Các nhân tố thuộc về môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các công ty. công ty phải nắm rõ được môi trường mới đề ra được
Phương án kinh doanh đúng đắn, xác định đối tác nào, lực lượng nào ảnh hưởng đến hợp đồng kinh doanh của doanh nghiệp, tiện lượng trước xu hướng biến động của chúng để có những phong cách ứng xử phù hợp.
Môi trường kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến công ty như lãi xuất ngân hàng, lạm pháp, thất nghiệp, mức độ tăng tr ưởng GDP các chính sách tiền tệ. Công ty cần có dự báo để khắt phục những hạn chế và vận dụng tối đa điều kiện thuận lợi
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8464 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ước lượng, và dự báo cầu tiêu dùng về mặt hàng gas Petrolimex ở thị trường Việt Nam đến năm 2015 và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng gas của công ty Gas Petrolimex ở thị trường Việt Nam đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trạng nghiên cứu
Chương 4: K ết luận và một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng gas trong thời gian tới
Chương 2: Cơ sở lý luận về ước lượng và dự báo cầu
2.1. Cầu và các nhân tố tác động tới cầu
2.1.1. Khái niệm cầu và luật cầu
Cầu (D) phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ người mua mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không đổi
Luật cầu: Giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại.
Giữa giá và lượng cầu: mối quan hệ nghịch Páâ àQDâá
2.1.2. Các nhân tố tác động tới cầu
Cầu thay đổi:
Cầu tăng: Lượng cầu tăng lên tại mọi mức P
giá
Cầu giảm: Lượng cầu giảm đi tại mọi
mức giá
Số lượng người mua cầu
* số lượng người mua áâ ð áâ
* Do cầu thị trường là tổng cầu của cá nhân cầu tăng
Thị hiếu, sở thích
Thu nhập giảm
* Đối với hàng hóa thông thường và D2 D D1
Cao cấp. 0
Q
Thu nhậpáâ ð cầu về hàng hóa tăng áâ
* Đối với hàng hóa thứ cấp:
Thu nhập áâ ð cầu về hàng hóa tăng áâ
Giá của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng
* Hàng hóa thay thế:
Ví dụ: Xe đạp, và xe máy
Pesi và cocacola
* A và B là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng
PAâ ð cầu về Bâ
PA áð cầu về B á
* Hàng hóa bổ sung
* Ví dụ: xăng và xe máy
Máy vi tính và phần mềm
* M và N là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng:
PMâ ð cầu về Nâ và
PM áð cầu về N á
Các chính sách của Chính phủ: đánh thuế, trợ cấp
Kỳ vọng về thu nhập
* kỳ vọng thu nhập trong tương lai à cầu hiện tại tăng
*Kỳ vọng thu nhập trong tương lai giảm à cầu hiện tại giảm
Kỳ vọng về giá cả:
* kỳ vọng giá tăng à cầu hiện tại tăng
*Kỳ vọng giá giảm à cầu hiện tại giảm
Các yếu tố khác: thời tiết, quảng cáo
2.2. Ước lượng cầu
2.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải ước lượng cầu
@ Ước lượng cầu:
*Xác định hàm cầu thực nghiệm:
- Thu thập số liệu về các biến là một công việc rất khó khăn cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố
- Xác định các biến trong hàm cầm
Dựa vào lý thuyết hành vi người tiêu dùng, lý thuyết cầu
Gợi ý 6 biến sau: P, M, PR, T, Pe, N
Thường bỏ qua biến T và Pe do khó khăn trong việc định lượng thị hiếu và việc xác định kỳ vọng về giá cả
Đối với một số sản phẩm mà thị hiếu có sự thay đổi theo thời gian thì vẫn cần phải để trong mô hình và sử dụng một biến đại diện. Ví dụ thời gian, chi phí cho quảng cáo
- Định dạng hàm cầu
Dạng hàm cầu tuyến tính
Dạng hàm phi tuyến tính
* Ước lượng cầu của ngành đối với hãng chấp nhận giá :
