Tiểu luận Tư tưởng triết học trong tác phẩm Phụ Đạo Xán Nhiên của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

 

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu 1

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận. 3

6. Ý nghĩa nghiên cứu 3

7. Kết cấu của niên luận 3

CHƯƠNG 1. HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC 4

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP 4

1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỉ XVIII 4

1.2.Cuộc đời và sự nghiệp 7

Kết luận chương 1 9

CHƯƠNG 2: 11

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÊ HỮU TRÁC TRONG TÁC PHẨM 11

"PHỤ ĐẠO XÁN NHIÊN" 11

2.1. Quan niệm về thế giới quan và phương pháp luận 11

2.2. Quan niệm về nhân sinh 17

Kết luận chương 2 19

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng triết học trong tác phẩm Phụ Đạo Xán Nhiên của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1770, các cuộc khởi nghĩa nông dân hầu như đã bị dập tắt, nhưng hơn 30 năm phát triển rầm rộ của các phong trào đã làm rung chuyển cả Đàng Ngoài. Cơ đồ thống trị của tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh lung lay đến tận gốc. Những điều chỉnh nhất thời trong chính sách cai trị của chính quyền phong kiến cũng đã không thể cứu vãn nổi tình hình. Ở Đàng Trong, sau một thời gian phát triển mạnh mẽ, từ thế kỉ XVIII cũng lâm vào khủng hoảng sâu sắc và trầm trọng. Hai nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Đàng Trong là kinh tế hàng hoá và nông nghiệp hàng hoá và ngoại thương thời kì này có chiều hướng sa sút nghiêm trọng. Lúc này tàu buôn phương Tây hầu như không đến nữa, tàu buôn nước ngoài tham gia vào hoạt động ngoại thương ở Đàng Trong chủ yếu chỉ còn các thương nhân Hoa kiều. Trong nông nghiệp, ruộng đất bỏ hoang ngày càng nhiều. Các ngành thủ công nghiệp, khai thác lâm sản cũng sa sút nghiêm trọng. Kinh tế suy thoái đã kéo theo sự suy đồi về chính trị , những mâu thuẫn trong xã hội trở nên gay gắt. Phong trào nông dân nổ ra và phát triển nhanh chóng mà tiêu biểu là phong trào Tây Sơn của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Đây là hệ quả tất yếu của những biến đổi trên lĩnh vực kinh tế và chính trị. Đó là mâu thuẫn giữa những người nông dân và chính quyền phong kiến, đây là mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội nước ta thời kì này. Bên cạnh đó còn là mâu thuẫn trong nội bộ của giai cấp phong kiến giữa vua Lê-chúa Trịnh, giữa tập đoàn phong kiến họ Trịnh ở Đàng Ngoài và tập đoàn họ Nguyễn ở Đàng Trong. Trải qua nhiều biến động, Nho giáo vẫn là công cụ chính của các tập đoàn phong kiến sử dụng để xây dựng chính quyền và củng cố trật tự xã hội. Giáo dục vẫn lấy nội dung trong Tứ thư, Ngũ kinh. Các tập đoàn phong kiến đều ra sức tổ chức các kỳ thi, tăng cường số lượng tầng lớp sĩ phu. Tính đến khoa thi cuối cùng năm 1787, triều Lê trung hưng đã tổ chức được 68 kỳ thi Đình, chọn được 717 tiến sĩ. Ngoài ra triều Lê còn tổ chức bổ sung các khoa chế khoa, thịnh khoa, khoa sĩ vọng để lấy thêm các tiến sĩ không theo con đường thi cử chính quy. Trong các kỳ thi ấy xuất hiện không ít những người tài giỏi có tâm huyết với đất nước. Tuy nhiên khi thiết chế nhà nước trở nên rệu rã, kỷ cương phép nước bị buông lỏng, tư tưởng thực dụng len lỏi vào mọi quan hệ xã hội, việc