Hiện tại, Windows 2000, XP, Linux và Vista đều tận dụng được tốt vi xử lý 4 lõi vì bốn hệ điều hành nói trên có thể điều phối các ứng dụng hoặc từng phần của ứng dụng cho chạy trên những lõi khác nhau. Các bộ vi xử lý lõi kép dường như có tốc độ xung đồng hồ nhanh hơn. Đặc biệt với những ứng dụng cao cấp dùng trong lĩnh vực xử lý hình ảnh, quản trị doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học và game có thể khai thác tốt số nhân trong chip 4 lõi.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tỷ suất lợi nhuận của ngành sản xuất chip điện tử trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Đắc Hiệp
Trần Thị Phương Nam
Nguyễn Tự Hà
Ngô Thị Ngọc Thư
Nguyễn Văn Khánh
NHD-k11
Tỷ suất lợi nhuận của ngành sản xuất chip điện tử trên thế giới
Lời mở đầu
Chíp điện tử (Còn gọi là IC hay vi mạch tích hợp) từ khi ra đời (năm 1958) đã có tốc độ phát triển cực nhanh do tính ứng dụng rộng rãi của nó. Từ những hệ thống tên lửa tối tân dùng trong an ninh quốc phòng, các máy móc dùng trong sản xuất công nghiệp hay y khoa, cho đến những thiết bị đơn giản sử dụng trong gia đình như xe hơi, ti vi, máy giặc, điện thoại… tất cả đều sử dụng những con chip điện tử như là bộ não và hệ thần kinh để nâng cao hiệu suất hoạt động và tạo ra những tính năng ngày càng ưu việt, thông minh hơn.Mức độ cạnh tranh trong ngành quyết định xem liệu ngành đó có tiềm năng để kiếm siêu lợi nhuận hay không từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngành. Cuộc chạy đua trong ngành sản xuất chip điện tử vô cùng khốc liệt, vượt qua khỏi thương hiệu mà còn thể hiện mức độ ảnh hưởng của mỗi quốc gia trên thế giới.
Bài viết đưa ra cái nhìn về sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành sản xuất chip điện tử trên thế giới và chứng minh tỷ suất lợi nhuận trong ngành đã giảm trong những năm gần đây bằng phương pháp phân tích ngành kinh doanh. Có 5 nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của một ngành. Đó là 5 lực lượng cạnh tranh:
Cạnh tranh giữa các hãng hiện tại
Mối đe dọa từ những người mới gia nhập
Sự đe dọa về sản phẩm thay thế
Sức mạnh đàm phán với người mua
Sức mạnh đàm phán với người bán
Lực lượng cạnh tranh số 1 : Cạnh tranh giữa các hãng hiện tại
Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh :
Ngành công nghiệp chip điện tử giai đoạn tiền khủng hoảng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Năm 2006, doanh thu kinh doanh chip toàn cầu đạt 247,7 tỷ USD, tăng 8,9 % so với năm 2005. Doanh thu năm 2007 là 272,57 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2006. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế xảy ra đã làm suy giảm nặng nề tốc độ tăng trưởng của ngành. Năm 2008, doanh thu chỉ đạt 258,3 tỷ USD, giảm 5,2% so với năm 2007. Năm 2009 lại tiếp tục giảm 12,4 % so với năm 2008, xuống còn 226,3 tỷ USD. Sang đến năm 2010, ngành đã phục hồi một cách ấn tượng với doanh thu 300,5 tỷ USD, tăng 32,8 %. Tuy nhiên, các chuyên gia đã dự báo là doanh thu chip sẽ “hạ nhiệt” trong năm 2011 với mức độ tăng trưởng chỉ là 6%. Với mức độ tăng trưởng không phải là nhanh, lại phải chịu một sự suy giảm nặng nề trong giai đoạn khủng hoảng, cách duy nhất để các công ty sản xuất chip tăng trưởng được là phải giành thị phần của các đối thủ khác gây ra một cuộc chiến về giá.
