Tiểu luận Tuyên bố chết, mất tích và hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân mất tích và tuyên bố cá nhân chết

Việc xác định ngày chết của một người có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhiều người. Ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết là cơ sở để xác định ngày mở thừa kế đối với di sản của người đó và là ngày để xác định các quan hệ khác mà người đó tham gia được coi là chấm dứt. Tuy nhiên bộ luật dân sự mới quy định một cách chung chung nhất về việc xác định ngày chết như sau: “Tùy từng trường hợp, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này”. Trong quá trình soạn thảo Bộ luật dân sự, đây là một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau.

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tuyên bố chết, mất tích và hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân mất tích và tuyên bố cá nhân chết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
).Pháp luật không quy định rõ phạm vi không gian cũng như chủ thể nhận biết tin tức này nhưng căn cứ vào điều 74 bộ luật Dân sự có thể xác định phạm vi không gian là nơi cư trú cuối cùng của người đó (nơi cư trú của cá nhân được xác định tại mục 3 chương 3 phần thứ nhất của Bộ luật Dân sự 2005). Thứ hai: Phải thông qua thủ tục tìm kiếm. Đây là một thủ tục rất cần thiết và không thể thiếu để các Tòa án có thể tuyên bố một người mất tích. Qua thủ tục này, tính chính xác trong quyết định của Tòa án được nâng cao. Tòa án có thể tự thông báo hoặc yêu cầu những người có quyền, lợi ích liên quan thông báo. Hình thức, biện pháp thông báo được quy định trong Luật tố tụng Dân sự, như phạm vi thông báo, điều kiện thông báo... Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thành phố Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật nêu rõ: “Khi nhận được đơn khởi kiện của đương sự, Tòa án yêu cầu đương sự đến cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của tỉnh, trung ương nhắn tin tìm người vắng mặt và lấy giấy xác nhận của cơ quan đó về việc đã nhắn tin tìm người vắng mặt nộp cho Tòa án để Tòa án thụ lí vụ án. Các chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm như đăng thông báo tìm kiếm trên báo hàng ngày của trung ương trong 3 số liên tiếp và phát sóng trên đài phát thanh hoặc đài truyền hình trung ương 3 lần trong 3 ngày liên tiếp. Như vậy, để thuận lợi cho cho việc xin tuyên bố công dân mất tích cách tốt nhất là phải trình báo ngay với công an địa phương đồng thời đăng kí tìm kiếm trên. Thứ ba: Phải có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Người có quyền, lợi ích liên quan là những người có mối liên hệ nào đó (hôn nhân gia đình, quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự,..)với người vắng mặt mà sự vắng mặt của người đó ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Mục đích của việc tuyên bố chết đối với một cá nhân là tạo ra cơ sở pháp lí để những người nói trên có thể thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích của mình. Mặt khác, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì Toà án chỉ thụ lí vụ việc khi có đơn khởi kiện của đương sự. Vì vây, Toà án chỉ có thể ra quyết định tuyên bố môt cá nhân chết khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Bởi vậy, khi xem xét yêu cầu của đương sự, Tòa án phải kiểm tra các điều kiện cần thiết và nếu thấy đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định, Tòa án ra quyết định người biệt tích đó là mất tích. 1.2 Hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân mất tích. Việc tuyên bố một người là mất tích kéo theo những hậu quả pháp lí nhất định: Thứ nhất: Tạm thời đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là mất tích, tuy nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ. Thứ hai: Tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quản lí theo quy định của Tòa án được quy định tại các điều 75, 76, 77, 79 Bộ luật Dân sự 2005 về quản lí tài sản của người vắng mặt, của người bị tuyên bố là mất tích. Cụ thể: Tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú do người được người vắng mặt ủy quyền quản lí. Trong trường hợp người đó không ủy quyền cho ai quản lí tài sản, nếu là tài sản thuộc sở hữu chung thì sẽ do chủ sở hữu