học hành thi cử ngày càng bộc lộ những mặt hạn chế và tiêu cực. Nội dung thi cử khuôn sáo , hiện tượng gian lận thi cử, hối lộ tràn lan đến nỗi''sinh đồ 3 quan đầy cả thiên hạ". Nhận xét về tình trạng thi cử thời kì này, nhà sử học Phan Huy Chú viết:"... Các quan trường ra đề dùng Tứ thư, Sử, Tứ lục, độ hơn 10 bài; phú độ hơn 5, 3 bài. Đầu đề đặt sẵn, không có thay đổi gọi là Sử thư. Bọn học giả nhiều người làm bài sẵn đem bán. Học trò đi thi tíu tít hỏi mua lấy những bài ấy học thuộc lòng, hoặc dấu đem vào trường cứ thế mà viết..." Theo Hoàng Thu Hương(2000), Tìm hiểu triết lí nhân sinh của Hải Thượng Lãn Ông trong sự nghiệp Đông y Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân, Khoa Triết học, Hà Nội, tr.7 . Tính cách thanh cao của nho sĩ bị thói mưu lợi cầu danh lấn át, "người đỗ hương cống mà chưa thông nghĩa lý câu văn, vừa đỗ xong đã ngấp nghé làm quan" là hiện tượng phổ biến thời bấy giờ. Như thế kỉ XV, nho sĩ vẫn là những người trí thức, những nhà tư tưởng đương thời của xã hội. Nhưng khác với tầng lớp họ ở các thế kỉ trước, các nhà nho thế kỉ XVIII phải đối diện với một đất nước triền miên trong loạn lạc, trong cảnh chiến tranh huynh đệ tương tàn, trong sự chia cắt của non sông và thể chế chính trị. Chính vì thế trong tầng lớp nho sĩ cũng có sự phân hoá sâu sắc theo hai hướng chủ yếu là xử và xuất. Xử là chủ trương xuất thế ra làm quan, còn xuất là học ra làm quan nhưng bất mãn với thời cuộc nên lui về ở ẩn. Nhưng ngay trong mỗi xu hướng cũng có sự phân hoá rất khác nhau. Trong xu hướng thứ nhất, các nhà nho đã vận dụng những giáo lý Nho giáo xoay quanh những phạm trù đạo đức và tiêu chuẩn đánh giá con người không giống nhau, đặc biệt là trong quan niệm về chữ"trung". Chữ"trung" truyền thống theo đúng giáo lý của đạo nho nghĩa là chỉ trung với một con người, một dòng họ như"... Trần Danh Án thì nguyện trung với vua như"hoa quỳ khô vẫn hướng về mặt trời", "dù chết vẫn giữ cương thường" (Liễu An tản ông thi tập) và Nguyễn Hành"ăn lộc chết vì vua...nguyện đến tuổi già vẫn giữ gìn khí tiết..." (Minh Quyên thi tập)" Theo Hoàng Thu Hương, Sđd, tr.9 . Trong khi đó thì có những người có quan điểm thức thời tiến bộ, hiểu về trung nghĩa với lý tưởng cứu dân cứu nước. Trung là trung với đấng minh quân, họ không do dự hợp tácvới nhà Tây Sơn, phò tá Nguyễn Huệ vì nghĩa lớn tiêu biểu là Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Gia Phan... Trong khuynh hướng thứ hai, các nhà nho tuy về ở ẩn song thực chất con đường đi của họ cũng không giống nhau. Một bộ phận tìm đến sự dung thông giữa triết lý Nho giáo với các tư tưởng triết học, tôn giáo khác như Nho-Lão Trang trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nho-Đạo giáo trong các tác phẩm của Nguyễn Dữ...Một hướng khác là tuy lánh đời nhưng vẫn tích cực xuất thế làm việc giúp đời như bốc thuốc, dạy học mà tiêu biểu cho khuynh hướng này là Lê Hữu Trác. 1.2.Cuộc đời và sự nghiệp Lê Hữu Trác sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tý(tức ngày 11 tháng 12 năm 1720). Nguyên quán ở thôn Văn Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương(nay là xã Liêu Xá, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên). Quê mẹ ở xứ Bầu Thượng, xã Tình Diệm(nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Hiệu"Hải Thượng" của ông ghép từ chữ"Hải" của tên tỉnh Hải Dương và chữ "Thượng" của tên phủ Thượng Hồng, bạn của xứ Bàu Thượng. Tên"Lãn Ông" có nghĩa là ông già lười, người không ham danh lợi. Hải Thượng Lãn Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Ônh nội là Lê Hữu Mưu đậu Nhị giáp Tiến sĩ, làm quan đến chức Thượng thư dưới triều Lê Dụ Tông, được tặng phong tước Bá. Bác là Lê Hữu Hỷ, làm giám sát ngự sử, cũng tước Bá. Chú là tiến sĩ Lê Hữu Kiều, làm Thượng thư Bộ Lễ, tước Quận công. Cha là Lê Hưu Mưu, đỗ Tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang bộ Công, gia phong chức Ngự sử, tước Bá. Mẹ là Bùi Thị Thường, con gái tướng công Bùi Đăng Diệm. Anh trai của ông là Lê Hữu Kiển và em con chú là Lê Hữu Dung cũng đều đậu tiến sĩ và làm quan trong trong triều. Ông là con thứ bảy trong gia đình, được theo cha lên kinh thành Thăng Long học. Hồi nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, học giỏi, hiểu rộng, thơ hay. Năm ông 20 tuổi(tức năm Kỷ Mùi-1739) không may cha ông qua đời, ông tiếp tục đọc sách, đi thi Tam trường nhưng không đỗ. Sau đó, ông không đi thi thêm một lần nào nữa. Ông học binh thư, luyện võ và vào quân đội chúa Trịnh năm 1740. Thuộc dòng dõi trâm anh nên ông được cử làm tướng, ông cầm quân thường thắng trận. Thống soái của chúa Trịnh nể tài ông, bao phen tiến cử nhưng chán ghét cảnh binh đao, ông tìm mọi cách để từ chối. Nhân có tin người anh ruột thứ năm là Lê Hữu Chân mất để lại ba con nhỏ, ông xin xuất ngũ về quê nuôi mẹ là bà Bùi Thị Thường và giúp đỡ gia đình người anh. Ông làm bài thơ ngẫu cảm thể hiện chí khí không thực hiện của mình: "Thanh gươm mài giũa mười niên, Hào quang muôn trượng, vung lên sáng ngời. Sấm mây chuyển cả bầu trời, Lung lay tinh tú, rã rời tuyết sương. Việc đời dang dở dở dang, Vào Tần về Hán đôi đàng không xong. Bấy lâu hồ hải vẫy vùng, Đời người tráng sĩ cõi lòng như điên." Theo Lê Hữu Trác(2000), Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, tập. 2, NXB Y học, Hà Nội, tr.21 Về quê không bao lâu ông ốm nặng, chạy chữa vài năm không khỏi, phải chuyển đến Rú thành(ở Nghệ An). Ở đây ông được cụ lương y Trần Độc chữa bệnh. Trong thời gian hơn một năm ở đó, ông đọc sách thuốc, có điều gì không hiểu được cụ Trần giảng giải cho. Khi khỏi bệnh ông về nhà tiếp tục tìm sách đọc thêm và trao đổi với một lương y khác cũng họ Trần ở làng Đậu Xá ở bên cạnh. Ông học hỏi thêm vài năm nữa và bắt đầu hành nghề y. Mùa thu năm 1754, ông ra kinh đô mua thêm sách thuốc mang về. Nhờ thông minh, chăm chỉ , có quyết tâm theo hướng mà mình đã chọn, nghề thuốc của ông có nhiều tiến bộ, ông trở nên nổi tiếng khắp vùng châu Hoan(nay là Nghệ Tĩnh). Năm 1760, ông viết sách và dạy nghề thuốc cho nhiều môn đệ. Ngày 12 tháng giêng năm Cảnh Hưng thứ 43(năm 1782), chúa Trịnh triệu ông ra kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh. Các bài thuốc ông kê ra đều có phần hiệu nghiệm tuy nhiên vốn không ham cảnh nhộn nhịp của kinh đô, ông tìm mọi cách cáo về. Quả nhiên chỉ ít lâu sau đã xảy ra nạn kiêu binh, quan Chánh đường tức Hoàng Đình Bảo, người đã giúp đỡ ông khi còn ở Thăng Long bị giết vì liên quan đến phe của Đặng Thị Huệ. Về quê, ông tiếp tục bổ sung bộ "Y tông tâm lĩnh" và viết thêm tập"Thượng kinh ký sự". Tập này cung cấp thêm tư liệu văn học giá trị, phản ánh người và việc trong thời đại phong kiến