Tiểu luận Tư tuởng thân dân của Hồ Chí Minh được Đảng và nhà nuớc ngày nay thực hiện

Tiếp nhận dòng chảy văn hóa truyền thống của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân, không chỉ dừng lại ở đó, Người còn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Chính vì vậy cả cuộc đời của Người chỉ có một ham muốn tột bậc là là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Theo Hồ Chí Minh: dân là gốc của nước, dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước không có dân thì không thành nước, nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước. Dân như nước, cán bộ như cá, cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước.

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tuởng thân dân của Hồ Chí Minh được Đảng và nhà nuớc ngày nay thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người hướng dẫn của nhân dân. Người không bao giờ đối lập vai trò người lãnh đạo với người đày tớ của nhân dân trong bản thân người cán bộ của Đảng và Nhà nước mà trái lại Người yêu cầu phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Thân dân, coi dân là gốc là đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự đặt mình vào địa vị của người dân mà mình đại diện để hiểu, suy xét, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất, mong muốn của họ. Có lắng nghe, thấu hiểu nguyện vọng chính đáng của dân thì đại biểu dân cử mới thực hiện tốt việc. Tháng 10-1945, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “...Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì... Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Việc đặt ra chương trình làm việc, kế hoạch hành động, tuyên truyền, nhiều cán bộ cũng không hỏi xem quần chúng cần cái gì, muốn nghe, muốn biết cái gì, “chỉ mấy ông cán bộ đóng cửa lại mà làm, ngồi ỳ trong phòng giấy mà viết, cứ tưởng những cái mình làm ra là đúng, mình viết là hay. Nào có biết, cách làm chủ quan đó, kết quả là “đem râu ông nọ chắp cằm bà kia”, không ăn thua, không thấm thía, không lợi ích gì cả”. Là người phục vụ nhân dân, cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân. Theo Người: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường. Ngay từ cuộc sống thường ngày, cách ăn ở, làm việc với dân của Bác đã thể hiện sự quan tâm, gần gũi với nhân dân. Dù ở bất kỳ cương vị nào Bác vẫn giữ trong mình nếp sống giản dị. Việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tieu hàng ngày của Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa Bác luôn qui định có không quá ba món ăn và thường là những món dân tộc như tương cà, cá kho… Khi đi công tác ở địa phương Bác thường dặn các đồng chí chuẩn bị nắm cơm từ nhà, thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Một tuần lễ Bác nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Trong trang phục hàng ngày của Bác có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki, đôi dép được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các qui hay bị tuột phải đóng đinh giữ, còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác nói: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”. Nơi ở của Bác cũng hết sức giản dị, những nơi ở từ Pác Bó đến Phủ Chủ tịch là một phần trong cuộc sống đời thường của Bác. Ngôi nhà vừa là nơi Bác ở, làm việc, tiếp khách, đồ dùng trong phòng rất giản dị, tiện lợi. Bác không muốn sống xa cách cuộc sống của nhân dân. Bác sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nhưng là nhà ngo có nguồn gốc từ nông dân. Từ tấm bé Bác sống giữa những người nghèo khổ ột nắng hai sương ngoài đồng nên