Tiểu luận Ứng dụng phân tích SWOT trong việc phân tích ngành ngân hàng

BÀI THU HOẠCH 1

Ứng dụng phân tích SWOT trong việc phân tích ngành ngân hàng. 1

I. Đánh giá tổng quan về ngành 1

II. Đánh giá đặc điểm của ngành 2

1. Lãi suất đã đến giới

2. . 2. Vốn điều lệ tăng nhanh

3. 3. Nợ xấu được cải

4. 4. Tăng thu hút vốn ngoại . 2

 5. Lợi nhuận vượt trội 4

. 6. Giá cổ phiếu có xu hướng chững lãi

. 7. Lên sàn chứng khoán

. 8. Bùng nổ dịch vụ và phát triển công . 4

III. Định hướng phát triển của chính phủ đối với ngành 5

: 1. Hoàn thiện môi trường pháp luật về ngân

2. Từng bước đổi mới tổ chức, chức năng và hoạt động của các đơn vị trong hệ thống NHNN theo hướng xây dựng NHNN thành NHTW hiện đại 5

3. Nâng cao năng lực xây dựng và điều hành

 4. Tăng cường năng lực của NHNN về thanh tra giám

 5. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các

6. Trong lĩnh vực hợp tác quốc . 6

IV. Phân tích SWOT 7

1. Những điểm mạnh (Strengths) 7

2. Những điểm yếu (Weaknesses) 8

3. Những cơ hội (Opportunities) 9

4. Những thách thức (Threats) 9

IV. Kết luận 10

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4422 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ứng dụng phân tích SWOT trong việc phân tích ngành ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH Ứng dụng phân tích SWOT trong việc phân tích ngành ngân hàng. Đánh giá tổng quan về ngành Ng©n hµng lµ mét tæ chøc trung gian tµi chÝnh, trong thêi gian qua lµ mét ngµnh cã sù ph¸t triÓn ph¶i nãi lµ v­ît bËc. Qua gần 20 năm thực hiện đổi mới, hệ thống ngân hàng nước ta đã không ngừng phát triển về cả số lượng và chất lượng. Tính đến nay, hệ thống ngân hàng tại VN gồm: 5 NHTM Nhà nước, 35 NHTM cổ phần (34NHTMCP đô thị và 1NHTMCP nông thôn), 5 Ngân hàng liên doanh, 35 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và 44 văn phòng đại diện của các Ngân hàng nước ngoài tại VN. Ngoài ra, hiÖn nay có ít nhất 30 bộ hồ sơ xin thành lập ngân hàng mới từ các doanh nghiệp lớn ở VN, các ngân hàng nước ngoài. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được mở rộng với 65 Ngân hàng thành viên và 270 chi nhánh tham gia, mỗi ngày thực hiện khoảng 12.000 đến 13.000 giao dịch với giá trị giao dịch bình quân khoảng 8.000 tỷ đồng/ngày. Việc cổ phần hóa các NHTMNN tiếp tục là một trọng tâm của ngành, những khó khăn trong quá trình cổ phần hóa hai NHTMNN đầu tiên của Việt Nam đã từng bước được tháo gỡ, những NHTMNN còn lại đã xây dựng đề án và lộ trình cổ phần hóa. Các NHTMCP cũng tiếp tục được cơ cấu lại, 8 trong số 11 NHTMCP nông thôn đã được phép chuyển đổi mô hình kinh doanh thành NHTMCP đô thị. Về cơ bản, các NHTMCP có chất lượng hoạt động khá tốt, an toàn và hiệu quả, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu phù hợp với thông lệ quốc tế, một số NHTMCP đạt mức vốn điều lệ trên 2000 tỉ đồng, có ngân hàng đạt trên 2.000 tỉ đồn, và đang cố gắng đạt được cam kết về vốn trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng của chính phủ. Tính đến 31/12/2007 , tổng số vốn điều lệ của khối NHTMNN đạt 37.166 tỷ đồng chiếm 50,15% trong tổng vốn điều lệ của toàn ngành ngân hàng, còn khối NHTMCP đã đạt 36.950 tỷ đồng tỷ đồng chiếm 49,85% . Các ngân hàng đã đồng loạt tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu và rất nhiều ngân hàng đã thu được nguồn lợi lớn từ việc phát hành này. ROA trung bình ngành đạt 1.0%/năm trong giai đoạn 2004 – 2007. Chỉ số này dao động trong khoảng từ 0,3% (VBA) đến 1,7% (STB và TCB) ROA trung bình ngành năm 2007 tăng khá mạnh và đạt 1,7%. Xu hướng tăng ROA thể hiện hiệu quả quản lý ngày càng tăng của khối ngân hàng nói chung. VCB dẫn đầu khối quốc doanh; trong khi ACB và Sacombank là hiệu quả nhất trong khối TMCP xét theo ROA. Theo Standard and Poor’s, ROA các ngân hàng ở Mỹ đạt được trong khoảng 0,6 – 1,5%. ROE trung bình ngành năm 2006 