lúc bấy giờ. Kết luận chương 1 Lê Hữu Trác sinh ra trong một thời đại lịch sử có nhiều biến động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đất nước bị phân cắt ra thành Đàng Ngoài và Đàng Trong, Đàng Ngoài có vua Lê-chúa Trịnh, Đàng Trong từ đèo Ngang trở vào do các chúa Nguyễn cai quản. Chiến tranh Trịnh-Nguyễn kéo dài liên miên. Phong trào nông dân nổ ra ở nhiều nơi mà tiêu biểu nhất là phong trào Tây Sơn. Kinh tế sa sút, nạn trộm cướp cường hào hỗn loạn . Xã hội lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc và trầm trọng. Trước tình hình trên, tư tưởng sĩ phu nhiều người hoang mang. Một số thì tiếp tục lý tưởng trung quân truyền thống trong Nho giáo, cũng có những người thức thời, hiểu khái niệm "trung quân" theo nghĩa tiến bộ như Ngô Thì Nhậm..., một số người thì chọn cho mình con đường từ quan về ở ẩn. Đứng trước sự phân hoá trong hàng ngũ các nhà nho, Lê Hữu Trác đã tìm cho mình một hướng đi riêng mà trong Y huấn ông viết:"...cái chí bon chen trong trường danh lợi mình đã vứt bỏ từ lâu...Nghề y thiết thực ích lợi cho minhf, giúp đỡ được mọi người..." Theo Lê Hữu Trác, Sđd, tr.6 . Hướng đi ấy có tính chất lí tưởng hoá bản tính và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của ông từ đó về sau. CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÊ HỮU TRÁC TRONG TÁC PHẨM "PHỤ ĐẠO XÁN NHIÊN" 2.1. Quan niệm về thế giới quan và phương pháp luận Nghề nghiệp chính của Lê Hữu Trác là thăm bệnh bốc thuốc, chữa bệnh cho con người. Nhưng nghề này không đơn thuần chỉ là công việc kê cứu bệnh tật và thuốc thang mà đằng sau nó còn có cả một hệ thống y lý có liên quan tới thế giới quan chung của con người. Từ y lý đến triết lý rồi lại từ triết lý đến y lý, ở Lê Hữu Trác là một quá trình được lặp lặp lại và được thực hiện một cách tự giác. Lê Hữu Trác rất quan tâm đến mối liên hệ giữa y học và thế giới quan triết học, với sự hiểu biết về những vấn đề chung của toàn bộ thế giới và những qui luật của thế giới. Ông khẳng định:"...Không thông hiểu trời đất người, không thể gọi là nhà y. Lại có câu: Phải học Kinh dịch trước, rồi sau mới có thể nói đến y lý vì lý của âm dương là lý của y học..."Trích theo Nguyễn Đức Sự(1977),"Cơ sở triết học của bộ "Lãn Ông tâm lĩnh và hiện thực lịch sử ở nước ta hồi thế kỷ18", Tạp chí Triết học(4), tr.90 và "Hiền triết đời xưa nói: Học kinh Dịch đã rồi mới có thể nói đến học thuốc". Nhưng nói học Kinh Dịch không phải nói học những hào, những quẻ, những từ của Kinh Dịch mà chỉ cần học biết cái thể biến hoá của âm dương, cái dụng sinh khắc của Ngũ hành..." Trích theo Nguyễn Đức Sự, Sđd, tr.91 . Bấy nhiêu điều đó đủ khẳng vị trí quan trọng của các khái niệm âm dương ngũ hành trong hệ thống triết học của ông. Âm dương ngũ hành có thể được coi là diểm xuất phát cho mọi quan niệm của Lê Hữu Trác trong " Hải Thượng Y tông tâm lĩnh" nói chung và trong" Phụ đạo xán nhiên" nói riêng. Bên cạnh đó Lê Hữu Trác còn chịu ảnh hưởng về quan niệm về hình và khí trong triết học Tống Nho của Chu Đôn Di , Trình Di, Trình Hạo..., tinh và khí trong học thuyết của Đạo gia. Sự tiếp thu các tinh hoa của nền triết học cổ đại Trung Quốc này không phải là một hiện tượng riêng lẻ ở thế kỉ XVIII vì ta có thể nhận thấy sự xuất hiện của nó trong một số trước tác của các học giả cùng thời như Lê Quí Đôn với "Vân Đài loại ngữ", "Bùi Gia huấn hài" và "Nghệ An ký" của Bùi Dương Lịch. Lê Hữu Trác đã vận dụng và phát triển các nguyên lý trên trong việc giải thích các bệnh lý trong"Phụ đạo xán nhiên" đặc biệt trong các chương viết về Cầu tự , Tổng luận về sự thụ thai. Ông khẳng định âm dương, hình- khí là nguồn gốc phổ biến của sự sản sinh ra muôn vật và con người:" Đức lớn của trời đất gọi là"sinh", sự sinh sôi nảy nở tràn ngập khắp nơi, sao đến ta lại riêng ngừng đứt? Người con thảo cháu hiền chẳng nên cầu nguyện trời đất, mạnh dạn tự trách mà nỡ để cho tuyệt tự hay sao? Vì trời là hình lớn nhất, âm dương là khí lớn nhất, hình và khí cùng nhờ nhau mà lập nên, cùng cảm nhau mà sản sinh, chưa từng riêng lẻ được bên nào. "Trai gái cầu tinh, muôn vật hoá sinh". Âm, dương, hình, khí của trời đất ngụ cả vào câu ấy" Theo Lê Hữu Trác,Sđd, tr.265 . Âm dương tuy là mâu thuẫn nhau nhưng lại gắn bó với nhau trong một kết cấu thống nhất, tuy đối lập nhau nhưng lại là những mặt không thể thiếu được ở sự vật: "Kinh Dịch nói:"trời đất hun đúc, muôn vật hoá thành, trai gái giao cấu, muôn vật hoá sinh". Đạo trời đất thì âm dương hoà hợp mới nuôi sống được muôn vật, đạo vợ chồng thì âm dương hoà hợp mới sinh nở được con cái. Nếu tinh cha huyết mẹ không đầy đủ mà có thể chửa đẻ được thì chưa bao giờ có" Theo Lê Hữu Trác, Sđd, tr.265 . Để lí giải độ tuổi sinh sản của nam và nữ, Lê Hữu Trác đã vận dụng đến lý thuyết Bát quái trong Chu Dịch khi ông viết:"Sách nói, "số 7 là thiếu dương, số 8 là thiếu âm cùng cảm nhau mà lưu thông". Cho nên con gái tuổi tới 2 lần(2.7=14) mà thiên quý đến, con trai tuổi tới 2 lần(2.8=16) mà tinh thông ra thì lúc ấy âm dương giao hợp mới thành hình" Theo Lê Hữu Trác, Sđd, tr.265 . Nhưng không chỉ dừng lại ở việc kế thừa tiếp thu tinh hoa của thời trước, ông còn bổ sung phát triển quan niệm này dựa trên thực tiễn lâm sàng:" Phàm lúc giao hợp, trai, gái, phải đúng tuổi. Trai tuy 16 đã tinh thông nhưng phải 30 tuổi mới lấy vợ, gái tuy 14 tuổi thiên quý đã đến, nhưng phải 20 tuổi mới gả chồng. Như thế là muốn để cho âm dương đầy đủ đông đặc rồi mới giao hợp, đã giao hợp là có thai, đã có thai lại nuôi lớn và sống lâu. Con gái chưa đến tuổi cập kê(15 tuổi) mà giao cấu, âm khí tiết ra sớm thì chưa đầy đủ mà tổn thương, chưa đông đặc mà bị lay động, cho nên dẫu giao cấu mà không có thai, dẫu có thai mà không nuôi được, dẫu nuôi được mà không sống lâu." Theo Lê Hữu Trác, Sđd, tr.265. . Âm dương hoà hợp là gốc sinh ra mọi vật trong đó có con người nhưng sự đấu tranh của chúng lại là nguồn gốc quyết định việc sinh con trai hay con gái. Lý thuyết âm dương đã được Lê hữu Trác vận dụng triệt để khi lí giải sự thụ thai ở người phụ nữ. Theo ông, việc sinh con trai hay con gái không phụ thuộc vào mệnh trời mà phụ thuộc vào sự phối hợp âm dương giữa người cha và người mẹ. Ông viết:"Người ta đã bẩm thụ ở thiên nhiên, thì không ngoài được lý lẽ âm dương cho nên dương vượng nhiều thì sinh nhiều tri, âm thịnh thì sinh nhiều gái, tức nghĩa càn đạo thì trai, khôn đạo thành gái trong kinh Dịch..." Theo Lê Hữu Trác, Sđd, tr.273. và"Thường thấy đàn ông 6 mạch hồng đại. Mạch xích có lực, thì sinh nhiều trai ít gái; 6 mạch trầm, tế, mạch xích trầm, vi thì sinh trai ít gái nhiều hoặc sinh trai cũng chết non..." Theo Lê Hữu Trác, Sđd, tr.272. . Từ nhận thức