Mục Lục
PHẦN NỘI DUNG
I. Vài nét về văn học so sánh
CHƯƠNG I: SƠ KHẢO NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” (CÙ HỰU) VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” (NGUYỄN DỮ)
I. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GỮA “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC”
II. TÌM HIỂU CHUNG VỀ “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC”
1. Tác giả
2. Tác phẩm
CHƯƠNG II: NHỮNG KẾ THỪA VÀ SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DỮ
“Truyền kì mạn lục” qua so sánh “Mẫu đơn đăng ký” và “Mộc miên thụ truyện”
I. TỪ “MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ” ĐẾN “MỘC MIÊN THỤ TRUYỆN”: NHỮNG KẾ THỪA
1. Motipe người lấy vợ ma
2. Cốt truyện, kết cấu
3. Không gian - thời gian
4. Tương quan hệ thống nhân vật
II. TỪ “MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ” ĐẾN “MỘC MIÊN THỤ TRUYỆN” NHỮNG SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DỮ
1. “Chuyện cây gạo” mang đậm phong vị văn học Việt Nam
2. Tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ
III. KẾT LUẬN CHUNG
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4363 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vài nét về văn học so sánh và ứng dụng vào tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt giữa truyện cây khế của Việt Nam và truyện Xúc ca tố và Xúc ca tá của Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thức được tầm quan trong của mảng kiến thức văn học dân gian trong văn học lớp 10 liên quan dến việc giảng dạy văn học cấp ba của tôi nên tôi chọn dề tài này cho bài tiểu luận của mình.
Sự so sánh, đối chiếu hai tác phẩm không nhằm mục đích xác định tác phẩm nào có giá trị hơn mà để tìm hiểu so sánh, phân tích về: Nhân vật, kết cấu, cốt truyện, chủ đề tư tưởng…để thấy được nét tương đồng, dị biệt cơ bản trong truyện cổ tích Việt & Lào cũng như nguyên nhân của những điểm dị biệt và tương đồng đó.
PHẦN NỘI DUNG
I. Vài nét về văn học so sánh.
Trước hết ta phải hiểu văn học so sánh là gì? Nó là một bộ môn hay là một phương pháp?
Văn học so sánh ban đầu chỉ là một phương pháp. Trong cuộc sống hàng ngày so sánh là một yêu cầu tự nhiên, là một trong những phương pháp để xác định sự vật về mặt định tính, định lượng hoặc ngôi thứ. Còn trong nghiên cứu văn học, nó là một phương pháp dùng để xác định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Tức là ban đầu nó chỉ là một phương pháp nghiên cứu văn học, được gọi là phương pháp so sánh.
Đến thế kỉ XIX, nó được coi là một bộ môn văn học sử được tiến hành theo phương thức so sánh. Là một bộ môn văn học sử nghiên cứu sự phát triển của văn học nhân loại qua những mốc lịch sử từ đó vẽ ra bức tranh phát triển về mặt lịch đại, đồng đại và chỉ ra quy luật phát triển của văn học, nghiên cứu những đặc điểm chung nhất của văn học nhân loại. Khái niệm “văn học so sánh” gần gũi tuy nhiên không đồng nhất với “văn học thế giới”.
Một nhà mĩ học người Rumani ( J.Vianu) đă quan niệm “ văn học thế giới” không phái là tổng số các nền văn học dân tộc. Lịch sử văn học thể giới lựa chọn trong khối lượng đồ sộ các sự kiện của các nền văn học dân tộc để chỉ giữ lại những sự kiện có tầm quan trọng quốc tế trong văn học thế giới và những sự kiện mà với tư cách là người phát, người truyền đạt hoặc người tiếp nhận sự ảnh hưởng, chúng đã đóng một vai trò trong việc hình thành các trào lưu của văn học thế giới.
Như vậy là văn học thế giới chỉ quan tâm tới cái quốc tế ( tương ứng với cái chung trong phạm trù cái chung trong triết học). Giữa văn học thế giới với văn học so sánh có những chỗ giống nhau: phát huy những giá trị tiến bộ chung của các nước khác nhau nhưng văn học so sánh còn có thêm một mục đích cơ bản nữa là chứng minh tính đặc thù của các nền văn học dân tộc. Nó là cầu nối văn học sử dân tộc và văn học thế giới.
Với sự ra đời “ Tạp chí lịch sử văn học so sánh” ( 1886) đã khẳng định sự ra đời của bộ môn văn học so sánh.
