng Trần Khánh Tông cho mở hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến nhân dân. Tất cả đều trả lời: “Đánh”. Dưới quyền thống soái của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, nghĩa sỹ ta đều thích lên cánh tay hai chữ “Sát thát”. Với các trận thắng oanh liệt ở Hàm Tử, Vạn Kiếp… và nhiều nơi khác, bộ binh và thuỷ quân của giặc đại bại. Tướng giặc Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, Toa Đô phải tháo chạy. Chỉ trong hai tháng phản công, quân ta tiêu diệt hang vạn chục quân địch. Thượng tướng Trần Quang Khải làm bài thơ mừng công tại kinh thành Thăng Long: “Chương Dương cướp giáo giặc Hàm tử bắt quân thù Thái Bình nên gắng sức Non nước cũ ngàn thu”. Lần thứ ba, tháng 10 năm 1287, giặc Nguyên – Mông lại xuất đại binh thuỷ, bộ theo nhiều hướng khác nhau sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Lần này chúng sử dụng đội quân thuỷ cực mạnh. Quân ta đóng cọc ở ngã ba sông Bạch Đằng và sông Chanh. Dưới quyền thống soái của vua Trần và các danh tướng như Nguyễn Khoái, Đỗ Hành, Trần Quốc Bảo, Nguyễn Xuân… các cánh quân trên bộ và thuỷ quân của ta được hỗ trợ bằng những bè hoả công đã lập nên chiến công lừng lẫy, đánh tan tác thuyền địch (bị đốt cháy do hoả công và bị chìm do đâm vào cọc), bắt sống bốn trăm thuyền giặc và các tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp,Tích Lệ Cơ, Sầm Đoàn… Đại thắng lần này của quân ta vang dội sang cả miền Tây á và Trung Đông thời đó. Hay cuộc chiến chống quân Minh. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở ỷ Lam Sơn (Thanh Hoá). Nhà Minh sai Liễu Thăng đem mười vạn quân sang tiếp viện bị quân ta và dân ta chặn đánh, chém chết Liễu Thăng ở ải Chi Lăng (Lạng Sơn). Sau khi đánh tan giặc, giành lại độc lập cho đất nước, Lê Lợi lập ra triều nhà Lê, đặt tên nước là Đại Việt, đổi tên kinh đô Thăng Long thành Đông Đô. Nền danh hiến nước ta tiếp tục phát triển với nhiều danh nhân mà tiêu biểu là Nguyễn Trãi với Bình Ngô Đại Cáo, bản hùng văn vĩ đại, tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc: “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu, cõi bờ sông núi đã riêng, phong tục Bắc Nam cũng khác. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều xưng đế một nơi”…và rất nhiều cuộc kháng chiến chống kẻ thù khác. Năm 1951, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước, lũ cướp nước.” 1.2. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng vô sản trong điều kiện một nước thuôc địa nửa phong kiến. Là một nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân ta luôn sống trong cảnh lẩm than, bị hai thế lực đè nén. Một bên là bị phong kiến áp bức, bóc lột, còn một bên là bọn thực dân đàn áp. Do đó để thoát khỏi hoàn cảnh này chúng ta phải lựa chọn giữa hại con đường. Đó là giành độc lập dân tộc và phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa hay con đường xã hội chủ nghĩa. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, cách mạng tư sản chỉ mới lật đổ được chế độ phong kiến chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hoà tư sản, xác lập địa vị thống trị của giai cấp tư sản, chứ không đặt vấn đề giải phóng nhân dân lao động ra khỏi áp bức, bốc lột, dốt nát, lạc hậu, nghèo nàn. Hồ Chí Minh đã gọi đó là cuộc cách mạng không triệt để, “cách mạng không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa…” Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển những tư tưởng của Mác-Lênin về cách mạng vô sản và quán triệt sâu sắc lý luận cách mạng không ngừng của các ông. Bằng một tư duy rộng mở, Hồ Chí Minh cho rằng: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin”. Tính chân chính, chắc chắn, cách mạng nhất là ở chỗ nó giải quyết triệt để vấn đề độc lập dân tộc, nó có thể đem lại tự do, hạnh phúc thực sự cho mọi người, cho tất cả các dân tộc và toàn thể loài người trên trái đất. Và Người khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể xoá bỏ vĩnh viễn ách áp bức, bóc lột và thống trị của chủ nghĩa tư bản, mới thực hiện sự giải phóng hoàn toàn và triệt để giai cấp công nhân và nhân dân lao động của tất cả các dân tộc trên thế giới thoát khỏi mọi bất công và bạo ngược, tiến tới tự do, dân chủ và bình đẳng cho con người. II.NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tổng hợp quan điểm chiến lược có chỉ đạo lớn về chính trị và lý luận, về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Đây là nội dung cốt lõi nhất trong hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh. 2.1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi, luận điểm trọng tâm xuyên suốt toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh. 2.1.1. Mục đích, lý tưởng, khát vọng của Hồ Chí Minh. Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH của Hồ Chí Minh được khởi nguồn từ mục đích, lý tưởng, khát vọng của Người. Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho giáo có nguồn gốc nông dân. Mọi người trong gia đình yêu thương đùm bọc nhau và có mối quan hệ đoàn kết gắn bó chặt chẽ với làng xóm, quê hương. Người lớn lên trong tình yêu thương, được giáo dục chu đáo về đạo lý, truyền thống yêu nhà, thương nước của quê hương, dân tộc. Đặc biệt tư tưởng của thân nhân của cha mẹ thân sinh ra Hồ Chí Minh đã có ảnh hưởng lớn lao tới Người. Ở Hồ Chí Minh đã sớm nảy nở lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Tình yêu thương đó đã hình thành ở Người niềm tin mãnh liệt vào nhân dân. Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống Pháp đòi độc lập dân tộc diễn ra ở khắp ba miền đất nước. Ngay trên quê hương Người đã chứng kiến bao nhiêu chiến công lừng lẫy chống Pháp của nhân dân trong đó có các thầy giáo của mình. Thế nhưng tất cả các cuôc khởi nghĩa ở khắp cả nước và ở Nghệ Tĩnh đều bị chìm trong máu. Sự thất bại của tất cả các cuộc khởi nghĩa, đến đầu thế kỉ 20, con đường đấu tranh cho độc lập dân tộc lâm vào ngõ cụt. Một phong trào cứu nước theo xu hướng mới lại rầm rộ ở thập niên đầu thế kỉ này như phong trào Đông Du, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân của Phan Chu Trinh theo xu hướng tư sản cũng nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội và thất bại. Đến đây con đường cứu nước bị khủng hoảng trầm trọng. Lúc này Người xác định: “Phải đi ra nước ngoài xem cho rõ, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, khi đó Người sẽ trở về giúp đồng bào”. Như vậy truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc và thực tiến cách mạng Việt Nam đã hun đúc ở người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành một hoài bão, một lý tưởng và khát vọng đi tìm một con đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi cuộc sống lầm than, được tự do, hạnh phúc. Lý tưởng Độc lập cho dân tộc - Tự do, hạnh phúc cho nhân dân đã hình thành ở Hồ Chí Minh. 2.1.2. Đến với chủ nghĩa Mác- Lê Nin, Hồ Chí Minh tìm thấy con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội cho cách mạng Việt Nam. Ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng , Người đã đi hầu hết khắp các nước tư bản phát triển, các dân tộc thuộc địa ở khắp các châu lục, từ châu Á sang Châu Âu - Mỹ. Vừa lao động để sống để đi, đến đâu Người cũng hỏi, cũng đọc, cũng ghi chép và nhận xét. Người kết luận: “Tất cả những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt, song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo. Ở đâu chúng nó cũng thế…Đối với bọn thực dân tính mạng của người thuộc địa da vàng hay da đen cũng không đáng một xu”. Người tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, tham gia vào các tổ chức của công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Ngày 30- 12, Hồ Chí Minh cùng những người chủ trương gia nhập quốc tế III tuyên bố thành lập Thân bộ Pháp của Quốc tế cộng sản. Từ đây Người trở thành người cộng sản. Là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và cũng là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Lê Nin là người phát triển chủ nghĩa Mác ở thời đại đế quốc chủ nghĩa, là người sáng lập ra Quốc tế cộng sản III. Tại đại hội lần thứ hai quốc tế cộng sản (8- 1920), Lê Nin đã phê phán những luận điểm sai lầm của tất cả những người cầm đầu Quốc tế II về vấn đề dân tộc và thuộc địa, lên án mạnh mẽ tư tưởng Sô Vanh, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ích kỷ, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của tất cả các Đảng cộng sản là phải giúp đỡ thực sự phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và phụ thuộc, nhấn mạnh sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản các nước tư bản với quần chúng cần lao của tất cả các dân tộc để chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến. Trước Đại hội lần thứ 18 của Đảng cộng sản Pháp, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu những tư tưởng này và văn kiện sơ khảo thứ nhất trong luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin. Người nói: “Luận cương của Lê Nin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê Nin, tin theo Quốc tế III”. Rõ ràng trên con đường tìm đường cứu nước, Người nhận thấy chủ nghĩa Mác- Lê Nin chung đúc tất cả các lý tưởng mà Người đang tìm- Lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Hồ Chí Minh đi đến kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giới thoát khỏi ách nô lệ”. 