- Dữ liệu quan sát được về giá và lượng xác định một cách đồng thời tại điểm mà đường cung và đường cầu giao nhau -> vấn đề đồng thời
Vấn đề ước lượng cầu của một ngành phát sinh do sự thay đổi trong các giá trị quan sát được của giá và lượng thị trường được xác định một cách đồng thời từ sự thay đổi trong cả cầu và cung
* Phương pháp 2SLS
- Phương pháp bình phương nhỏ nhất hai bước :
Bước 1 : tạo một biến đại diện cho nội sinh, biến này tương quan với biến nội sinh nhưng không tương quan với SSNN
Bước 2 : Thay thế biến nội sinh bằng biến đại diện và áp dụng phương pháp OLS để ước lượng các tham số của hàm hồi quy
2.2.2. Các bước ước lượng cầu
* Các bước ước lượng cầu của ngành
Bước 1 : xác đihj phương trình cung và cầu của ngành
Bước 2 : kiểm tra về định dạng hàm cầu của ngành ( hàm càu được định dạng khi hàm cung có ít nhất một biến ngoại sinh không nằm trong phương trình hàm cầu)
Bước 3 : Thu thập dữ liệu của các biến tỏng cung và cầu
Bước 4 : Ước lượng cầu của ngành bằng phương pháp 2SLS
Phải xác định rõ biến nội sinh và biến ngoại sinh
* Ước lượng cầu đối với hãng định giá
Đối với hãng định giá, vấn đề đồng thời không tồn tại và đường cầu của hãng có thể được ước lượng bằng phương pháp OLS
Bước 1 : xác định hàm cầu của hãng định giá
Bước 2 : Thu thập dữ liệu về các biến trong hàm cầu của hãng
Bước 3 : Ước lượng cầu của hãng định giá bằng phương pháp OLS
2.3. Dự báo cầu
2.3.1. Khái niệm và sự cần thiết của dự báo cầu
* Dự đoán theo chuỗi thời gian
- Một chuỗi thời gian đơn giản làm một chuỗi các quan sát của một biến được sắp xếp theo trật tự thời gian
- Mô hình chuỗi thời gian sử dụng chuỗi thời gian trong quá khú của biến quan trọng để dự đoán các giá trị trong tương lai
- sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị của a và b
Qt = â + b ^t
+ Nếu b > 0 biến dần dự đoán tăng theo thời gian
+ nếu b<0 biến cần dự đoán giảm theo thời gian
+ Nếu b = 0 biến cần dự đoán không đổi theo thời gian
- Ý nghĩa thống kê của xu hướng cũng được xác định bằng cách thực hiện kiểm định t hoặc xem xét p value
* Dự đoán bằng xu hướng tuyến tính:
+ Là phương pháp dự đoán chuỗi thời gian đơn giản nhất
+ Cho rằng biến cần dự đoán tăng hay giảm một cách tuyến tính theo thời gian
Qt = a + bt
* Dự đoán theo mùa vụ - chu kỳ
- Dữ liệu theo chuỗi thời gian có thể thể hiện sự biến động đều đặn có tính mùa vụ hoặc có tính chu kỳ qua thời gian
Ước lượng theo xu hướng tuyến tính thông thường sẽ dẫn đến sự sai lệch trong dự báo
- Sử dụng biến giả để tính đến sự biến động này:
+ khi đó đường xu hướng có thể bị đầy lên hoặc hạ xuống tùy theo sự biến động
+ Ý nghĩa thống kê của sự biến động mùa vụ cũng được xác định bằng kiểm định t hoặc sử dụng p value cho tham số ước lượng đối với biến giả
2.3.2. Các phương pháp dự báo cầu
* Dự đoán cầu bằng mô hình kinh tế lượng
- Dự đoán giá và doanh số bán của ngành trong tương lai
Bước 1 : ước lượng các phương trình cầu và cung của ngành
Bước 2 : định vị cung và cầu của ngành trong giai đoạn dự đoán
Bước 3 : xác định giá của cung và cầu trong tương lai
* Dự đoán cầu tương lai cho hãng định giá
Bước 1 : Ước lượng hàm cầu của hãng
Bước 2 : dự đoán giá trị tương lai của biến làm dịch chuyển cầu
Bước 3 : tính toán vị trí của hàm cầu trong tương lai
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng cầu về mặt hàng gas của công ty GAS PETROLIMEX giai đoạn
3.1: Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp ước lượng và dự đoán cầu
+ Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, tổng hợp kinh tế, hệ thống hóa, khái quát hóa.