đạt 19% (2005 đạt 17%) ROE khá cao cho thấy hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng. Tuy vậy, điều này cũng có nghĩa là nền tảng về vốn của các ngân hàng Việt Nam còn tương đối nhỏ. Mặc dù tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán còn cao so với các nước trong khu vực, song tỷ lệ này đã liên tục giảm qua các năm (Năm 2005 chiếm 18,13%; 2004: 20.03%). Điều này thể hiện sự mở rộng và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, và đây là cơ hội rất lớn để phát triển các dịch vụ ngân hàng trong tương lai. Đánh giá đặc điểm của ngành 1. Lãi suất đã đến giới hạn Trong các năm 2004, 2005, lãi suất trên thị trường ngân hàng phục hồi và liên tục tăng mạnh. Sang năm 2006, các đợt tăng lãi suất vẫn tiếp diễn và căng thẳng. Có ít nhất 3 đợt tăng lãi suất phổ biến tập trung ở lãi suất huy động USD. Loại hình lãi suất này không nằm trong giới hạn thỏa thuận giữa các ngân hàng thương mại nên có cơ chế mở hơn lãi suất VND. Với lãi suất VND, mức tăng và các đợt tăng nhẹ nhàng, thưa thớt hơn, chủ yếu từ các ngân hàng thương mại cổ phần. Nhưng căng thẳng trên thị trường lại tập trung chủ yếu vào loại hình lãi suất này. Cũng như lãi suất USD, lãi suất VND đã sát với giới hạn, giới hạn sinh lời, an toàn của các ngân hàng và rộng hơn là của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, với mức phổ biến hiện nay, lãi suất khó tiếp tục tăng cao vì khả năng chịu đựng của cả hai phía đều có hạn. Mặt khác, tốc độ tăng giá tiêu dùng đã dịu bớt và khả quan nhất trong vòng ba năm qua. 2. Vốn điều lệ tăng nhanh Chỉ mới một năm trước, mốc vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng còn khá xa với các ngân hàng cổ phần. Nhưng, chỉ trong vòng năm 2006, mốc này đã bị đẩy lùi một cách ấn tượng. Và đến nay, có thể đặt ra một mốc mục tiêu mới là 2.000 tỷ đồng vốn điều lệ của các ngân hàng trong năm 2007. Các ngân hàng buộc phải tăng vốn nhưng cũng nhiều thuận lợi để tăng vốn. Lợi nhuận cao là một thuận lợi. Thị trường vốn phát triển nhanh cũng là một yếu tố hỗ trợ. Trong năm 2006, một loạt ngân hàng đã tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu và không có thông tin nào nói về thất bại bởi đây là một mặt hàng hót nhất trên thị trường. Một yếu tố khác hỗ trợ, không kém phần quan trọng là nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ các tổ chức tín dụng lớn từ nước ngoài. Techcombank hay VPBank cũng đã thực sự mở rộng quy mô vốn từ nguồn này. 3. Nợ xấu được cải thiện Năm 2007, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện, theo như những gì được công bố. Ước tính, nợ xấu của các ngân hàng thương mại hiện nay ở khoảng 3,2%, giảm gần một nửa so với năm 2006 – năm thực hiện phân loại nợ theo Quyết định 493. Riêng khối ngân hàng cổ phần, nợ xấu chỉ ở khoảng 1%, nhiều ngân hàng phổ biến dưới mức 1%. Dù còn nhiều tranh luận liên quan đến tỷ lệ nợ xấu thực của các ngân hàng thương mại, nhưng sự chuyển biến tích cực là một kết quả cần được khẳng định. Đáng chú ý là sự chuyển biến này sẽ thực chất hơn khi lộ trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước được triển khai; bản chất hoạt động của các ngân hàng thương mại quốc doanh được trả về đúng trọn vẹn với tính chất của một ngân hàng kinh doanh thực sự. 4. Tăng thu hút vốn ngoại Sự đấu tranh của các nhà đầu tư để nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng nội từ 30% lên 49% tạm kết thúc với kết quả không thể thay đổi, ngoài tỷ lệ sở hữu của mỗi nhà đầu tư dự kiến được nâng lên 20% thay vì 10% như hiện nay. Sacombank, ACB, Techcombank, VPBank đã lần lượt có đối tác chiến lược nước ngoài. Những đối tác này đã tham gia vào hoạt động của các ngân hàng và thực đã và đang chứng minh hiệu quả lớn của sự tham gia đó. Đây cũng là lý do để các ngân hàng có vốn ngoại lên điểm trong mắt khách hàng, công chúng đầu tư. 5. Lợi nhuận vượt trội Mức lời của một ngân hàng cổ phần hàng đầu trong năm nay có thể mua đứt toàn bộ vốn điều lệ của một ngân hàng cơ trung bình trên thị trường. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) đạt 615 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng 145 % so vơi kế hoạch đầu năm . Thế nhưng lợi nhuận của MB vẫn còn thua nhiều nhân hàng khác như ngân hàng  ACB và STB... Tiền lãi của ngân hàng đã không phụ thuộc nhiều vào chênh lệnh lãi suất vay để cho vay mà còn phụ thuộc vào nhiều loại dịch vụ sinh lời khác, đặc biệt là từ hoạt động đầu tư.  Công nghệ thẻ, thanh toán và gần đây là công nghệ quản lý tài chính doanh nghiệp, tài chính cá nhân  cũng đã và đang mang lại những nguồn thu lớn cho ngân hàng. Tất cả các yếu tố trên kết hợp lại làm cho lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2006 ở mức kỷ lục. 6. Giá cổ phiếu có xu hướng chững lãi: Trong năm 2007, giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC liên tục có xu hướng giảm theo xu hướng chung của thì trường , tuy nhiên đây chính là một thời điểm tốt để các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư.Nếu trong giai đoạn 2005- 2006 giá cổ phiếu của ngân hàng đạt mức tăng trưởng cao và luôn được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu. Nổi bật hơn, cổ phiếu Eximbank chỉ từ khoảng 7 – 8 triệu đồng đã vọt lên tới 13 triệu đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu các ngân hàng như MB, VIB Bank, Techcombank, Southern Bank… cũng tăng mạnh, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2006. Tuy nhiên đây đang là giai đoạn điều chỉnh mạnh của thị trường. 7. Lên sàn chứng khoán Sacombank trở thành ngân hàng đầu tiên có mặt trên sàn chứng khoán. Đây cũng là mốc đầu tiên đánh dầu một dòng vận động mới của khối ngân hàng cổ phần: lên sàn. Sau Sacombank, ngân hàng được đánh giá là hấp dẫn đầu tư nhất – ACB – cũng đã chào sàn Hà Nội. 8. Bùng nổ dịch vụ và phát triển công nghệ "Công nghệ thẻ" ngày càng hiện đại và tiện ích. Các "dịch vụ Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking.." đã trở nên phổ biến và khá thông dụng. Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2007, “cơn sốt” công nghệ phần mềm T24 của Temenos có khả năng thực hiện tới 1.000 giao dịch/giây, cùng lúc cho phép tới 210.000 người truy cập và quản trị tới 70 triệu tài khoản đã được nhiều ngân hàng tiếp cận. Lượng tiền các ngân hàng đổ vào cho hệ thống công nghệ cũng tập trung mạnh trong năm 2006. Sacombank đầu tư khoảng 4 triệu USD cho việc ứng dụng hệ thống Core Banking; VIB Bank cũng mất hàng triệu USD để hoàn thành dự án hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL do hãng System Access (Singapore) cung cấp; MB cũng mạnh tay cho dự án ứng dụng công nghệ T24 và đưa Internet vào ứng dụng quản lý hệ thống; EAB không tiếc tiền đề đầu tư nghiên cứu những chiếc máy ATM thông minh… Định hướng phát triển của chính phủ đối với ngành Từ năm 2007, hệ thống Ngân hàng Việt Nam bắt đầu thực hiện Đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Nhằm triển khai đề án này, NHNN đã xây dựng danh mục và kế hoạch thời gian thực hiện các đề án, dự án, tập trung vào 6 nhóm nhiệm vụ chủ yếu sau đây: 1. Hoàn thiện môi trường pháp luật về ngân hàng Trọng tâm trong lĩnh vực này là triển khai xây dựng 4 luật về ngân hàng, bao gồm: Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. Trước hết, tập trung sửa đổi, xây dựng mới Luật NHNN và Luật các TCTD để có thể trình Quốc hội thông qua vào năm 2008. Trong khi chưa ban hành các luật mới về ngân hàng, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các TCTD, như: nghị định mới về tổ chức và hoạt động của NHTM, nghị định về hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, nghị định về thanh toán tiền mặt. 2. Từng bước đổi mới tổ chức, chức năng và hoạt động của các đơn vị trong hệ thống NHNN theo hướng xây dựng NHNN