Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - dân tộc và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - con đường giải quyết triệt để giai cấp và dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, ở Đông dương giải phóng dân tộc, giành độc lập cho dân tộc là điều kiện hàng đầu để giải quyết giai cấp. Bởi vì Hồ Chí Minh cho rằng, trong các mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thì mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với chủ nghĩa đế quốc là mâu thuẫn chủ yếu. Mặt khác nếu vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là hai yếu tố song sinh thì trong mọi giai đoạn của lịch sử Việt Nam, vấn đề dân tộc luôn luôn chiếm vị trí nổi bật. Chính vì vậy Hồ Chí Minh cho rằng độc lập dân tộc là điều kiện hàng đầu để giải phóng giai cấp. Đó là một bộ phận trong tư tưởng của Người về QHGC - DT.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4237 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - dân tộc và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu QHGC-DT là một trong những nội dung cơ bản của TTHCMvà đã được nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, thực tiễn của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn những nội dung trên. Do đó tác giả chọn đề tài:"tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - dân tộc và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay" làm tiểu luận triết học của mình. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn là nhận thức TTHCM về QHGC - DT; nghiên cứu cơ sở hình thành, nội dung cơ bản của TTHCM về QHGC - DT và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là: Những luận điểm cơ bản của QHGC - DT trong TTHCM; những phương hướng tăng cường QHGC - DT ở Việt Nam hiện nay dưới ánh sáng TTHCM về QHGC - DT. Luận văn chỉ nghiên cứu trong phạm vi các bài nói, bài việt của Hồ Chí Minh mà thôi. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn là CNMLN, TTHCM và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam. Luận văn góp phần làm sáng tỏ TTHCM về QHGC - DT trong cách mạng Việt Nam thời kỳ trước và sau đổi mới. Kết cấu của luận văn được trình bày trong 3 chương, 7. Chương I Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - dân tộc 1.1. Quan hệ giai cấp - dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Từ nửa sau của thế kỷ XIX, CNTB đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc. Chúng đặt ách đô hộ lên giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước nhược tiểu. Nhiều mâu thuẫn trên thế giới xuất hiện. Cách mạng Nga năm 1917 thắng lợi là thể hiện sự bùng phát của các mâu thuẫn này tại Nga. Cách mạng Nga mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH, giai cấp công nhân trỏ thành giai cấp trung tâm của thời đại. Bản chất của QHGC - DT trên thế giới do đó cũng được xác định bởi bản chất của giai cấp công nhân. Chịu ảnh hưởng của QHGC - DT trên thế giới, QHGC - DT ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX đã thay đổi. Trong 5 giai cấp của xã hội thì chưa có giai cấp nào đi tiên phong trong phong trào dân tộc, dân chủ xã hội Việt Nam, dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ là một xã hội có kết cấu giai cấp lỏng lẻo, xộc xệch, rệu rã và mất hết sinh lực. Đó chính là sự khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của một giai cấp đối với xã hội. Tiếp xúc với thực tiễn của QHGC - DT thời kỳ này, TTHCM về QHGC - DT được hình thành. 1.2. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống và chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ giai cấp - dân tộc. Lịch sử Việt Nam cho đến cuối thế kỷ XIX về cơ bản là lịch sử chống ngoại xâm. Để chống lại sự xâm lược từ bên ngoài, dân tộc Việt Nam đã đoàn kết đi vào tâm thức của người Việt trở thành chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa này là động lực tinh thần thôi thúc cả dân tộc đứng lên bảo vệ giang sơn tổ quốc, tạo nên sức sống trường tồn cho dân tộc Việt Nam và ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chí Minh. Sau khi gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh lại mang nội dung mới. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng vấn đề dân tộc bao giờ cũng gắn liện với vấn đề giai cấp, do một giai cấp tiên phong giải quyết. Sự hình thành và phát triển của dân tộc đều nhằm đáp ứng lợi ích của một gia cấp nhất định. CNMLN kết luận rằng: trong thời đại ngày nay, dân tộc gắn liền với giai cấp công nhân và để làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải nắm lấy ngọn cờ dân tộc. 1.3. Phẩm chất và năng lực thiên bẩm đặc biệt của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh ngay từ thời niên thiếu đã có năng khiếu phẩm chất thiên bẩm đặc biệt. Nhờ đó qua quá trình hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, khách thể nhận thức của Hồ Chí Minh đã liên tục được chủ thể hoá và ngược lại, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về QHGC - DT. Chương II Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - dân tộc 2.1. Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân do giai cấp công nhân lãnh đạo Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống và CNMLN về QHGC - DT có thể nói đã được kết hợp nhuần nhuyễn trong TTHCM, thể hiện thành quan điểm của Người về QHGC - DT. Vận dụng sáng toạ CNMLN vào việc phân tích kết cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng trong các giai cấp của xã hội Việt Nam thì công nhân nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc đều có kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến. Do đó theo Hồ Chí Minh cách mạng phải là sự nghiệp của toàn dân. Tức là của 4 giai cấp này. Đồng thời khi phủ nhận vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc thì Hồ Chí Minh cũng khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam. Người cho rằng lãnh đạo được hay không là do đặc tính giai cấp chứ không phải do số lượng nhiều hay ít của giai cấp đó. Giai cấp công nhân là giai cấp có nhiều đặc tính tiến bộ và có hệ tư tưởng CNMLN nên giai cấp công nhân ắt phải là người lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nhưng Hồ Chí Minh cũng cho rằng, giai cấp công nhân Việt Nam muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thì phải lập nên Đảng cộng sản. Đảng là điều kiện quan trọng hàng đầu để cách mạng giành thắng lợi. Xuất phát từ nhận thức như thế, Hồ Chí Minh đã nỗ lực chuẩn bị mọi mặt để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930. Đồng thời với việc xác định lực lượng cách mạng là toàn dân, giai cấp lãnh đạo cách mạng là công nhân, Hồ Chí Minh cũng xác định vai trò, vị trí của các giai cấp trong cấu trúc của lực lượng cách mạng qua các giai đoạn lịch sử. Trước khi Đảng ra đời, Người xác định: động lực của cách mạng là công nhân, nông dân; bầu bạn của cách mạng là tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Nhưng qua thử thách của thời gian, động lực của cách mạng được Hồ Chí Minh xác định là công nhân, nông dân, tiểu tư sản. Tư sản dân tộc là lực lượng cách mạng. Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. Trên cơ sở xác định vai trò vị trí các giai cấp như thế, Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân đoàn kết, thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Có thể nói, những lời kên gọi vang dậy núi sông của Người đối với toàn thể quốc dân đồng bào là quá trình thể hiện cụ thể tư tưởng của Người về lực lượng cách mạng. Nhờ đó cách mạng Việt Nam đã giành thắng lợi to lớn trong giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH. Như vậy dựa vào CNMLN, kết hợp với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống, Hồ Chí Minh đã phân tích cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam, thấy được vai trò vị trí của các giai cấp này. Trên cơ sở đó Người khẳng định: cách mạng là sự nghiệp của toàn dân do giai cấp công nhân lãnh đạo. Đó là luận điểm cơ bản TTHCM về QHGC - DT. 2.2. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - con đường giải quyết triệt để giai cấp và dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, ở Đông dương giải phóng dân tộc, giành độc lập cho dân tộc là điều kiện hàng đầu để giải quyết giai cấp. Bởi vì Hồ Chí Minh cho rằng, trong các mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thì mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với chủ nghĩa đế quốc là mâu thuẫn chủ yếu. Mặt khác nếu vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là hai yếu tố song sinh thì trong mọi giai đoạn của lịch sử Việt Nam, vấn đề dân tộc luôn luôn chiếm vị trí nổi bật. Chính vì vậy Hồ Chí Minh cho rằng độc lập dân tộc là điều kiện hàng đầu để giải phóng giai cấp. Đó là một bộ phận trong tư tưởng của Người về QHGC - DT. Nhưng sau khi giành được độc lập thì dân tộc sẽ thực hiện quyền tự quyết theo con đường nào? TBCN hay XHCN? theo Hồ Chí Minh ĐLDT gắn liền với CNXH thì mới giải quyết triệt để giai cấp và dân tộc. Người viết: "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Chiến lược này vừa đáp ứng được nguyện vọng trước mắt, vừa đáp ứng được nguyện vọng mục tiêu lâu dài của nhân dân nên đã lôi cuốn được đông đảo nhân dân đi theo, tạo ra lực lượng vô cùng to lớn cho cách mạng. KHi đó quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân được khẳng định và củng cố vững chắc. Tức là toàn dân được giải phóng đến đâu thì giai cấp công nhân được giải phóng đến đó. QHGC - DT sẽ luôn luôn hài hoà, xoắn xít bên nhau. Có thể nói rằng tính chất và giá trị của nền độc lập của Việt Nam sau cách mạng Tháng tám năm 1945 đã được thay đổi nhiều. Dân tộc được giải phóng đến đâu thì giai cấp sẽ được giải phóng theo nấc thang tương ứng đến đó. QHGC - DT theo đó cũng được giải quyết tốt hơn của giai đoạn sau so với giai đoạn trước. Như thế theo Hồ Chí Mính, ĐLDT gắn liền với CNXH là con đường giải quyết triệt để QHGC - DT. Nếu ĐLDT gắn liền với CNXH là con đường giải quyết triệt để QHGC - DT thì ngược lại, Hồ Chí Minh cũng cho rằng: CNXH là điều kiện bảo đảm độc lập thực sự, hoàn toàn. Đó là một nền độc lập về mọi mặt và nhân dân có quyền tự quyết. Người viết: "chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giới khỏi ách nô lệ". Bởi vì Hồ Chí Minh cho rằng học thuyết CNXH rất phù hợp với văn hoá và các giá trị truyền thống của Việt Nam, rất dễ cắm sâu vào xã hội Việt Nam, giúp Việt Nam giành được độc lập hoàn toàn, độc lập thực sự. Trên thực tế, sự du nhập của học thuyết CNXH vào Việt Nam, thông qua Hồ Chí Minh đã giúp Việt Nam giành được độc lập năm 1945 và giải phóng Miền Bắc năm 1954. Sau 1954, Nam Việt Nam vẫn chưa được giải phóng. Hồ Chí Minh cho rằng Miền Bắc phải đi lên CNXH thì mới tạo điều kiện giải phóng Miền Nam, hoàn thành ĐLDT trên cả nước. Chế độ XHCN ở Miền Bắc là nền tảng cho sự nghiệp thống nhất này. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kiểm chứng quan điểm này của Hồ Chí Minh. Như vậy vận dụng sáng tạo CNMLN vào điều kiện lịch sử cụ thể Việt Nam, TTHCM về QHGC - DT đã được xác lập. Nội dung của nó là khẳng định lực lượng cách mạng là toàn dân; người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân; phương hướng tiến lên của cách mạng là CNXH. Chương III Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - dân tộc vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay 3.1. Thực trạng giải quyết quan hệ giai cấp - dân tộc trong thời kỳ đổi mới vừa qua và những vấn đề đặt ra Vấn đề dân tộc và giai cấp trong thời kỳ đổi vừa qua đã được giải quyết đạt những thành tựu và những hạn chế còn tồn đọng như sau: Về thành tựu: Đảng đã từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới, xác định những nét chính của mô hình CNXH ở Việt Nam với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Bản chất và linh hồn của những chủ trương đổi mới trên đây của Đảng ta là nắm vững ngọn cờ ĐLDT và CNXH, thực hiện lợi ích dân tộc trên quan điểm, lập trường giai cấp công nhân. Trong thời kỳ 1991 - 2000, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội. Nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, định hướng XHCN; Hệ thống chính trị hoàn thiện từng bước; bản sắc văn hoá dân tộc và nhiều giá trị văn hoá được phát huy. Về khuyết điểm tồn