+ Phương pháp so sánh, phân tích kinh tế - xã hội, phương pháp điều tra.
Nhóm đã tiến hành chọn lọc thông tin, tiến hành hồi quy, dựa trên báo cáo của công ty và một số thông tin khác từ mạng internet
Trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài, nhóm đã sử dụng kiến thức của môn kinh tế lượng cũng với sự hỗ trợ của các phần mềm như: Word, Excel. Power Point, Eviews để hoàn thành đề tài
3.2. Giới thiệu về Công ty cổ phần gas Petrolimex trên thị trường Việt Nam.
HOSE:PGC - Công ty Cổ phần Gas Petrolimex
Tên giao dịch : PETROLIMEX GAS JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : PGC
Vốn điều lệ: 250.000.000.000 đồng
Giấy CNĐKKD: Số 0103003549 đăng ký lần đầu ngày 14/01/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 08/09/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Địa chỉ: Số 775, Đường Giải Phóng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Tp.Hà Nội
Điện thoại: 84-(4) 3864 12 12/ 3864 22 43 Fax:84-(4) 3864 22
Website:
* Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần Gas Petrolimex được thành lập theo quyết định 1669/2003/BTM do Bộ trưởng Bộ Thương mại ký ngày 03/12/2003 về việc chuyển đổi Công ty Gas Petrolimex thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt nam thành Công ty Cổ phần Gas Petrolimex với vốn điều lệ là 150 tỷ đồng.
* Ngành nghề kinh doanh:
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh gas hoá lỏng;
- Kinh doanh kho bãi, vận tải, vật tư thiết bị, phụ kiện dùng Gas
- Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các dịch vụ thương mại và dịch vụ có liên quan đến phục vụ kinh doanh gas theo quy định của pháp luật;
- Dịch vụ thương mại;
- Kinh doanh địa ốc và bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất).
* địa bàn: Trụ sở chính của Công ty đặt tại 775 Đưòng Giải phóng, Hà Nội, các Công ty thành viên đặt tại các thành phố lớn là : Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, Công ty là một trong những đơn vị có hệ thống kho dầu mới có sức chứa lớn, công nghệ đóng nạp và tồn trữ hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực. Tổng sức chứa hiện tại của các kho đầu mối là 7200 tấn, được phân bổ như sau :
- Kho nhà Bè( Sài Gòn) : 2000 tấn
- Kho Thượng Lý ( Hải Phòng) : 1000 tấn
- Kho Đình Vũ(Hải Phòng) : 3000 tấn
- Kho Nại Hiên (Đà Nẵng) : 700 tấn
- Kho Trà Nóc (Cần Thơ) : 500 tấn
Tổng công suất đóng nạp trong các kho hiện nay đạt 60000 tấn/ năm. Bên cạnh đó, Công ty còn mạng lưới kho chứa tại các khách hàng, các trạm nạp cấp 3 với tổng lượng chứa 1000 tấn. Hệ thống kho tồn trữ và dây truyền đóng nạp hiện đại được bố trí tại các thị trường trọng điểm đã tạo cho Công ty có được lợi thế cạnh tranh so với nhiều Công ty cùng kinh doanh ngành hàng trên thị trường.