Mức độ tập trung và sự cân bằng giữa các đối thủ cạnh tranh : Hiện nay, ngành sản xuất chip đã mang tính toàn cầu hơn bất kỳ thời điểm nào trước kia. Rất nhiều các công ty đã và đang cạnh tranh nhau rất gay gắt và không có một công ty nào có thể “áp đảo hoàn toàn” các công ty khác để chiếm lĩnh thị trường chip điện tử. Nếu như trước đây, Intel và AMD là 2 công ty độc chiếm trong ngành thì bây giờ, Intel phải rất vất vả để giữ vững vị trí số 1 nhưng cũng chỉ chiếm 13,1% thị phần (số liệu năm 2008) trong khi AMD thậm chí còn bị “đá văng” ra khỏi top 10, nhường chỗ cho các công ty khác như STMicroelectronics, Qualcomm, NEC, Broadcom, Panasonic, Sharp, Rohm, Marvell Technology, MediaTek … Đặc biệt là sự nổi lên của các công ty thuộc khu vực châu Á như Semiconductor Manufacturing International của Trung Quốc hay Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. của Đài Loan càng làm tăng mức độ cạnh tranh trong ngành này.
Mức độ khác biệt và chi phí chuyển đổi : Để tránh các cuộc đối đầu trực tiếp, các hãng sản xuất chip phải liên tục đổi mới công nghệ để cho ra các sản phẩm hiện đại hơn. Ngày nay, công nghệ sản xuất chip đã trở nên vô cùng hiện đại. Kích thước của một chiếc chip điện tử không ngừng được thu nhỏ lại, đồng thời sức mạnh xử lý cũng được nâng cao. Công nghệ mới nhất hiện nay đã cho phép tạo ra các con chip có kích cỡ 32 nanometer. Các hãng luôn tìm cách giữ kín những công nghệ mới nhất của mình để tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Còn khi không cải thiện được công nghệ thì họ tìm cách làm giảm giá bán của sản phẩm, khiến cho cuộc chiến về giá trở nên căng thẳng.
Tính kinh tế/khả năng học hỏi nhờ quy mô và tỷ lệ chi phí cố định trên chi phí biến đổi : Đặc thù của ngành công nghiệp chip điện tử là phải đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn với nhiều máy móc hiện đại, công nghệ cao. Điều này dẫn tới chi phí cố định chiếm tỷ lệ rất cao trong chi phí của công ty – 70%. Chính vì vậy, các công ty sẽ có động cơ để giảm giá nhằm tận dụng tối đa công suất lắp đặt của mình.
Năng lực dư thừa và các rào cản của việc ra khỏi ngành : Trong giai đoạn khủng hoảng, gần như mọi ngành công nghiệp đều phải cắt giảm sản xuất để tránh thua lỗ quá lớn. Nhưng do đặc thù của ngành công nghiệp chip điện tử là chi phí cố định chiếm phần lớn chi phí của công ty nên các công ty không có lý do gì để cắt giảm sản xuất. Trong những năm gần đây, hãng Intel, Samsung và nhiều công ty khác trên thế giới đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào lĩnh vực sản xuất chip. Riêng trong năm 2007, tổng mức đầu tư vào lĩnh vực này đã là 33 tỷ USD. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc, nhu cầu đối với các sản phẩm con chip cũng rơi tự do theo. Nhiều công ty trước đây chi hàng tỷ USD để xây dựng các nhà máy mới đang vận hành các nhà máy này ở mức độ một nửa công suất, hoặc thậm chí là thấp hơn. Do đó, họ đang đối mặt với những khoản thua lỗ không hề nhỏ. Giá trị hàng tồn kho của các hãng sản xuất chip trên thế giới đã “phình to” lên mức 10,2 tỷ USD vào cuối tháng 12 năm 2009. Thêm vào đó, việc rời bỏ ngành là rất khó bởi phần lớn tài sản của các hãng sản xuất chip đều là các tài sản cố định.
Kết luận : Qua các dẫn chứng ở trên, chúng ta có thể thấy được một cuộc cạnh tranh khốc liệt giành thị phần của các hãng sản xuất chip điện tử. Đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng, những áp lực đòi hỏi phải thay đổi công nghệ, giảm giá bán trong bối cảnh ngày càng “khan hiếm” khách hàng đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận của ngành .
Lực lượng cạnh tranh số 2: Mối đe dọa từ những người mới gia nhập ngành
Ngành sản xuất chip điện tử đòi hỏi số vốn vô cùng lớn nhưng hòan tòan gặp thuận lợi nếu được hậu thuẫn bởi chính phủ các quốc gia.
Hiện nay ngành sản xuất chip đã mang tính toàn cầu hơn bất kỳ thời điểm nào trước kia, với nhiều trong số những nhà máy lớn nhất của ngành đặt tại châu Á. Chính phủ tại nhiều quốc gia đã xem ngành sản xuất chip là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng chiến lược đối với nền kinh tế của họ. Do đó, một số nước đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công ty sản xuất chip trong nước. Cụ thể là để có được vị thế trong ngành công nghiệp vi mạch như ngày hôm nay, chính phủ một số quốc gia châu Á đã bắt đầu từ cách đây hàng chục năm với những chính sách hết sức ưu đãi (chẳng hạn, chính phủ Singapore đầu tư 40%, Trung Quốc đầu tư 80% vốn vào các dự án xây dựng nhà máy FAB) nhằm mục đích khuyến khích đầu tư và xây dựng nền tảng ban đầu. Những quốc gia đang làm chủ công nghệ sản xuất hiện đại nhất không để lọt ra ngoài.
Như ở Việt Nam, tuy ngành sản xuất chip điện tử vẫn còn ở thời kỳ “phôi thai” nhưng đã được Chính phủ vô cùng quan tâm chú trọng, được hưởng những ưu đãi đặc biệt. Như được thuê đất trong khu công nghệ cao với giá ưu đãi, chỉ nộp 10% thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi được miễn 4 năm và được giảm 50% cho 9 năm tiếp theo.
Qua đó cho thấy ngành công nghiệp sản xuất vi mạch là vô cùng quan trọng, điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế mà còn liên quan đến việc thiết lập sự tự chủ trong đảm bảo an ninh quốc phòng của một quốc gia.
Vì thế, một hãng sản xuất chip mới gia nhập ngành ở đằng sau nó là chính phủ quốc gia, chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhà sản xuất nhanh chóng đạt được tính kinh tế nhờ quy mô và càng làm cho sự cạnh tranh trong ngành thêm khốc liệt.
Lực lượng cạnh tranh số 3: Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế
Ngành sản xuất chip điện tử có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt bởi sự đe dọa về sản phẩm thay thế là rất lớn. Sự đe dọa đầu tiên phải kể đến không phải vì khách hàng chuyển sang sử dụng một sản phẩm khác mà đến từ việc khách hàng khai thác những tiến bộ công nghệ để không sử dụng hoặc sử dụng ít hơn sản phẩm hiện nay. Ví dụ đơn cử là việc thay thế chip 4 lõi bằng chip lõi kép vào thời điểm năm 2007.
Mặt hàng chip lõi kép của Intel trước đây là thứ quá xa xỉ đối với thị trường và việc AMD ngấp nghé tung ra sản phẩm cạnh tranh tương ứng đã tạo nên những hiệu ứng tích cực cho cuộc đua điện toán đa nhân.
Thêm lõi trong chip có nghĩa là việc thực hiện nhiều tác vụ sẽ trở nên nhanh hơn. Người sử dụng máy tính với vi xử lý đơn nhân truyền thống, chẳng hạn dòng Pentium của Intel, sẽ nhận ra rằng, khi mở nhiều chương trình cùng lúc ở trạng thái vận hành (active), thì toàn bộ hệ thống sẽ bị chậm và đôi khi treo. Như là khi dùng tiện ích biên tập video cùng lúc với phần mềm quét virus. Chip 2 lõi đã làm chất lượng các hoạt động như trên khá hơn. Và với 4 lõi, hoạt động xử lý của PC tất nhiên tiến bộ hơn nữa vì máy tính có nhiều vùng tài nguyên xử lý độc lập để tùy thích phân bổ và hoàn thành các tác vụ.
Hiện tại, Windows 2000, XP, Linux và Vista đều tận dụng được tốt vi xử lý 4 lõi vì bốn hệ điều hành nói trên có thể điều phối các ứng dụng hoặc từng phần của ứng dụng cho chạy trên những lõi khác nhau. Các bộ vi xử lý lõi kép dường như có tốc độ xung đồng hồ nhanh hơn. Đặc biệt với những ứng dụng cao cấp dùng trong lĩnh vực xử lý hình ảnh, quản trị doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học và game có thể khai thác tốt số nhân trong chip 4 lõi.