về âm dương và từ sự vận dụng vào quan sát người bệnh, Lê Hữu Trác đi tới một nhận thức khác cho rằng sự vật phải giữ ở thế cân bằng thì mới có sự phát triển bình thường:" Chữa chứng băng huyết thì phải phân ra âm, dương, khí huyết tức âm dương trong mình người ta. Dương khí thăng lên âm chủ giáng xuống. Âm gốc ở dương, dương gốc ở âm, một bên thăng, một bên giáng xuống, theo kinh mà đi, thì huyết không có băng lậu." Theo Lê hữu Trác, Sđd, tr.253. . Nếu không sẽ sinh ra bệnh, ông viết như sau cũng khi bàn về chứng rong huyết của người phụ nữ:"...Nội kinh lại nói:"mạch âm xằng mà mạch dương kích động mạnh, hoả bức bách làm cho huyết chạy xằng gọi là băng"...Dương lạc thương thì huyết tràn ra ngoài, âm lạc bị thương thì huyết tràn vào trong..." Theo Lê Hữu Trác, Sđd, tr.252. . Việc xác định nguyên nhân bệnh như thế đã quyết định đến việc chữa bệnh, cũng bàn về cách chữa bệnh băng huyết, ông viết:"...Dương khí là gió(phong), gió hay thăng lên trên. Nhưng cần phải là gió ôn hoà của phương đông mới có thể làm cho thăng, làm cho lớn mà sinh sản nuôi dưỡng muôn vật được...cho nên cách chữa nên dùng về loại nhị trần thang, trước hết cho uống thuốc, rồi sau móc miệng cho mửa. Đã khai được đờm dãi ở ngực và hoành cách mô lại tán được trọc khí uất trệ thì phần thanh thăng lên, phần trọc giáng xuống, huyết trở về chỗ mà cũng không băng ra nữa" Theo Lê Hữu Trác, Sđd,tr.253. . Chứng bệnh thì nhiều, cách chữa cũng không giống nhau, chỉ đơn cử một trường hợp điển hình như vậy. Trong"Phụ đạo xán nhiên", Lê Hữu Trác đã làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận nhận thức trong y học. Ví dụ như vấn đề khả năng và tính cụ thể của nhận thức. Theo ông thì trong y học, nhận thức của con người không thể đứng yên ở nguyên lý có sẵn mà trên cơ sở của hoạt động thực tiễn phong phú, nó phải tỏ ra linh hoạt mềm dẻo. Cùng một bệnh nhưng chứng biểu hiện ra khác nhau, cơ chế gây bệnh cũng khác nhau nên không thể chữa theo cùng một cách, chứng cụ thể như thế nào thì cách chữa tương ứng với chứng ấy. Ví dụ cùng chứng"Huyết trắng" ông viết:"Chứng xích đái có hoả. Cách chữa đều lấy bổ thận làm chủ. Chứng bạch đái nhiều xích đái ít thì; nếu tỳ hư dùng Lục quân tử thang(Khôn1/2), gia thêm Thăng ma; nếu khí hư dùng Bổ trung ích khí thang, nếu can hư dùng Bát vị tiêu dao tán kèm theo Lục-vị- hoàn..." Theo Lê Hữu Trác, Sđd, tr.258. . Kế thừa truyền thống trong tư tưởng phương Đông, đứng trên lập trường duy vật , Lê Hữu Trác quan niệm con người là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên. Những vận động sản sinh của cơ thể con người là sự phản ánh sự vận động, sản sinh của trời đất, của vũ trụ. Ông viết:" Đại khái, cha mẹ sinh con như tạo hoá sinh vật. Kinh Dịch nói"đạo khôn-(thuộc âm) thuận theo trời(thuộc dương) mà bốn mùa vận chuyển". Xem nghĩa câu này thì biết rõ là đất trời sinh muôn vật , chẳng qua thuận theo ở trời, thì mẹ sinh con chẳng qua thuận theo ở cha..." Theo Lê Hữu Trác, Sđd, tr.272. . Những tư tưởng trên của Lê Hữu Trác thuộc loại biện chứng chất phác và duy vật thô sơ, là tư tưởng tích cực đương thời. Quan niệm này khiến cho thầy thuốc hạn chế được tư tưởng mệnh trời và mặt khác phát huy được cao độ năng lực của sức người trong việc chữa trị cho người bệnh. Ngoài tư tưởng này ra, tư tưởng của ông còn bao gồm một phương pháp