chung còn lại quản lí; nếu tài sản đang do vợ/ chồng của người đó quản lí thì vợ/ chồng tiếp tục quản lí, nếu vợ/ chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con đã thành niên hoặc cha mẹ của người vắng mặt quản lí. Trong trường hợp không có những người quản lí nói trên thì Tòa án chỉ định một trong những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lí tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định cho người khác quản lí tài sản. Thứ ba: Trong trường hợp vợ/ chồng của người bị tuyên bố là mất tích xin li hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Sau khi li hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lí; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lí tài sản. 1.3 Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích và hậu quả pháp lí của việc hủy bỏ đó. Việc tuyên bố một người mât tích chỉ tạm dừng năng lực chủ thể của người đó. Việc tạm dừng này có thể thay đổi theo hai hướng: phục hồi năng lực chủ thể hoặc chấm dứt tư cách chủ thể. Việc chấm dứt tư cách chủ thể được diễn ra khi có tin tức rằng họ đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết. Phục hồi tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là mất tích xảy ra trong hai trường hợp: Người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức chứng tỏ người đó còn sống. Khi có một trong hai trường hợp đó thì theo yêu cầu của người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó mất tích. Việc Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích khi người đó trở về hoặc khi có tin tức xác thực là người đó còn sống là vấn đề rất quan trọng vì sẽ kéo theo các hậu quả liên quan đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người đó. Bên cạnh quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người bị tuyên bố mất tích, pháp luật cũng đảm bảo sự ổn định của các quan hệ dân sự có liên quan đến người bị tuyên bố mất tích phát sinh trong khoảng thời gian người đó bị tuyên bố mất tích. Hậu quả pháp lí của việc tuyên bố này được quy định như sau: Thứ nhất: Tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích trở về được phục hồi. Thứ hai: Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lí tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lí. Thứ ba: Trong trường hợp vơ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được li hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho li hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. 2.Tuyên bố cá nhân chết và hậu quả của việc tuyên bố cá nhân chết Điều 81 Bộ luật dân sự 2005 quy định: 1.Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau: a, Sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn có tin tức xác thực là còn sống. b, Biệt tích trong chiễn tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. c, Bị tai nạn hoặc thảm hoạ thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có thông tin xác thực là người đó còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác d, Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này. 2. Tuỳ từng trường hợp, Toà án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này. 2.1 Điều kiện để tuyên bố cá nhân chết. Đây là một chế định đặc biệt của luật dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân cũng như chủ thể khác có liên quan. Cái chết của cá nhân là sự kiện pháp lí làm chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân. Nhưng cái chết đó phải được xác định một cách đích xác và theo quy định của pháp luật phải được khai tử (Điều 30 BLDS ). Trong thực tế có những trường hợp, vì các lí do khác nhau đã không thể xác định được cá nhân đó còn sống hay đã chết. Để tăng cường tính chính xác và nhằm giảm thiểu những sai sót trong các trường hợp người biệt tích vẫn còn sống nhưng đã bị toà án tuyên bố là đã chết, trước khi ra quyết định tuyên bố chết đối với một cá nhân Toà án cần xem xét đầy đủ các điều kiện sau: Thứ nhất, đã qua thời hạn quy định mà cá nhân đó vẫn không có tin tức là còn sống. Theo điều kiện trên Toà án chỉ tuyên bố một cá nhân đã chết nếu qua thời hạn luật định mà họ vẫn không có tin tức là còn sống. Thời hạn đó là khoảng thời gian bao nhiêu sẽ được xác định theo từng trường hợp cụ thể. Theo quy định tại khoản 1 điều 