thành NHTW hiện đại Từng bước sắp xếp lại và hình thành những đơn vị mới tại NHNN nhằm thực hiện có hiệu quả hơn vai trò của NHNN trung ương. Trong đó, qui mô, phạm vi hoạt động và cơ cấu tổ chức của các chi nhánh NHNN sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với yêu cầu quản lý tiền tệ – ngân hàng trên từng địa bàn. 3. Nâng cao năng lực xây dựng và điều hành CSTT Tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành chính sách, chú trọng đến nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ điều hành gián tiếp khác, gắn điều hành tỉ giá hối đoái với điều hành lãi suất, điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ. 4. Tăng cường năng lực của NHNN về thanh tra giám sát Xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu (về thể chế, mô hình tổ chức, phương pháp giám sát và nguồn nhân lực) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, thực hiện đúng các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Nghiên cứu thành lập cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng thuộc NHNN trên cơ sở bộ máy Thanh tra NHNN hiện nay, từng bước tạo điều kiện để sau năm 2010 xây dựng cơ quan giám sát tài chính tổng hợp. 5. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các NHTM Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời xây dựng đề án cổ phần hóa 3 NHTMNN còn lại để trình Thủ tướng thông qua, phấn đấu đến năm 2010 thực hiện cổ phần hóa tất cả các NHTMNN. Tiếp tục xử lý nợ xấu phát sinh, nhanh chóng giảm tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng xuống mức trung bình trong khu vực vào năm 2010, đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tiếp tục triển khai các mô hình tổ chức và mô thức quản trị hiện đại theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, phát triển hệ thống thông tin quản lý, tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, nhất là các dịch vụ phi tín dụng. 6. Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế NHNN tiếp tục củng cố và phát triển các mối quan hệ để huy động các nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng; tích cực đàm phán và ký kết các dự án tín dụng với WB, ADB, IMF thông qua các đối thoại chính sách và hỗ trợ kỹ thuật để thúc đẩy quá trình cải cách hệ thống ngân hàng, nhanh chóng hình thành một môi trường pháp lý thật sự bình đẳng cho mọi TCTD hoạt động tại Việt Nam. Phân tích SWOT Những điểm mạnh (Strengths) - Các ngân hàng VN có lợi thế về đồng cảm văn hóa kinh doanh: Đây là yếu tố rất quan trọng, kỳ vọng giữ những vị trí của các ngân hàng thương mại VN khi hội nhập. Niềm tin và những đồng cảm văn hóa là sức hút chủ yếu của các ngân hàng thương mại trong nước trong việc tiếp tục củng cố mối quan hệ truyền thống với khách hàng khi mà các đối thủ cạnh tranh tỏ rõ sự hơn hẳn về nhiều phương diện. - Có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, bên cạnh đó là những cán bộ trẻ, năng động để tiếp cận với công nghệ hiện đại. Có thể ghi nhận trong thời gian qua, các ngân hàng VN đã đầu tư nhiều về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. - Có mạng lưới rộng khắp (đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh). Hiện tại các ngân hàng thương mại VN đã xây dựng được hệ thống phân phối rộng lớn, đặc biệt là thị trường nông thôn. Hiểu biết và khả năng thâm nhập thị trường vẫn sẽ là thế mạnh vượt trội của các ngân hàng trong nước so với các ngân hàng nước ngoài. - Thị phần ổn định, đối tượng khách hàng mục tiêu đã tương đối định hình cũng là một lợi thế lớn của ngân hàng thương mại VN. Những điểm yếu (Weaknesses) - Vốn của một số ngân hàng vẫn còn thấp so với yêu cầu hội nhập: tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh hiện nay mới đạt trên 21.