tại: Nền kinh tế nước ta còn đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nều kinh tế phát triển chưa cân đối; tăng trưởng kinh tế chưa thực sự gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội; Trên lĩnh vực chính trị tư tưởng đang diễn ra xu hướng tuyệt đối hoá lợi ích và các giá trị vật chất, xem nhẹ và coi thường các giá trị tinh thần; chủ nghĩa cá nhân thực dụng đang lây lan với quy mô khá rộng. Nhìn chung đát nước đứng trước nhiều nguy cơ lớn, đe doạ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc. Những thành tựu và khuyết điểm yếu kém tồn tại trong sự nghiệp đổi mới đang đặt ra nhu cầu là: phát huy những thành tựu đã đạt được, đẩy lùi những nguy cơ to lớn, đe doạ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc. 3.2. Một số phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường quan hệ giai cấp - dân tộc ở nước ta hiện nay Thứ nhất: Kiên định con đường XHCN với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vấn đề QHGC - DT hiện nay thể hiện tập trung ở đường lối và quan điểm phát triển. Con đường mang tính quy luật của Việt Nam là con đường ĐLDT gắn liền với CNXH. Nó cho phép kết hợp hài hoà lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Lịch sử dân tộc ta hơn 70 năm qua đã chứng minh tính đúng đắn của con đường này. Tuy nhiên thực tiễn của phong trào XHCN thế giới hiện nay làm cho một số người ở nước ta mất niềm tin vào con đường ĐLDT gắn liền với CNXH. Họ muốn quay sang phía CNTB. Nhưng tỉ lệ giữa các nước tư bản phát triển trên tổng số các nước thế giới không chứng minh được tính ưu việt của CNTB. Hiện nay CNXH thế giới đang khủng hoảng, nhưng nó sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn sau. Và ở nước ta ĐLDT gắn liền với CNXH là con đường phát triển tất yếu của lịch sử. Thứ hai: Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân - trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, hơn lúc nào hết, chúng ta phải ra sức củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo thành sức mạnh và động lự to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Tinh thần cơ bản, nhiệm vụ bao trùm của đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn này phải được tiến hành theo quan điểm của đại hội IX của Đảng đã chỉ ra. Muốn vậy cần phải quán triệt mục tiêu giữ vững độc lập thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, hướng tới dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; quán triệt đại đoàn kết trong các chủ trương chính sách của Đảng, trong xây dựng bộ máy nhà nước, trong xây dựng và mở rộng mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo trong xã hội; gắn quyền lợi với trách nhiệm, lợi ích riêng của mỗi người với nghĩa vụ công dân, trong đó lợi ích dân tộc là trung tâm. Thứ ba: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước cụ thể hoá tiếp theo trong chủ trưởng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, được tiến hành trên lĩnh vực kinh tế. Phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN là dựa vào công cụ kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu CNXH. Trên thực tế mức tăng trưởng của kinh tế nước ta thời kỳ 1991 - 2002 theo mô hình này đạt được khá cao, bình quân mỗi năm tăng hơn 7%, nhưng còn rất nhiều hạn chế. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay nếu không bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, ôn định theo mô hình kinh tế này thì sẽ đe doạ lợi ích giai cấp và dân tộc. Vì vậy chúng ta phải tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN để thực hiện mục tiêu chiến lược của sự nghiệp đổi mới. Muốn vậy đòi hỏi chúng ta phải tập trung đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước; mở rộng và đa dạng hoá các hình thức kinh tế nhà nước; đa dạng hoà và áp dụng một cách phổ biến các hình thức kinh tế tư bản nhà nước; hướng dẫn khuyến khích kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển; khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - dân tộc và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.doc
Tài liệu liên quan