Tiểu luận Ưu điểm, chất lượng và hiệu quả của giáo dục từ xa

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

B. PHẦN NỘI DUNG 2

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG CÁI CHUNG VÀ CÁI ĐƠN NHẤT 2

1.1. Định nghĩa 2

1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung 2

CHƯƠNG II: NỘI DUNG 3

2.1. Ưu điểm của giáo dục từ xa 3

2.1.1. Đối tượng học giáo dục từ xa ở Việt Nam 3

2.1.2. Ưu điểm cơ bản của giáo dục từ xa 4

2.2. Chất lượng và hiệu quả của giáo dục từ xa 5

2.2.1. Việc lấy bằng Đại học giáo dục từ xa không dễ và cũng không nhanh 5

2.2.2. Chứng minh giáo dục từ xa mang lại kết quả tốt 6

C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (GIẢI PHÁP) 8

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ưu điểm, chất lượng và hiệu quả của giáo dục từ xa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Phần mở đầu Hiện nay, khi điều kiện kinh tế và mức sống đã nâng cao thì nhu cầu được học tập, đào tạo và đào tạo lại, nâng cao dân trí của nhiều người gia tăng mạnh mẽ. Những áp lực trên đây phần nào tạo nên sự bất cập, quá tải của hệ thống giáo dục, đặc biệt là ở hệ đại học và trung học chuyên nghiệp. Việc tăng ngân sách Nhà nước đã đầu tư mở rộng nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Vì vậy, việc xã hội hoá giáo dục phải là điều tất yếu. Để thực hiện việc xã hội hoá này, hàng loạt nước phát triển đã và đang áp dụng hệ thống giáo dục mở cùng với việc thành lập các viện đại học đào tạo từ xa (ĐTTX). Mô hình đại học mở có nhiều hình thức học khác nhau nhưng hình thức chủ yếu nhất là đào tạo từ xa. Những năm gần đây, giáo dục từ xa (GDTX) ở Việt Nam phát triển khá nhanh, nhiều cơ sở treo bảng tuyển sinh dưới tên gọi này. Nhưng hiểu thấu đáo, thực hiện cho đúng phương châm và tính chất của giáo dục từ xa không phải dễ. ở các nước trên thế giới, họ sử dụng phương tiện thông tin đại chúng làm công cụ chủ yếu trong giáo dục từ xa, người dạy và người học không gặp nhau trực tiếp ở nước ta, do điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng có khác nên chúng ta cũng phải làm khác. Trên thực tế, chúng ta đã có những cải tiến, sáng tạo những hình thức mới phù hợp hơn. Vấn đề liên quan tới giáo dục từ xa có khá nhiều.Tuy nhiên ở đây với mức hiểu biết có hạn, tôi xin trình bày về ưu điểm, chất lượng và hiệu quả của giáo dục từ xa. B. Phần nội dung Chương I: Lý luận chung về cặp phạm trù cái riêng cái chung và cái đơn nhất 1.1. Định nghĩa Cái riêng là một phạm trù triết học chỉ một sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể nhất định, tồn tại tương đối độc lập so với các sự vật khác. Cái chung là phạm trù triết học chỉ những mặt, thuộc tính, quá trình giống nhau và lặp lại ở nhiều cái riêng. Cái đơn nhất là phạm trù triết học chỉ những mặt thuộc tính, quá trình chỉ có ở cái riêng không lặp lại ở cái riêng khác. 1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan Cái chung tồn tại khách quan nhưng chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng, không có cái chung tồn tại độc lập bên ngoài cái riêng. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Điều đó có nghĩa là một cái riêng cụ thể không cơ lập hoàn toàn với cái riêng khác. Trái lại, thông qua vô số những liên hệ trung gian, những sự chuyển hoá, cuối cùng chúng ta cũng tìm thấy giữa những cái riêng hết sức xa lạ vẫn có những cái chung nhất định. Cái riêng là cái toàn bộ nên phong phú hơn cái chung. Cái chung là bộ phận nhưng sâu sắc hơn vì nó thường gắn liền với bản chất của sự vật. Cái chung là bộ phận của cái riêng nên cái riêng không gia nhập hết vào cái chung. Những mặt, thuộc tính chỉ duy nhất có ở mặt cái riêng ta gọi là cái đơn nhất. Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau trong những điều kiện xác định. chương II: Nội dung 2.1. Ưu điểm của giáo dục từ xa 2.1.1. Đối tượng học giáo dục từ xa ở Việt Nam Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế và tiếp đó là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam đang đứng trước một thách thức có tính lịch sử. Vừa chống nguy cơ tụt hậu, vừa phải tăng tốc độ phát triển để trong một thời gian không dài có thể rút ngắn và bắt kịp trình độ phát triển của đa số các nước trong khu vực. Để đạt được điều đó, vấn đề nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều đó có nghãi là cần mở cơ hội học tập, tạo điều kiện rộng rãi cho mọi người dân được tiếp cận với các cơ hội giáo dục - đào tạo tuỳ theo nhu cầu và khả năng của mỗi người. "Trong bối cảnh đó, đại học mở Hà Nội là cơ sở đầu tiên ở nước ta được bộ giáo dục và đào tạo giao cho nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu với loại hình đào tạo từ xa" (thông tin trên mạng Internet www.google.com/ giáo dục từ xa). Sinh viên Việt Nam theo học Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp… là những hình thức đào tạo giáo dục từ xa cũng là một hình thức đào tạo. Tuy nhiên đào tạo từ xa là phương thức đào tạo mới, hiện đại. Vậy so với các hình thức đào tạo trên, giáo dục từ xa có điểm gì chung và điểm gì riêng, cái chung của hình thức đào tạo giáo dục từ xa này nổi bật rõ rệt ở thành phần và số lượng đối tượng theo học. Phong phú và đông đảo chỉ tính riêng giáo viên tiểu học và trung học cơ sở muốn học để chuẩn hoá và nâng cao trình độ đã tới hàng chục vạn người. Rồi những người muốn học, nhưng điều kiện và hoàn cảnh không cho phép học chính quy cũng như tại chức, những người ở không cố định một chỗ, bộ đội, công an, cán bộ không thể nghỉ công tác để đi học, sinh viên chính quy muốn học bằng thứ 2, thứ 3. Về lý thuyết là như vậy, còn trên thực tế, có những người học theo chương trình phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình thì khó mà tính được cụ thể (họ học để nâng cao trình độ chứ ít nghĩ đến chuyện lấy bằng). Riêng ở viện đại học mở Hà Nội, có khoảng 13.000 sinh viên, ở trung tâm giáo dục từ xa của Đại học Huế có hơn 16.000 sinh viên, ở đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh có trên 10.000 sinh viên (số liệu trên mạng Internet www.goole.com/ giáo dục từ xa) Đây là ba cơ sở thực hiện đúng phương châm và tính chất giáo dục từ xa. Còn một số trung tâm giáo dục từ xa khác cung tuyển sinh, cũng dạy, nhưng đấy không phải là giáo dục từ xa mà là đại học tại chức trá hình. Nghĩa là thầy và trò vẫn gặp nhau trong những giờ lên lớp. 40% số người theo học giáo dục từ xa ở viện Đại học mở Hà Nội là con em những gia đình nghèo, họ không có điều kiện theo học chính quy. Phần còn lại là cán bộ, công nhân viên chức - những người không thể rời bỏ nhiệm sở để đi học; một con số khá lớn là bộ đội công an và một số ít là sinh viên chính quy học bằng thứ 2. ở trung tâm giáo dục từ xa Đại học Huế, số đông nhất là giáo viên tiểu học, trung học cơ sở học để đáp ứng đòi hỏi chuẩn hoá. Số còn lại, thành phần cũng tương tự như viện đại học Mở Hà Nội; thành phần ở Đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh cũng có cơ cấu như vậy. (Thông tin trên mạng Internet www.google . com / giáo dục từ xa). 2.1.2. Ưu điểm cơ bản của giáo dục từ xa Giáo dục từ xa có ưu điểm cơ bản mà các hình thức đào tạo khác không có được. Thứ nhất: phục vụ được nhiều người học cùng một lúc; thứ hai: người học chủ động về thời gian, có thể lựa chọn thời gian thích hợp; thứ ba: ít tốn kém đối với người học. Với nhiều người, ưu điểm thứ ba quả là hấp dẫn. Nhưng chi phí cụ thể là bao nhiêu? So với sự chính quy, nó tiết kiệm được bao nhiêu? