Người đòi hỏi "không được sao chép nguyên văn những gì có sẵn, điều cốt yếu là hiểu đúng tinh thần và biết vận dụng các nguyên lý sát với tình hình cụ thể" nhằm thực hiện cho được sứ mệnh cao cả của một "Đảng cầm quyền".
Người quyết liệt phê phán bệnh hình thức, khoa trương, đưa ra rất nhiều những khẩu hiệu, những phong trào, những đợt vận động mà không có thực chất: "Than ôi! Khẩu hiệu cách mạng của Đảng mà hóa ra lá bùa của thầy cúng. Lỗi đó tự ai? Thế mà bảo "đại chúng hóa", "dân tộc hóa" thì hóa cái gì? .
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11007 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tư tưởng “nhà nước của dân do dân và vì dân" và thực hiện điều này bối cảnh hiện nay?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi với dân, trọng dụng hiền tài...Cán bộ phải vừa có đức vừa có tài.
Tthcm về sự thống nhất giữa bản chất GCCN với tính nhân dân và tính dt của nhà nước ta. Nhà nước ta mang bản chất giai cấp, "là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do GCCN lãnh đạo." Bản chất GCCN biểu hiện ở chỗ: - Nhà nước tà do đảng của GCCN lãnh đạo. Đảng lãnh đạo bằng những chủ trương, đường lối thông qua tổ chức của mình trong quốc hội, chính phủ, các ngành, các cấp của nhà nước; được thể chế thành pháp luật, chính sách, kế hoạch của nhà nước. - Bản chất giai cấp còn thể hiện ở định hướng đưa nước ta đi lên CNXH. "Bằng cách phát triển và cải tạo nền kt quốc dân theo CNXH, biến nền kt lạc hậu thành 1 nền kt XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến". - Bản chất giai cấp của nhà nước ta còn thể hiện ở nguyên tắc tổ chức cơ bản là nguyên tắc tập trung dân chủ. "Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ...mới đọng viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên. Đồng thời phải tập trung cao độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng CNXH." Bên cạnh dân chủ, bác cũng nhắc đến chuyên chính, "chế độ nào cũng có chuyên chính. Vấn đề là ai chuyên chính với ai?" "Dân chủ là của quý báu của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại...dân chủ cũng cần chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ." Bản chất giai cấp của nhà nước ta thống nhất với tính nhân dân và tính dt. Tính thống nhất thể hiện ở chỗ: - Nhà nước dân chủ mới ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ với sự hy sinh xương máu của bao thể hệ CM. - Nhà nước ta vừa mang bản chất giai cấp vừa có tính nhân dân và tính dt vì nó lấy lợi ích của dt làm nền tảng và bảo vệ lợi ích cho nhân dân. Trong thời gian người lãnh đạo đất nước, nhờ sách lược mềm dẻo, cũng như Người dung nạp nhiều nhân sĩ, trí thưc, quan lại cao cấp của chế độ cũ vào bộ máy nhà nước đã thể hiện tư tưởng nhà nước tà là nhà của khối đại đoàn kết toàn dt. - Nhà nước ta vừa ra đời đã đảm nhiệm vai trò lịch sử là tổ chức toàn dân kháng chiến để bảo vệ thành quả của cách mạng.