Nhiều người tiêu dùng tỏ ra bối rối khi một số loại máy tính cao cấp dùng chip 2 lõi hiện được bán với giá tương đương PC dùng chip 4 lõi. Mặc dù có tốc độ xung đồng hồ không cao bằng sản phẩm của Intel, nhưng sản phẩm của AMD cũng đã có thể đạt mức tối đa 2 GHz và đều là những phiên bản được thiết kế theo hướng giảm thiểu tiêu hao điện năng.
Hãng Intel vẫn là nhà sản xuất đầu tàu trong lĩnh vực vi xử lý đa nhân. Nhưng AMD đang rất nỗ lực bám sát. Giới phân tích khẳng định: 4 lõi sẽ là tiêu điểm nóng nhất trong vài năm tới, đặc biệt là khi có sự thúc đẩy mạnh mẽ từ cuộc cạnh tranh giữa Intel và AMD cả về công nghệ và giá bán.
Những sự thay thế đáng quan tâm không nhất thiết phải là những sản phẩm có cùng hình thức mà có thể là những sản phẩm có chức năng tương tự. Ví dụ như chất cách điện Mott có thể thay thế chip Silicon.
Dù làm bằng kim loại, Mott không dẫn điện trong trạng thái bình thường. Tuy nhiên, dòng điện vẫn có thể chạy qua Mott ở nhiệt độ khoảng 67 độ C. Silicon sản sinh nhiệt, do đó ta không thể đặt các mạch điện cực mỏng trên mỗi chip. Trong khi đó, kim loại Mott không tạo ra nhiệt nhưng vẫn thực hiện có khả năng thực hiện những nhiệm vụ tương tự chất bán dẫn.Với Mott, nhà sản xuất có thể xây dựng thiết bị xử lý sử dụng các mạch điện nhỏ khoảng 5 nanometer (nm). Chip bán dẫn, về lý thuyết, có thể chứa vi mạch 40 nm, nhưng hiện tại trên thị trường chỉ xuất hiện sản phẩm 90 nm. Chất bán dẫn của thế kỷ 20 cuối cùng sẽ nhường đường cho chất cách điện Mott.
Người tiêu dùng hòan tòan có thể chuyển đổi sang những sản phẩm thay thế mà chi phí chuyển đổi thấp. Bởi các nhà sản xuất chip điện tử luôn cạnh tranh nhau một cách khốc liệt cả về giá cả lẫn tính năng của sản phẩm. Điều này là yếu tô quan trọng quyết định xem ngành sản xuất chip điện tử có thể kiếm được siêu lợi nhuận hay không.
Lực lượng cạnh tranh số 4: Sức mạnh đàm phán của người mua.
Sản xuất chip điện tử là một thị trường đòi hỏi tính cạnh tranh của các nhà sản xuất phải rất cao để thu hút khách hàng đến với sản phẩm của mình. Và trong thị trường với ngày càng có nhiều nhà cung cấp thì người mua ngày càng có tiếng nói hơn và sức mạnh đàm phán cũng được gia tăng phần nào.Xét các yếu tố quyết định sức mạnh của người mua:
Sự nhạy cảm với giá
Để phát triển thì các công ty sản xuất chip cần phải nắm bắt đc xu hướng tiêu dùng của khách hàng và trong cuộc chạy đua này thì với mỗi yêu cầu của người dùng có thể sẽ có rất nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đó. Và nếu như ko có gì quá nổi trội thì việc quyết định lựa chọn sản phẩm nào của người mua sẽ căn cứ rất nhiều vào giá của sản phẩm. Với những dòng chip thông dụng, trên thị trường có nhiều nhà cung cấp nên họ phải đưa ra mức giá hấp dẫn để lôi kéo khách hàng. Đây là lý do vì sao mà giá của các loại chip khi vừa ra mắt thường cao nhưng sau một thời gian khi công nghệ sản xuất, những tính năng ưu việt của loại chip này bắt đầu xuất hiện ở những sản phẩm tương tự thì giá cả của loại chip này phải giảm để tăng tính cạnh tranh.