Petrolimex Gas được đánh giá là một trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị trường Việt Nam với thị phần 20% và là một trong 3 Công ty dẫn đầu về sản lượng bán trên tổng số 20 thương hiệu đã được xác lập trên thị trường. Mạng lưới phân phối của Công ty rộng khắp trên 64 tỉnh thành cả nước, bao gồm trên 40 Công ty, chi nhánh xăng dầu thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam và các Tổng đại lý, đại lý ngoài ngành xăng dầu. Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, Công ty Cổ phần Gas Petrolimex cũng không ngừng lớn mạnh, đầu tư và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng và sau bàn hàng, để đáng ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, Hiện nay Petroliex đã có mặt ở khắp mọi nơi, phục vụ trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp , thương mại và tiều dùng của xã hội. Trong sản xuất công nghiệp phục vụ cho nghành hàng sản xuất vật liệu xây dựng như các nhà máy : Creamic, Granit, nhà máy thuỷ tinh, chế tạo cơ khí , công nghiệp đóng tàu…..Đó là : Vật liệu xây dựng Việt trì, Gạch ốp lát Thăng Long, Creamic Thanh Hoá, Xây dựng Trung Đo, Gạch Đồng Tâm, Gốm sứ Giang Tây, Gạch Hoàng Gia, Bóng đèn Điện Quang, Thuỷ tinh San-Miguel Hải Phòng….,Trong ngành Công nghiệp thực phẩm : Công ty Sữa Việt Nam, Công ty Bia Sài Gòn, Cà phê Trung Nguyên, và các nhà máy chế biến thuỷ hải sản miền Trung và Nam Bộ ; Trong ngành thương mại : Nhà hàng, khách sạn trên toàn quốc. Trong ứng dụng dân dụng được sử dụng qua hình thức : Gas bình, hệ thống Gas trung tâm trong các khu chung cư cao tầng. Ý thức đựoc trách nhiệm đựoc trách nhiệm của doanh nghiêp đối với môi trường, PGC đã được thử nghiệm thành công chuyển đổi xe chạy xăng sang nhiên liệu : LPG. Hiện đã triển khai ứng dụng chạy LPG( Taxi Gas) tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, đồng thời Công ty đang triển khai hệ thống trạm cấp LPG cho ô tô tại các thành phố nói trên.
* Đối thủ canh tranh: Trong số 20 doanh nghiệp trên thị trường thì PV Gas và Sài gòn petro được xem là 2 đối thủ cạnh tranh chính của PGC . Đặc biệt là PV Gas vừa là đối thủ cạnh tranh vừa là nhà cung cấp cho PGC, với thị phần chiếm khoảng 30 % - 35 % nhu cầu thị trường, them vào đó là nhà máy lọc dầu Dung Quốt đi vào hoạt động với dự kiến cung cấp 300.000 tấn/năm, sẽ cung cấp thêm cho thị trường khoảng 15% cũng được PV Gas bao tiêu sản phẩm
* T ình h ình t ài ch ính:
@ kh ả n ăng sinh lợi:
- Chỉ tiêu doanh thu trong các năm qua luôn duy trì được m ức tăng trưởng bình quân 14%/năm, trong khi đó sản lượng bán ra có chiều hướng giảm . Điều đó chứng tỏ kết qủa tăng trưởng này hầu hết hưởng lợi từ việc tăng giá bán sản phẩm.
- 6 tháng đầu n m 2009, doanh thu đạt 726 tỷ đồng , giảm 22% so với cùng kỳ năm trước và đạt 86,2 % kế hoạch cả năm. Như vậy, hoàn thành kế hoạch doanh thu trong các tháng còn lại là khá dễ dàng. Điểm chúng tôi quan tâm là sản lượng bán ra vẫn chưa có sự gia tăng so với cùng kỳ, tuy vậy tỷ suất lợi nhuận gộp có sự cải thiện đáng kể lên mức 20% so với cả năm 2008 chỉ là 11%. Chúng tôi cho là do giá gas thể giới đã giảm mạnh trong khi giá bán trong nước giảm không nhiều. Sự chênh lệch về giá là yếu tố chính mang lại kết quả khả quan này . Tuy nhiên, chi phí hoạt động cũng tăng cao tương ứng trong nửa đầu năm lên mức 14% trên doanh thu so với cả năm 2008 l à 8%, điều này gây nên tỷ lệ lợi nhuận hoạt động kinh doanh / doanh thu chỉ ở mức khiêm tốn 5,4%.