Tư tưởng HCM về 1 nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ. Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ trước hết là 1 nhà nước hợp hiến. Vì vậy sau khi giành chính quyền, HCM đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và với thế giới khai sinh nhà nước VNDCCH. Chính phủ lâm thời có địa vị hợp pháp. Sau đó Người bắt tay xây dựng hiến pháp dân chủ, tổ chức TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Trong nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau, đảm bảo cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Mọi quyền dân chủ phải được thể chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật. Xây dựng một nền pháp chế XHCN đảm bảo việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm của HCM. Là người sáng lập nhà nước VN dân chủ, có công lớn trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp: một mặt, Người chăm lo hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật của nhà nước ta, mặt khác, Người chăm lo đưa pháp luật và cuộc sống, tạo cơ chế đảm bảo cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiếm tra, giám sát việc thi hành của các cơ quan nhà nước và của nhân dân. Để tiến tới 1 nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, có hiệu lực, Bác hồ cho rằng, phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũ viên chức nhà nước có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần kiệm liêm chính chí công vô tư, một tiêu chuẩn cơ bản của người cầm cân công lý. Để đảm bảo công bằng dân chủ trong tuyển dụng cán bộ nhà nước, Người ký sắc lệnh ban hành quy chế công chức. Công chức theo chế độ chức nghiệp, vì vậy phải qua thi tuyển công chức để bổ nhiệm vào nghạch, bậc hành chính. Nội dung thi tuyển khá toàn diện bao gồm 6 môn thi: chính trị, kt, pháp luật, địa lý, ls và ngoại ngữ. Điều này thể hiện tầm nhìn xa, tính chính quy hiện đại, tinh thần công bằng dân chủ...của tthcm trong việc xây dựng nền móng cho pháp quyền VN. 4-Tthcm về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức. Do tập quán của kt tiểu nông, muốn hình thành ngay 1 nhà nước pháp quyền là chưa được, vì vậy một mặt phải nhấn mạnh vai trò của luật pháp, đồng thời tăng cương tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân nhất là giáo dục đạo đức. Đạo đức và pháp luật là 2 hình thái ý thức xh có thể kết hợp với nhau. Bên cạnh giáo dục đạo đức, Người kịp thời ban hành pháp luật. Kiên quyết chống ba thứ "giặc nội xâm" là tham ô, lãng phí, quan liêu. Sức mạnh và hiệu quả của luật pháp, một mặt dựa vào tính nghiêm minh của thi hành pháp luật, mặt khác dựa vào sự gương mẫu, trong sạch về đạo đức của người cầm quyền. Bác nói: "tham ô, lãng phí,quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân phong kiến,...tôi lỗi ấy cũng nặng như tội việt gian, mật thám." Mác và ăngghen đã từng cảnh tỉnh cán bộ và nhân dân rằng chủ nghĩa quan liêu có thể dẫn các ĐCS cầm quyền đến chỗ "đánh mất 1 lần nữa chính quyền vừa giành được". Lênin cũng viết "...chúng ta bị khốn khổ trước hết về tệ quan liêu. Những người cộng sản đã trở thành tên quan liêu. Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó." Vì vậy không thể nói đến 1 nhà nước trong sạch vững mạnh, hiệu quả nếu không kiên quyết, thường xuyên đẩy mạnh cuộc đấu tranh về ngăn chặn tận gốc những nguyên nhân đã gây ra nạn tham ô, lãng phí, quan liêu. * Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước VN ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn lịch sử mới. 1-Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế XHCN, đảm bảo sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. 2- Cải cách và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh. 3- Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước; gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn đảng với cải cách bộ máy hành chính. Nội dung tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết. Vận dụng tthcm để tăng cường đoàn kết dt, đoàn kết quốc tế hiện nay. * Nội dung tthcm về đoàn kết Trong quá trình lãnh đạo CMVN. HCM đã để lại cho chúng ta tư tưởng về đoàn kết, kết hợp sức mạnh dt với sức mạnh thời đai. Để đoàn kết dt là nội dung xuyên suốt trong tthcm cũng như trong hoạt động thực tiễn của người. Trong các bài viết, nói, vấn đề đại đoàn kết dt được Bác Hồ đề cập đến chiếm tỷ lệ 40%. 