Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay

Giới trẻ, trong đó có sinh viên – đối tượng sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới với những biến đổi vô cùng nhanh chóng, cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần xã hội, đang là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến chuyển của kinh tế - xã hội. Sự thay đổi của đời sống vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến đạo đức sinh viên hiện nay.

Sinh viên là những trí thức trẻ tương lai, không ai hết mà chính họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển khoa học kỹ thuật, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 34739 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều chỉnh cho phù hợp với việc xây dựng con người mới trong thời đại mới. Cần là siêng năng, chăm chỉ. Cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Chữ cần chẳng những có nghĩa “tay siêng làm thì hàm siêng nhai”. Mà còn nghĩa là mọi người đểu phải Cần, cả nước đều phải Cần. Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Cần và chuyên phải đi đôi với nhau. Kiệm tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần và Kiệm, phải đi đôi với nhau. Cần mà không Kiệm thì "làm chừng nào, xào từng ấy". Kiệm mà không Cần thì không phát triển được. Tiết kiệm về vật chất phải đi đôi với tiết kiệm về thời giờ. "Thời giờ là tiền bạc". Liêm là trong sạch, không tham lam. Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết, thì sẽ gây được tính liêm khiết trong nhân dân. Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ. Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà. Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính. Một người cần phải Cần, Kiệm, Liêm nhưng còn phải Chính mời là người hoàn toàn. Về Chí công vô tư, là không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc,vì đồng bào; là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Người còn chỉ ra mối quan hệ: Cần, Kiệm, Liêm Chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí công vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính. Những lời nói của Bác về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho đến này vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là tấm gương của Bác về thực hành cần kiệm liêm chính vẫn mãi mãi để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta noi theo. 1.2.3 Thương yêu con người Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta thấy rõ sự thể hiện nhất quán giữ tư tưởng chung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, Đó là cốt lõi trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Đó là yêu người lao động, cần lao, cùng khổ, người bị bóc lột, những người bị đàn áp. Tình yêu thương con người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm nhưng đã nhận rõ khuyết điểm sai lầm và cố gắng sửa chữa, kể cả những người lầm đường lạc lối đã hối cải, kể cả đối với kẻ thù bị thương, bị bắt và quy hàng. Bác Hồ kết luận : "chỉ có một mối tình hữu ái thật mà thôi, đó là tình hữu ái vô sản". Hồ Chí Minh thương yêu con người với một với một tình cảm sâu sắc, vừa bao la rộng lớn, vừa gần gũi thân thương đối với từng số phận con người. Song trên tất cả, điều làm ta phải suy nghĩ và xúc động là trước khi ra đi, Bác còn dặn dò cả việc đối với những nạn nhân của xã hội cũ như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu... thì Nhà Nước ta vừa phải giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên người lương thiện. Có thể nói trong muôn vàn tình thương yêu của Người, Bác Hồ không để sót một ai, không quên một ai, có quên chăng chỉ là quên mình! 1.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung Tu tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là sự mở rộng những quan niệm đạo đức nhân đạo, nhân văn của Người ra phạm vi toàn nhân loại, vì Người là "người Việt Nam nhất" đồng thời là nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Quan niệm đạo đức về tình đoàn kết quốc tế trong sáng của HCM thể hiện trong các điểm sau: + Đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột. Quá trình tìm đường cứu nước HCM giúp người đồng cảm và nhận thức rõ: Nơi đâu cũng có người nghèo như ở xứ mình dù các nước thuộc địa hay chính quốc, họ đều bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn bởi chủ nhĩa thực dân tàn ác. Người đi tới kết luận: Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái thật: tình hữu ái vô sản. + Đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung, "bốn phương vô sản đều là anh em". Hành trình qua các nước vào những năm đầu của thế kỉ XX giúp HCM nhận thấy rằng phải có được quan hệ hợp tác giúp đỡ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa. Người đã chứng minh được bọn đế quốc không chỉ áp bức bóc lột nhân dân các nước thuộc địa mà còn thống trị nhân dân lao động và giai cấp vô sản chính quốc. + Đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hòa bình, công lí và tiến bộ xã hội. Theo HCM chủ nghĩa đế quốc vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Trong bài " tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế" (1953), Người đã nhấn mạnh: "tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khít với nhau. Vì lẽ đó ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hòa bình thế giới". Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền, kì thị chủng tộc... Những khuynh hướng sai lệch ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đối đầu đối địch. Đây là một thực tế đã diễn ra ở châu Âu và nhiều khu vực trên thế giới hiện nay. 1.3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Người nhấn mạnh: cũng như sông phải có nguồn, cây phải có gốc. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Hiện nay yêu cầu của thực tiễn là phải xây dựng một nền đạo đức mới ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Vì vậy học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết. Song bài này chỉ đề cập tới những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. 1.3.1 Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình,Hồ Chí Minh luôn luôn nêu gương sáng về đạo đức, Người nói ít làm nhiều, có nhiều vấn đề về đạo đức Người làm mà không nói, phải đi sâu nghiên cứu hành vi đạo đức của Người mới thấy được bản chất sâu xa của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là tấm gương chung cho cả dân tộc, cho các thế hệ mai mãi về sau. Nhưng còn nhiều tấm gương của các vị anh hùng, chiến sỹ thi đua nhứng tấm gương của những người tiêu biểu cho từng ngành, từng cấp, những tấm gương "Người tốt việc tốt" rất gần gũi trong đời thường có ở mọi lúc mọi nơi mà chúng ta không thể coi thường. Về vấn đề này Hồ Chí Minh đã nói: "Người tốt, việc tốt nhiều lắm ở đâu cũng có. Ngành nào, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có" (2). 1.3.2 Xây đi đôi với chống Theo Hồ Chí Minh trong đời sống hàng ngày cái tốt, cái xấu, đạo đức, phi đạo đức luôn luôn đan xen lẫn nhau. Chính vì vậy vừa phải xây dựng đạo đức mới, vừa phải chống cái phi đạo đức. Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích cho xây. Cũng vì vậy Hồ Chí Minh căn dặn toàn Đảng: "Phải cương quyết quýet sạch chủ nghĩa cá nhân nâng cao đạo đức cách mạng bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và kỷ luật"(3). Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo đức là phải khơi dạy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người để mọi người tự giác nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình. Khi xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức mới phải gắn liền chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức thường diễn ra hàng ngày. Muốn xây dựng đạo đức mới, chung quy lại phải chống cho được chủ nghĩa cá nhân. Trong tác phẩm: Nâng cao đạo đức cách mạng quýet sạch chủ nghĩa cá nhân được công bố vào ngày 3/2/1969, nhân kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đã mang ý nghĩa xây đi đôi với chống. Muốn nêu cao đạo đức cách mạng phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân. 1.3.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời Người đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi con người phải thường; xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày đấy cũng là công việc phải kiên trì bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mãn. Theo Người: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"(4). Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì mỗi con người đều có cái tốt, cái xấu vấn đề là không tự lừa dối mình mà nhìn thẳng vào mình thấy rõ cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy cái xấu, cái ác để khắc phục. Vì vậy việc tu dưỡng rèn luyện phải được thực hiện trong hoạt động thực tiễn. Thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Tại hội nghị TW 6(lần 2) khoá VIII (tháng 2/1999) của Đảng cộng sản Việt nam đã đề ra cuộc vận động và xây dựng chỉnh đốn Đảng. Trong đó Đảng đặc biệt chú trọng các nguyên tắc về xây dựng đạo đức mới mà Hồ Chí Minh đã đưa ra. Để làm tốt cuộc vận động các tổ chức Đảng cần tăng cường công tác giáo dục trong toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đường lối chính sách của Đảng, nhiệm vụ đạo đức của người đảng viên. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần gắn việc học tập với giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong các cơ quan, đơn vị, nhằm phê phán những biểu hiện tiêu cực đang diễn ra giúp cho cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, giác ngộ trước những lỗi lầm sai phạm, tự giác thực hành sửa chữa, đồng thời phát hiện những nhân tố mới, những điển hình người tốt, việc tốt, những tấm gương sáng tiêu biểu để nhân rộng, tạo nên một phong trào sống chiến đấu, lao động và học tập theo đạo đức Hồ Chí Minh mang đầy đủ ý nghĩa thực tiễn và có sức thuyết phục. II. Vận dụng những chuẩn mực đạo đức cách mạng vào việc xây dựng đạo đức, lối sống của sv hiện nay 2.1. Một số nét khái quát về đạo đức, lối sống của SV hiện nay - Vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên mấy năm gần đây đã trở thành điểm nóng không chỉ của ngành giáo dục mà còn của toàn xã hội. Các hành vi lệch chuẩn về đạo đức trong học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Ở đâu một hình mẫu lý tưởng cho tuổi học trò? Và làm thế nào để các em học sinh, sinh viên định hình cho mình một phong cách sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức đúng lứa tuổi? Giới trẻ, trong đó có sinh viên – đối tượng sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới với những biến đổi vô cùng nhanh chóng, cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần xã hội, đang là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến chuyển của kinh tế - xã hội. Sự thay đổi của đời sống vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến đạo đức sinh viên hiện nay. Sinh viên là những trí thức trẻ tương lai, không ai hết mà chính họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển khoa học kỹ thuật, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới. Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người. Nhưng bên cạnh đó, họ còn mang những đặc điểm riêng: trẻ, có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội,… Đặc điểm rất đáng chú ý đang hình thành trong những người trẻ hôm nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng. Hình thành một phương thức tư duy của thời đại công nghệ thông tin: ngôn ngữ ngắn gọn, có tính logic, chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan. Sinh viên hiện nay, nổi bật lên khả năng tự ý thức cá nhân và ít chịu ảnh hưởng bởi dư luận như trước, tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo cá nhân, chủ động và nhanh chóng tiếp cận với những cái mới trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, chịu khó học hỏi kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp và công việc. Làm được điều đó một cách triệt để nhất, rõ ràng nhất, không ai khác ngoài sinh viên – đối tượng trẻ có tri thức, lớn lên trong môi trường mới, đi đầu tiếp thu cái mới, chấp nhận những giá trị mới trong một môi trường năng động và thay đổi liên tục. Bên cạnh đặc điểm cơ bản là dễ dàng tiếp thu cái mới, sinh viên hôm nay còn được trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng, đa dạng hóa tiến trình giao lưu quốc tế,… điều này mở ra được một dòng chảy mới trong quá trình hội nhập, là thước đo của tính đúng đắn và bền vững. Các quan niệm đạo đức của mỗi cộng đồng, bên cạnh cái riêng của mình, đang xuất hiện những cái chung hòa nhập cùng thế giới, mở ra những cơ hội giao lưu, học hỏi. Có thể dự đoán về xu hướng đạo đức được quốc tế hóa, vừa trên cơ sở thống nhất những quy tắc đạo đức chung của con người, vừa giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những quan niệm về tốt, xấu, công bằng, bình đẳng,… cũng đang có sự dịch chuyển nhất định. Những dịch chuyển này tạo ra một sự giải phóng về mặt tư tưởng quan niệm, hướng sinh viên đến sự chuẩn bị cho những hành động có tính hiệu quả sau này. Những quy tắc ứng xử vì thế cũng biến đổi, sự điều chỉnh hành động tuân theo nguyên tắc thiết thực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu mới của thời đại công nghiệp. Những rào cản đạo đức nào không phù hợp trong việc điều chỉnh hành vi sẽ bị vượt qua, thể hiện khá rõ nét ở sinh viên. Điều đáng chú ý là vẫn với những yếu tố tác động có tính tích cực trên, ở một số bộ phận SV đã xuất hiện việc lệch chuẩn, nghiêng sang khía cạnh tiêu cực. Tác động tiêu cực rõ nét nhất là biểu hiện cá nhân thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử trong một bộ phận không nhỏ sinh viên hôm nay. Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt là sinh viên. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Cái cá nhân nhiều khi đã lấn át cái cộng đồng, lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Dần dần, nó hình thành một thái độ bàng quan đối với những người xung quanh, cho dù các phong trào tình nguyện gần đây được phát động khá rầm rộ trong sinh viên, nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác thấp đi, và nếu có thì thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Tác động tiêu cực tiếp theo là cùng với sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển, đã dần dần làm không ít sinh viên xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn vẫn luôn phù hợp với thời kỳ hiện đại. Hình thành tư tưởng hưởng thụ ăn chơi đua đòi, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo đức và lối sống trong bối cảnh một nền kinh tế - xã hội mở cửa. Các quan niệm đạo đức trong một bộ phận sinh viên đang bị lệch chuẩn, đặc biệt là ở quan niệm cho rằng đạo đức