Ngày nay Văn học so sánh ngày càng được xác định là bộ môn khoa học cần thiết nhằm phục vụ trước hết cho văn học sử dân tộc và văn học sử thế giới với hai mục đích cơ bản: xác định tính khái quát khách quan của văn học nhân loại và chứng minh tính đặc thù của các nền văn học dân tộc.
Bộ môn văn học so sánh đã đề cập trọn vẹn đến một cặp phạm trù: cái chung – cái riêng. xét về mặt triết học thì cái riêng bao hàm cái chung và cái đặc thù. Tuy nhiên điều phân biệt này chưa quan trọng, quan trọng là phải thấy được sự chuyển hoá lẫn nhau giữa cái đặc thù và cái chung, trong văn học so sánh cũng vậy, phải biết cái đặc thù dân tộc và cái quốc tế là một việc làm cần thiết nhưng tuyệt đối không được coi là mục đích tự thân.
Đối tượng nghiên cứu của văn học so sánh trước hết là các mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học .
Mới đầu các nhà so sánh luận ở Châu Âu ( thế kỉ XIX) thường sử dụng phương pháp thực chứng. Họ tiến hành đối chiếu văn bản ,để tìm ra những điểm giống nhau về các mặt: tư tưởng, đề tài, phong cách ,kĩ thuật xây dựng tác phẩm…để xác định các hiện tượng giao lưu văn học một cách thuần tuý thực chứng, thuần tuý sự kiện. Họ không chú ý đến các sự kiện khách quan và chủ quan cụ thể của nhân tố tiếp nhận sự ảnh hưởng, cũng như không phân biệt hiện tượng bị ảnh hưởng thụ động với hiện tượng vay mượn chủ động.
Đến cuối những năm 60, sự tiến bộ của văn học so sánh được đánh dấu bằng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các chuyên gia so sánh XHCN và phương Tây, chủ trương mở rộng phạm vi nghiên cứu văn học so sánh ra cả về mặt không gian, thời gian. Văn học so sánh không chỉ nghiên cứu các quan hệ văn học quốc tế trực tiếp mà còn đề cập đến cả những điểm giống nhau về loại hình giữa các nền văn học do đặc điểm lịch sử xã hội giống nhau đẻ ra, chứ không phải do ảnh hưởng giữa chúng với nhau.
Các công trình nghiên cứu hiện tượng tương đồng đã cho chúng ta thấy rằng co hai loại hiện tượng tương đồng: tương đồng lịch sử bao gồm hiện tượng tương đồng cùng thời, tương đồng kế tiếp và tương đồng phi lịch sử.
Loại tương đồng lịch sử là tương đồng của những trào lưu thuộc các nền văn học kế cận nhau như các trào lưu thời Phục hưng, cổ điển… ở Châu Âu và phương Tây. Còn loại hình tương đồng phi lịch sử là sự giống nhau giữa các nền văn học cách xa nhau về không gian và thời gian. Qua việc nghiên cứu sự giống nhau phi lịch sử này các nhà nghiên cứu so sánh sẽ cung cấp tư liệu cho các nhà lí luận văn học để họ rút ra những kết luận bổ ích và xác đáng về qui luật phát triển chung của văn học. Đồng thời việc nghiên cứu hiện tượng tương đồng phi lịch sử cũng làm sáng tỏ sự phát sinh, phát triển của một thể loại, một loại hình văn học cụ thể qua đó góp cho các nhà lí luận văn học rút ra những kết luận về thể loại hay loại hình học.
Việc nghiên cứu hiện tượng tương đồng giữa các nền văn học cũng cung cấp tư liệu và gợi ý hướng dẫn cho các nhà viết sử văn học dân tộc, cho các nhà phê bình và lí luận để họ khái quát nên những nhận xét và luận điểm về các vấn đề văn học sử dân tộc hoặc lí luận văn học.
Dựa vào kết quả nghiên cứu của văn học so sánh, các nhà phê bình và lí luận sẽ có những đánh giá chính xác hơn, tránh sa vào quan điểm phiến diện sôvanh. cũng như tránh sa vào lôí phê bình thuần tuý xa rời thực tế.