1- Cơ sở hình thành tthcm về đoàn kết dt. a) Tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cố kết cộng đồng dt, đại đoàn kết dt đã hình thành và củng cố trong ls dựng nước và giữ nước của dt, tạo thành truyền thống bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người VN. Đối với mỗi người VN, yêu nước, nhân nghĩa và đoàn kết trở thành 1 tình cảm tự nhiên, 1 triết lý sống, thành phép tư duy và ứng cử chính trị. Tất cả đã trở thành dấu ấn trong xh truyền thống VN, tạo thành quan hệ 3 tầng: gia đình, lãng xã, quốc gia. Đây cũng chính là sợi dây liên kết các giai tầng, các dt trong xh VN. Truyền thống đoàn kết, nhân ái được phản ánh trong kho tàng văn học dân gian, được các anh hùng trong ls nâng lên thành phép đánh giặc, trị nước. Đó là tư tưởng tập hợp lực lượng các dt của các nhà yêu nước trong lịch sử. HCM đã sớm kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết của dt. Người khẳng định "từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành 1 làn sóng vô cùng to lớn và mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự khó khăn, nguy hiểm, nó nhấn chím tất cả bè lũ cướp nước..." HCM còn nhấn mạnh phải phát huy truyền thống ấy trong giai đoạn cách mạng mới "phải giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến." b) Từ quan điểm của CNMLN: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra ls, GCVS là lực lượng lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dt. Mác nêu khẩu hiệu "VS toàn TG liên hiệp lại". Lênin làm cách mạng vô sản thành công ở nước tiền TB, lực lượng công-nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết dt, đại đòan kết quốc tế. Khẩu hiệu của Mác được mở rộng "VS toàn thế giới và các dt bị áp bức đoàn kết lại". CNMLN là cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tthcm về đại đoàn kết dt. HCM đến với CNMLN vì người đã tìm thấy con đường giải phóng các dt bị áp bức khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự cần thiết và con đường tập hợp lực lượng CM trong phạm vị từng nước và trên phạm vi toàn TG. c) Từ thực tiễn đấu tranh CM. HCM tổng kết, đánh giá các di sản truyền thống về tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước VN tiền bối và các phong trào cách mạng ở nhiều nước trên TG, nhất là các phong trào gpdt thuộc địa, từ đó Người rút ra bài học kinh nghiệm để hình thành và hoàn chỉnh tư tưởng về đại đoàn kết của mình. Các phong trào CMVN thực tế vừa hào hùng, vừa bị tráng đã chứng tỏ nếu chỉ có yêu nước thôi thì không đủ để đánh thắng giặc. "Sử ta đã dạy cho ta rằng, khi nào dân ta biết đoàn kết thì khi đó dân ta giành thắng lợi".Yêu cầu của thời đại mới là phải có lực lượng lãnh đạo đủ sức qui tụ cả dt vào đấu tranh cách mạng, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, xây dựng khối đại đoàn kết dt bền vững thì mới giành thắng lợi. HCM đã thấy hạn chế trong phương pháp tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối, bác đã tìm cách sáng Pháp để tìm hiểu và trở về giúp đồng bào mình. Khi ở nước ngoài, HCM khảo sát tình hình các nước TBCN và các nước thuộc địa, bác nhìn thấy tiềm ẩn to lớn của họ và cũng thấy hạn chế là các dt thuộc địa chưa có tổ chức, chưa biết đoàn kết, chưa có sự lãnh đạo đúng đắn. Trong các phong trào cách mạng thuộc địa và phục thuộc, HCM đặc biệt chú ý đến cách mạng của TQ và Ấn độ, với tư tưởng là đoàn kết các giai tầng, các đảng phái, các tôn giáo... nhằm thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn cách mạng. Thắng lợi của CMT10 Nga, người đã tìm hiểu thấu đáo con đường CMT10 Nga, bài học kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là bài học huy động lực lượng quần chúng công-nông giành và giữ chính quyền xô-viết non trẻ. Người cho rằng đây là cuộc cách mạng đến nơi, đến chốn. 2-Quan điểm cơ bản của HCM đại đoàn kết dân tôck. a) Đại đoàn kết dt là vấn đề cơ bản có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng. Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dt nhất quán, xuyên suốt toàn bộ tiến trình CMVN. Đó là chiến lược tập hợp lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dt chống kẻ thù của dt, của giai cấp. Trong từng thời kỳ của cách mạng, có thể phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với từng đối tượng, nhưng đại đoàn kết dt phải là vấn đề sống còn của cách mạng. HCM đã nêu: "Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi..., đoàn kết là then chốt của thành công"."đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà thực hiện tốt đẻ ra con cháu đều tốt". "đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công ". b) Đại đoàn kết là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Tư tưởng đại đoàn kết dt được quán triệt trong mọi đường lối, chính sách của đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất của CMVN. Trong lời kết thúc buổi ra mắt Đảng lao động VN năm 1951, HCM nêu mục đích của Đảng lao động VN gồm 8 chữ: "đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc". Trước CMT8 và trong kháng chiến nhiệm vụ của tuyên huấn là làm sao cho đông bảo hiểu được mấy điều: một là, đoàn kết, hai là, làm cách mạng đòi độc lập dt. Sau kháng chiến Bác lại nêu nhiệm vụ của tuyên huấn là để dân hiểu: 1 là, đoàn kết, 2 là, xây dựng CNXH, 3 là, đấu tranh thống nhất nước nhà. Như vậy, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng, mà đó là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Vì vấn đề cơ bản của cách mạng suy cho cùng là phải có bộ tham mưu đưa ra đường lối tập hợp sức mạnh toàn dân đánh giặc. Vấn đề đại đoàn kết dt phải xuất phát từ đòi hỏi khách quan của cách mạng do quần chúng tiến hành. Đại đoàn kết dt là 1 chính sách chứ không thể là 1 thủ đoạn chính trị. Đảng phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch của cuộc đấu tranh vì độc lập cho dt, hạnh phúc cho nhân dân c) Đại đoàn kết dt là đại đoàn kết toàn dân. Dân và nhân dân là khái niệm có nội hàm rộng, chỉ toàn bộ con dân nước Việt, "con Lạc, cháu Hồng", "con Rồng, cháu Tiên". Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân là đoàn kết với tất cả nhân dân không phân biệt: dt thiểu số hay đã số, tín ngưỡng, già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo...Đoàn kết với mỗi người dân cụ thể, với toàn thể đông đảo quần chúng và cả 2 đối tượng trên đều là chủ thể của khối đại đoàn kết dt. Bác hồ nêu "Ta đoàn kết là vấn đề đấu tranh thống nhất và độc lập tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Vậy ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đều đoàn kết với họ". Trong khi xây dựng khối đại đoàn kết dt phải tin vào dân, dựa vào dân và phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân. Mỗi người "ai cũng ít hay nhiều có tấm lòng yêu nước" tiềm ẩn. Cần thức tỉnh lương tri của mỗi con người thì lòng yêu nước sẽ bộc lộ. Điểm chung để quy tụ khối đại đoàn kết dt là nên độc lập dt, là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Đại đoàn kết dt là nên tảng là gốc rễ là nguồn sức mạnh vô địch, quyết định thắng lợi của CMVN. Trong khi tập hợp khối đại đoàn kết thì "lực lượng chủ yếu của khối đại đoàn kết dt là liên minh công nông, cho nên liên minh công-nông là nền tảng của mặt trận dt thống nhất". "Đại đoàn kết trước hết là đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác". Về sau HCM mở rộng, "liên minh công-nông và lao động trí óc làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân". "Trong bầu trời không có gì quý bằng dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng l/lượng đ/kết của nhân dân". Điều kiện để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân là: phải kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa, đoàn kết, phẩi có tầm lòng khoan dung, độ lượng. Người mà có lầm lạc, mà biết lỗi thì đoàn kết với họ, tránh khoét sâu cách biệt. "Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập dt thì dù người đó trước đây chống lại chúng ta bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ". "Cần xóa bỏ hết mọi thành kiến, cần thật thà đoàn kết với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân ". d) Đại đoàn kết phải trở thành sức mạnh vất chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức thể hiện khối đại đoàn kết dt là mặt trận dt thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Khối đại đoàn kết dt phải được giác ngộ về mục tiêu, tổ chức thành khối vững chắc và hoạt động theo 1 đường lối chính trị đúng đắn. Và đưa quần chúng vào tổ chức phù hợp với từng giai tầng, từng lứa tuổi, giới tính, ngành nghề, tôn giáo, phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng. Ví dụ có hội hữu ái, hội công, hội nông, hội phụ nữ... Mặt trận dt thống nhất là nơi qui tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước. Trong từng thời kỳ mặt trận có tên gọi khác nhau nhưng đó phải là mặt trận chính trị rộng rãi tập hợp đông đảo các lực lượng phấn đấu vì hòa bình, vì mục tiêu của dt.