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng mới xấp xỉ 55% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trên 80% của các nước trong khu vực. Bình quân, mức vốn tự có của các ngân hàng thương mại quốc doanh khoảng từ 200 đến 250 triệu USD, chỉ bằng một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực, các ngân hàng thương mại cổ phần có mức vốn điều lệ bình quân chỉ từ 250 đến 300 tỷ đồng. Vốn thấp đã dẫn đến khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng VN còn kém, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chỉ đạt trung bình 5,4% (so với chuẩn mực quốc tế là lớn hơn hoặc bằng 8%) - Sản phẩm dịch vụ còn quá ít và đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, hoạt động ngân hàng chủ yếu dựa vào “độc canh” tín dụng. - Quy trình quản trị trong các tổ chức tín dụng nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng còn chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, hệ thống thông tin quản lý và quản lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả. Hầu hết các ngân hàng thương mại VN đều có mức dư nợ không sinh lời lớn hơn giới hạn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần, khả năng thanh toán bình quân chỉ mới đạt xấp xỉ 60%, tỷ lệ sinh lời bình quân trên vốn tự có (ROE) hiện chỉ là 6% so với 15% của các ngân hàng thương mại các nước trong khu vực. Đặc biệt, tỷ trọng đầu tư tín dụng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (kho bạc, quỹ hỗ trợ…) chiếm trên 34% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội, lại nằm ngoài vòng kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. - Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu, có nguy cơ lạc hậu so với khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước. - Thể chế của hệ thống ngân hàng VN còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phối hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập. Hệ thống quản trị doanh nghiệp trong các ngân hàng thương mại VN còn nhiều khiếm khuyết, đặc biệt nổi bật là sự chưa tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, điều hành ngân hàng. - Thiếu chiến lược kinh doanh ở tầm trung và dài hạn. Các ngân hàng thương mại trong nước chỉ mới dừng lại ở tầm xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, chưa có lộ trình, giải pháp thực hiện, giải pháp phát triển đồng bộ dẫn đến tình trạng phát triển thiếu bền vững. 3. Những cơ hội (Opportunities) - Hội nhập quốc tế sẽ làm tăng uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng VN, nhất là trên thị trường tài chính khu vực. - Có cơ hội khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế của các hoạt động ngân hàng hiện đại đa chức năng, có thể sử dụng vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ ngân hàng các nước phát triển. - Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước sẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế dễ dàng hơn, hiệu quả tăng lên trong huy động và sử dụng vốn. Các ngân hàng trong nước sẽ phản ứng nhanh nhạy, điều chỉnh linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. - Hội nhập còn tạo ra động lực thúc đẩy trong việc nâng cao tính minh bạch của hệ thống ngân hàng VN. 4. Những thách thức (Threats) - Các ngân hàng trong nước sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về khách hàng và hệ thống kênh phân phối. Rủi ro đến với hệ thống ngân hàng trong nước tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức trong nước qua hình thức góp vốn, mua cổ phần. - Hội nhập làm tăng các giao dịch vốn cũng sẽ làm tăng rủi ro của hệ thống ngân hàng trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát của ngân hàng VN chưa thật tốt, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và hiệu quả. - Việc mở cửa thị trường tài chính cho các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường tài chính trong nước làm tăng thêm các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, trình độ công nghệ và quản trị kinh doanh hơn hẳn các