Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa

Mục Lục

 

Trang

I, Lời mở đầu

II, Nội dung 1

 

1, Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa. 1

2, Việc vận dụng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh vào việc xây dựng

nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

3, Một số ý kiến của cá nhân 5

 

 

6

III, Kết luận

7

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lời mở đầu Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề về văn hoá luôn có một vị trí quan trọng. Những quan điểm của Người về văn hoá là kim chỉ nam để Đảng ta hoạch định chính sách, sách lược phát triển văn hoá qua các giai đoạn xây dựng đất nước. Những quan điểm và hoạt động văn hoá của Người đã góp phần vào sự tiến bộ và phát triển nền văn minh của nhân loại. Việc tìm hiểu những quan điểm về văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ thể là những lĩnh vực chính của văn hóa giúp chúng ta có cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới hôm nay. II. Nội dung Theo Hồ Chí Minh: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Tư tưởng về văn hóa là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam, được kết tinh và chắt lọc những giá trị cả văn hóa phương Đông, phương Tây, của truyền thống và hiện đại,… Theo Hồ Chí Minh, văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn và giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Theo Người: Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được; có thực mới vực được đạo; xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy. Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế; văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa a, Văn hóa giáo dục Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong kiến là từ chương, kinh viện xa rời thực tế và coi trọng mẫu người theo quan niệm của Nho giáo, phụ nữ bị tước mất quyền học vấn,… Người cũng đã tố cáo nền giáo dục thực dân là nền giáo dục ngu dân, nhồi sọ và giả dối. Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, việc xây dựng một nền giáo dục mới được đặt ra như một nhiệm vụ vừa lâu dài vừa cấp bách của chúng ta, không thể chậm trễ. Hồ Chí Minh đã viết: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục: Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục nhằm mục tiêu là thực hiện cả ba chức năng của văn hóa trong giáo dục, nghĩa là trong quá trình dạy và học. Vì theo Người, dạy và học để mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tường đúng đắn và tình cảm cao đẹp, những phầm chất trong sáng và phong cách lành mạnh cho nhân dân; để đào tạo những con người mới vừa có đạo đức vừa có tài và học để làm việc, làm người, làm cán bộ, do vậy, phải có thực học, học không phải để chạy theo bằng cấp; để thực hiện cải tạo trí thức cũ, đào tạo trí thức mới và đào tạo những lớp người kể tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước. Phương pháp giáo dục: Phải tiến hành cải cách giáo dục để xây dựng một hệ thống trường lớp với chương trình, nội dung dạy và học thật khoa học, thật hợp lý, phù hợp với những bước phát triển của nước ta, bao gồm cà văn hóa, chính trị, khoa học- kỹ thuật, chuyên môn nghể nghiệp và lao động. Học phải sáng tạo, học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học tập phải kết hợp với lao động và phải tẩy sạch mọi tàn dư của nền giáo dục nô dịch. Để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục cần phải phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Sự lơi lỏng, yếu kém ở bất cứ khâu nào cũng đều hạn chế kết quả của giáo dục. Học ở mọi nơi, mọi lúc; học suốt đời; coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. Học ở trường lớp chỉ là một phần, còn phần chủ yếu là học trong lao động, trong công tác, trong thực tiễn. Không chỉ có những người thầy ở trường mà còn có những người thầy ở xung quanh mình. Nếu bản thân mình là thầy thì càng phải học nhiều hơn. Học không bao giờ đủ. Học tập là một quá trình kao động gian khổ, phải có quyết tâm, có nghị lực và phải say mê. Hơn nữa, học phải có phương pháp đúng mới có hiệu quả cao. Người nào tự cho mình là đã biết đủ rồi thì người đó là dốt nhất. Phải giáo dục để không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nghĩa là vừa nâng cao dân trí vừa nâng cao đảng trí. Vì, có trình độ mới có khả năng tổng kết kinh nghiệm, hiểu rõ quy luật và làm theo đúng quy luật, từ đó thúc đẩy sự phát triển, còn nếu không hiểu quy luật mà làm trái quy luật sẽ phải trả giá. Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đòi hỏi: một là, phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác- Lenin để vận dụng vào tổng kết những kinh nghiệm hoạt động của Đảng ta; hai là, phải học tập văn hóa, khoa học, ký thuật, kinh tế và quản lý, cán bộ ngành nào thì phải biết rõ chuyên môn ngành ấy. Có như vậy mới không rơi vào tình trạng lãnh đạo chung chung, giáo điều. b, Văn hóa nghệ thuật Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Nền văn nghệ cách mạng do Hồ Chí Minh khai sinh có những đặc điểm chủ yếu sau: Một là, văn nghệ là mặt trân, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới. Từ bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Bản án chế độ thực dân Pháp và những tác phẩm khác viết vào những năm 1920 – 1930, Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt tàn ác, âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân, đồng thời thức tỉnh nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng; với tinh thần “Nay ở trong thơ nên có chép; nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Người chỉ rõ ngòi bút của các văn nghệ sĩ cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà. Hai là, văn nghệ phải gắn liền với thực tiễn của đời sống nhân dân – đó là đời sống lao động sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng xã hội mới. Theo Hồ Chí Minh, văn nghệ vừa phản ánh thực tiễn vừa thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn hay theo quy luật của cái đẹp, và chỉ có thực tiễn đời sống của nhân dân mới đem lại nguồn sinh khí vô tận cho sáng tác và sáng tạo văn hóa, nghệ thuật. Do vậy, người chiến sĩ văn nghệ phải hòa mình với quần chúng và không được quên rằng chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng cho sáng tác của mình. Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc, phải phản ánh cho hay, cho chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân, được quẩn chúng yêu thích. Muốn vậy, phải có những tác phẩm mang tính nghệ thuật cao, nghĩa là những tác phẩm hay- những tác phẩm diễn đạt đầy đủ những điều đang nói, trình bày sao cho mọi người ai đọc cũng hiểu được và sau khi đọc xong, độc giả phải suy ngẫm; văn phong phải trong sáng, vui tươi, nội dung phải chân thực, phong phú tạo nên sự hấp dẫn, sự bổ ích của nó đối với quần chúng. Phản ánh chân thực còn là sự phản ánh có tính định hướng, nghĩa là vừa phản ánh đúng vừa hướng nhân loại bỏ cái giả, cái sai, cái xấu để vươn tới những giá trị thật, đúng và đẹp. c, Văn hóa đời sống Tư tưởng về xây dựng đời sống mới lần đầu tiên được phát động vào tháng 1 năm 1946 và đến tháng 3 năm 1947 Hồ Chí Minh viết cuốn sách Đời sống mới để hướng dẫn nhân dân cách làm. Khái niệm Đời sống mới của Hồ Chí Minh bao gồm cả đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Đạo đức gắn liền với nếp sống và lối sống, được thể hiện qua lối sống và nếp sống. Vì vậy, xây dựng đạo đức phải được tiến hành đồng thời với lối sống và nếp sống. Đạo đức mới là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức, phong cách sống và phong cách làm việc. Theo Hồ Chí Minh có năm cách phải sửa đổi là “cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”. Nếu C.Mác nói đến ăn, mặc, ở, … để tồn tại thì Hồ Chí Minh nói đến mặt văn hóa của ăn, mặc, ở… và phải xây dựng một phong cách sống giản dị, khiêm tốn, ngăn nắp, một phong cách làm việc dân chủ, tập thể, khoa học. Nếp sống mới là quá trình xây dựng thói quen của lối sống mới, từ bỏ dần thói quen của lối sống cũ và xây dựng phong tục tập quán mới thay cho phong tục tập quán cũ cổ hủ. Dĩ nhiên không phải cái gì cũ cũng là xấu, phải bỏ đi. Cái cũ mà xấu thì phải bỏ đi, cái cũ mà không xấu nhưng phiền hà thì phải sửa đổi lại cho hợp lý, cái cũ mà tốt thì phải phát triển thêm, cái mới mà hay thì phải làm. Như vậy, nếp sống mới là nếp sống văn minh, lịch sự. Tóm lại, tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh đã hội tụ đủ các yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, kế thừa và đổi mới. Từ Người tỏa ra một nền văn hóa không phải của quá khứ và hiện tại mà là một nền văn hóa của tương lai. 2. Việc vận dụng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh vào xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Xây dựng văn hóa phải bắt đầu từ mỗi con người với tư cách là chủ thể văn hóa. Cần phải làm cho những con người đó có thói quen tự học, vươn