tư duy riêng biệt. Đó là phương pháp tư duy thực tế và sáng tạo mà những nét riêng của nó đã được hình thành rõ. Học tập nhưng không bắt chước là một nét lớn trong phương pháp tư duy của ông. Phải học tập sách vở, học tập người xưa, học tập các bậc thầy y gia Trung Quốc là ý thức nhất quán của ông. Vì theo ông có học tập thì mới kế thừa được cái hay của người đi trước, mới có điều kiện phát triển bản thân mình. Nhưng ở ông học tập khác với bắt chước và sùng bái thần tượng. Sự tiếp thu và vận dụng của Lê Hữu Trác đối với những thành tựu triết học về tự nhiên và cả về y học của Trung Quốc không phải là sao chép đơn giản mà có tính chọn lọc và sáng tạo rõ rệt. Cơ sở của sự chọn lọc này là ở chỗ ông đã xuất phát từ thực tế Việt Nam và từ yêu cầu của khoa học. Ví dụ ông phát triển quan niệm về thuỷ hỏa và địa vị của hỏa với tư cách là nguồn gốc của sự sống, là cơ sở của sinh mệnh. Điều đó không phải là không liên quan đến khí hậu nhiệt đới của đất nước ta. Ông khẳng định tư tưởng này trong nhiều đoạn của"Phụ đạo xán nhiên" như:" Bàn cho đến cùng lý thì huyết cũng là thủy: thủy theo hỏa hoá ra sắc đỏ(bẩm thụ sắc của tâm hỏa nên đỏ)...Cho nên hỏa vượng thì kinh đỏ, hỏa suy thì kinh nhợt, hỏa quá vượng thì kinh đỏ bầm, hoả quá suy thì kinh trắng bệch..." Theo Lê Hữu Trác, Sđd, tr.247. . Hơn nữa khi vận dụng Kinh Dịch ông đã tước bỏ đi những yếu tố duy tâm thần bí gắn liền với sự bói toán và chủ nghĩa tiền định. Do hoàn cảnh lịch sử, nước ta luôn bị phong kiến phương Bắc uy hiếp lâu ngày tạo nên tâm lý mong bằng người để chống lại người. Và cũng do nền văn hoá của Trung Quốc đồ sộ, sách vở nhiều, học giả lắm tạo cho người mình tâm lý tự ti, ít dám nói khác, ít dám làm khác. Chính vì vậy các nhà dân tộc có diện mạo riêng biệt như Lê Hữu Trác không nhiều đã làm vẻ vang cho dân tộc. Tuy nhiên với trình độ phát triển còn thấp của lực lượng sản xuất và của khoa học tự nhiên nước ta thời bấy giờ, quan điểm biện chứng về tự nhiên của Lê Hữu Trác cũng có những hạn chế. Bởi khi các bộ phận riêng rẽ của giới tự nhiên chưa được chứng minh một cách chi tiết thì sự xem xét tổng quát những mối liên hệ biện chứng của tự nhiên thường mang tính chất tự phát. Sống trong khuôn khổ của xã hội phong kiến đương thời, Lê Hữu Trác cũng không khắc phục được tính tự phát ấy. Do thiếu hẳn sự có mặt của các ngành khoa học chuyên môn đã được phân chia nên Lê Hữu Trác không nhận thức được sự khác nhau về chất của những hình thức vận động đặc thù của từng lĩnh vực riêng rẽ trong giới tự nhiên. Đối với Lê Hữu Trác thì mọi sự vận động trong cơ thể con người đều giống như sự vận động vẫn thường thấy trong tự nhiên, cả hai đều tuân theo phép tắc của âm dương ngũ hành và sự vận chuyển của thời tiết bốn mùa:"Có mùa đông rét lạnh tất có mùa xuân ấm áp, thế mới biết lẽ thiên nhiên không thu liễm, không thu liễm thì không thể phát sinh , đó là lẽ tự nhiên. Người không biết lẽ thu tàng, dâm dục kiệt tinh làm háo chân khí, đến lúc không con, lại nói là huyết lạnh, là tinh hàn, uống nhiều tễ táo nhiệt, làm chân âm càng bị hao tổn, thì làm sao mà có con được..." Theo Lê Hữu Trác, Sđd, tr.268. . Hơn nữa ông mới chỉ thấy con người là một bộ phận của giới tự nhiên chứ ông chưa hiểu rằng con người còn là sản phẩm lịch sử trong quá trình phát triển đi lên của giới tự nhiên. Trong