- Khoản thuế của công ty phải nộp trong năm 2009 và 2010 l à 12,5% do được hưởng ưu đãi thuế suất từ chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá
F Cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động:
- Do đơn thuần là một công ty thương mại nên hàng tồn kho trên tổng tài sản của PGC chỉ dao động ở mức thấp 8% - 12%. Tuy nhiên so với các công ty khác cùng ngành tỷ lệ này là cao. Mặt khác giá gas thế giới đang có chiều hướng tăng trở lại và cuối tháng 8 v ừa qua giá gas trong nước cũng đã có sự điều chỉnh tăng khoảng 10%. Vì vậy, với lượng hàng tồn kho cao, PGC có thể sẽ được hưởng lợi không ít từ việc điều chỉnh giá gas tăng lần này.
- Tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp, nợ vay ngân hàng chỉ chiếm 2,2% tổng tài sản , vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh cua PGC hầu như chỉ sử dụng nguồn vốn tự có. Bên cạnh đó, do đặc thù của ngành kinh doanh gas, khoản tiền ký quỹ vỏ bình gas của khách hàng ( trong mục nợ dài hạn) chiếm gần một nửa tổng nợ của công ty. Được biết chi phí sử dụng nguồn vốn này bằng không, đây cũng chính là của cá công ty gas so với các công ty ngành khác.
3.3. Tình hình tiêu thụ mặt hàng gas của Công ty cổ phần gas petrolimex tại việt nam trong những năm gần đây.
3.3.1. Tình hình tiêu thụ
Trong khi mức tăng trưởng thị trường gas của thế giới chỉ từ 3-3,5%/năm thì thị trường gas Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân từ 25-30%/năm. Cũng chính thị trường gas phát triển như vậy mà việc quản lý, kiểm soát dường như không theo kịp. Do đó, thị trường gas đã, đang và sẽ tiếp tục kéo dài tình trạng lộn xộn, mất an toàn.
F Khi cung không đủ cầu:
Theo số liệu điều tra của Vụ Chính sách thị trường trong nước - Bộ Công thương, năm 2000, nhu cầu sử dụng gas tại Việt Nam là 309.000 tấn, thì đến năm 2007, đã tăng lên 900.000 tấn, dự đoán, năm 2008 sẽ tiêu thụ hết khoảng 1 triệu tấn. Và, ước tính đến năm 2015, lượng tiêu thụ gas của Việt Nam sẽ là 1.500 nghìn tấn.
Việt Nam tiêu thụ một lượng lớn gas song quá nửa trong số đó lại nhập khẩu, khoảng 60-70%. Trong 900.000 tấn tiêu thụ của năm 2007, lượng nhập khẩu lên đến 650.000 tấn. Thị trường gas trong nước luôn đứng trước thực tế cầu sử dụng lớn nhanh hơn khả năng sản xuất.
- Vì vậy, việc giá gas liên tục bị đẩy lên cao trong thời gian qua là điều dễ hiểu. Ngày 1-5 vừa qua, các hãng gas đã có thông báo chính thức tăng giá gas ít nhất 7.000đ/bình. Như vậy, giá gas rẻ nhất hiện nay cũng lên đến 250.000 đồng/bình/12kg, còn đối với một số hãng như Petrolimex gas là 279.900 đồng/bình/12kg.
Kéo theo sự tăng trưởng nhanh chóng của nhu cầu sử dụng là một loạt các doanh nghiệp gas cũng được hình thành, đến thời điểm này, trên cả nước có khoảng hơn 70 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh gas với hơn 50 hãng.
Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp so với dung lượng thị trường vẫn ở thế mất cân đối, điều này đã dẫn đến những tiêu cực trong phân phối, tiêu thụ. Chiếm đến 95% lượng gas bán lẻ cho người tiêu dùng do tư nhân đảm nhiệm, cả nước có khoảng hơn 5.000 cửa hàng kinh doanh gas, trong đó Hà Nội có khoảng 1.000 cửa hàng.