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cùng tính toán cụ thể, chi tiết như sau: Để hoàn thành chương trình của 3 học kỳ đầu (kiến thức cơ sở, cơ bản), sinh viên hệ chính quy phải học và thi trong 18 tháng. Chi phí cho việc ăn ở, đi lại, đóng học phí, mua sách vở…trung bình khoảng 450.000 đ/tháng (ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn), tổng cộng hết 8.100.000đ. Để hoàn thành chương trình này, những người học giáo dục từ xa phải học và thi xong 90 đơn vị học trình (15 tiết là 1 học trình) của 19 môn học. Chi phí cụ thể, 25.000đ mua giáo trình, tài liệu cho một môn học, tính chung là 475.000 đ; lệ phí thì mỗi môn 20.000đ, tính chung là 380.000đ, mỗi môn học, giáo viên hướng dẫn trực tiếp (chủ yếu là phải đáp ứng thắc mắc) trung bình 1,5 ngày, khoản tiền bồi dưỡng tổng cộng khoảng 150.000đ. Như vậy tổng chi phí sẽ là 1.000.000đ, bằng 1/8 học chính quy. Trên thực tế, có trung tâm thutiền theo năm học, mỗi năm từ 800.000đ đến 1.200.000 đ (tuỳ theo ngành học) như vậy là mức thu của các cơ sở có chênh lệch nhau, điều này được giải thích là tiền mua học liệu (giáo trình, băng tiếng, băng hình, đĩa CD…) khác nhau. Đúng là mức chi phí của người học giáo dục từ xa thấp hơn nhiều lần so với học chính quy. Nhưng chất lượng của giáo dục từ xa ra sao? Đấymới là điều mà xã hội quan tâm nhất. 2.2. Chất lượng và hiệu quả của giáo dục từ xa 2.2.1. Việc lấy bằng Đại học giáo dục từ xa không dễ và cũng không nhanh Giữa học chính quu và giáo dục từ xa có rất nhiều điểm khác nhau. Tuy vậy, dốt cuộc cuối cùng của quá trình theo học đều là việc lấy bằng. Theo lý thuyết, nếu những người học từ xa thực hiện đúng yêu cầu và tự mình đọc sách, nghe băng và suy nghĩ thì kiến thức họ nắm được sẽ rất chắc chắn, bởi họ học một cách chủ động, thực chất. Đương nhiên, việc kiểm tra, đánh giá nghiêm túc sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng. Thực tế ở viện Đại học Mở Hà Nội có khoảng 80% số người đăng ký học hoành thành 90 đơn vị học trình của phần cơ sở, cơ bản 70% trong số đó vượt qua các kỳ thi và được xác nhận là đủ trình độ để học tiếp. Còn ở trung tâm giáo dục từ xa của Đại học Huế có 63% tổng số người vượt qua các kỳ thi. Như vậy số người bỏ cuộc và hỏng thi khá lớn, xấp xỉ 40%. Điều này chứng tỏ học để lấy bằng đại học theo con đường từ xa không dễ và cũng chẳng nhanh (dự kiến là phải mất từ 5 năm đến 6 năm rưỡi mới hoàn thành chương trình Đại học). 2.2.2. Chứng minh giáo dục từ xa mang lại kết quả tốt Chúng ta dễ dàng nhận thấy giáo dục từ xa mang lại kết quả tốt. Bằng chứng là ngày càng có nhiều người theo học giáo dục từ xa là phương thức đào tạo mới, hiện đại. Phương thức này hiện nay được áp dụng tại Việt Nam và ngày càng phát triển nhờ có những thành tựu mới của kỹ thuật nghe nhìn, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin khác với các phương thức giáo dục truyền thống "mặt đối mặt" yêu cầu phải có lớp học, giảng đường với những quy định chặt chẽ về số học sinh lên lớp, về tỷ lệ giáo viên trên sinh viên. Học từ xa lấy tự học là chủ yếu và có sự hỗ trợ tích cực của giáo trình, tài liệu, băng tiếng, băng hình, truyền thanh, truyền hình và máy vi tính… đồng thời kết hợp với sự hướng dẫn định kỳ của giảng viên tại các cơ sở vệ tinh đặt tại các đại phương. Bởi vậy xét về phương diện kinh tế thì đây là phương thức giáo dục ít tốn kém nhất cho người học chính vì lẽ đó mà số người theo học loại hình đào tạo từ xa ngày càng tăng. Với các loại hình đào tạo khác chúng ta dễ dàng thấy được chất lượng và hiệu quả của chúng. Tuy nhiên giáo dục từ xa ngoài việc thi ra, hiện nay chúng ta chưa có cách gì để kiểm tra đánh giá chất lượng, phải chờ cuộc sống trả lời. Nhưng học thì vẫn hơn! Trước đây giáo viên ở vùng sâu, vùng xa hầu như không đọc sách, mà muốn đọc cũng không có sách tốt mà đọc. Nay theo học, họ phải đọc hàng trăm ngàn trang sách mỗi năm. Mà những sách đó lại do những giáo sư, tiến sĩ có tên tuổi viết. Như vậy thì ít nhiều đã có hiệu quả. Hơn nữa, khi đi học, họ ngấm ngầm thi đua với nhau: "anh đỗ mà tôi không đỗ thì tôi xấu hổ, tôi phải cố gắng…" Theo quy chế của bộ giáo dục và đào tạo vừa ban hành về tổ chức