Đối tượng nghiên cứu thứ ba của văn học so sánh là các điểm khác biệt độc lập. Việc so sánh các điểm khác biệt, độc lập không phải là mục đích tự thân, không phải chỉ để chứng minh đơn thuần cái này khác cái kia mà nó nhằm phục vụ những mục tiêu rất cụ thể của nhà nghiên cứu. đối tượng này là đối tượng bổ sung cho hai đối tượng đầu làm cho văn học so sánh trở thành bộ môn hoàn chỉnh và hữu hiệu.
CHƯƠNG I: SƠ KHẢO NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” (CÙ HỰU) VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” (NGUYỄN DỮ).
I. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GỮA “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC”.
Trong văn xuôi Việt Nam thời Trung đại, “Truyền kì mạn lục” là tác phẩm có giá trị lớn. Tác phẩm đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà phê bình trên nhiều khía cạnh, phương diện. Đã có nhiều công trình khám phá các vấn đề chính các tác phẩm như: Số phận người phụ nữ về những motip dân gian,… Vài thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của lí luận văn học so sánh, các nhà nghiên cứu tiến hành tìm hiểu “Truyền kì mạn lục” trong mối quan hệ với các tác phẩm khác, đặc biệt lưu tâm tới sự gần gũi giữa “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu.
Ngay từ khi tác phẩm mới ra đời, ác học giả thời trung đại đã ý thức được sự tương đồng ở một mức độ nào đó giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”. Trong lời tựa “Truyền kì mạn lục” viết năm Vĩnh Định sở niên (1547), Hà Thiện Hán khẳng định: “Xem văn từ của sách thấy không ra khỏi yêu giận của Tông Cát? Lê Quý Đôn trong “Văn nghệ chí” phần truyền kỳ ở “Đại Việt thông sử” cũng cho rằng: “Về đại thể phỏng theo tập Tiễn đăng của nhà nho đờiNguyễn”. Lời ghi của Phan Huy Chú trong “Văn tịch chí” cũng thống nhắt với các ý kiến trên phê rằng “Sách “Truyền kì mạn lục” đại lược bắt chước (hiệu) cuốn “Tiễn đăng tân thoại” của nhà Nho đời nhưng”.
Mặc dù chỉ ra Nguyễn Dữ “phỏng theo” “bắt chước” “Tiễn đăng tân thoại” nhưng các học giả thời trung đại không có ý coi trm là tác phẩm sao chép, cảibiên, càng không phải là cái bóng của nguyên mẫu. Họ đánh giá cao sức sáng tạo của Nguyễn Dữ, coi tác phẩm là “trứ tác” đặc sắc (Lê Quý Đôn) và là ông “thiện cổ kì bút” (Vũ Phương Đề).
Sau này, các nhà nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục” ở nhiều khía cạnh, phương diện và họ đều khẳng định sự sáng tạo, phát triển trong thể loại của Nguyễn Dữ.
Trong cuốn “truyện ngắn Trung Quốc thời trung cổ” chương CừHụ và truyền kì Việt Nam tác giả K.J.Gôn-lư-ghi-na. Sau khi tiến hành so sánh kỹ lưỡng “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại” đã rút ra nhận xét:”Trong các truyện của Nguyễn Dữ, phần lớn là hoạt động phát triển trên cái nền của những sự kiện lịch sử có thật ở Việt Nam. Nhiều tình tiết không về lịch sử dân tộc đã được đưa vào truyện. Do vậy, tác phẩm mang đạm tính dân tộc, (Sđd, Nxb Khoa học Moskva, 1980).
Trong bài biết “Về mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại”” và “Truyền kì mạn lục” (TCVH.S3-1987) tác giả Phạm Tú Châu khẳng định “truyền kì là một sáng tác văn học thực thụ chứ không phải chỉ mới có “tính chất văn học” càng không phải là một “công trình ghi chép” như tác giả khiêm tốn tự nhận”.
Nghiên cứu, học tập các quan điểm, các cách tiếp cận từ những công trình nghiên cứu đã có và tiến hành trong khuôn khổ cho phép, người viết đề xuất hướng so sánh, chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt hai truyện trong “Tiễn đăng tân thoại” (mẫu đơn đăng ký) và “Truyền kì mạn lục” (Mộc miên thụ truyện), từ đó khẳng định những sáng tạo, phát triển cũng như bản sắc dân tộc trong ngòi bút Nguyễn Dữ.