Nhưng, trên thực tế, việc kiểm soát các cửa hàng bán lẻ rất khó, vì khi có nhu cầu, người tiêu dùng mua gas qua các cửa hàng là chủ yếu, cũng chính vậy mà không hề biết bình gas nào là chính hiệu của hãng, bình gas nào là giả, là thật.
Bên cạnh đó, cũng cần phải nói đến sự phân phối gas hiện nay. Giữa các tổng đại lý, đại lý với các đại lý cấp 2, 3, 4 hầu như không có các ràng buộc nào về kinh tế và pháp lý. Đó chỉ đơn thuần là quan hệ mua bán thuần túy, “mua bán đứt đoạn”, không chịu trách nhiệm về chất lượng cũng như rủi ro. Chính điều này đã gây ra hiện tượng đầu cơ, nâng giá bán, gian lận thương mại....
3.3.2. Những nhân tố tác động tới tình hình tiêu thụ mặt hàng gas của Công ty cổ phần gas petrolimex tại việt nam trong những năm gần đây.
a. c ác nh ân tố về môi trường sản xuất kinh doanh
Các nhân tố thuộc về môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các công ty. công ty phải nắm rõ được môi trường mới đề ra được
Phương án kinh doanh đúng đắn, xác định đối tác nào, lực lượng nào ảnh hưởng đến hợp đồng kinh doanh của doanh nghiệp, tiện lượng trước xu hướng biến động của chúng để có những phong cách ứng xử phù hợp.
Môi trường kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến công ty như lãi xuất ngân hàng, lạm pháp, thất nghiệp, mức độ tăng tr ưởng GDP các chính sách tiền tệ. Công ty cần có dự báo để khắt phục những hạn chế và vận dụng tối đa điều kiện thuận lợi
Môi trường chính trị: Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, chiến lược kinh t ế của đảng và chính phủ trong điều kiện ta đang phải nhập khẩu gas thì môi trường chính trị sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược cũng như quá trình kinh doanh sản phẩm này.
Môi trường văn hoá xã hội: các yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi của con người qua đó ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ, môi trường văn hoá xã hội bao gồm: dân số, trình độ văn hoá thị hiếu khách hàng, thu nhập. Nước ta hiện nay bình quân thu nhập đầu người rất thấp nhất là khu v ực rộng lớn nông thôn. Mặc dù sản phẩm gas có rất nhiều đặc tính ưu việt nhưng người dân không đủ tiền để thay thế nó cho các sản phẩm thông thường như than củi, rơm rạ…, người tiêu dùng gas chỉ tập trung ở thành phố thị xã nơi người dân có thu nhập cao. Đây là hạn chế lớn nhất cho vi ệc mở rộng thị trường và tăng số lượng tiêu thụ sản phẩm này
Các đối thủ cạnh tranh: Tại Việt Nam hiện nay đã có tổng số 18 công ty kinh doanh gas. Thị trường này được đánh giá là tiềm năng nhưng hết sức hạn hẹp cho 18 công ty cùng kin sức chật trội đối với các công ty trong ngành. Trong 18 công ty thì shell gas, totalgar Mobil unique … có những tiềm năng hết sức to lớn họ có kinh nghiệm trong kinh doanh lâu năm các sản phẩm hoá dầu, tiềm lực tài chính rất mạnh và hiện họ đang áp dụng các chính sách kinh doanh, bán hàng hết sức mềm dẻo qua đó ta thấy sự cạnh tranh diễn ra v cùng khốc liệt, công ty muốn đứng vững trên thương trường thì phải có những kế hoạch chính sách lâu dài, hiện tại phù hợp.
b. Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng thông số có thể đo được và so sánh được với điều kiện kĩ thuật hiện tại và thoả mãn nhu cầu nhất định của xã hội.Với sản phẩm gas thì chất lượng ổn định điều cần lưu ý là chất lượng vỏ bình, van, dây dẫn đây cũng là phương tiện để công ty cạnh tranh với hãng khác giúp thực hiện các mục tiêu cuả mình.
c. Giá cả của sản phẩm gas.
giá cả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cung, cầu trên thị trường. Nó tác động mạnh thu nhập và do đó tác động đến lợi nhuận của công ty.