Người hiểu sâu sắc nỗi khổ của những người nông dân, việc nhà nông với Bác không có gì xa lạ. Cùng đổ mồ hôi với người nông dân mới quí hạt gạo, củ khoai, mới xót lòng khi bão lụt ập đến cướp đi thành quả lao động vất vả của người dân trên ruộng đồng. Ngay sau khi giành được chính quyền, tuy bận trăm công nghìn việc Bác vẫn dành nhiều thời gian, không chỉ nhắc nhở các địa phương đắp đê chống bão lụt mà còn trực tiếp xuống các xã để đôn đốc, kiểm tra công việc. Biết tin đê sông Hồng ở khu vực Hưng Yên, Thái Bình bị vỡ, Bác trựa tiếp xuống kiểm tra việc khắc phục hậu quả để có biện pháp kịp thời cùng chính quyền địa phương vận động giúp đỡ nhân dân vượt qua khó khăn. Khi đắp đê xong bác xuống thăm, Bác đi xem kiểm tra một lượt, nhìn chỗ giáp ranh đê mới đê cũ, Người nhắc nhở phải tăng cường gia cố mới an toàn, Bác khen đắp nhanh nhưng chưa lèn chặt, cần tăng cường thêm lực lượng để đầm thật kỹ mới bảo đảm lâu dài. Hậu quả nạn đối năm 1945 như một bóng ma ghê rợn phủ lên cuộc sống đói rách của người nông dân, càng làm không khí ảm đạm khó khăn thêm, Bác đi xuống các địa phương để đôn đốc việc cứu đó, tổ chức gia tăng sản xuất, đắp đê phòng chống thiên tai. Năm 1955, nghe tin lũ lụt lớn ở Kiến An gây thiệt hại lớn về người và của cho nhân dân, Bác gọi cho đồng chí có trách nhiệm lên hỏi cụ thể. Bác rất lo lắng và rơm rớm nước mắt nhất là biết có nhiều gia đình chết người và trôi nhà cửa. Bác căn dặn phải có phương án tỉ mỉ khắc phục hậu quả thiệt hại, người chỉ thị Tỉnh ủy phải trực tiếp chỉ đạo và dặn đi dặn lại “trước hết phải lo cái ăn, nơi ở cho người bị nạn, tuyệt đối không để một người bị đói”. Cứ đến mùa nước lũ, hay kỳ hạn hán Bác thường trực tiếp xuống địa phương tham gia chống trời cùng nhân dân. Lần về công trường Đại thủy nông Bắc- Hưng- Hải, trên đường đi thấy một chị đang đẩy chiếc xe cút kít nặng nề lên dốc, Bác vội chạy đến đẩy giúp chị. Bác hòa vào không khí lao động khẩn trương của công trường như tăng thêm sức mạnh cho mọi người hăng say quên mình trong không khí vui vẻ. Lần về Hải Hưng tham gia chống hạn với nông dân, nghe tin các đồng chí cán bộ tỉnh tổ chức đón Bác long trọng, Bác phê bình ngay “Bác về là đi chống hạn chứ có phải đi chơi đâu mà đón tiếp”. Bác ăn mặc quần áo như một lão nông thực sự, Bác đi rất nhanh đến chỗ nhân dân đang đào mương, vội xắn quần tay áo xuống cùng đào đất với bà con để lại phía sau các quan cách mạng trong những bộ quần áo bảnh bao đang lúng túng hổ thẹn trước dân chúng, cuối cùng tất cả cùng ào xuống đào đất với bà con theo gương Bác. Bác không nói, không hô hào nhưng Người đã làm cuộc cách mạng cho các quan trước muôn dân. Bác ăn cơm chung với mọi người tại nơi đang đào mương. Bác lo lắng quan tâm đến sự tiến bộ của cán bộ từ những việc làm bình thường nhất nhưng chính đó là những xuất phát điểm của đạo đức chân chính, mà mọi người cán bộ muốn dân tin thì dõi vào để tự xem xét, rèn luyện mình. Bác về Hà Đông chống hạn, khi đến một con mương chắn ngang đường, đồng chí Chủ tịch mời Bác đi vòng đến chỗ dễ qua hơn. Nhìn xuống thấy đồng chí Chủ tịch đi đôi giày bóng lộn, Bác bảo: “Chú cứ đi đường ấy”, bác cởi dép lội tắt qua cho nhanh để đến với nông dân đang tát nước chống hạn, Bác bảo mọi người tát nước cùng dân. Mỗi người dân ai cũng được xem hình ảnh Bác đang đạp nước trên guồng chống úng, ghi nhận hình ảnh Bác hòa mình vào với nỗi vất vả một nắng hai sương của người nông dân. Khắc sâu trong tâm trí người đân Chủ tịch nước cũng là một nông dân, một người lao động trong triệu triệu người không có gì cách biệt. Năm 1963, Bác về