Trong bối cảnh hiện nay chúng ta cần phải:
Đảng phải là Đảng dân
Tránh tha hoá quyền lực:
Nhận thức rõ như vậy để hiểu cho kỹ, thấu cho hết sự trăn trở và lời căn dặn thiết tha của Hồ Chí Minh trước khi Người đi xa: "việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng" {2}.
Bằng sự trải nghiệm của chính bản thân mình, Hồ Chí Minh hiểu rõ những thành tựu cũng như những sai lầm mà phong trào cách mạng đã trải qua, đặc biệt hiểu rõ và thường xuyên cảnh báo về sự tha hóa của quyền lực, nguy cơ thường trực của một đảng cầm quyền.
Sự tha hóa ấy sẽ đẩy tới mọi biến thái của thoái hóa về phẩm chất đạo đức của người cán bộ đảng viên. Càng nguy hiểm hơn khi những cán bộ đảng viên ấy lại đảm đương những trọng trách vì như Bác vẫn thường xuyên khẳng định "Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không".{3}.
Có thể nói rằng, không chỉ trong đảng và trong nước ta, mà nhìn rộng ra trong phong trào cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh là người viết nhiều, nói nhiều nhất đến vấn đề phẩm chất đạo đức của người chiến sĩ tiền phong. Mệnh đề "Đảng là đạo đức" trong lời phát biểu nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng cần phải đặt vào trong đặc điểm đó mới hiểu sâu được ý nghĩa cảnh báo của Hồ Chí Minh đối với Đảng.
Trong bối cảnh hiện nay, lời cảnh báo đó càng có ý nghĩa khi mà "khó có thể kể hết những việc làm, mưu mô, thủ đoạn làm nghèo đất nước, vơ vét tài sản của nhân dân, làm giàu cho bản thân. Hiện tượng quan chức trở nên giàu có vượt bậc ngày càng phổ biến và lộ ra nhiều khi khá công nhiên với những lời biện giải ngô nghê khó ai chấp nhận. Trong đó, có nhiều việc là tham nhũng, được xác định tội danh rõ ràng, dù có thể còn chưa bị phát hiện và trừng phạt. Nhưng không ít việc không thể quy kết tội danh tham nhũng, cùng lắm chỉ bị xem là yếu kém, quan liêu, thiếu trách nhiệm...nghĩa là những thiếu sót cá nhân, gây ra do thiếu hiểu biết, năng lực hạn chế là chính. Sự việc loại này ngày càng nhiều, lặp lại ở các cấp, ở nhiều địa phương, đơn vị".
Đó là một thực tế gây bức xúc được đưa lên trên trang báo diện tử Vietnamnet ngày 14.12. 2009 trong bài "Những người cản trở đổi mới". Đó là một thực trạng mà trước đó, Phạm Văn Đồng trong bài viết cuối cùng đăng trên báo Nhân Dân đã quyết liệt vạch ra: "trăm con mắt đều nhìn vào, trăm ngón tay đều chỉ vào" để nhắc nhở rằng "đây là một nguy cơ không thể coi thường"!
Càng suy nghĩ, càng hiểu được, vì sao thường trực trong nỗi lo của Hồ Chí Minh mà vì vậy Người thường xuyên cảnh báo nguy cơ tha hóa, biến chất của cán bộ đảng viên dẫn đến sự sa sút niềm tin của dân vào Đảng và Nhà nước mà thông qua đó, Đảng thực thi vai trò lãnh đạo của mình.
"Gánh việc chung cho dân, không phải đè đầu dân"
Ở một quốc gia mà nhà nước xuất hiện từ rất sớm và mang nặng "truyền thống" quan liêu, Hồ Chí Minh đã đòi hỏi xây dựng một "nhà nước đày tớ của dân", điều mà nhiều nhà tư tưởng lớn của loài ngưòi đã từng ấp ủ và cũng đã đựơc nhấn mạnh trong học thuyết của C. Mác. Nhưng, vấn đề là Hồ Chí Minh đã sớm đưa ngay ý tưởng đó vào việc tổ chức nhà nước và cố gắng thực hiện.