Khi quyết định giá cả trong kinh doanh công ty cần nghiên cứu các yếu tố :
- Ước lượng được lượng cung cầu của sản phẩm, khối lượng sản phẩm bán được và giá cả của sản phẩm
- Tính được chi phí kinh doanh bỏ ra từ đó có chính sách định giá hợp lý.giá cả phải bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi, với cơ chế thị trường thì giá cao lượng bán ra sẽ giảm do đó công ty buộc phải hạ giá thành sản phẩm bằng cách giảm thiểu chi phí với sản phẩm gas thì chi phí vỏ bình và chi phí vận chuyển là rất lớn.
- Nhận dạng và có cách ứng sử linh hoạt với mỗi loại thị trường : thị trường cạnh tranh hoàn hảo , thị trường độc quyền....
- Các chính sách giá:
+ Chính sách giá cao: giá bán cao hơn giá thống trị trên thị trường áp dụng đối với các doanh nghiệp khi kiểm soát được thị trường hoặc với những doanh nghiệp đưa ra sản phẩm mới ...cới thị trường gas chính sách giá này không phù hợp.
+ Chính sách giá theo thị trường: đây là các định giá phổ biến của các doanh nghiệp tức là định giá sản phẩm xung quanh thống trị trên thị trường. Với sản phẩm gas trong bối cảnh cạnh tranh hết sức gay gắt thì công ty gas petrolimex áp dụng chính sách này là rất phù hợp.
+ Chính sách giá thấp: áp dụng khi công ty muốn tung ra thị trường một khối lượng sản phẩm lớn muốn bán nhanh để thu hồi vốn, tuy nhiên giá thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được, gây tâm lý nghi ngờ cho người tiêu dùng. Phải tính đến ảnh hưởng của chính sách giá này đối với các đối thủ cạnh tranh cùng các hành động trả đũa của họ.
Mặc dù trên thị trường nhất là thị trường thế giới cạnh tranh về giá đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh về chất lượng và hình thức nhưng với đặc trưng của sản phẩm gas thì giá cả sẽ là phương tiện cạnh tranh số một do đó nó rất nhạy cảm, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chính sách giá cực kỳ mềm dẻo
3.4. Phân tích cầu về mặt hàng gas của công ty cổ phần gas petrolimex tại việt nam trong những năm gần đây qua mô hình ước lượng
3.4.1. Kết quả ước lượng
Bảng số liệu về ước lượng nhu cầu tiêu thụ gas trong nước từ năm 2010 đến năm 2015 tính theo quả
TT
Q
P
M
P1
P2
1
110200
402
700
430
370
2
110500
403
750
450
380
3
111500
420
800
460
400
4
125000
430
870
470
420
5
135000
446
900
470
450
6
140000
465
1000
500
460
7
145000
500
1200
510
470
8
145000
520
1220
550
472
9
150000
530
1250
591
473
10
152000
570
1260
591
475
11
155000
580
1300
594
480
12
165000
600
1350
620
480
13
167000
620
1370
625
490
14
170000
625
1400
630
500
15
175000
630
1450
640
520
16
176000
655
1460
659
530
17
180000
665
1465
670
540
18
185000
670
1470
700
550
19
190000
700
1700
710
550
20
200000
713
2000
720
600
Q: là sản lượng gas Petrolimex tiêu dùng trong từng quý (tính theo đơn vị tấn)
P: là giá của gas/ 1 tấn
M : Mức thu nhập bình quân của dân sô trong thành phố Hà Nội trong 1 quý (dv USD)
P1 : Giá của sản phẩm gas sell của công ty gas Sell tính theo đơn vị giá gas/1 tấn
P2: Giá của sản phẩm gas Hồng Hà của công ty Gas Hồng Hà tính theo đơn vị giá gas/1 tấn
Mô Hình Hồi Quy
3.4.2. Phân tích kết quả ước lượng
Hàm cầu ước lượng
a ^ = -26963.41
b^ = 149.6115 Q = -26963.41+ 149.6115P - 1.075629M -11.50458 P1 + 220.5344P2
c ^ = -1.075629
d^ = -11.50458
e^ = 220.5344
Bước 1: Kiểm tra dấu của hệ số
b > 0 không phù hợp về mặt lý thuyết kinh tế
c< 0 thế hiện đây là hàng hóa thứ cấp
d<0 là gas Petrolimex với Gas shell và Gas hồng hà là những hàng hoá thay thế cho nhau
e > 0 => đây là hàng hóa thay thế cho hàng hóa a
Bước 2: khoảng định ý nghĩa thống kê
Khoảng định cặp giả thiết: H0 ; a= 0
H1 ; a # 0
Pvalue của hệ số a = 0.0551 = 5,51% => kết luận rằng hệ số a không ý nghĩa về mặt thống kê và có xác xuất sai là 5,51 % > £ = 5% giá trị value lớn hơn mức sai cho phép là £ = 5%
.