81 BLDS thì thời hạn để tuyên bố chết đối với một cá nhân như sau: Nếu tuyên bố chết đối với một cá nhân đã qua thủ tục tuyên bố mất tích thì phải qua thời hạn là ba năm kể từ ngày tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật. Nếu tuyên bố chết đối với người chưa qua thủ tục tuyên bố mất tích thì phải qua thời hạn là năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc ( nếu người đó mất tích trong chiến tranh) hoặc là một năm kể từ ngày tai nạn, thiên tai, thảm hoạ kết thúc (nếu người đó mất tích trong đợt thiên tai, thảm hoạ đó). Nếu là tuyên bố chết đối với người biệt tích lâu ngày mà chưa qua thủ tục tuyên bố mất tích thì phải qua thời hạn là năm năm kể từ ngày, tháng, năm biết được tin tức cuối cùng về sự sống còn của họ. Trong trường hợp này, thời điểm bắt đầu để tính thời hạn năm năm là ngày có tin tức cuối cùng về người đó. Nếu không xác định được ngày thì tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng, nếu không xác định được ngày, tháng thì tình từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo có tin tức cuối cùng. Trong bộ luật dân sự không quy định phạm vi không gian về ngày biết tin tức cuối cùng, nên hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nhiều người căn cứ vào hướng dẫn của Nghị quyết 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Toà án nhân dân tối cao để xác định không gian của nơi có tin tức cuối cùng là nơi cư trú của người đó. Có quan điểm cho rắng, nơi cư trú của cá nhân đã được BLDS quy định với tinh thần hoàn toàn mới nên việc xác định phạm vi không gian về nơi có tin tức cuối cùng theo hướng dẫn của nghị quyết nói trên không còn phù hợp nữa. Mặt khác khi xác định sự sống còn của một người còn phải chú trọng tính thực tế của nó. Chẳng hạn người không có tin tức còn sống tại nơi cư trú cuối cùng của họ đã quá năm năm nhưng nếu có căn cứ chính xác về việc người đó có lần xuất hiện( có mặt) tại địa phương khác thì vẫn phải coi ngày họ có mặt tại địa phương đó( không phải là nơi cư trú cuối cùng) là thời điểm bắt đầu tính thời hạn. Thứ 2, phải thông qua thủ tục tìm kiếm. Việc thông báo tìm kiếm với mục đích xác định lại lần cuối cùng về tin tức sống còn của một người trước khi Toà án quyết định về thân phận pháp lí của họ. Vì vậy, nếu thủ tục này là không thể thiếu khi tuyên bố cá nhân mất tích thì cũng không thể thiếu khi tuyên bố cá nhân chết. Mặc dù BLDS không quy định điều này nhưng nhiều ý kiến cho rằng không thể thiếu được điều này khi muốn tuyên bố là môt người đã chết. Bởi lẽ, qua thủ tục này có thể nâng cao tính xác thực trong quyết định của Toà án. Mặt khác, về nguyên tắc, Toà án chỉ được phép tuyên bố một người là đã chết khi họ “vẫn không có tin tức là còn sống”. Qua việc phân tích ở trên cho chúng ta thấy rằng, việc thông báo tìm kiếm là thủ tục rất cần thiết để tuyên bố chết đối với một cá nhân khi chưa qua thủ tục tuyên bố mất tích. Vậy đối với người đã bị tuyên bố mất tích, nay muốn tuyên bố họ là đã chết vì đã “sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiêu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức là còn sống” thì có cần thủ tục thông báo tìm kiếm không? Đối với trường hợp này, có trường hợp cho rằng đã được thực hiện trong thủ tục tố tụng khi tuyên bố người đó mất tích nên khi tuyên bố là họ đã chết thì không cần thực hiện lại nữa. Tuy nhiên em cho rằng mục đích chủ yếu và thiết thực của việc thông báo tìm kiếm là để xác định lần cuối cùng về tin tức sống còn của một người nên trước khi tuyên bố một người là đã chết cần phải thông báo lại việc tìm kiếm( mặc dù họ là người đã được tuyên bố là đã chết. Thứ ba, cần phải có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Người có quyền, lợi ích liên quan là những người có mối liên hệ nào đó (hôn nhân gia đình, quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự,..)với người vắng mặt mà sự vắng mặt của người đó ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Mục đích của việc tuyên bố chết đối với một cá nhân là tạo ra cơ sở pháp lí để những người nói trên có thể thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích của mình. Chẳng hạn một chủ nợ yêu cầu Toà án tuyên bố một người (vốn là một con nợ của mình) là đã chết khi họ đã biệt tích lâu ngày nhằm thu hồi khoản nợ từ tài sản mà người đó để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế Mặt khác, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì Toà án chỉ thụ lí vụ việc khi có đơn khởi kiện của đương sự. Vì vây, Toà án chỉ có thể ra quyết định tuyên bố môt cá nhân chết khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. 