Hồ Chí Minh hiểu rõ mục tiêu của từng chặng trên con đường dẫn đến lý tưởng ở phía chân trời. Người không lẫn lộn mục tiêu cụ thể và trực tiếp của từng chặng với cái đích lý tưởng ở phía trước để tránh đi những ảo tưởng duy ý chí, dẫn đến hành động nôn nóng "đốt cháy giai đoạn", gây hậu quả ngược lại với mục tiêu. Cho nên, Hồ Chí Minh "có sự dị ứng bẩm sinh với bệnh giáo điều rập khuôn, bệnh công thức sáo mòn"
Người đòi hỏi "không được sao chép nguyên văn những gì có sẵn, điều cốt yếu là hiểu đúng tinh thần và biết vận dụng các nguyên lý sát với tình hình cụ thể" nhằm thực hiện cho được sứ mệnh cao cả của một "Đảng cầm quyền".
Người quyết liệt phê phán bệnh hình thức, khoa trương, đưa ra rất nhiều những khẩu hiệu, những phong trào, những đợt vận động mà không có thực chất: "Than ôi! Khẩu hiệu cách mạng của Đảng mà hóa ra lá bùa của thầy cúng. Lỗi đó tự ai? Thế mà bảo "đại chúng hóa", "dân tộc hóa" thì hóa cái gì? .
Xin nhắc lại một sự kiện đặc biệt, ngày 19/12/1946, Bác ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thì trước khi chuyển toàn bộ cơ quan Trung ương lên Việt Bắc, Thủ đô kháng chiến, trung tuần tháng 2/1947, Bác có một quyết định đột xuất: cùng mấy cán bộ đi về Thanh Hóa, một tỉnh ở hậu phương giàu sức người sức của để thăm hỏi và nói chuyện với cán bộ và nhân dân tỉnh Thanh.
Thế là, để chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, Hồ Chí Minh trước hết chuẩn bị về tư tưởng và phẩm chất cho người cán bộ và mối quan hệ giữa cán bộ, tức là người thay mặt cho Đảng và Chính phủ, với nhân dân. Tại đây, trước hết Bác nói về dân chủ: "Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân...Dân chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ"
Cũng tại đây, Bác đã thẳng thắn vạch ra những tật bệnh của sự thoái hóa biến chất của người có chức có quyền và đề nghị nhân dân giám sát, phê bình: "...có người làm quan cách mạng chợ đỏ, chợ đen, kinh dân, mưu vinh thân phì gia. Từ một năm nay, nội hoạn, ngoại xâm không lúc nào không có, nên còn nhiều việc Chính phủ Trung ương không làm được. Có nhiều cái biết là hay, nhưng còn việc gấp phải làm gấp cái đã. Xin đồng bào phê bình, giúp đỡ, giám sát công việc của Chính phủ. Còn những việc làm mà chưa làm được thì xin đồng bào nguyên lượng". Đây chính là cách Hồ Chí Minh thực hành tư tưởng về nhà nước của dân, do dân và vì dân một cách sống động và giàu sức thuyết phục.
Dựa vào ý dân để sửa cán bộ, tổ chức
Người đòi hỏi, "phải đưa chính trị vào giữa dân gian", và bằng hành động cụ thể, Người đã chứng minh nguyên lý ấy.
Hồi ký của Vũ Kỳ đã ghi lại chuyến đi đặc biệt ấy, khi mà tại Ninh Bình và Nam Định, Pháp đóng quân dày đặc, Bác phải đi tắt qua đồn điền Chi nê về Thanh Hóa để "chuẩn bị" cho cuộc trường kỳ kháng chiến mà Người nhìn thấy trước sẽ vô cùng gian khổ mà nhân tố quyết định thắng lợi là con người, lànhân dân với sự lãnh đạo của Đảng. Sự "chuẩn bị" đó là: "Trước kia, việc gì cũng từ "trên dội xuống". Từ nay việc gì cũng phải từ "dưới nhoi lên". Vì thế mà "Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ, tổ chức của ta".