đào tạo, thi kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp theo hình thức giáo dục từ xa. Văn bằng chứng chỉ là những cái chung mà sau qúa trình theo học các loại hình đào tạo sinh viên được nhận "Văn bằng chứng chỉ của hình thức giáo dục từ xa do các cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp là văn bằng chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được Nhà nước đảm bảo về tính pháp lý và giá trị sử dụng như văn bằng chứng chỉ của các loại hình giáo dục khác" (thông tin trên mạng Internet www.google.com/ giáo dục từ xa). Còn quá sớm để khẳng định giáo dục từ xa là một loại hình đào tạo có chất lượng và hiệu quả cao. Nhưng những ưu điểm đặc trưng của nó thì đã thấy rõ. Nhiều chuyên gia về giáo dục trên thế giới cho rằng, sau này chỉ những người trẻ tuổi có điều kiện thuận lợi mới cho hệ chính quy, còn lại sẽ theo học giáo dục từ xa. C. Phần kết luận và kiến nghị (giải pháp) Giáo dục từ xa xét cho cùng là một quá trình tự học theo chương trình được soạn thảo kỹ càng và được hướng dẫn chu đáo. Nhưng kết quả như thế nào lại phụ thuộc chủ yếu vào người học. Theo ý kiến của riêng tôi, chúng ta có thể căn cứ vào 15 - 20 ngày đầu tiên để xác định thái độ học tập của từng người. Nếu những người hễ có thời gian rảnh rỗi là tranh thủ học ngay - họ là những người sẽ học có kết quả, còn những người lần nữa sẽ bỏ cuộc. Nếu thiếu quyết tâm, không có tính kiên trì không chịu khó thì không thể học từ xa được. Đương nhiên mỗi người có phương pháp và phong cách học riêng, nhưng 2 thao tác cơ bản phải có là đọc sách và độc lập suy nghĩ, nếu ai ngại thực hiện hai thao tác này thì đừng nên nghĩ tới học từ xa. Nhưng yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng là cách quản lý và sự nghiêm túc của các cơ sở giáo dục từ xa. Nếu việc tổ chức thi và chấm thi đúng yêu cầu thì mọi việc sẽ chấp nhận được. Hiện nay đã có một số người Việt Nam theo học giáo dục từ xa của một số trường Đại học Anh, úc…đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, những người này phải học thật sư với nỗ lực tối đa. Như vậy là giáo dục từ xa (hay còn được gọi là "ĐTTX") đã trở thành một loại hình đào tạo phổ biến. Nó sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực. Nó cũng tạo điều kiện để cho một số người sống và làm việc ở Việt Nam có thể hoàn thành chương trình đào tạo ở nước ngoài. Tiềm năng của loại hình đào tạo này rất lớn, hy vọng là chúng ta khai thác một cách có hiệu quả. "Điều cơ bản là phải hiểu đúng bản chất của nó - học vì kiến thức là chính chứ không phải vì bằng cấp là chính; tổ chức loại hình này để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực là chính chỉ không phải vì tiền là chính". Đương nhiên, những người học tốt sẽ có bằng, những người làm tốt sẽ có tiền. tài liệu tham khảo 1. Giáo trình triết học Mác - Lênin (Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội) 2. Các loại thông tin liên quan đến GDTX trên mạng Internet (www.google . com/ giáo dục từ xa) bản cam kết Tôi xin cam kết những gì tôi viết ở trên đều là của tôi, không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu của ai, không nhờ người khác làm hộ. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. mục lục A. Phần mở đầu 1 B. Phần nội dung 2 Chương I: Lý luận chung về cặp phạm trù cái riêng cái chung và cái đơn nhất 2 1.1. Định nghĩa 2 1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung 2 chương II: Nội dung 3 2.1. Ưu điểm của giáo dục từ xa 3 2.1.1. Đối tượng học giáo dục từ xa ở Việt Nam 3 2.1.2. Ưu điểm cơ bản của giáo dục từ xa 4 2.2. Chất lượng và hiệu quả của giáo dục từ xa 5 2.2.1. Việc lấy bằng Đại học giáo dục từ xa không dễ và cũng không nhanh 5 2.2.2. Chứng minh giáo dục từ xa mang lại kết quả tốt 6 C. Phần kết luận và kiến nghị (giải pháp) 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28395.doc
Tài liệu liên quan