2.2 Xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Việc xác định ngày chết của một người có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhiều người. Ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết là cơ sở để xác định ngày mở thừa kế đối với di sản của người đó và là ngày để xác định các quan hệ khác mà người đó tham gia được coi là chấm dứt. Tuy nhiên bộ luật dân sự mới quy định một cách chung chung nhất về việc xác định ngày chết như sau: “Tùy từng trường hợp, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này”. Trong quá trình soạn thảo Bộ luật dân sự, đây là một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng cần sửa đổi quy định trên về việc xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết theo hướng không căn cứ vào ngày quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật mà tùy trường hợp cụ thể, Tòa án sẽ xác định ngày chết của người đó và nêu rõ trong quyết định tuyên bố chết. Việc sửa đổi này là cần thiết, vì nếu giữ nguyên như quy định của bộ luật Dân sự năm 1995 sẽ không bảo vệ được các quyền, lợi ích chính đáng của người khác là người có các quyền, lợi ích liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố chết. Trên thực tế, cách giải quyết của các Tòa án cũng có nhiều điểm khác biệt. Có trường hợp Tòa án tuyên bố ngày chết là căn cứ vào ngày người đó vắng mặt tại nơi cơ trú, nhưng cũng có trường hợp lại xác định là ngày Tòa án mở phiên tòa, nhưng có trường hợp xác định vào ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực. Qua nội dung các bản án cho thấy mặc dù tình tiết của Tòa án tương đối giống nhau, nhưng cách xác định ngày chết của mỗi Tòa án lại khác nhau, không thống nhất, trong khi đó đây lại là một vấn đề rất quan trọng, có liên quan đến việc xác định thời điểm mở thừa kế, diện người thừa kế, thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Bên cạnh ý kiến nêu trên có ý kiến cho rằng nên xác định ngày chết của người bị tuyên bố chết là ngày người đó biệt tích khỏi nơi cư trú, vì các lí do sau: - Quyết định này đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân có liên quan, đặc biệt là các đối tượng thuộc diện được hưởng di sản thừa kế thế vị. Thực tế cho thấy người bị Tòa án tuyên bố chết bị biệt tích ở nơi cư trú trong khoảng thời gian rất dài, tính đến ngày người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu Tòa án xác định người đó đã chết. Do đó nếu xác định ngày chết là ngày người đó biệt tích tại nơi cư trú sẽ tránh được các vấn đề phức tạp phát sinh từ khối tài sản của người thừa kế. Do khoảng thời gian kể từ khi người đó biệt tích cho đến khi bị Tòa án tuyên bố chết là khá dài (khoảng 5 năm),nếu xác định ngày chết là ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực như quy định của bộ luật dân sự 1995 thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những người có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản của người bị tuyên bố chết (ví dụ: người đang có quan hệ hợp đồng mua bán tài sản với người đó, người đã đồng sở hữu với tài sản thuộc sở hữu chung với người bị tuyên bố chết) và các quan hệ dân sự đó sẽ bị ngưng trệ cho đến khi Tòa án có quyết định tuyên bố người đó chết. Tuy nhiên ý kiến này không được chấp nhận và khoản 2 điều 81 Luật dân sự 2005 sửa lại theo hướng tùy từng trường hợp, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 81 luật này 2.3 Hậu quả pháp lí đối với người bị tuyên bố là đã chết. Việc tuyên bố một người là đã chết gây ra các hậu quả pháp lí như sau: Tư cách chủ thể của người bị ra quyết định tuyên bố là đã chết chấm dứt hoàn toàn. Về quan hệ nhân thân: quan hệ về hôn nhân gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. Về quan hệ tài sản: được giải quyết như đối với người đã chết, tài sản của người bị tuyên bố là đã chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. 