Tiểu luận Tuần hoàn của tư bản sản xuất

MỤC LỤC

Đối tượng nghiên cứu 2

Trình tự nghiên cứu 3

I. Tái sản xuất giản đơn 3

1. Lưu thông trong tái sản xuất giản đơn 3

2. Giai đoạn lưu thông thứ nhất của tư bản sản xuất 3

3. T – H trong tuần hoàn của tư bản sản xuất 5

II. Tích lũy và tái sản xuất trên quy mô mở rộng 6

1. Định nghĩa 6

2. Tư bản tiền tệ ngân hàng 6

3. Công thức của tái sản xuất mở rộng. 7

III. Việc tích lũy tiền 9

IV. Chức năng quỹ dự trữ 10

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tuần hoàn của tư bản sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN HOÀN CỦA TƯ BẢN SẢN XUẤT MỤC LỤC Đối tượng nghiên cứu Trong chương I khi nghiên cứu về tuần hoàn của tư bản tiền tệ, chúng ta được biết công thức của tuần hoàn TB tiền tệ : T – H.....Sx.....H’ – T’. Ở chương II này, chúng ta đi nghiên cứu về tuần hoàn của tư bản sản xuất với công thức : Sx....H’ – T’ – H ....Sx. Tuần hoàn của tư bản sản xuất và tuần hoàn của tư bản tiền tệ cũng chính là tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Có thể nói Tuần hoàn của tư bản sản xuất và tuần hoàn của tư bản tiền tệ là hai hình thái của tuần hoàn của tư bản công nghiệp, chúng vừa mâu thuẫn lẫn nhau lại vừa thống nhất nhau. Để diễn đạt mối quan hệ lẫn nhau giữa Tuần hoàn của tư bản sản xuất và tuần hoàn của tư bản tiền tệ Mác viết “Cái vẻ độc lập bề ngoài của hình thái tiền tệ của giá trị tư bản trong hình thái tuần hoàn thứ nhất của giá trị tư bản (trong hình thái tư bản tiền tệ) không còn tồn tại trong hình thái thứ hai đó nữa. Vì vậy hình thái thứ hai này là sự phê phán đối với hình thái thứ nhất, và quy hình thái thứ nhất đơn thuần thành một hình thái đặc thù” Tại sao tuần hoàn của tư bản sản xuất lại là phê phán của tuần hoàn tư bản tiền tệ? Tuần hoàn của tư bản tiền tệ biểu thị rất rõ đặc trưng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng nó biểu thị đặc trưng nó dưới hình thái tiền đẻ ra tiền, và sản xuất chỉ đóng vai trò là điều kiện cần thiết cho quá trình lớn lên đó. Còn trong tuần hoàn của tư bản sản xuất, thì nó lại quy tiền tệ thành phương tiện lưu thông hoặc phương tiện thanh toán, thành một cái để phục vụ cho sản xuất, làm cho sản xuất được đổi mới không ngừng. Trong tuần hoàn của tư bản sản xuất thì mọi việc đều là ở sản xuất, chứ không phải sự tự lớn lên của giá trị. Như vậy nếu tuần hoàn của tư bản sản xuất lại là phê phán của tuần hoàn tư bản tiền tệ thì ngược lại tuần hoàn của tư bản tiền tệ cũng phê phán của tuần hoàn tư bản sản xuất. Chúng phủ định lẫn nhau, và làm tiền đề cho nhau. Trình tự nghiên cứu Hình thái Sx....H’ – T’ – H ....Sx miêu tả sự đổi mới không ngừng của sản xuất, biểu hiện sản xuất như là tái sản xuất. Ở tư bản tập I chúng ta nghiên cứu về bản chất của tái sản xuất, ở tập II này chúng ta đi nghiên cứu về hình thái của tái sản xuất. Tái sản xuất bao gồm cả lưu thông, lưu thông là trọng tâm của nghiên cứu. Nghiên cứu tái sản xuất hay tích lũy tư bản, gắn liền với việc tích lũy tiền. Giá trị thặng dư phải được tích lũy dưới hình thái tiền trước khi nó trở thành tư bản thực tế, nên khi ngay sau nghiên cứu tái sản xuất mở rộng, Mác chuyển sang nghiên cứu sự tích lũy tiền. Kết thúc chương là nghiên cứu về quỹ dự trữ. Quỹ dự trữ là giá trị thặng dư đã được thực hiện nhưng chưa đạt tới khối lượng đủ để trở thành tư bản thực tế. Tái sản xuất giản