Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề thanh niên và vận dụngtư tưởng đó trong công tác đoàn hội sinh viên của trường đại học Bách khoa hiện nay

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU.

 

CHƯƠNG 1– TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ THANH NIÊN. 5

1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và vị trí của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam .5

1.2.Quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên .14

1.3. Thanh niên với tiến trình phát triển đất nước 19

CHƯƠNG 2- VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐÓ TRONG CÔNG TÁC ĐOÀN, HỘI SINH VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HIỆN NAY .22

2.1 Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của trường đại học Bách Khoa trong 55 năm qua

2.2 Thực trạng trong công tác đoàn, hội sinh viên của trường đại học Bách Khoa hiện nay

2.2.1Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn

2.2.2Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên, sinh viên

2.2.3Phong trào học tập và nghiên cứu khoa học trong cán bộ trẻ và sinh viên nhà trường

2.2.4Phong trào thanh niên tình nguyện

2.2.5Phong trào văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao

2.3

 

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9838 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề thanh niên và vận dụngtư tưởng đó trong công tác đoàn hội sinh viên của trường đại học Bách khoa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạng cho thế hệ cha anh, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thiếu niên nhi đồng, thanh niên là người xung phong trong lĩnh vực kinh tế văn hóa, thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ và trong mọi công việc,” thanh niên thi đua thực hiện khẩu lệnh “ đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên làm ”. người đã tổng kết “ thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc: dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. dân tộc được tự do thì thanh niên cũng được tự do. Vì vậy thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc”. gắn thanh niên với vận mệnh của dân tộc. hồ chí ninh trong nhiều bài nói và viết của mình đã luận giải một cách giản dị,thuyết phục rằng: thanh niên là người chủ tương lai của nước nha:,”nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do các thanh niên”. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tải phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai tươi sáng đó Xuất phát từ quy luật vận động của xã hội loài người, Hồ Chí Minh khẳng định thanh niên không những là người kế tục các thế hệ trước, mà còn là tương lai của đất nước, của dân tộc. Người ta ví thanh niên như mùa xuân, bắt đầu của một năm.Thanh niên là mùa xuân của xã hội, Câu nói trên thể hiện vai trò quan trọng của tuổi trẻ đối với sự phát triển của xã hội. Sự chăm lo tốt cho thế hệ thanh niên là sự bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững và tươi sáng của xã hội Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, thanh niên là những người khỏe mạnh, hăng hái, có sức khỏe. Sự phát triển lâu dài của xã hội phụ thuộc nhiều vào thanh niên. Người viết: "Người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó" Trong luận điểm này, Hồ Chí Minh đã nhắc đến cả hai khía cạnh của một vấn đề, có mối quan hệ khăng khít với nhau. Hồ Chí Minh rất tin ở thanh niên, tin rằng thanh niên với ý chí, nghị lực và quyết tâm, có thể vượt qua được mọi khó khăn gian khổ. Trong126kháng chiến chống thực dân Pháp, Người có bài Khuyên thanh niên: "Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên” Từ sự xác định vai trò kế tục của thanh niên , Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên phải tự mình phấn đấu, học tập và rèn luyện để nắm lấy tri thức, bồi dưỡng ý chí, nghị lực và tinh thần cách mạng. Việc học tập, rèn luyện của thế hệ thanh niên có ý nghĩa quyết định đến tương lai của đất nước. Trong ngày khai trường đầu tiên sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi học sinh, kêu gọi học sinh học tập: Sau 80 năm nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp được các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Các