2.4. Quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết và hậu quả của sự hủy bỏ đó. Khi Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết với cá nhân thì cái chết đó chỉ là cái chết mang tính “suy đoán pháp lí”. Do đó, sự suy đoán này có thể chính xác hoặc không chính xác. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Hậu quả pháp lí của quyết định hủy bỏ này là: *Thứ nhất, tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là đã chết được trở lại tình trạng ban đầu như khi họ còn sống. *Thứ hai, quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết nhưng cần lưu ý các trường hợp sau: Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết được tòa án cho li hôn theo quy định tại khoản 2 điều 78 BLDS 2005 thì quyết định cho li hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Nếu người bị tuyên bố là đã chết trở về mà muốn xác lập lại quân hệ vợ chồng đối với vợ hoặc chồng đã được Tòa án cho li hôn sẽ phải làm thủ tục đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật. Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn với người đó vẫn có hiệu lực pháp luật. * Thứ ba, về quan hệ tài sản: người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản. Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả lại toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. 3. Một số vấn đề vướng mắc khi tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá nhân chết và hướng giải quyết. Thứ nhất, một số vướng mắc trong việc giải quyết li hôn đối với người mất tích. Theo quy định của pháp luật hầu hết về việc tuyên bố một người mất tích và quyền yêu cầu li hôn với người mất tích thì: “Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích” và “trong trường hợp người vợ/chồng của người bị tuyên bố mất tích xin li hôn thì Tòa án giải quyết cho li hôn”. Một tình trạng khó phổ biến hiện nay là trong quan hệ hôn nhân, khi xảy ra tình trạng cơm không lành canh không ngọt, một bên vợ chồng thường bỏ đi mất tích. Để chấm dứt quan hệ hôn nhân đó, người có quyền yêu cầu ly hôn với người mất tích phải khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Trước đây, theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự để ly hôn với người mất tích trước hết phải thực hiện thủ tục tuyên bố người đó mất tích sau đó mới giải quyết việc ly hôn trong cùng một vụ án. Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thành phố Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật nêu rõ: “Khi nhận được đơn khởi kiện của đương sự, Tòa án yêu cầu đương sự đến cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của tỉnh, trung ương nhắn tin tìm người vắng mặt và lấy giấy xác nhận của cơ quan đó về việc đã nhắn tin tìm người vắng mặt nộp cho Tòa án để Tòa án thụ lí vụ án. Tòa án cũng có quyền yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng cho việc thông báo tìm người vắng mặt trên báo chí, đài phát thanh, đài vô tuyến truyền hình của tỉnh và trung ương để Tòa án thụ lí vụ án và thông báo tìm kiếm người vắng mặt. Người khởi kiện phải chịu phí tổn về việc thông báo tìm kiếm người vắng mặt. Như vậy, Nghị quyết 03 không quy định cụ thể cần phải đăng kí hoặc phát sóng thông báo tìm kiếm vắng mặt trên đài báo là bao nhiêu lần. Do vậy, thực tiễn giải quyết vụ việc này trong thời gian qua thường là Tòa án chỉ gửi thông báo tìm kiếm người vắng mặt cho cơ quan báo chí đăng báo hoặc đài phát sóng một lần. Chi phí cho việc này hết khoảng vài ba trăm ngàn đồng. Hiện nay, theo quy định của bộ luật tố tụng Dân sự, có hiệu lực kể từ ngày sự 01/01/2005 thì yêu cầu tuyên bố mất tích là việc dân sự còn ly hôn là vụ án dân sự (trừ tường hợp thuận tình ly hôn được coi là việc dân sự). Nếu đương sự vừa có yêu cầu tuyên bố một người mất tích vừa có yêu cầu xin li hôn thì phải yêu cầu để Tòa án giải quyết việc tuyên bố trước, sau đó mới giải quyết việc li hôn. Theo quy định của Pháp luật hiện hành thì “thông báo tìm người vắng mặt tại nơi cư trú phải được đăng trên báo hàng ngày của Trung ương trong 3 số liên tiếp” và “chi phí cho việc đăng, phát thông báo tìm kiếm người vắng mặt tai nơi cư trú do người yêu cầu chịu”. Việc quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là cần thiết để tòa án có cơ sở giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc giải quyết vụ án ly hôn đối với họ. Tuy nhiên vướng mắc phát sinh từ quy định này là ở chỗ chi phí để thực hiện cho việc thông báo, nhắn tin đó không phải là nhỏ đặc biệt là với những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (để thực hiện việc thông báo tìm kiếm nêu trên phải hết hơn 1 triệu đồng). Trong những năm qua nhà nươc có nhiều chế độ, chính sách để hỗ trợ nhữngdđói tượng gặp khó khăn như trợ giúp pháp lí miễn phí, miễn giảm tiền án phí dân sự. Những quy định trên đã góp phần tạo nên sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên đối với các chi phí khác như giám định, nhắn tin cho đến nay, chưa có quy định nào về việc miễn giảm các khoản này. Chính bởi vậy không ít trường hợp do không đủ điều kiện để thực hiện việc thông báo theo quy định của pháp luật hiện hành, đơn sự đã phải rút đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích và do đó Tòa án cũng không thể giải quyết được yêu cầu xin li hôn của người đó. Trong quan hệ hôn nhân, mỗi người đều mong muốn xây dựng được một quan hệ hạnh phúc, bền vững, dài lâu. Nhưng vì nhiều lí do khác nhau, khi mục đích này không đạt được thì li hôn là một trong những cách thức hợp pháp để giải quyết sự rằng buộc về quan hệ hôn nhân đó. Thiết nghĩ trong thời gian tới, cần có những quy định về việc miễn, giảm chi phí cho việc nhắn tin cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn để cho họ có hướng đi mới trong trường hợp họ có yêu cầu xin li hôn với người mất tích. Thứ hai, vẫn còn sự thiếu chính xác khi tuyên bố một người chết Mặc dù, pháp luật Việt Nam tuyên bố khá cụ thể về việc tuyên bố một người là đã chết. Tuy nhiên pháp luật vẫn còn có những lỗ hổng cần khắc phục, cần bổ sung thêm một số điều cần lưu ý khi tuyên bố một người là đã chết. Cụ thể là: khi Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì chỉ tuyên bố dưới dạng pháp lí nhưng chưa dự liệu hay đề cập đến cái chết sinh học của người đó. Thực tế cho thấy, khi tuyên bố một người là đã chết cũng chỉ là sự suy đoán của Tòa án về sự sống còn của họ. Điều đó đòi hỏi pháp luật cần phải có trình tự thủ tục, điều kiện để tuyên bố một người là đã chết cần phải rõ ràng, cụ thể cho từng trường hợp để hạn chế những hậu quả nhất định Thiết nghĩ, Tòa án cần xem xét kĩ lưỡng những tình tiết, điều kiện để giảm thiểu sai sót, tăng cường tính chính xác của các suy đoán. Ngoài ra việc xác định không gian nơi có tin tức cuối cùng của người đó cũng phải điều chỉnh, bởi vì khi xác định sự sống của một người cần phải chú trọng đến tính thực tế của nó. Chẳng hạn khi không có tin tức là họ còn sống tại nơi cư trú cuối cùng của họ đã quá năm năm thì sẽ bị Tòa án tuyen bố là đã chết, nhưng nếu có căn cứ chính xác về việc người đó đã từng xuất hiện (có mặt) tại địa phương khác thì vẫn phải coi ngày mà họ có mặt tại địa phương đó (không phải nơi cư trú cuối cùng) là thời điểm tính thời hạn. Thứ ba, có nên tuyên bố mất tích và tuyên bố chết đối với người đang bị truy nã. Xung quanh vấn đề này còn có rất nhiều tranh cãi, những ý kiến trái chiều: Ta có thể hiểu rõ vấn đề này thông qua ví dụ sau: “Mới đây, bà M đã gửi đơn ra Tòa án nhân dân quận X (TP.HCM) yêu cầu tuyên bố người chồng của bà mất tích. Theo bà, trước đây chồng bà cùng một số người khác thực hiện nhiều vụ cướp giật tài sản, bị công an truy bắt. Sợ phải vào tù chồng bà đã gom sạch số tài sản quý bỏ đi biệt tích. Gần 5 năm nay, chồng bà không hề liên lạc với gia đình. Hiện nay chồng bà vẫn bị truy nã. Nhận được đơn của bà M, Tòa án nhân dân quận X sau khi nghiên cứu đã trả đơn, từ chối thụ lí. Theo tòa, chồng bà M thuộc trường hợp trốn lệnh truy nã xủa công an chứ không phải mất tích thông thường nên không thể giải quyết yêu cầu của bà M được. Trong khi người chồng cứ biệt tích không tung tích, bà muốn làm lại cuộc đời, xây dựng hạnh phúc mới cho mình mà không biết phải làm sao.” Trong thực tế, những trường hợp như trên xảy ra không phải là hiếm. Hiện nay, pháp luật Dân sự chưa có quy định điều chỉnh vấn đề này đang có hai luồng quan đi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuyên bố chết, mất tích và hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân mất tích và tuyên bố cá nhân chết.doc
Tài liệu liên quan