đơn Lưu thông trong tái sản xuất giản đơn Trong tuần hoàn của tư bản sản xuất, lưu thông có dạng lưu thông giản đơn. Lưu thông giản đơn xuất hiện trong cả tái sản xuất giản đơn lẫn tái sản xuất mở rộng. Tính chất của nó trong hai trường hợp này sẽ thay đổi tùy thuộc vào : Giá trị thặng dư được chuyển hóa thành tư bản hay thành thu nhập. Giá trị thặng dư chuyển hóa thành thu nhập trong tái sản xuất giản đơn, và thành tư bản trong tái sản xuất mở rộng. Giai đoạn lưu thông thứ nhất của tư bản sản xuất H’ – T’ là giai đoạn thứ hai của tuần hoàn và là giai đoạn thứ nhất của lưu thông, giai đoạn này cần được bổ sung bằng giai đoạn H – T. Chúng ta giả định rằng mọi tình hình khác không thay đổi và háng hóa được mua và bán theo đúng giá trị của chúng. Giả định như thế thì toàn bộ giá trị thặng dư sẽ đi vào tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Sau khi tư bản hàng hóa H’ đã chuyển hóa thành tiền T’ thì bộ phận của tổng số tiền đại biểu cho giá trị tư bản vẫn tiếp tục chu chuyển trong tuần hoàn của tư bản công nghiệp, còn bộ phận kia – giá trị thặng dư thì đi vào lưu thông chung của hàng hóa và nó diễn ra ngoài lưu thông của tư bản cá biệt. Ví dụ Hàng hóa tư bản là H’ : 10.000 pao sợi trị giá 500 p.xt trong đó : Tư bản bất biến ứng trước: c = 372p.xt = 7440 pao sợi Tư bản khả biến ứng trước: v = 50p.xt = 1000 pao sợi Giá trị thặng dư : m = 78p.xt = 1560 pao sợi → Giá trị của tư bản sản xuất = c+v= 422p.xt = 8440 pao sợi. Giá trị tư bản sản xuất này sẽ tiếp tục lưu thông trong tư bản, còn giá trị thặng dư m – sản phẩm thặng dư của sản phẩm hàng hóa thì đi theo con đường riêng của nó trong lưu thông chung của tư bản. Nhìn vào công thức ta thấy, hành vi t – h là những mua bán hàng hóa bằng tiền mà nhà tư bản chi ra để mua hàng hóa theo nghĩa hẹp. Tiền lúc này tồn tại dưới hình thái tiền tích trữ để tiêu dùng hàng ngày. Nên tiền ngừng lưu thông và ở vào hình thái tiền tích trữ. Lưu thông h – t – h là lưu thông giản đơn của hàng hóa. Giai đoạn thứ nhất của lưu thông này là h - t nằm trong lưu thông của tư bản hàng hóa H’ – T’, do đó nằm trong tuần hoàn của tư bản. Giai đoạn bổ sung của nó là t – h thì lại nằm ngoài tuần hoàn ấy. Lưu thông của H và của h tức là của giá trị tư bản và giá trị thặng dư sẽ tách đôi sau khi H’ chuyển hóa thành T’. Do đó: Hành vi H – T và h – t do H’ – T’ tách ra đều nằm trong cùng 1 lượng hàng hóa có thể tách rời nhau. Nếu sự tách rời ấy diễn ra thì H’ – T’ có thể biểu hiện thành hai lưu thông riêng biệt: H – T – H và h – t – h , xét về hình thái chung, chúng đều thuộc về lưu thông thông thông thường của hàng hóa Chúng ta đã thấy h – t – h tức là lưu thông của thu nhập của nhà tư bản, chỉ gia nhập lưu thông của nhà tư bản chừng nào mà h còn là một phần giá trị của H’, tức là của tư bản dưới cái hình thái chức năng là tư bản hàng hóa. Khi h đã độc lập trong hành vi t – h thì h – t – h không còn gia nhập vào vận động của tư bản ứng ra nữa, mặc dù nó do vận động ấy đẻ ra. Lưu thông chung bao gồm các tuần hoàn xen kẽ chằng chịt với nhau của những bộ phận độc lập khác nhau của tư bản xã hội, tức là tổng thể của các tư bản cá biệt, cũng như bao gồm cả lưu thông trong những giá trị được ném ra thị trường không phải với tư cách là tư bản, nghĩa là của những giá trị đi vào lĩnh vực tiêu dùng. T – H trong tuần hoàn của tư bản sản xuất T – H chính là giai