ngân hàng VN. - Với những cam kết về cắt giảm thuế quan và xóa bỏ chính sách bảo hộ của Nhà nước sẽ làm tăng cường độ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp VN. Một số doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính và nguy cơ gia tăng nợ quá hạn là khó tránh khỏi cho các ngân hàng VN. IV. Kết luận Được coi là một trong những ngành kinh doanh có lợi nhuận cao, liên tục cập nhật những thông tin tốt vậy mà cổ phiếu của các ngân hàng thương mại vẫn liên tục rơi tự do trong các tháng đầu năm 2008. Mặc dù trong ngắn hạn cổ phiếu ngân hàng có thể vẫn rớt giá bởi xu hướng xuống giá chung của toàn thị trường. Dù đa phần cổ phiếu các NHTM đang nằm trên thị trường OTC nhưng với sự quản lý và giám sát chặt chẽ của NHNN, thông tin của các ngân hàng còn minh bạch, thậm chí hơn cả một số Cty đang niêm yết. Thứ nữa, nói về tiềm năng phát triển của các ngân hàng thì chắc chắn những năm tới các ngân hàng sẽ có lợi nhuận cao hơn. Chính vì thế cổ phiếu của các ngân hàng có thể tăng trở lại. Trước cơ hội to lớn về sự phát triển lớn mạnh và những thách thức của ngành ngân hàng trong tương lai, bản thân các ngân hàng cần chú trọng những giải pháp sau để nâng cao tiềm lực phát triển của chính mình: - Sắp xếp và cơ cấu lại hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại VN nhằm tạo ra những ngân hàng có quy mô đủ lớn, đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và nước ngoài. Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu, lành mạnh hóa tình hình tài chính, làm sạch bảng cân đối tiền tệ của các ngân hàng thương mại. - Cơ cấu lại những ngân hàng yếu kém bằng cách buộc tăng đủ vốn hoạt động hoặc sát nhập và ngân hàng khác hoặc chuyển thành Quỹ tín dụng nhân dân để hoạt động hoặc tiến hành giải thể, thanh lý hoạt động những ngân hàng này. - Xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về quản lý nội bộ của ngân hàng, thỏa mãn yêu cầu phát triển của các giao dịch kinh doanh ngày càng đa dạng, yêu cầu quản trị rủi ro, quản trị thanh khoản, có khả năng kết nối với các ngân hàng khác. Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở đảm bảo phòng chống được rủi ro, bảo mật và hoạt động an toàn. - Đảm bảo chất lượng nguồn nhận lực ngân hàng với những tiêu chí như năng lực, trình độ, khả năng hội nhập, hiệu quả công tác và phẩm chất đạo đức tốt. - Xây dựng được chiến lược kinh doanh trung và dài hạn, trong quá trình xây dựng chiến lược phải chú ý một số vấn đề: - Từng bước xây dựng và định vị thương hiệu của ngân hàng VN, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ là lợi thế của ngân hàng. - Cần xác định cạnh tranh không chỉ ở yếu tố chi phí mà còn ở cả việc cung cấp sản phẩm đa dạng và tiện ích cho khách hàng, ngân hàng phải nỗ lực tạo ra vị thế cạnh tranh đặc thù và mang tính dài hạn. BÀI THU HOẠCH 1 Ứng dụng phân tích SWOT trong việc phân tích ngành ngân hàng. 1 I. Đánh giá tổng quan về ngành 1 II. Đánh giá đặc điểm của ngành 2 Lãi suất đã đến giới . 2. Vốn điều lệ tăng nhanh 3. Nợ xấu được cải 4. Tăng thu hút vốn ngoại . 2 5. Lợi nhuận vượt trội 4 . 6. Giá cổ phiếu có xu hướng chững lãi . 7. Lên sàn chứng khoán . 8. Bùng nổ dịch vụ và phát triển công . 4 III. Định hướng phát triển của chính phủ đối với ngành 5 : 1. Hoàn thiện môi trường pháp luật về ngân 2. Từng bước đổi mới tổ chức, chức năng và hoạt động của các đơn vị trong hệ thống NHNN theo hướng xây dựng NHNN thành NHTW hiện đại 5 3. Nâng cao năng lực xây dựng và điều hành 4. Tăng cường năng lực của NHNN về thanh tra giám 5. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các 6. Trong lĩnh vực hợp tác quốc . 6 IV. Phân tích SWOT 7 1. Những điểm mạnh (Strengths) 7 2. Những điểm yếu (Weaknesses) 8 3. Những cơ hội (Opportunities) 9 4. Những thách thức (Threats) 9 IV. Kết luận 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12904.doc
Tài liệu liên quan