Càng ngẫm nghĩ, càng thấy tầm nhìn của lãnh tụ đã vượt xa về phía trước như thế nào! Đối chiếu với những bài học lịch sử của ngót nửa thế kỷ qua, và đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, càng thấy thấm thía về tấm lòng của Bác, về tư tưởng của Bác, về hành động cụ thể của Người.
Bằng lời nói và việc làm của mình, Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương sáng chói và rất thiết thực, rất cụ thể về thực hành dân chủ. Với những việc thiết thực và cụ thể ấy, Bác Hồ đã chứng minh một chân lý rất đơn giản: mọi yếu kém và tật bệnh của nền dân chủ đều có thể chữa lành bằng cách dân chủ hơn nữa. Mà dân chủ dễ hiểu nhất, dễ thực hiện nhất, đó là "làm cho dân mở miệng ra". Trong cách diễn đạt mộc mạc ấy đã hàm chứa một chân lý vĩ đại mà bất cứ vào thời điểm nào, trong hoàn cảnh nào cũng tỏ rõ sức mạnh bất tận của nó.
Xin chỉ nhắc ở đây lời phát biểu của Nelson Mandela, người anh hùng giải phóng dân tộc của Nam Phi, "người đương thời" đang là một tấm gương sáng chói về bản lĩnh của một nhà cách mạng kiểu mới: "Bất cứ ai muốn phát biểu đều có thể nói. Đó là dân chủ trong hình thức thuần túy nhất. Có thể không tránh khỏi tình trạng đẳng cấp giữa vị trí quan trọng của người phát biểu này với người kia, nhưng dù là lãnh tụ hay dân thường, tướng tá hay thầy thuốc, buôn bán hay nông dân, địa chủ hay tá điền, người nào cũng được nói... Chính đó là nền tảng của tự chủ: tất cả moi người đều được tự do phát biểu ý kiến của mình và tất cả đều bình đẳng như là công dân".
Thì ra, cổ kim đông tây, các bậc thức giả, những người được gọi là vĩ nhân đều gặp nhau ở những ý tưởng lớn trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, đúng như Bác Hồ đã nói: "Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội, nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết "*.
Nhắc lại tư tưởng của Khổng Tử trong kinh Thư, thiên Thái Tuệ, Mạnh Tử đã giải thích rằng: "Trời không có mắt có tai, dân nhìn tức là trời nhìn, dân nghe tức là trời nghe".
Napoléon, nhà độc tài đã từng ngạo mạn mà rằng "nhà nước là ta" nhưng vẫn phải thốt lên một sự thật: "Nhà nước là gì? Chẳng là gì cả, nếu nó không có [sự hậu thuẫn của] dư luận!".
Và A.Lincoln với ý tưởng vĩ đại về "nhà nước của dân, do dân và vì dân" đang là khuôn mẫu lý tưởng về nhà nước [ mặc dầu chưa tìm thấy trong thực tế lịch sử cũng như đương đại].
Nếu với Hồ Chí Minh "văn minh là sự thống nhất phẩm chất và trí tuệ" như đã nói ở trên, thì những điều vừa dẫn ra đã cho thấy, khi nói "Đảng là đạo đức, là văn minh" Hồ Chí Minh đã kỳ vọng những gì trong việc thực thi vai trò lãnh đạo đạo của Đảng, đòi hỏi những gì ở phẩm chất của cán bộ, đảng viên.
Hồ Chí Minh nói về Đảng không quá trừu tượng và quá hàn lâm theo cách định nghĩa của các nhà kinh điển khiến người lao động bình thường khó mà hiểu được.
Nhưng đây không chỉ là cách diễn đạt. "Văn là người". Đây là nhận thức, là quan điểm, là tình cảm của Hồ Chí Minh về Đảng và về dân, với Hồ Chí Minh, đó là Đảng dân.
Đảng dân
Cũng như quan điểm Hồ Chí Minh về Nhà nước là công bộc của dân, cán bộ là đầy tớ của dân . Ngẫm nghĩ kỹ, đây là những sáng tạo rất Hồ Chí Minh, mang đậm n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25254.doc