em phải thương yêu nước ta. Mong các em mai sau lớn lên thành người dân xứng đáng với nước độc lập tự do" Tháng 01/1946, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”, tuổi trẻ là lực lượng quyết định vận mệnh của dân tộc, sự phát triển của đất nước. Người sớm phát hiện được và tin tưởng ở tiềm năng, sức mạnh to lớn của thế hệ trẻ trong cuộc đấu tranh cách mạng và sự phát triển xã hội. Người nhận thấy tuổi trẻ Việt Nam là lực lượng đông đảo, hùng hậu, dũng cảm; có những ưu thế nổi trội: trẻ, khoẻ, chiếm số đông trong xã hội, hăng hái nhiệt tình, nhanh nhạy trong tiếp thu cái mới. Thế hệ trẻ tiêu biểu cho sức sống, sức phát triển của dân tộc, nếu được chăm sóc, rèn luyện có thể đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhưng, Người cũng nhận thấy, trong quá trình thống trị Đông Dương và Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách ngu dân, áp đặt nền văn hoá nô dịch đã làm tàn tạ, mê muội thế hệ trẻ Việt Nam. Đó là điều hết sức nguy hiểm. Vì thế, trong tác phẩm nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp, xuất bản năm 1925, Người đã viết: "Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh."2 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, chỉ có thể dành độc lập dân tộc khi giác ngộ được quần chúng nhân dân, mà trước hết là thức tỉnh, giác ngộ thanh niên, hướng cuộc đấu tranh của họ đi đúng quỹ đạo của cách mạng vô sản, từ đó thức tỉnh dân tộc. Tư tưởng này, trước đó nhà yêu nước Phan Bội Châu cũng đã đề xướng và thực hiện, nhưng con đường mà nhà cách mạng tiền bối hướng cho họ đi không phải là con đường cách mạng vô sản. Tháng 12 năm 1924 tại Quảng Châu, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp xúc với những thanh niên yêu nước trong nhóm tâm tâm xã và tổ chức ra 1 nhóm cách mạng đầu tiên. Việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mở lớp đào tạo về chủ nghĩa Mác - Lênin chính là những bước chuẩn bị đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng - nhân tố con người, nhân tố thanh niên - những hạt giống đầu tiên cho cách mạng Việt Nam. Bằng các hoạt động tích cực và hiệu quả, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã nhanh chóng phát triển thành một lực lượng chính trị độc lập, giác ngộ được nhiều người yêu nước đi theo đường lối của Nguyễn Ái Quốc, góp phần đưa phong trào công - nông phát triển. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên trở thành tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Được tin tưởng và được đào tạo, giáo dục, thanh niên thực sự đã trở thành lực lượng quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành đội ngũ hậu bị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng sớm thấy được sức mạnh của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Ngay trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã tin tưởng gửi gắm vào thế hệ trẻ, rằng tương lai của non sông Việt Nam phụ thuộc "một phần lớn ở công học tập của các em."3 Tháng 8 năm 1947, Người lại khẳng định: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà... Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cho cái tương lai đó" "Thanh niên ta rất hăng hái. Ta biết tập hợp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ thành một lực lượng rất mạnh mẽ". Người cũng chỉ rõ, hạt nhân để tập hợp thanh niên, giáo dục thanh niên là Đoàn thanh niên Cộng sản, vì thế Người rất quan tâm đến việc thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản. Và chỉ một năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đoàn thanh niên Cộng sản đã được thành lập. Về chức năng, nhiệm vụ của Đoàn, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đoàn thanh niên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng, là người phụ trách dìu dắt nhi đồng”.Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Đoàn thanh niên cần phải thường xuyên quan tâm công tác xây dựng Đoàn vững mạnh, Đoàn phải tìm ra nhiều phương thức hoạt động để tổ chức, tập hợp rộng rãi thanh niên. Đảng phải chăm lo giáo dục cho họ, đào tạo họ trở thành người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là phương pháp giáo dục cơ bản vừa mang tính khoa học và tính thực tiễn do chính Hồ Chí Minh đề xướng. Phương pháp này vừa đáp ứng nhu cầu của con người là muốn học tập noi gương người tốt, việc tốt để tiến lên, vừa thể hiện niềm tin yêu, lạc quan của Hồ Chí Minh đối với con người và đối với sự nghiệp giáo dục thanh niên. Hồ Chí Minh luôn quan tâm khơi dậy và chăm chút những phần tốt, mặt tốt ở mỗi thanh niên, nêu lên những tấm gương tốt diễn ra hằng ngày để mọi người noi theo. Để động viên khuyến khích những việc làm tốt của thanh niên, người đã gửi hàng ngàn huy hiệu, viết và trả lời hàng ngàn bức thư, tiếp hàng ngàn thanh, thiếu nhi tiêu biểu cho những gương người tốt việc tốt. Đó là các anh hùng, dũng sĩ ngoài mặt trận, những tấm gương cứu bạn, hành động dũng cảm, đến những việc làm tốt như chăm sóc trâu bò của hợp tác xã, nhặt được của rơi trả lại... Đồng thời, Người còn nhắc nhở thanh niên luôn luôn trân trọng, lắng nghe, tìm hiểu, suy ngẫm các gương tốt, ý hay của nhân dân. Người nói: “Dân rất thông minh. Quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất nhiều. Chỉ cần mình có biết học hay biết lợi dụng mà thôi” Với thái độ và tinh thần lạc quan cách mạng, lòng nhân ái, bao dung đối với con người, Hồ Chí Minh thể hiện tấm lòng yêu mến, trân trọng, tin tưởng đối với thanh niên, động viên khích lệ họ ra sức học tập, rèn luyện để kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng mà nhân dân đã giao cho. Để giáo dục thanh niên trở thành những con người có ích cho xã hội, Hồ Chí Minh còn đòi hỏi những người lớn tuổi phải là tấm gương và có trách nhiệm dìu dắt, giúp đỡ thanh niên: “Các đồng chí già là rất quý, là gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ. Đồng chí già phải giúp đỡ cho đồng chí trẻ tiến bộ” . Người nhắc nhở cán bộ Đoàn cần nêu cao tấm gương của bản thân mình cho thanh niên học tập. Muốn dạy cho thanh niên trở thành người tốt thì trước hết lớp cha anh phải là những tấm gương tốt. Điều đó có nghĩa là muốn thanh niên kế tục được lý tưởng, niềm tin của cha anh, thì lớp cha anh bằng suy nghĩ, hành động, phải là hiện thân sinh động, vững vàng của lý tưởng và niềm tin đó. Lý tưởng độc lập dân tộc, tự do và chủ nghĩa xã hội đã trở thành niềm tin, lẽ sống của nhiều thế hệ kế tục nhau. Do vậy, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chúng ta phải giáo dục cho thanh niên nhận thức đúng và hiểu sâu sắc rằng: vì lý tưởng cao đẹp ấy, mà biết bao chiến sĩ cộng sản, biết bao người con yêu quý của giai cấp công nhân và của dân tộc đã hy sinh, biết bao lớp tuổi thanh niên đã lên đường chiến đấu. Con đường đi đến lý tưởng cao đẹp là con đường phải đổ nhiều mồ hôi, xương máu, nhưng cũng đầy vinh quang và sự tích anh hùng. Có giác ngộ lý tưởng cách mạng, thanh niên mới đảm đương được sứ mệnh đưa lá cờ bách chiến, bách thắng của Đảng và của dân tộc đến thắng lợi cuối cùng. Tóm lại, quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với vấn đề thanh niên là một hệ thống hoàn chỉnh. Những quan điểm đó thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đối với thanh niên, thể hiện một tầm nhìn chiến lược đối với lực lượng quan trọng này. Ngày nay, trong bối cảnh mới, thời đại của hội nhập và phát triển, trong công tác Đoàn thanh niên, những quan điểm đó vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa chỉ đạo hoạt động của chúng ta trong công tác lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn. Trung thành và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người trong công tác thanh niên, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào những cống hiến to lớn của thanh niên đối với sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên Là một lãnh tụ vĩ đại, có tầm nhìn xa trông rộng, hơn ai hết, Người thấu hiểu vai trò vô cùng to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, kiến thiết nước nhà. Để phát huy vai trò và sức mạnh của tuổi trẻ thì phải tiến hành giáo dục thanh niên một cách toàn diện và chu đáo. Hiểu sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ. Ngay từ những ngày đầu bôn ba cứu nước, để tập hợp, giáo dục và giác ngộ cách mạng cho thanh niên, Người đã lập ra tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Trước lúc đi xa, trong "Di chúc” thiêng liêng, Người còn ân cần căn