và lợi ích cá nhân là hoàn toàn đồng nhất mọi lúc mọi nơi. Sự dối lừa được coi là một chuyện bình thường. Khi quan sát, có thể thấy một biểu hiện đáng buồn là nhiều sinh viên không cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khoá luận là một hành vi phi đạo đức. Hiện tượng mua bằng, bán điểm không còn là chuyện hiếm thấy. Điều đáng lo ngại là nhiều sinh viên bộc lộ thái độ cho rằng đó là chuyện bình thường, không liên quan đến đạo đức. Trong khi đó, ở các nước phát triển, lừa dối là hành vi bị lên án rất mạnh trong môi trường học đường. Cũng vậy, với sự phát triển của thông tin, được sự hỗ trợ của công nghệ cao đã làm Internet trở nên phổ biến, nhiều bạn trẻ đã lên mạng sử dụng tiện ích chat như một thú tiêu khiển hơn là phương tiện liên lạc. Sự dối lừa trên mạng được coi là một trò chơi. Nếu như nó chỉ dừng lại ở đó thì không có gì nghiêm trọng, nhưng đáng lưu tâm ở chỗ là từ trò chơi - một lĩnh vực cụ thể, nó dần dần sẽ ảnh hưởng sang quan niệm về đạo đức nói chung, ở cả các lĩnh vực khác. Nguyên nhân là do đâu?? Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có được những bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Nhưng cùng với đó thì những mặt trái xã hội cũng ngày càng nhiều và nó đang ảnh hưởng không nhỏ tới các em học sinh. Mặt trái Internet là một ví dụ. Bên cạnh những tiện ích như cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, rút ngắn khoảng cách giữa mọi người thì Internet cũng đang là một nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm đạo đức ở học sinh. Những trang web cấm và nhất là game online đang kéo nhiều học sinh rời xa trường học. Tình trạng học sinh trốn học chơi game ngày càng nhiều. Những trò chơi bạo lực và cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống bằng đao, kiếm đã dần ngấm vào các em từ thế giới ảo đã trở thành thế giới thực. Nhưng đó chưa phải là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng suy giảm đạo đức học sinh như hiện nay. Vậy nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ đâu? Dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Những phẩm chất xấu ấy là kết quả sự giáo dục không đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú trọng tới nề nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, không chú ý đến hành vi ứng xử thực tế. Trong những năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh chương trình “giáo dục toàn diện”. “Giáo dục toàn diện” không chỉ đơn thuần là cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ tri thức mọi mặt trong cuộc sống mà quan trọng hơn là phải giáo dục nhân cách cho các em. Có lẽ trong những năm vừa qua chúng ta chỉ chú trọng vào giáo dục kiến thức cho các em mà coi nhẹ giáo dục đạo đức. 2.2. Vận dụng tư tưởng HCM vào xây dựng đạo đức, lối sống của SV Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, trước những ảnh hưởng ngày càng to lớn của nền kinh tế thị trường và xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá, bên cạnh những tác động tích cực thì cũng có không ít những tác động tiêu cực đến một bộ phận không nhỏ thanh niên như đã nêu ở trên. Vì vậy, hiện nay những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên ngày càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết Từ lý luận và thực tiễn cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho chúng ta thấy rằng không ở lĩnh vực nào mà vấn đề nêu gương lại được đặt ra như trong lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình thì đó là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với những người em; trong nhà trường thì đó là tấm gương của thấy cô đối với học sinh; trong tổ chức, tập thể, Đảng, Nhà nước là tấm gương của những người phụ trách, lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dưới; trong xã hội thì đó là tấm gương của người này đối với người khác, những gương “người tốt việc tốt” mà Hồ Chí Minh đã phát hiện để mọi người học tập noi theo. Một trăm bài diễn văn hay không bằng tấm gương sống - điều mà Hồ Chí Minh nói về Lênin, đã đặt ra cho việc xây dựng đạo đức mới một nguyên tắc rất cơ bản là sự nêu gương về đạo đức. Đó cũng là điều chúng ta thấy ở Hồ Chí Minh - một tấm gương đạo đức trong sáng tuyệt vời của một cuộc đời trọn vẹn. Hiện nay, công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được sức mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp với nhu cầu về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng một số trẻ em chưa được hưởng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục tốt nhất; vẫn tồn tại một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng thụ, vướng vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật Phân tích việc xây dựng đạo đức ở trong gia đình mỗi sinh viên Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là tế bào của xã hội. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình” Gia đình không những là môi trường đầu tiên mà còn là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi con người. Nói cách khác, gia đình là môi trường không thể thiếu và cũng không thể thay thế được đối với sự phát triển của mỗi con người. Bởi, “gia đình là trường học đầu tiên” trước khi con người đến với trường đời. Ai cũng biết, ngay từ đầu, sự phát triển của mỗi chúng ta đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của giáo dục đạo đức gia đình, của “nếp nhà”, của “gia phong”. Cho nên, gia đình là môi trường quan trọng bậc nhất trong giáo dục đạo đức. Bởi giáo dục gia đình là nền tảng có tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển của cá nhân và cả cộng đồng. Điều đó đã lý giải vì sao Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc xây dựng gia đình văn hóa mới là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, phát triển con người. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội VIII, Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế thị trường cùng với quá trình toàn cầu hóa đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ổn định và bền vững của gia đình. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi mỗi gia đình phải tìm cách thích ứng, điều chỉnh các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội. Trên thực tế, nhiều gia đình không những vẫn giữ gìn được nền nếp gia phong, làm tốt chức năng giáo dục con cái mà còn biết phát huy tính chủ động của các thành viên trong việc phát triển kinh tế, góp phần vào sự phồn vinh của xã hội. Những gia đình như vậy thực sự là những tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc cho con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đang có những biểu hiện của sự sút kém, đặc biệt là “sự sút kém vai trò và hiệu quả của giáo dục gia đình, là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội mà gia đình không ngăn chặn được ngay từ đầu”. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng gia đình văn hóa luôn gắn liền với tăng cường trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục đạo đức theo những chuẩn mực tốt đẹp của dân tộc, để mỗi con người được lớn lên trong tình cảm, trong sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Làm được như vậy, gia đình trở thành nơi có đủ sức mạnh đề kháng, chống lại mọi sự ô nhiễm từ bên ngoài, ngăn chặn mọi tiêu cực từ phía xã hội, giúp con người có khả năng phát triển tốt hơn. Đây không chỉ là biện pháp quan trọng để củng cố và phát triển gia đình, để gia đình thực sự trở thành “hạt nhân của xã hội” mà đây còn là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Phân tích việc xây dựng đạo đức ở trong trường học ( có thể xuyên suốt từ gốc rễ cơ bản – mẫu giáo, cấp 1 – nơi hình thành nên tư tưởng, đạo đức đầu đời cho mỗi con người ) đến cấp bậc đại học Bên cạnh xây dựng đạo đức trong gia đình, giáo dục đạo đức trong nhà trường không chỉ là sự tiếp tục của giáo dục gia đình mà còn là môi trường đào tạo cho con người có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhằm phát triển toàn diện con người. Giáo dục đạo đức trong nhà trường nhà trường là giáo dục có bài bản, có hệ thống và kết hợp với nhiều loại hình giáo dục khác. Cho nên, xây dựng đạo đức trong nhà trường có một ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành ý thức và nhân cách đạo đức. Để đảm bảo hiệu quả cho công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường, đòi hỏi cần phải đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh, sinh viên với bản thân, gia đình, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước. Phải coi đạo đức học là một ngành khoa học thực sự và không thể thiếu trong chương trình giáo dục và đào tạo. Trước đây, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng mong muốn: “Đạo đức học cần phải trở nên một ngành khoa học xã hội mà những người có trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa. Nó cũng phải trở thành một môn khoa học không thể thiếu được trong các trường đại học và giáo dục phổ thông” Cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang diễn ra trong các trường học là một bộ phận của phong trào thi đua Hai Tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cuộc vận động này đã lấy những điều đạo đức mà Hồ Chủ tịch đã căn dặn làm nội dung, đồng thời cũng lấy những lời dạy của Người về công tác giáo dục đạo đức làm phương châm. Tinh thần của phương châm giáo dục đạo đức là: tôn trọng nhân cách học sinh thông qua thuyết phục và hoạt động, thống nhất các tác động giáo dục nhằm tạo ra mội trường thuận lợi cho sự phát triển đạo đức mới. Đó cũng là những điểm mà chúng ta thấy rất rõ qua những lời khuyên của Hồ Chủ tịch về việc dạy dỗ con em. Hơn nữa, Người còn quan tâm đến các hình thức hoạt động thích hợp với lứa tuổi. Đối với việc giáo dục thiếu ni

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay.doc
Tài liệu liên quan