Vào quý 2 năm 2009, Intel tung ra sản phẩm chip giá rẻ . Những con chip ULV này là một phần của nền tảng laptop di động Montevina Plus, phiên bản nâng cấp của nền tảng Montevina hiện tại. Chip ULV sẽ được tích hợp cho những mẫu laptop nhỏ và mỏng có chức năng đầy đủ nhưng rẻ hơn các loại laptop siêu di động hiện nay. Những mẫu laptop sử dụng chip Intel ULV có thể mỏng như chiếc Apple MacBook Air hoặc Dell Adamo. Với việc giới thiệu chip mới, Intel bày tỏ mong muốn sẽ đưa dòng chip laptop siêu di động ra ngoài công chúng. .
Phiên bản chip ULV mới có kích thước nhỏ hơn và sử dụng ít điện năng hơn so với mẫu Core 2 Duo ULV hiện tại (10w). Phiên bản Intel Core 2 ULV được sử dụng hầu hết trong các dòng laptop siêu di động hiện nay như Lenovo X300, Apple MacBook Air và Fujitsu LifeBook P8020. Intel cũng cung cấp các mẫu chip giá rẻ cho các dòng laptop nhẹ và mỏng như netbook, nhưng chúng chỉ được thiết kế cho những chức năng cơ bản như lướt Web và xử lý văn bản.
Chip ULV mới sẽ là “đòn đánh” mạnh vào đối thủ AMD trong chiến lược chiếm lĩnh thị trường laptop siêu di động giá rẻ. Tháng giêng vừa rồi, AMD đã ra mắt chip Athlon Neo dành cho các mẫu chip siêu di động giá rẻ. Cũng lúc, AMD lên tiếng phê phán những chiếc laptop sử dụng chip ULV của Intel, nói rằng giá của chúng quá đắt so với những tính năng mà chúng mang lại.
Thêm nữa, chi phí chuyển đổi việc sử dụng chip là không cao. Việc chuyển đổi nhà cung cấp chip là rất dễ dàng và nó ko làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm mà công ty đang sản xuất ngay cả khi công ty sử dụng hai loại chip có tính năng khác nhau, vì tính năng của chip điện tử rất đa dạng, mỗi loại chip lại có những vượt trội của nó. Những doanh nghiệp sử dụng chip đế sản xuất sản phẩm của mình có thế thay thế loại chip mình đang dùng để phù hợp hơn (khi muốn thay đổi chức năng của sản phẩm của mình.)
Sức mạnh đàm phán tương đối
Thị trường sản xuất chip cạnh tranh rất khốc liệt với những nhà sản xuất hàng đầu thế giới như Intel, AMD, Samsung, Toshiba, Texas Instruments và STMicroelectronics…. Kèm theo đó là những khoản đầu tư mạnh tay vào ngành này của Chính phủ các nước như Trung Quốc, Đài Loan… riêng trong năm 2007 tổng mức đầu tư vào ngành này đã là 33 tỷ USD. Có quá nhiều nhà cung cấp nên người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn. Điều này làm giảm sức mạnh đàm phán với người mua của các nhà sản xuất chip điện tử.
Mặt khác, cho dù việc sản xuất chip đòi hỏi một lượng lớn nhân công tay nghề cao và vốn đầu tư khổng lồ nhưng vẫn có những công ty muốn tự sản xuất chip cho sản phẩm chính hãng của mình vì hãng muốn có được sự chủ động trong việc điều khiển hoạt động của mình.
Như trường hợp của LG đang lên kế hoạch tự sản xuất chips cho smartphone của hãng thay vì sử dụng Tegra 2 của Nvidia, OMAP4 cua Texas Instruments hay Snapdragon của Qualcomm. Hay như Samsung cũng có dây truyền sản xuất chip của riêng mình. Các nhà sản xuất chip có phần e dè khi cung cấp cho những công ty có tiềm lực mạnh như thế này. Nó gây áp lực lớn của việc giảm giá để thu hút những đại gia này để không mất đi những đơn đặt hàng có giá trị lớn.