II. TÌM HIỂU CHUNG VỀ “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC”.
1. Tác giả:
Tác giả của “Tiễn đăng tân thoại” là Cù Hựu (1347 - 1433) tiên chữ là Tông Cát. Ông sinh ravà lớn lên tại Sơn Dương, huyện Hoài An, tỉnh Giang Tô. Ông là một tác gia viết truyền kì, sáng tác thơ nổi tiếng, ông đồng thời là một học giả Cù Hựu sống vào buổi giao thời giữa nhà No và Minh …, loạn lạc liên miên, xã hội đen tối .
Tác giả của “Truyền kì mạn lục” là Nguyễn Dữ quê ở xã Đoàn Lâm, Hạ Gia Phúc, Hồng Châu, nay là Thanh Miện, Hải Dương. Ông là một dòng dõi khoa hoạn đẵtngf thi đỗ và làm quan, ôm ấp lý tưởng hành đạo. Nguyễn Dữ sống vào khoảng cuối thế kỉ 15, nửa đầu thế kỷ 16. Đây là thế kỉ loạn li, rối ren, đen tối trong lịch sử Việt Nam. Nội chiến kéo dài, đất nước chìm trong cảnh nồi da xáo thịt, huynh tệ tương tàn.
Mặc dù có sự khác nhau về thời đại lịch sử nhưng bối cảnh xã hội phong kiến mà Cù Hựu và Nguyễn Dữ phải sống có những nét tương đồng. Họ đều bất lực trên cuộc đời, bế tắc trong việc chọn lựa cho mình một chố đứng trong xã hội.
2. Tác phẩm:
2.1. Tên tác phẩm và vấn đề thể loại:
“Tiễn đăng tân thoại” [ ] có nghĩa là: Khêu đén ghi lại những câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Trong đó chữ “thoại” (giai thoại) chỉ những câu chuyện hay, hấp dẫn do sáng tạo, hư cấu mà nên.
“Truyền kì mạn lục” [ ] có những là: Ghi chép tân mạn những truyện hoang đường, kỳ ảo trong dân gian. Trong đó chữ “truyền kỳ” [ ] được dùng với những hoang đường.
Cả hai tác phẩm đều được thể loại truyền kì.
Truyền kì [ ] là một thể loại văn học bắt nguồn từ Trung Quốc, ở Trung Quốc hai từ này chỉ những chuyện hoang đường không có thật được hiểu với nghĩa mỉa mai châm biếm; Thời kì không nằm trong kho “văn” và bị xếp vào “ngoại thư”.
Theo giáo sư Trân Xuân Đề, truyền kì có những là truyền thuyết đồng nghĩa với chữ chí (ghi chép). Kỳ là kỳ quái, kỳ dị. Thời kỳ là truyền bá những câu chuyện kỳ quái, sau này, nó trở thành mộtthể loại văn học.
2.2. Thời gian ra đời và kết cấu:
“Tiễn đăng tân thoại” viết năm thứ 11 niên hiệu Hồng Vĩ đời Minh (1378), 3 năm sau (1381) mới được in. tác phẩm gần 4 quyền, mỗi quyển gồm 5 truyện. Ngoài ra còn có 2 truyện phụ lục.
“Truyền kì mạn lục” ra đời vào khoảng giữa thế kỉ 16. tác phẩm cũng gần 4 quyển, mỗi quyển có 5 truyện. Gần đây, GS Nguyễn Đình Na đã tìm thấy cho 2 truyện phụ lục bị thất lạc của tác phẩm. Đây là việc làm có ý nghĩa nhưng rất lớn đối với việc nghiên cứu “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại”.
Nhưvậy, 2 tác phẩm hoàn toàn giống nhau về mặt kết cấu.
2.3. Chủ đề:
“Tiễn đăng tân thoại”: tập truyện hầu hết là các truyện tình đậm hương son phấn và truyện quái dị của quỷ thần. Qua đó, tác giả phần nào những hiện thực xã hội đương thời cũng hoặc nói lên nguyện vọng của kẻ sĩ của người dân.
“Truyền kì mạn lục” bên trong cái vẻ hoang đường kì ảo, tác phẩm là cả một nội dung xã hội phong phú đa dạng, một khunh hướng sáng tạo đậm đà tư tưởng nhà văn.
*Bước đầu tìm hiểu những nét chung, chúng ta thấy có nhiều điểm tương đồng giữa 2 tác phẩm. Song với hai tác giả, hai thời đại, hai thời kỳ địa hướng khác nhau, hai tác phẩm có nhiều nét khu biệt đáng chú ý. Vậy mối quan hệ tương đồng và dị biệt này thể hiện như thế nào trong các truyện cụ thể của hai tác phẩm.