đoạn thứ hai trong lưu thông, T đã vào một vị trí khác trước nhưng chức năng của tư bản tiền tệ thì vẫn như cũ: chuyển hóa thành slđ và Tlsx. Như vậy trong chức năng của tư bản hàng hóa H’ – T’, giá trị tư bản cùng một lúc với h – t đã tiến hành xong giai đoạn H – T và sau đó đi vào giai đoạn bổ sung T – H(Slđ + Tlsx) , do đó tổng lưu thông của nó là H – T – H (Slđ + Tlsx) Trong công thức tuần hoàn của TBSX ta không hề thấy T xuất hiện, nhưng giai đoạn thứ hai trong lưu thông này lại xuất hiện T. T chính là một bộ phận của T’, tức T vừa là tư bản đã được thực hiện vừa là tư bản bắt đầu quá trình hoàn thành sự lớn lên của giá trị T’. Vậy T chính là biểu hiện bằng tiền của H’ , còn H’ là sản phẩm trực tiếp của Sx. Nên T – H thể hiện rằng nhà tư bản mua Tlsx, slđ bằng số tiền bán hàng hóa do bản thân công nhân sản xuất ra. Với tư cách là kết quả của hành vi H – T tiền bao giờ cũng là biểu hiện của lao động quá khứ. Hai hành vi H – T và T – H phân biệt với nhau về mặt thời gian. Trong lưu thông thì tiền được thay đổi vị trí hai lần: Bán – mua nên sự tồn tại của tư bản dưới hình thái tiền tệ chỉ là một yếu tố nhất thời T – slđ không phải là việc trao đổi hàng hóa đơn thuần mà là việc mua hàng hóa slđ để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn T – Tlsx thì chỉ là một công việc không thể thiếu được về mặt vật chất để có được mục đích đó. Sau khi T – H (Slđ + Tlsx) được hoàn thành thì T được chuyển hóa thành tư bản sản xuất, thành sản xuất, và tuần hoàn lại bắt đầu trở lại. Tích lũy và tái sản xuất trên quy mô mở rộng Định nghĩa Định nghĩa : Tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tích lũy tư bản: Trình độ bóc lột sức lao động. Trình độ năng suất lao động. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Quy mô của tư bản ứng trước. Ảnh hưởng của Tích lũy tư bản Ảnh hưởng tích cực: Tăng quy mô tích lũy tư bản => Tăng tích tụ tư bản, làm tăng thêm quy mô sản xuất, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các nhà TB => Có lợi cho người tiêu dùng, đẩy mạnh nền Kinh tế phát triển. Ảnh hưởng tiêu cực: Sự tiến bộ của KHKT => Tư bản đầu tư trang thiết bị hiện đại vào sản xuất => Tư bản sẽ thu hút một lượng lao động ít hơn => làm tăng tỷ lệ người thất nghiệp. Làm cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc. Tư bản tiền tệ ngân hàng T’ gồm có T+t, tức là gồm có giá trị tư bản và giá trị thặng dư. Trong tái SX đơn giản, t gia nhập lưu thông chung, tách khỏi tuần hoàn của tư bản. Trong tái sx mở rộng, t không gia nhập trong lưu thông chung, nhưng cũng không thể tham gia tích cực ngay vào sự vận động của tư bản. Vì các tỷ lệ mở rộng quá trình sx không thể quyết định một cách độc đoán, mà phải căn cứ vào nhiều điều kiện kỹ thuật, cho nên giá trị thặng dư được thực hiện, tuy được quyết định là để biến thành tư bản, nhưng thường thường là thông qua sự lặp lại của một số tuần hoàn, mới đạt tới khối lượng cần thiết (do đó phải tích lũy tới khối lượng cần thiết) để có thể làm chức năng tư bản phụ thêm hay gia nhập tuần hoàn của giá trị tư bản.. Trong trạng thái ấy, giá trị thặng dư là giá trị tư bản tiền tệ tiềm tàng. Tư bản tiền tệ tiềm tàng là tiền tích trữ. Ở đây Mac nói về tư bản tiền tệ tạm thời ở trong trạng thái đứng yên, vì chưa đến hạn thanh toán. Còn giá trị thặng dư dưới hình thái tiền tệ sở dĩ trở thành tiền tích trữ, vì nó chưa