chống hạn ở Nghiêm Xuân, Bác xuống khu dân cư hỏi thăm dân. Bác vào một nhà dân thăm và hỏi tết vừa qua gia đình đón tết có vui không. Cụ già hơn 60 tuổi thưa với Bác là ăn tết không vui bởi gia đình cụ từ xưa có ngôi nhà gần đường, vừa qua huyện có lệnh đuổi cụ đi để mở đường không bồi thương, cũng không chỉ cho gia đình chuyển đi đâu, người ra lệnh ấy là ông chủ tịch huyện. Bác lắng nghe mà sắc mặt không vui, Bác bảo làm người cán bộ như vậy là không xứng đáng không khác gì cường hào xưa. Hôm đó Bác tham gia chống hạn với dân, trời nắng to có đồng chí cầm ô che cho Bác, Bác bảo: “Dân chịu được thì Bác cũng chịu được, chú làm như Bác là ông quan thời xưa”. Từ nhỏ, trước cảnh người nông dân làng quê khổ cực vì bị áp bức, bóc lột mà nghè đói, từ đó mới có nhận thức do mất nước, không có tự do và động cơ ra đi tìm đường cứu nước một phần cũng được xuất phát từ vấn đề nông dân. Những năm tháng cuối đời Bác, tuy sức khỏe yếu nhưng Bác vẫn dành nhiều thời gian làm việc với các đồng chí phụ trách nông nghiệp. Với Bác muốn hiểu được nguyện vọng của dân, biết được cuộc sống thực tại của dân không phải chỉ nghe qua báo cáo từ cấp dưới lên cấp trên, nhanh nhất và thực nhất là phải đi sâu đi sát, tiếp xúc với dân, tự đặt mình trong hoàn cảnh của dân mới có thể hiểu hết được. Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và kế thừa tư tưởng của phương Đông “Nước lấy dân làm gốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhìn ra sức mạnh của con người trong sự cố kết với cộng đồng dân tộc, giai cấp với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Theo Bác “Trong bầu trời không gì quý bằng dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành một bức tượng đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn xảo quyệt đến mức nào đụng đầu nhằm bức tường đó chúng cũng phải thất bại”. Những ngày đầu xây dựng chính quyền từ sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ vai trò to lớn của nhân dân, đồng thời vạch ra 12 điều răn dạy rất cụ thể để giáo dục bộ đội, cán bộ “khi tiếp xúc và chung sống với nhân dân” ,cần thắt chặt hơn nữa quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, chính Đảng cũng từ nhân dân, là một bộ phận tiên tiến của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân thực sự là người chủ, trực tiếp tham gia công việc quản lý đất nước, quản lý xã hội trong giai đoạn mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán nghiêm khắc những hành vi xem thường nhân dân của một số cán bộ, đảng viên. Bệnh quan liêu mệnh lệnh của cán bộ có là do xa nhân dân, không hiểu tâm lý, nguyện vọng của nhân dân; khinh nhân dân cho là “dân ngu khu đen” bảo sao làm vậy, không hiểu được lý luận chính trị; sợ nhân dân khi có sai lầm khuyết điểm sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa; không tin cậy nhân dân. Họ quên rằng không có nhân dân thì việc nhỏ mấy làm cũng không xong. Phải mau chóng chữa căn bệnh đó bằng cách đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn với dân, giải thích cho dân hiểu rõ; có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê bình trước dân và hoan nghênh nhân dân phê bình; sẵn sàng học hỏi nhân dân; tự mình làm gương cần, kiệm, liêm, chính để nhân dân noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra phải lấy dân làm gốc, phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được. Cả một đời vì nước vì dân, Bác không quan tâm đến bản thân mà lúc nào cũng lo cho dân sống sao cho đủ no, đủ ấm, dân không phải chịu đói khổ, lúc nào Người cũng canh cánh trong lòng khi nước nhà chưa được