2.1.3. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong hệ thống tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi, luận điểm trọng tâm xuyên suốt toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên nhận thức được vai trò lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam mà đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản có sứ mệnh lãnh đạo đưa sự nghiệp cách mạng đó đến thành công. Xuất phát từ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội “là con đường cách mạng vô sản” ở thuộc địa mà Hồ Chí Minh xác định công nông trí thức là gốc của cách mạng cùng toàn thể các giai tầng khác của dân tộc là lực lượng của cuộc cách mạng đó và cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi phải xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc đồng thời gắn bó cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. Con đường cách dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là lý tưởng cao đẹp nhất của thời đại nhằm giải phóng dân tộc, xã hội và con ngưòi một cách triệt để. Con đường đó nhằm xây dựng một xã hội phồn vinh, có kỷ cương, lối sống lành mạnh và văn hóa cao, có quan hệ hữu nghị và bình đẳng với các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Xuất phát từ mục tiêu trên, lý tưởng cao đẹp cũng như những khó khăn, phức tạp của con đường cách mạng Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã có nhiều sáng tạo và có những bước phát triển lớn trong hệ thống nội dung tư tưởng của Người, tạo thành một chỉnh thể thống nhất mà hạt nhân của nó là tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong xã hội còn giai cấp, đấu tranh dân tộc và giai cấp còn tồn tại trong đời sống nhân loại thì cần phải có sức mạnh, có các tổ chức bảo vệ con người, giác ngộ và phát huy cao nhất khả năng của con người trong tiến trình lịch sử đi lên của dân tộc và nhân loại. Sức mạnh và các tổ chức đảm trách được nhiệm vụ lịch sử này chỉ có thể là sức mạnh của toàn dân, là các tổ chức từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phấn đấu, hy sinh. Sức mạnh của các tổ chức như vậy đã được Hồ Chí Minh làm sáng tỏ trong hệ thống nộ dung tư tưởng của Người về kinh tế, chính trị, quân sự... nhằm đi tới độc lập tự do và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Có thể khẳng định rằng tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh là tư tưởng nguồn, cốt lõi, xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người là hạt nhân làm phát triển đầy đủ, sâu sắc và phong phú hệ thống nội dung tư tưỏng Hồ Chí Minh tạo thành một chỉnh thể thống nhất xuất phát từ hạt nhân và nhằm hướng hạt nhân độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà vận động. Thiên tài của Hồ Chí Minh là nhận thức rõ yếu tố dân tộc và thời đại mà tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhưng trong thực tiễn Hồ Chí Minh lại không máy móc, giáo điều. Thấm nhuần sâu sắc và vận dụng tài tình phép biện chứng của Mác vào việc phân tích xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tính chất của xã hội Việt Nam lúc đó là thuộc địa nửa phong kiến. Người cũng làm rõ đế quốc Pháp, sau này là Nhật và Mỹ là lực lượng nguy hiểm nhất lớn nhất đã thủ tiêu và đe dọa nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Viêt Nam, ngăn dân tộc ta phát triển. Nhận thức đó đã thể hiện rõ trong chỉ đạo chiến lược của Người lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi tới độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Tại hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam vào mùa xuân 1930, trong “Chính cương vắn tắt” Hồ Chí Minh nêu “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thể địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Phân tích cụ thể con đường cách mạng này dưới các yếu tố kinh tế, chính trị, kết cấu và thái độ của các giai tầng xã hội. Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ tư tưởng chỉ đạo chiến lược của mình là tập trung vào nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc. Sự chỉ đạo như vậy thể hiện sự vận dụng sáng tạo và phát triển của đường lối của quốc tế cộng sản của Hồ Chí Mình phù hợp với điều kiện cụ thể cách mạng Việt Nam. Thực tiễn cuộc đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng suốt cả gần một thập niên 30 đã chứng minh sự chỉ đạo chiến lược của Hồ Chí Minh là đúng đắn. Đến năm 1939, Đảng ta cũng đã nhận ra chân lý đó nên đã có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược theo tư tưởng Hồ Chí Mính. Tại hội nghị trung ương lần 8 (5- 1941) do Người triệu tập và chủ trì đã đi đến khẳng định: “Cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết 2 vấn đề: Phản đế và điền đọa nửa mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một nhiệm vụ cần kíp: “dân tộc giải phóng”. Cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng nhằm đánh đuổi Pháp- Nhật cho xứ Đông Dương độc lập”. Sự chỉ đạo này của Hồ Chí Minh thể hiện rõ chiến lược và sách lược của Người tập trung chủ yếu giải quyết mâu thuẫn của xã hội Việt Nam song vẫn không quên mục tiêu chiến lược và lâu dài của cách mạng gắn bó chặt chẽ với mục tiêu trước mắt. Do vậy, ngay trong khi tiến hành giải phóng dân tộc, để giải quyết một phần cách mạng điện địa và tuyên truyền mục tiêu lâu dài là chủ nghĩa xã hội. Trong thực tiễn chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh không bao giờ xa rời lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Lý tưởng đã luôn luôn được Hồ Chí Minh gắn với thực tế đất nước và thế giới mà có những bước đi chiến lược, sách lược thích hợp, bảo đảm cho con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thực hiện thắng lợi trọn vẹn và hoàn toàn ở Việt Nam. 2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa Đôc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh 2.2.1. Độc lập dân tộc là mục tiêu trước mắt, là tiền đề để tiến lên thực hiện mục tiêu XHCN. Độc lập dân tộc là mục tiêu cao cả, là giá trị tinh thần quý nhất của người Việt Nam, là sự thể hiện tập trung của chủ nghĩa yêu nước và ý chí tự lập, tự cường Việt Nam. Nhân dân Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã từng phải chiến đấu với nhiều kẻ thù xâm lược đến từ nhiều phương, chính quá trình lịch sử đó đã hun đúc nên ở nhân dân ta ý chí đấu tranh bất khuất để bảo vệ độc lập dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho ý chí đó. Người từng viết “Trên đời ngàn vạn điều đắng cay, cay đắng chi bằng mất tự do”. Trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Người đã trịnh trọng tuyên bố trước Thế giới quyết tâm và ý chí đó của nhân dân ta “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Độc lập dân tộc là nguồn sức mạnh vô tận của Cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc là yêu cầu nóng bỏng của mọi người dân mất nước. Độc lập, thống nhất tổ quốc của các dân tộc thuộc địa là một khát vọng to lớn nhưng không phải ai cũng đánh giá đầy đủ sức mạnh của khát vọng ấy. Ngay từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã sớm đánh giá đúng sức mạnh của yếu tố dân tộc: “Chủ nghĩa dân tộc là lực lượng lớn của đất nước”. Các thế lực đế quốc xâm lược, cũng do đánh giá sai sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc của các nước chúng đi xâm lược nên đã chuốc lấy thất bại nhục nhã. Chủ nghĩa dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính. Cách mạng giải phóng dân tộc khi đã đặt vào quỹ đạo Cách mạng vô sản thì chủ nghĩa yêu nước truyền thống sẽ phát triển thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại, kết hợp trong đó cả chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế. Sức mạnh của yếu tố dân tộc, theo chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là sức mạnh tự có mà còn phụ thuộc một cách quyết định vào việc kết hợp với chủ nghĩa xã hội. Chủ tich Hồ Chí Minh từ xác định mục tiêu của cách mạng, giai cấp lãnh đạo cách mạng, kẻ thù cụ thể, bố trí lực lượng, lợi dụng mâu thuẫn đến việc đặt tên cho các đoàn thể quần chúng của Đảng…. đều xuất phát từ mối quan hệ giữa Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong thực tiễn chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, một mặt thực hiện chính sách mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, mặt khác đấu tranh chống tư tưởng đòi giành hoặc chia quyền lãnh đạo của giai cấp tư sản, bởi vì nếu quyền lãnh đạo rơi vào tay giai cấp tư sản thì chẳng những cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ không thể tiến hành đến cùng mà còn không thể chuyển lên chủ nghĩa xã hội khi có đủ điều kiện. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, chủ nghĩa xã hội luôn luôn được nêu lên như là một lý tưởng, là viễn cảnh tươi sáng, nguồn sức mạnh to lớn cho nhân dân ta trong đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong tác phẩm “Nhật ký chìm tầu” gồm 24 chương, thông qua các mẩu chuyện sinh động, tác giả giúp người đọc thấy được sự thay đổi nhiều mặt của nước Nga, đặc biệt là sự thay đổi trong số phận của công nông, phụ nữ và trẻ em. Người gợi ra niềm tin rằng trẻ em Việt Nam rồi cũng sẽ “sung sướng, mạnh khoẻ như trẻ em Liên Xô” khi nước ta hoàn toàn độc lập. Khi miền Bắc nước ta đã bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong khi nhân dân miền Nam đang phải sống trong kìm kẹp của Mỹ- Ngụy. Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, của chế độ mới là nguồn sức mạnh có sức cổ vũ to lớn đối với nhân dân ta đang chiến đấu, hy sinh ở miền Nam. Thắng lợi trọn vẹn của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc đã kết thúc cơ bản nhiệm vụ Cách mạng dân tộc dân chủ mở đường cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) Đảng đã đánh giá “không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa”, “Thử thách cực kỳ nghiêm trọng của chiến tranh đã làm ngời sáng tính ưu việt và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội”. 2.2.2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu, là điều kiện vững chắc để bảo về và củng cố nền độc lập dân tộc. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, vấn đề dân tộc được nhận thức và giải quyết trên lập trường giai cấp công nhân. Do đó, cách mạng dân tộc dân chủ sau khi thắng lợi sẽ chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, đó là bước phát triển tất yếu. Giải phóng dân tộc mới chỉ là bước đầu tiên để đi tới giải phóng xã hội, giải phóng con người. Giai cấp công nhân là giai cấp cuối cùng của lịch sử, nó chỉ được giải phóng khi cả xã hội, cả dân tộc được giải phóng. Dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân “không có tổ quốc”. Chỉ có sau khi “trở thành dân tộc”, sau khi giành lại độc lập cho dân tộc, trở thành giai cấp công nhân làm chủ, họ mới có điều kiện tiến lên thực hiện lý tưởng của mình, xây dựng một xã hội không còn người bóc lột người, một xã hội trong đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Theo quan điểm của giai cấp công nhân, quan niệm về dân tộc dân chủ không đơn giản chỉ là đánh đuổi xâm lược, khôi phục lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc mà tiến lên nó phải xây dựng được một chế độ xã hội trong mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, đem lại đời sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân lao động, xoá bỏ mọi áp bức bất công về kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hội trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em; các dân tộc đều bình đẳng, được tạo điều kiện để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc mình… Một quan niệm như vậy về độc lập dân tộc chỉ có thể tìm thấy trong lý tưởng của giai cấp công nhân và sự thoả mãn những yêu cầu ấy chỉ có thể tìm thấy trong quá trình xây dựng và phát triển bền vững của chủ nghĩa xã hội. Chỉ có chủ nghĩa xã hội với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất mới xoá bỏ được tận gốc tình trạng người bóc lột người, tình trạng áp bức giai cấp, áp bức dân tộc, để mở đường đi tới một thế giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu được nhân loại, đem lại cho con người, không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc, sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hoà thế giới chân chính...” và “cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”, “vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì dân mình mới ngày càng no ấm thêm, Tổ quốc ngày càng một giàu mạnh thêm.” Ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại tuy đã có sự tự điều chỉnh và còn khả nang phát triển nhất định, song những mâu thuẫn cơ bản cua chủ nghĩa tư bản vẫn còn đó, ngày càng gay gắt nên không tránh khỏi diệt vong bởi bản chất bóc lột, thối nát, mục rỗng của nó. Đã có những quốc gia độc lập lựa chọn con đường tư bản chủ nghĩa. Nhưng trong cuộc cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển, các nước này đã bị các nước tư bản giàu có chèn ép, làm cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25258.doc
Tài liệu liên quan