thể hoạt động như là tư bản, vì nó còn quá ít ỏi để làm việc đó. Tuy nhiên giá trị thặng dư đã được thực hiện vẫn là tư bản tiềm tàng vì nó được dùng để tư bản hóa, để biến thành giá trị tự lớn lên. Công thức của tái sản xuất mở rộng. Công thức của tái sx mở rộng đã được Mac miêu tả như sau: Sx…H’---T’---H’ (Slđ + Tlsx)…Sx’ H’ (Slđ+Tlsx) cũng như Sx’ đều nói lên rằng sx được lặp lại trên quy mô mở rộng. nhưng điểm xuất phát của tuần hoàn tư bản tiền tệ bao giờ cũng là T, tức là tư bản ứng trước, chứ không phải T’, tức là tư bản đã được thực hiện; đối với tuần hoàn của tư bản sx cũng vậy, điểm xuất phát của nó bao giờ cũng là Sx, chứ k phải là Sx’. Trong quá trình sản xuất, tư bản sản xuất tự lớn lên. Trong tuần hoàn trước, tư bản SX có tăng lên hay không, điều đó không có ý nghĩa gì đối với quá trình lớn lên của giá trị trong tuần hoàn này. Vì vậy, một khi hành vi Sx’ trở thành điểm xuất phát của tuần hoàn mới, thì nó chuyển hóa thành Sx, tức là nó không phải là tư bản sản xuất đã lớn lên, mà là tư bản sản xuất đang tự lớn lên. Nhưng, là điểm kết thúc của tuần hoàn tư bản sản xuất, Sx’ có nghĩa là: Giá trị thặng dư đang được tư bản hóa Sự tích lũy đã đạt tới quy mô làm cho tái sản xuất trở thành tái sản xuất mở rộng. Đó là sự khác nhau riêng giữa Sx’ và T’: Sx’ biểu hiện sự tích lũy, T’ chỉ nói lên rằng giá trị thặng dư đã được đem lại; T’ gồm có giá trị tư bản và giá trị thặng dư, Sx’ gồm có giá trị tư bản và giá trị thặng dư đã tư bản hóa. H’ và T’ đều biểu hiện tư bản đã được thực hiện (H’ biểu hiện dưới hình thái hàng hóa, còn T’ biểu hiện dưới hình thái tiền tệ), nhưng không phải do chức năng mà H’ và T’ đã thực hiện với tư cách là hàng hóa và tiền tệ, mà do H’ và T’ là những giai đoạn đặc biệt trong tuần hoàn tư bản. đối với Sx’ cũng vậy, Sx’ có nghĩa là tư bản sản xuất cộng với giá trị thặng dư đã tư bản hóa. H’ và T’ đều biểu hiện tư bản đã được thực hiện (H’ biểu hiện dưới hình thái hàng hóa, còn T’ biểu hiện dưới hình thái tiền tệ), nhưng không phải do chức năng mà H’ và T’ đã thực hiện với tư cách là hàng hóa và tiền tệ, mà do H’ và T’ là những giai đoạn đặc biệt trong tuần hoàn của tư bản. Đối với Sx’ cũng vậy, Sx’ có nghĩa là tư bản sản xuất cộng với giá trị thặng dư đã tư bản hóa, nhưng không phải do những chức năng của nó trong quá trình sản xuất, mà do nó khép kín vòn tuần hoàn của tư bản sản xuất, do nó mà kết quả của sự vận động của tư bản công nghiệp. Hơn nữa, thậm chí trong khuôn khổ của một tuần hoàn, quá trình sản xuất cũng có những ý nghĩa khác nhau tùy theo chỗ nó là điểm đầu hay điểm cuối của tuần hoàn. Như chúng ta đã biết, nếu đó là điểm đầu thì nó là quá trình tự lớn lên, biểu hiện ở số lượng các yếu tố sản xuất nhiều hơn. Kết luận: Nghiên cứu tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng cho phép ta rút ra những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản. Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thăng dư và tư bản tích lũy chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. trong quá trình tái sản xuất, lãi cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng to, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân. Quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt TBCN. Việc tích lũy tiền Giá trị thặng dư không thể biến thành tư bản ngay lập tức mà phải được tích lũy dưới hình thái tiền tệ. Mác gắn liền việc tích lũy tư bản với những điều kiện kỹ thuật- tự nhiên của sản xuất và tái sản xuất. Trong các ngành công nghiệp khác nhau có những quy mô tối thiểu khác nhau mà sự tích lũy giá trị thặng dư dưới hình thái tiền tệ phải đạt tới để bắt đầu hoạt động như là tư bản. Khi chưa đạt tới quy mô đó, thì giá trị thặng dư là tiền tích trữ. Tiền tệ dưới hình thái tiền tích trữ đã từng tồn tại cả trong những thời đại trước chủ nghĩa tư bản nhưng lúc ấy nó không phải là tư bản tiền tệ tiềm năng. Bản chất của tư bản tiền tệ tiềm năng không phải là ở chỗ tiền tệ là tiền tích trữ mà do: Tiền tích trữ đó gồm giá trị thặng dư đã được thực hiện. Sự tích lũy giá trị thặng dư dưới hình thái tiền tệ là điều kiện cần thiết để tích lũy tư bản Giá trị thặng dư dưới hình thái tiền tích trữ là tư bản tiền tệ tiềm năng vì trong tương lai khi liên kết với những số lượng giá trị thặng dư tương lai, nó bắt đầu tự lớn lên cùng với những số lượng giá trị thặng dư ấy. Trong các ngành sản xuất khác nhau quá trình đó diễn ra khi nhanh hơn khi chậm hơn tùy theo điều kiện kỹ thuật- tự nhiên của các ngành. Chức năng quỹ dự trữ Chức năng phụ của T dưới dạng tiền tích trữ đồng nghĩa với việc tạo ra khả năng sử dụng tiền lặp lại quá trình sản xuất trong những trường hợp H’ không thể bán được hay chỉ bán được 1 phần. Chức năng này xuất phát từ chính chức năng cụ thể của T’ là tư bản tiền tệ tiềm tang. Tuy nhiên, xét tổng thể thì chức năng quỹ dự trữ chỉ là một chức năng phụ. Tư bản tiền tệ đang hoạt động cũng thường ở trong trạng thái dự trữ. Đó là do bản thân của hình thái tiền tệ quyết định. Vì, chức năng tiền tệ vừa được coi là công cụ lưu thông nhưng cũng vừa là phương tiện thanh toán. Điều này đồng nghĩa với việc tiền tệ khi thì tồn tại dưới trạng thái vận động, khi thì ở trong trạng thái đứng yên… Đối với bản thân tiền tệ tiềm tang thì kết quả của việc tích lũy giá trị thặng dư – trở thành quỹ dự trữ là hoàn toàn phụ. Vì đó là việc dự phòng cho các trường hợp bất khả kháng – những trường hợp mà hàng hóa sản xuất ra không thể tiêu thụ được, như thế, không thu hồi được 1 khoản tiền mới để tiếp tục vòng chu chuyển của hàng hóa và tiền… Hình thái tiền tích trữ chỉ đơn thuần là hình thái tiền không nằm trong lưu thông, là hình thái của số tiền mà lưu thông của chúng bị gián đoạn và vì như vậy mà được giữ lại dưới hình thái tiền. Nó chỉ là 1 quá trình tạm thời đi kèm những sự tích lũy tư bản. (Tồn tại ở trạng thái tiềm tang). Mác xem đây là giai đoạn diễn ra bên ngoài sự tuần hoàn của tư bản, là một giai đoạn chuẩn bị đã được xác định về mặt chức năng để chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản hoạt động một cách hiện thực. Tuy nhiên, chừng nào tiền còn nằm dưới trạng thái tiền tích trữ thì chúng chưa làm được chức năng tư bản tiền tệ, chúng được xem như tư bản nhàn rỗi. Quỹ tích trữ này có chức năng đảm nhiệm công việc đặc thù, có tính chất phụ, tức là có thể gia nhập quá trình tuàn hoàn của tư bản, mà không cần phải mang hình thái Sx…Sx’, do đó, không có sự mở rộng quy mô tái sản xuất tư bản chủ nghĩa… Quỹ tiền tích lũy được dùng làm quỹ dự trữ để khắc phục những rối loạn của quá trình tuần hoàn nhưu giá cả tư liệu lên quá cao, hàng hóa không bán được để thu hồi tư bản mới về…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần hoàn của tư bản sản xuất.doc
Tài liệu liên quan