độc lập, đất nước còn bị chia cắt, Người đau trước nỗi đau của nhân dân. Trước lúc ra đi, trong di chúc Người vẫn luôn nhấn mạnh luận điểm phải ưu tiên hàng đầu là vấn đề con người. Dân ta đã bao đời chịu đựng gian khổ do chế độ phong kiến, thực dân áp bức, bóc lột và qua nhiều năm chiến tranh truy vậy nhân dân ta vẫn rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù, một lòng đi theo Đảng. Tư tưởng của Hồ Chí Minh còn được thể hiện trong quan điểm phải bồi dưỡng sức dân, chăm lo cho đời sống của toàn dân. Người yêu cầu phải làm cho mỗi đảng viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao cho, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần đạo đức cách mạng để xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đối với những người đã dũng cảm hi sinh một phần xương máu của mình phải tìm cách cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn. Đối với các liệt sĩ phải tôn vinh sự hi sinh anh dũng của họ để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân. Đối với chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong cần lựa chọn những người ưu tú nhất, đào tạo họ thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, lập trường cách mạng vững vàng làm đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đặc biệt là đối với tầng lớp nhân dân, đây là lực lượng đóng góp nhiều nhất cho cách mạng, cũng là tầng lớp chịu nhiều hi sinh gian khổ nhất, Người đề xuất miễn thuế nông nghiệp 1 năm để họ thêm niềm phấn khởi đẩy mạnh sản xuất. Khi đi về cõi vĩnh hằng Người vẫn hết lòng lo cho dân. Người dặn lại: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức cúng phiếu linh đình để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”, phần mộ của Người để trên ba quả đồi thấp ở Bắc, Trung, Nam để đồng bào đến thăm viếng không phải trèo cao, không phải đi xa, trên đồi trồng nhiều cây để có bóng mát cho mọi người. Theo Người, biểu hiện trước hết của dân là gốc là phải tin ở dân, gần gũi dân và biết dựa vào dân. Muốn hoàn thành nhiệm vụ, muốn biến đường lối chủ trương của Đảng thành phong trào quần chúng, thành sức mạnh cách mạng thì cán bộ đảng viên phải liên lạc mật thiết với quần chúng nhân dân, xa rời dân chúng là cô độc, cô độc thì nhất định thất bại, phải thực hiện dân chủ với dân để phát huy tinh thần làm chủ của dân. Theo Hồ Chí Minh, thiết thực nhất của việc bồi dưỡng cái gốc là phải thường xuyên chăm lo đời sống cho dân, chăm lo lợi ích chính đáng của dân. Người thường nhắc đến câu chuyện của người xưa “có thực mới vực được đạo”, “dân dĩ thực vi thiên”. Người luôn nhắc nhở: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Hồ Chí Minh đã sớm nhìn ra sức mạnh của con người trong sự cố kết với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, giải phóng con người. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ miền Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân, chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương là do dân cử ra, đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Trong lịch sử nước ta Hồ Chủ tịch là một tấm gương luôn yêu nước, thương dân, vì dân vì nước, cả đời gắn bó với nhân dân, coi nhân dân đồng bào như máu mủ ruột già của mình, là kim chỉ nam cho cách đối nhân xử thế của các bậc lãnh đạo sau này. 4. So sánh tư tuởng thân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bậc tiền bối Tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh đã tiếp thu dòng chảy tư tưởng thân dân của Nho gia và từ thời đại phong kiến. Trước hết những tư tưởng đó gặp nhau ở thái độ quý trọng dân, thấy