lên chiếm lĩnh những thành tựu hiện đại về văn hóa, khoa học… của thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu hội nhập với thế giới và ngăn chặn âm mưu lợi dụng văn hóa để thực hiện “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Phương pháp mà Hồ Chí Minh đưa ra để xây dựng nền văn hóa mới là phải xây dựng và bồi dưỡng những điển hình tích cực về văn hóa, biểu dương cổ vũ, tạo thành phong trào quần chúng ngày càng sâu rộng, làm cho văn hóa mới ngày càng thấm sâu vào đời sống nhân dân, làm cho đời sống trở thành đời sống có văn hóa. Các phong trào “Người tốt việc tốt”, “ xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa”,…phải được đẩy mạnh và làm cho phong trào ấy thực sự trở thành động lực thúc đẩy việc xây dựng đời sống văn hóa trong xã hội. 3. Một số ý kiến của cá nhân Theo tôi, tư tưởng của Người về những lĩnh vực chính của văn hóa là vô cùng đúng đắn, sáng suốt. Đối với công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, những quan điểm của Hồ Chí Minh thực sự là cuộc hành trình đến những giá trị văn hóa đích thực nhất. Bởi lẽ, chủ nghĩa xã hội chính là biểu trưng giá trị cao đẹp nhất, sáng tạo nhất mà dân tộc Việt Nam có thể xem là một chủ thể xứng đáng. Tuy nhiên, hành trình đến với chủ nghĩa xã hội không là con đường bằng phẳng trơn tru. Thực tiễn đang có nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó xu hướng toàn cầu hóa với việc mở cửa, hội nhập đang đòi hỏi mỗi dân tộc cần thiết phải khẳng định bản lĩnh của mình. Trong tất cả những sức mạnh cần khẳng định, sức mạnh văn hóa cần thiết phải đặt vào vị trí hàng đầu, vì "văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là tầm cao, chiều sâu về trình độ phát triển của dân tộc, kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, người với xã hội, với thiên nhiên. Văn hóa là động lực, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng". Vì vậy, bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới phải biết giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, “hòa nhập nhưng không hòa tan”, biết gạn đục khơi trong, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, biệt chọn lọc, sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc tính của dân tộc mình Thanh niên chúng ta là lực lượng quan trọng của mỗi dân tộc, là cánh tay phải của Đảng, là lực lượng xung kích trên mọi trận tuyến đấu tranh cũng như xây dựng. Sự phát triển của thanh niên không những quan hệ đến vận mệnh và tương lai của đất nước, của dân tộc mà còn ảnh hưởng đến tương lai của nhân loại. Như Bác Hồ đã từng căn dặn: “Thanh niên là đại biểu cho tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc. Tinh thần tự tôn ấy truyền thụ đến các em qua Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung… Các em phải có trách nhiệm truyền thụ tinh thần ấy cho các thế hệ mai sau”.  Với tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thanh niên chúng ta quyết tâm học tập và noi theo tư tưởng văn hóa của Người để làm tốt công việc trên lĩnh vực văn hóa. III. Kết luận Tư tưởng về văn hóa là một trong những bộ phận quan trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ lâu, tư tưởng đó đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa dân tộc và là ngọn đèn pha soi đường cho công cuộc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam. Nghiên cứu và học tập theo tư tưởng văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh, cũng như noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khong chỉ đơn thuần là vấn đề nhận thức, mà còn là trách nhiệm chính trị của cả dân tộc, nhằm xây dựng Việt Nam thành một quốc gia văn minh trong thời kì hội nhập quốc tế. Danh mục tham khảo TS. Nguyễn Mạnh Tường (Chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh – Một số nhận thức cơ bản, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2009. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội – 2011. Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong, Hồ Chí Minh văn hóa và đổi mới, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2001. Trang web: Mục Lục Trang I, Lời mở đầu II, Nội dung 1 1, Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa. 1 2, Việc vận dụng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh vào việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 3, Một số ý kiến của cá nhân 5 6 III, Kết luận 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa.doc
Tài liệu liên quan