quan niệm của ông, mọi sự vận động trong trời đất và trong cơ thể con người đều qui tụ vào những hình thức vận động thô sơ như thăng giáng, thịnh suy, sinh trưởng hoá...Ngay quan niệm về mâu thuẫn của âm dương của ông cũng hãy còn đơn giản. Vả lại sự vận động và liên hệ phong phú muôn vẻ trong giới tự nhiên và trong cơ thể con người theo cách xem xét của ông lại bị dập theo khuôn mẫu của qui tắc âm dương, ngũ hành thì cũng khó mà tránh khỏi được tính gượng ép và máy móc. Tư tưởng của ông còn mang nhiều yếu tố sai lạc của kinh nghiệm dân gian, còn mang nhiều tính chất phỏng đoán của kiến thức thông thường. Ví như nói người mẹ trong thời gian mang thai, muốn đổi con gái ra con trai:"...muốn đẻ con trai thì nên mang cung tên, muốn đẻ con gái thì nên mang vòng da nạm ngọc...Phép đổi gái ra trai của người xưa hoặc lấy Hùng hoàng bỏ vào túi đỏ mà mang bên trái, hoặc thầm lấy tóc và móng tay móng chân của người chồng để xuống dưới chiếu, hoặc thầm lấy lưỡi búa để xuống dưới giường mà để bề lưỡi xuống dưới, hoặc lấy thầm 3 cái lông đuôi thật dài của gà trống đặt xuống dưới chiếu, mà chớ cho người đàn bà ấy biết..." Theo Lê Hữu Trác, Sđd, tr.280. . Đó là những kiến thức nhảm nhí, chưa qua thực nghiệm, và mâu thuẫn với các lập luận khác của ông. Mặc dù vậy, ông vẫn có vị trí sáng ngời trong lịch sử y học và triết học của nước nhà. 2.2. Quan niệm về nhân sinh Một phương diện khác trong tư tưởng của Lê Hữu Trác được đề cập trong"Phụ đạo xán nhiên" là quan niệm về nhân sinh. Tuy trong tác phẩm này những quan niệm về nhân sinh không phải là tư tưởng chủ đạo, nhưng nó vẫn toát lên dưới những khía cạnh sau. Trước hết là từ cách tiếp cận đối tượng trong tác phẩm, "Phụ đạo xán nhiên" lấy đối tượng trung tâm là người phụ nữ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một cuốn sách được viết ra dành riêng cho phụ nữ. Trong quan niệm truyền thống Nho giáo, vai trò của người phụ nữ không được đề cao. thậm chí là bị coi rẻ, không có vai trò gì trong đời sống xã hội vì vậy việc xuất hiện của "Phụ đạo xán nhiên" là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sự phát triển lâu dài của tư tưởng nước nhà. Tuy trong tác phẩm này, Lê Hữu Trác không trực tiếp bộc lộ quan niệm về vai trò, vị trí của người phụ nữ, nhưng để viết ra một tác phẩm dành riêng cho phụ nữ-đó là một cố gắng tuyệt vời , là một nỗ lực phi thường của tác giả. Mặt khác, "Phụ đạo xán nhiên" là một tác phẩm chuyên bàn về các chứng bệnh của phụ nữ. Đây là một điều mà ngay trong thời điểm hiện nay, vấn đề này vẫn còn chưa được quan tâm đến một cách đúng mức, thì đặt trong bối cảnh xã hội đương thời của Lê Hữu Trác, khi mà nhân sinh quan Nho giáo thống trị , chi phối những chuẩn mực đạo đức xã hội- có thể nói đây là một việc làm không phải là hiếm có mà là chưa từng có. Chính Lê Hữu Trác đã từng bày tỏ trong lời Tiểu dẫn của "Phụ đạo xán nhiên":"...Do đó mới có thuyết, " chữa bệnh 10 người đàn ông không khó bằng cứu chữa 1 người đàn bà", cho nên người chữa bệnh , cho nên người chữa bệnh không dám coi thường mà cũng chữa như những bệnh khác, người soạn sách cũng không ngại phiền lời mà viết thành một khoa chuyên m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTư tưởng triết học trong các tác phẩm của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.DOC
Tài liệu liên quan