được sức mạnh to lớn của dân. Nho gia đã thấy được “Dân là gốc nước, gốc vững, nước yên”. Hồ Chí Minh cũng có quan điểm tương tự khi cho rằng “Trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân, trong thế gian không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Tư tưởng thân dân ấy còn thể hiện ở việc quan tâm tới đời sống của dân. Nho gia yêu cầu các bậc trị quốc phải bảo đảm cho người dân có đời sống tối thiểu để họ ngẩng lên đủ để phụng dưỡng cha mẹ, cúi xuống đủ để nuôi sống vợ con, trong khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói Đảng và chính phủ có lỗi, nếu dân rét, dân dốt, dân ốm Đảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân”. Đặc biệt quan trọng là phải gần dân, đối xử đúng mức với dân. Khổng Tử nhắc nhở những người cầm quyền “Sai khiên dân phải cẩn thận như điều hành một cuộc tế lễ lớn”. Còn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, người luôn gần gũi với nhân dân. Lúc còn sống, Người thường xuyên đi thăm hỏi đồng bào, tìm hiểu đời sống nhân dân ở các địa phương, cuộc sống của người từ ăn mặc, nơi ở đều hết sức giản dị để phù hợp với hoàn cảnh đất nước, để không có sự khác biệt nào so với người dân. Tư tưởng thân dân còn ở chỗ phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Từ những nhà nho đến Bác Hồ đều coi trọng tư tưởng này, dù làm việc gì, Bác cũng luôn nghĩ tới nhân dân đầu tiên. Tuy có những quan điểm trùng lặp, tương đồng do Hồ Chí Minh đã tiếp nhận từ những bậc tiền bối đi trước nhưng tư tưởng thân dân của Người đã được mở rộng hơn. Nho giáo và các triều đại phong kiến nói đến dân cũng chỉ là thứ dân trong mối quan hệ với quân tử và là thần dân đối với vua. Tuy có quan niệm dân là quí, dân là gốc nhưng không hề nói cụ thể làm gì và làm thế nào để dân thực sự là gốc, các triều đại phong kiến cũng chỉ xem dân là “Dân đen con đỏ”, có chăng cũng chỉ được sự quan tâm của triều đình theo kiểu ban phát từ trên xuống chứ không có quyền hạn gì. Vua chúa ban lệnh, bắt dân chúng nghe theo, ban phát cho dân chúng như những người ở tầng lớp dưới, không hề được coi trọng. Khi có việc hiểm nguy, vua chúa đâu tự mình đích thân xông pha, lại lấy dân ra thay thế, lúc khó khăn, bỏ mặc dân sống trong cảnh lầm than, chịu sự hành hạ về thể xác và tinh thần của kẻ thù mà vua chúa thì bỏ chạy, mặc cho số phận con dân của mình đang thoi thóp trong tay những kẻ hung tàn, thử hỏi lúc đó đâu mới là quí dân, thân dân. Dân chúng biết bao lần phải chịu cảnh “người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng; kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc” hay như” Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”, những gì khổ cực mà dân ta phải chịu đâu chỉ nói hết được trong vài ba câu thơ, đó là cả một quá trình lịch sử, những lúc ấy dân mới thực sự cần được quan tâm, cần được giải thoát để có được một cuộc sống bình yên. Trước hết phải nói tới đó là thái độ đối với nhân dân, nhất là người dân lao động. Nho gia miệt thị người dân lao động, họ phân biệt nghề sang, nghê hèn, đề cao lao động trí óc bằng quan điểm “Vạn cái nghề đều thấp hèn, duy chỉ có đọc sách là cao cả”. Ngược lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại rất tôn trọng nhân dân. Người tôn trọng tất cả mọi người, tất cả các nghề trong xã hội. Người nói “Người đầu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kỹ sư, nếu làm tròn trách nhiệm cũng đều vẻ vang như nhau”. Nho gia và các bậc vua chúa thời phong kiến thương dân nhưng vẫn thuộc cử chỉ của người trên, của những ông quan phụ mẫu. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “ Trong bộ máy Cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều là sự phân công làm đầy tớ cho dân. Đó là vinh dự cao nhất. Cán bộ, đảng viên thương dân chưa đủ mà còn phải hiếu với dân, như con cái giữ tròn chữ hiếu đối với cha mẹ”. Thân dân là phải sống gần với dân để hiểu được cuộc sống của dân. Nhưng vua chúa, quan lại sống trong lầu son gác tía, sống cuộc sống vương giả đầy nhung lụa trong khi người dân sống trong bần hàn, cơ cực. Còn Bác đối với mọi người như người cha, người bác, người anh gần gũi. Bác ở trong căn nhà giản dị, Bác cũng dùng món ăn dân dã trong bữa cơm, Bác thường đi dép cao su, mặc bộ quần áo kaki bạc màu khi đi công tác, kể cả đi nước ngoài Bác vẫn ăn mặc như một lão nông khi ở nhà, điều bác muốn nói là cán bộ lãnh đạo mà biết sống giản dị, tiết kiệm, biết nghĩ đến dân và vì dân mà sống thì đó là cái phúc của dân. Sự khác nhau trong tư tưởng thân dân của Bác và những bậc tiền bối đi trước còn ở mục đích lấy dân làm gốc. Mục đích của Nho gia là để làm dịu mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và tầng lớp bị trị, giai cấp thống trị mong muốn nếu người dân được bề trên quan tâm thì yên bề ở vị trí nô lệ của mình, không động chạm đến quyền lợi, địa vị của chúng. Còn mục đích lấy dân làm gốc của Bác là để giải phóng người dân thoát khỏi tình trạng bị nô lệ về chính trị, bị kiệt quệ về kinh tế, bị tối tăm về tinh thần, tư tưởng, văn hóa, giáo dục do xã hội cũ gây nên, niềm mong mỏi của Người là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Trong thời xưa uan điểm lấy dân làm gốc không được giới cầm quyền thi hành vì đụng chạm đến quyền lợi của chúng, người dân vẫn sống trong cảnh bần hàn, đói rách vì bị bóc lột thậm tệ, họ còn không có đủ thu nhập ổn định để sống, tuyệt đại bộ phận người dân sống trong ngu dốt, hưởng thụ văn hóa, giáo dục là đặc quyền đặc lợi của giai cấp thống trị. Nhưng Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng lấy dân làm gốc bằng chính hành động của Người. Người không chỉ nói mà còn làm. Người đã tổ chức, lãnh đạo nhằm phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân trong các giai đoạn của cách mạng và đã đưa Cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nho gia và các vua chúa thời phong kiến đứng trên lập trường của giai cấp bóc lột, tư tưởng của họ có tính chất an dân, nhằm điều hòa mâu thuẫn giai cấp, bênh vực quyền lợi và địa vị bọn thống trị. Hồ Chí Minh đã đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, Người bênh vực cho quyền lợi của nhân dân lao động. Cơ sở tư tưởng của Người là chủ nghĩa Mác- Lenin, học thuyết về cách mạng xóa bỏ áp bức giai cấp, đưa người dân từ địa vị nô lệ, bị áp bức bóc lột thành chủ nhân của xã hội mới- xã hội được xây dựng trên cơ sở bình đẳng giữa người với người và mục tiêu lý tưởng của xã hội là mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Tư tưởng thân dân được hình thành, đúc kết qua từng thế hệ, trong suy nghĩ của những người lãnh đạo, cầm quyền luôn tồn tại tư tưởng này, từng thế hệ, từng thời kỳ sau tư tưởng ấy lại được trau dồi thêm, được mở rộng để thực sự đi sâu vào với quần chúng. 