Lực lượng cạnh tranh số 5: Sức mạnh đàm phán của người bán
Việc phân tích sức mạnh đàm phán của người bán chính là hình ảnh ngược của việc phân tích về sức mạnh đàm phán của người mua. Người bán sẽ có nhiều quyền lực hơn nếu chỉ có ít người bán và ít có sản phẩm thay thế. Điều này gây khó khăn đối với các hãng sản xuất chip điện tử, buộc họ phải chi ra số tiền không nhỏ để có thể mua vật liệu đầu vào.
Như trường hợp của những tấm mask. Có thể xem đây là cái khuôn để đúc vi mạch lên tấm Silicon. Công nghệ sản xuất Mask hiện đại chủ yếu dùng tia điện tử (EB - Electron Beam). Một chip cần khoảng 20 tới 30 masks, và giá thành các tấm Mask này cực đắt, cỡ vài triệu USD. Vì các tấm mask chiếm vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất chip vì mỗi con chip đc thiết kế có những công dụng và yêu cầu khác nhau của nhà sản xuất mà kiểu dáng, kích thước của các loại chip này cũng khác nhau, do đó những tấm khuôn này chiếm một vị trí quan trọng trong việc sản xuất chip hàng loạt. Vì thế những tấm mask phải có độ chính xác cao, đòi hỏi những doanh nghiệp sản xuất chip phải chi ra một khoản tiền lớn để có được những tấm mask tốt nhất.
Thêm nữa, trong ngành sản xuất chip, nhà cung cấp biết cộng tác chặt chẽ với khách hàng trong nhiều năm tới mức nhà cung cấp thông suốt về các kế hoạch công nghệ trong tương lai của khách hàng và dành được sự tín nhiệm để cùng tham gia đưa ra lời giải cho những vấn đề hóc búa mà chỉ một nhà cung cấp thực sự có tầm mới giải quyết được. Những thành phần, công cụ và chất liệu tốt đã được tạo ra, phù hợp với sản phẩm mà các doanh nghiệp sản xuất chip đang mong muốn làm ra. Và một khi mối quan hệ này được hình thành thì các nhà sản xuất chip rất khó chuyển đổi sang nhà cung ứng khác. Không những thế, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp rất cao bởi nhà sản xuất chip điện tử phải thẩm định uy tín của nhà cung cấp mới cho mình.
Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất chip chưa có được sức mạnh đàm phán tương đối mạnh mẽ đối với các nhà cung cấp vật liệu. Chính điều này làm chi phí đầu tăng cao, lợi nhuận của các hãng sản xuất chip giảm.
Kết luận:
Sản xuất chip được xem là ngành có mức độ cạnh tranh khốc liệt, do sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật và đây là lĩnh vực có mức độ tiêu chuẩn hóa đặc biệt cao, những sản phẩm bị đánh giá hết sức khắt khe.Theo khuôn khổ của phân tích này thì mức độ cạnh tranh sẽ quyết định khả năng tạo được siêu lợi nhuận của các hãng và tác động đến tỷ suất lợi nhuận của ngành. Từ đó cho thấy ngành sản xuất chip điện tử có tỷ suất lợi nhuận thấp.
Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất trên thế giới đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào lĩnh vực sản xuất chip. Bởi họ nhận thấy những cơ hội lớn trong lĩnh vực chế tạo chip từ sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị kỹ thuật số. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc, nhu cầu đối với các sản phẩm con chip cũng rơi tự do theo. Nhiều công ty trước đây chi hàng tỷ USD để xây dựng các nhà máy mới đang vận hành các nhà máy này ở mức độ một nửa công suất, hoặc thậm chí là thấp hơn. Do đó, họ đang đối mặt với những khoản thua lỗ không hề nhỏ. Chính điều này đã khiến tỷ suất lợi nhuận của ngành sản xuất chip sụt giảm trong những năm gần đây.
Trong những năm tới, theo dự đoán của giới chuyên gia, ngành công nghiệp bán dẫn sẽ khôi phục trở lại nhưng phải đến năm 2013 mới có thể đạt trở lại mức doanh thu trước giai đoạn khủng hỏang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chứng minh tỷ suất lợi nhuận ngành chip điện tử thấp.docx