F Khoảng định cặp giả thiết: H0 ; b = 0
H1 ; b # 0
Pvalue: của hệ số b = 0,0143 = 1,43% => kết luận rằng hệ số b có ý nghĩa về mặt thống kê và có xác xuất sai là 1,43 % < £ = 5% hay có thể tin tưởng 98,57% hệ số b có ý nghĩa về mặt thống kê
H0 ; c = 0
F
H1; c # 0
Pvalue: của hệ số c = 0,9111 = 91,11%% => kết luận rằng hệ số c không ý nghĩa về mặt thống kê và có xác xuất sai là 91,11 % > £ = 5% giá trị value lớn hơn mức sai cho phép là £ = 5%
H0 ; d = 0
F
H1 ; d # 0
Pvalue: của hệ số Pvalue của hệ số d = 0.8438 = 84,38% kết luận rằng hệ số d không ý nghĩa về mặt thống kê và có xác xuất sai là 84,38 % > £ = 5% giá trị value lớn hơn mức sai cho phép là £ = 5%
H0 ; e = 0
F
H1 ; e # 0
Pvalue: của hệ số e = 0,0003 = 0,03 => hệ số e có ý nghĩa về mặt thống kê và sắc xuất sai là 0,03%, hay có thể tin tưởng tới 99,97% rằng hệ số e có ý nghĩa về mặt thống kê
Bước 3 : Kiểm tra sự phù hợp của mô hình
R2 = 99,0361 % ð s ự biến động về gas Petrolimex trên thị trường Việt Nam và có khoảng gần 0,96% các biến số khác nằm ngoài mô hình.
Chương 4: Kết luận và một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng Petrolimex Gas trong thời gian tới
4.1: Kết luận
4.1.1: Một số kết luận rút ra.
Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo, năng lượng sạch khá dồi dào. Nguồn năng lượng này có khả năng thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch và các dạng năng lượng nhập khẩu.
Chúng ta không thể phủ nhận “ước lượng và dự báo cầu tiêu dùng”. nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển, phát huy được hết mọi tiềm năng của xã hội và của từng doanh nghiệp. Nhận “ước lượng và dự báo cầu tiêu dùng” của một doanh nghiệp xét cho cùng là để nhằm mở rộng thị trường, tăng doanh thu, là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được. Do vậy, “ước lượng và dự báo cầu tiêu dùng” của doanh nghiệp là một tất yếu mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện.
4.1.2: Những thành tựu của công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm
Petrolimex Gas được đánh giá là một trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị trường Việt Nam với thị phần 20% và là một trong 3 Công ty dẫn đầu về sản lượng bán trên tổng số 20 thương hiệu đã được xác lập trên thị trường. Mạng lưới phân phối của Công ty rộng khắp trên 64 tỉnh thành cả nước, bao gồm trên 40 Công ty, chi nhánh xăng dầu thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam và các Tổng đại lý, đại lý ngoài ngành xăng dầu.
Cùng với sự lớn mạnh của đất nước,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài thảo luận kinh tế học quản lý.doc