dặn: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây đựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Trong số những vấn đề cần giáo dục cho thanh niên, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước. Trong năm điều Người dạy thiếu niên và nhi đồng, điều thứ nhất là: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào", đối với thanh niên, "Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn”. Tinh thần yêu nước là vốn quý, là sức mạnh to lớn giúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã trong lịch sử. Nó được hun đúc từ bao đời và đã trở thành sức mạnh Việt Nam, biểu tượng Việt Nam. Ngày nay, trong thời đại Hồ Chí Minh, hơn bao giờ hết, tinh thần ấy cần được đề cao và khơi dậy một cách mạnh mẽ để đưa chúng ta vượt qua đói nghèo, tụt hậu. Có thể khẳng định rằng, giáo dục tinh thần yêu nước cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là việc làm đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay, nó tiếp thêm nguồn sức mạnh, trí sáng tạo cho hàng triệu thanh niên đang ngày đêm chiến đấu, lao động, cống hiến trên mọi lĩnh vực vì sự vững bền của đất nước, cho sự thăng hoa của dân tộc, cho dáng đứng Việt Nam tạc sâu vào thiên niên kỷ. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục tinh thần yêu nước đối với thế hệ trẻ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và mang ý nghĩa thời sự. Chúng ta tuy đã giành được độc lập tự do, đất nước hòa bình và thống nhất, song vẫn còn biết bao khó khăn và thử thách. Sự nghiệp chấn hưng đất nước, đưa nền kinh tế nước ta phát triển ngang với trình độ của những cường quốc lớn đòi hỏi thế hệ trẻ hôm nay phải phấn đấu, nỗ lực cống hiến nhiều hơn nữa. Họ phải tự giác rèn luyện, trở thành những con người có ý chí bền vững, có lòng dũng cảm gan dạ để vượt qua những cám dỗ thấp kém, những thói hư tật xấu,... mà mặt trái của kinh tế thị trường, của toàn cầu hoá mang lại. Trong công cuộc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ cho đất nước, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến nguyên tắc giáo dục toàn diện. Người cho rằng, "Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục". Một con người có trí tuệ và nhân cách phát triển lệch lạc không thể là một người chủ xứng đáng của đất nước, của Tổ quốc. Vấn đề giáo dục toàn diện là một vấn đề hết sức quan trọng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, vì vậy, ngay từ hiện tại, "… thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà. Muốn thế phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa, trước hết phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, gột rửa cá nhân chủ nghĩa…". Đúng như tư tưởng của Người, để hoàn thành tốt vai trò người chủ nước nhà, thanh niên phải được giáo dục, đào tạo một cách chu đáo, phải được chuẩn bị đầy đủ các hành trang cần thiết nhất. Trước hết, họ phải là những con người gương mẫu về đạo đức, có ý thức đạo đức hoàn thiện, đầy đủ, đồng thời, có thể chất cường tráng, mạnh mẽ. Có như thế họ mới có thể vượt qua được những khó khăn, thử thách, mới làm tròn được những nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề mà Đảng, dân tộc và nhân dân giao phó. Đặc biệt, họ phải là những người có trí tuệ cao, thông minh, sáng tạo, có ý chí khám phá, tìm tòi "dám nghĩ, dám làm", biết vận dụng những thành quả của khoa học - công nghệ hiện đại vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Để trở thành những con người phát triển hài hoà và toàn diện, con đường duy nhất của thanh niên là không ngừng ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập trên tất cả các lĩnh vực, "phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hoá, phải thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa". Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá và sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Thanh niên Việt Nam phải biết vươn lên làm chủ những công nghệ tiên tiến nhất, để rút ngắn khoảng cách với những quốc gia phát triển. Thực tế cho thấy, rất nhiều thanh niên đã và đang xứng đáng với lời dạy đó của Người. Những thắng lợi vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam trong các cuộc thi quốc tế, trong học tập, sản xuất và kinh doanh,… đã chứng minh vai trò và năng lực của các thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, tuổi trẻ ngày nay cần phải làm được nhiều hơn thế, cần phải tiếp tục phấn đấu và rèn luyện. Trên nhiều lĩnh vực, chúng ta còn tụt hậu, có khoảng cách quá xa so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Nhiệm vụ của thanh niên là phải góp phần thu hẹp, san bằng khoảng cách đó. Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Người chỉ rõ: "Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm: Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp. Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện: "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm", "gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người". Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ. Được ví như mùa xuân của xã hội, nhiệm vụ của thanh thiếu niên không chỉ là học tập, rèn luyện, mà còn phải biết cống hiến và hy sinh. Trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đã ân cần chỉ bảo: "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà! Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?". Lời nói của Người tuy giản dị mà thật sâu sắc biết bao. Ngày nay, còn nhiều bạn trẻ đang mải mê theo đuổi những giá trị vật chất thấp kém, tầm thường mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ lớn lao của mình đối với Tổ quốc, với non sông đất nước. Thói quen đua đòi, hưởng lạc, chạy theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đang làm hư hỏng một số thanh, thiếu niên vốn không tự giác học tập, rèn luyện. Họ đang sa vào một cuộc sống thiếu lý tưởng, không có niềm tin, không có sự định hướng một cách đúng đắn. Không có lý tưởng cao cả để phấn đấu, cuộc sống con người sẽ trở nên tẻ nhạt, tầm thường, thậm chí vô nghĩa. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng những hiện tượng rất đáng lo ngại trong giới trẻ ngày nay, như đua xe máy, nghiện ngập ma túy… Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng". Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, người thanh niên cũng phải sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa hiện nay, đất nước đang đứng trước những thời cơ và những thử thách lớn lao, hơn bao giờ hết, vai trò và trách nhiệm của thanh niên, của tuổi trẻ lại càng vinh dự và nặng nề. Tương lai của đất nước, của dân tộc đang nằm trong tay thế hệ trẻ. Chúng ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Chúng ta có thể đi tắt, đón đầu thời đại được hay không? Chúng ta có thể vượt ra khỏi đói nghèo, tụt hậu để trở thành một quốc gia giàu có, vững mạnh, phát triển về mọi mặt được hay không? Tất cả đang trông chờ vào ý chí, nghị lực và bản lĩnh của tuổi trẻ, tất cả đang được quyết định bởi những việc làm, những hành động cụ thể của tuổi trẻ hôm nay. Chúng ta không thể quên lời căn dặn thiết tha của Người: "Thanh niên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin lớn vào thế hệ trẻ, quan tâm đặc biệt đến sự phát triển toàn diện của họ, trong đó có sự phát triển về thể chất. Người đã nêu một tấm gương sáng về rèn luyện thể dục, thể thao, đồng thời kêu gọi mọi người, nhất là thanh niên, phải thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, coi đó là trách nhiệm và bổn phận của thanh niên. Họ cần có những hoạt động vui chơi lành mạnh: "Thanh niên phải chuyên tâm học hành và công tác, nhưng cũng cần có vui chơi. Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên”. Rõ ràng, trong bối cảnh ngày nay, lời nhắc nhở đó của Bác có ý nghĩa rất quan trọng. Có lẽ, một phần do thiếu những sân chơi lành mạnh, bổ ích mà không ít bạn trẻ đã và đang lao vào những trò chơi dại dột, vô cùng nguy hiểm, như đua xe trái phép, cá độ bóng đá, cờ bạc, nghiện ngập, hút xách. Hoặc có không ít nam nữ thanh niên mải mê truy tìm những cảm giác xa lạ trên sàn nhảy, vũ trường với đủ các loại thuốc kích thích. Vui chơi, giải trí là điều không thể thiếu được đối với lứa tuổi thanh niên, song các hoạt động đó phải mang tính giáo dục, tính văn hoá và lành mạnh. Vui chơi để có thêm niềm tin và ý chí trong học tập, rèn luyện. Hổ Chí Minh đã từng nhắc nhở: "Trong vui chơi cũng có giáo dục. Cần có những thú vui chơi văn hoá, thể dục có tính chất tập thể và quần chúng". Để giáo