5. Tư tuởng thân dân đuợc Đảng và nhà nuớc ngày nay thực hiện Trong thời đại ngày nay, khi xã hội ngày một phát triển, đất nước đang ngày càng lớn mạnh, vươn lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tư tưởng thân dân vẫn lại thực sự cần thiết. Xã hội càng phát triển, căn bệnh quan liêu của cán bộ càng trở nên nặng hơn, phát ra nhiều hơn, cùng với đó sự phân cấp trong xã hội người giàu người nghèo càng trở nên rõ rệt, vì vậy nói và thực hành “thân dân” càng đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải gần dân, sát dân, luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của dân nhằm giải quyết kịp thời những nhu cầu và lợi ích chính đáng, thiết thực và cụ thể của quần chúng, phải từ trong dân, từ ý chí và tâm trạng của dân để phục vụ nhân dân. Ngày nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa của toàn dân ta đã có những thuận lợi mới, thời cơ mới, thực lực mới và sức mạnh mới, đưa dân tộc lên vị thế chưa từng có. Bạn bè tăng lên, kẻ thù giảm bớt, đói nghèo lạc hậu từng bước được đẩy lùi, đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa không ngừng được cải thiện, do đó phải phát huy được hiệu quả của mọi thành phần kinh tế, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong công cuộc chống lại đói nghèo và lạc hậu, phát huy được sức mạnh, trí tuệ của cả dân tộc trong thời kỳ đổi mới đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Tư tưởng lấy dân làm gốc hơn lúc nào hết cần được kế thừa và phát triển một cách sáng tạo trong xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững chắc để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cần làm cho mỗi người dân nâng cao ý thức quốc phòng, thực sự chăm lo, góp phần xây dựng, củng cố sức mạnh quốc phòng toàn dân, cần tạo dựng được thế trận lòng dân vững chắc. Như nói đến xã Phú Sơn, lãnh đạo đã thực hiện kế hoạch chuyển diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang đào ao thả cá, toàn xã hiện có 15 hồ nuôi với diện tích 1.2ha giúp bà con cải thiện bữa ăn, già đình có thêm nguồn thu. Tính đến đầu năm 2004, toàn xã đã không còn hộ đói, hộ nghèo giảm từ 41% (năm 2002) còn 31.5%, công tác giáo dục còn được quan tâm và đang từng bước được nâng lên ở cả chất lượng đào tạo và điều kiện trường, lớp, trang thiết bị dạy học. Tình hình trật tự trị an trên địa bàn xã cũng được giữ vững, ổn định. Từ một xã nghèo, lãnh đạo Phú Sơn đã biết khơi dậy và phát huy sức mạnh tinh thần đoàn kết của người dân để cùng xây dựng quê hương ngày một vững mạnh. Trong những năm qua, chi bộ Phú Sơn đã rất nỗ lực và chú trọng trong công tác xây dựng Đảng, coi công tác xây dựng cơ sở Đảng vững mạnh là động lực quan trọng nhất để phát triển xã nhà trên mọi lĩnh vực. Chi bộ một mặt đã tạo điều kiện thuận lợi để các đảng viên không ngừng học tập, bồi dưỡng thêm trình độ lý luận chính trị, làm tốt công tác tư tưởng, mặt khác yêu cầu thực hiện nghiêm túc qui chế dân chủ ở cơ sở, tạo niềm tin trong lòng dân. Thực hiện đúng nội dung qui chế dân chủ tại cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tất cả những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người dân đều được chi bộ công khai trước dân, từ mức đóng góp cho các nguồn quĩ an ninh- quốc phòng, quĩ đền đáp… đến việc phân cấp đất đai cho các hộ gia đình… Ngay cả trong quá trình phát triển đảng viên, chi bộ phải thông qua ý kiến ủng hộ quần chúng ưu tú của đa số nhân dân sở tại. Để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bà con, chi bộ xã Phú Sơn đã thành lập Ban Dân vận với thành viên là những đảng viên ưu tú. Định kỳ, Ban Dân vận có những buổi tham gia sinh hoạt trực tiếp với dân, để vừa phổ biến nội dung những chủ trương, chính sách của Đảng đến bà con, vừa lắng nghe sự phản ánh từ phía nhân dân, kịp thời sửa đổi những bất cập trong chỉ đạo, chấn chỉnh tư cách từ những đảng viên chưa gương mẫu. Nhờ vậy, những chương trình hành động của Phú Sơn trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBX657.DOC
Tài liệu liên quan