dục thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh rất chú trọng tới vai trò của nhà trường, của ngành giáo dục - đào tạo. Có thể nói, trường học là môi trường thuận lợi nhất để giáo dục thanh niên trên mọi phương diện. Nhà trường là nơi tuổi trẻ tiếp thu những tri thức, những kinh nghiệm để chuẩn bị bước vào đời, trau dồi đạo đức ý chí, luyện rèn những phẩm chất cần thiết cho một tương lai tươi sáng. Trong Đời sống mới, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò của nhà trường trong chế độ mới: "Cốt nhất là phải dạy học trò biết yêu nước, thương nòi, phải dạy cho họ ý chí tự lập tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ" Hiện nay, do cơ chế, chính sách chưa thực sự hoàn thiện, đồng bộ nên trong bản thân các trường học, các cơ quan, bộ phận của ngành giáo dục - đào tạo vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót. Những căn bệnh phổ biến, như "bệnh thành tích", hiện tượng tiêu cực, bất công, gian lận trong thi cử, ngồi "nhầm" chỗ, "nhầm" lớp… vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta càng phải quán triệt tư tưởng có tính chỉ đạo của Hồ Chí Minh: dù khó khăn đến đâu cũng phải quyết tâm dạy thật tốt, học thật tốt. Bên cạnh trường học, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục, bồi dưỡng thanh niên. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức cách mạng do chính Hồ Chủ tịch và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, rèn luyện, là đội ngũ của những người thanh niên Việt Nam ưu tú. Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đây vừa là tổ chức, vừa là môi trường cho người thanh niên yêu nước rèn luyện và cống hiến. Để phát huy vai trò của tuổi trẻ, Hồ Chí Minh căn dặn: "Trung ương Đoàn cần phải tăng cường hơn nữa việc giáo dục tinh thần yêu nước, giác ngộ giai cấp và đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên". Trong bối cảnh ngày nay, lời nhắc nhủ đó của Người lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh biết bao xương máu cho dân tộc được độc lập và tự do, cho Tổ quốc được hòa bình thống nhất, cho lãnh thổ Việt Nam được vẹn toàn. Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh trường kỳ chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Việt Nam nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng đã nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất, thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu sống cuộc đời nô lệ. Con người Việt Nam vĩ đại nhất, tiêu biểu nhất cho tinh thần và ý chí đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là nhà ái quốc vĩ đại, cuộc đời cao cả của Người chính là tấm gương sáng ngời cho thế hệ trẻ hôm nay noi theo và học tập. Việc giáo dục tuổi trẻ thông qua những tấm gương cách mạng là một vấn đề hết sức quan trọng. Hồ Chí Minh là người rất thấu hiểu điều này và Người đã từng nhắc nhở: "Có số thanh niên tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay là trên trời rơi xuống, không biết sự gian nan, cực khổ cũ. Các đồng chí già phải kể lại cho họ nghe. Đó là một cách giáo dục thanh niên". Đối với những tấm gương anh hùng cách mạng, với những chiến công của các anh hùng dũng sĩ đã lập nên trong công cuộc cứu nước và giữ nước, Người căn dặn: "Chúng ta phải ghi chép và thường nhắc lại những sự tích ấy… để giáo dục thanh niên ta rèn luyện một ý chí kiên quyết quật cường, một tâm lý quả cảm xung phong, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Tổ quốc". Người thanh niên có giáo dục phải là người "uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Đạo lý này được lưu giữ từ nghìn đời nay và đã trở thành một lẽ sống quý báu của dân tộc ta. Với những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến máu xương mình cho Tổ quốc, chúng ta phải đời đời ghi nhớ công ơn của họ. Trong “Di chúc" để lại cho đồng bào cả nước, Hồ Chí Minh căn dặn: "Đối với các liệt sĩ mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta". Những tư tưởng quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên sẽ mãi mãi tỏa sáng trong suốt hành trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh thời đại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐại học bách khoa và sự vận dụng tư tưởng hồ chí minh.doc