CHƯƠNG II: NHỮNG KẾ THỪA VÀ SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DỮ TRONG “ TRUYỀN KÌ MẠN LỤC”
“Truyền kì mạn lục” qua so sánh “Mẫu đơn đăng ký” và “Mộc miên thụ truyện”.
“Mẫu đơn đăng ký”: truyện về cây đèn mẫu đơn là truyện T9 thuộc quyển 2 của “Tiễn đăng tân thoại”
“Mộc miên thụ truyện”: truyện cậy gạo là truyện T3 thuộc g1 của “Truyền kì mạn lục” .
I. TỪ “MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ” ĐẾN “MỘC MIÊN THỤ TRUYỆN”: NHỮNG KẾ THỪA:
Tìm hiểu những kế thừa của Nguyễn Dữ chính là việc so sánh, rút ra những điểm tương đồng giữa (a) và (B). Người viết tiến hành so sánh trên các phương diện:
1. Motipe người lấy vợ ma.
Đây là môtype thườgn thấy trong truyện truyền kì. Motype này tạo ra không khí ma quái, rùng rợn trong tác phẩm. Motype này có ý nghĩa khác nhau với motype người lấy vật ở tct.
2. Cốt truyện, kết cấu.
Cả hai tác phẩm đều cùng có một cốt truyện, một kiểu kết cấu.
(A) và (B) đều viết về số phận bi thảm của người phụ nữ. Họ là những cô gái chết trẻ (oan hồn của họ không siêu thoát mà vẫn còn quyến luyến trần gian. Họ quyến rũ những chàng trai ham mê sắc dục, sau đó cùng nhau tác oai tác quái và bị đạo nhân trừ diệt. Viết về số phận bi thảm của người phụ nữ không phảichỉ lúc còn sống, hai tác phẩm dựng lại chút hạnh phúc trần gian mà họ cố níu kéo sau khi đã chết. Nhưng niềmhạnh phúc ấy chẳng kéo dài bao lâu, ho còn bị trừng phạt bi thảm hơn gấp nhiều lần.
(A) và (B) đều có cùng một cách kết thúc, một cách mở đầu.
(A) mở đầu bằng việc giới thiệu nhân vật Trình Trung Ngộ và cuộc gặp gỡ giữa chàng với nàng Nhị Khanh (B) cũng dành giới thiệu thân thếKiều Sinh và cuộc gặp gỡ với Lệ Khanh ở phầnđầu tác phẩm. Kết thúc của cả 2 tác phẩm là sự trừng phạt đối với những hồnma và sự bí ẩn ra đi không để lại tung tích của vị đạo sĩ.
3. Không gian - thời gian:
Không gian trong cả hai tác phẩm đều vắng vẻ, hiu quạnh, có phần ma quái. Tính chất ma quái thể hiện rõ nhất khi các tác giả miêu tả “nhà” của các hồn ma. “nhà” của Lệ Khanh là “chùa giữa Hồ Tây, đến tận cùng hành lang thì thấy một gian buồng tối trong buồng đặtquan tài”. Hình ảnh ngôi chùa vắng vẻ, hiu quạnh giữa hồ được nhắc tới 3 lần trong “Chiếc đèn mẫu đơn”, “Nhà” của Nhị Khanh là một nơi thuộc “Đông Thôn “Chung quanh có bức tường rào bằng gióng tre, thỉnh thoảng chen lẫn một vài khóm lau khô, trong có túp lêu gianh nhỏ lụp xụp”, “thấy ở gian bên phía tả kê một chiếc giườngmây nhỏ, trên giường có một cỗ áo quan…”
Ở đây, người viết nhận thấy chi tiét Nhị Khanh “chét đã nửa năm, hận quàn ở ngoài đồng ngày bên cạnh làng”. Không phù hợp với phong tục vủa người Việt Nam. Phải chăng đây là chi tiết Nguyễn Dữ học tập nguyên mẫu từ tác phẩm của Cù Hựu?.
Thời gian trong hai tác phẩm chủ yếu là nửa đêm, là những đêm tối trời. Điều này rất phù hợp với quan niệm của người phương đông. Nửa đêm là lúc ma quỷcó thể hiện hình phần của 2 câu chuyện mà mô tả hầu hết những dị biệt của 2 câu chuyện bị bao phủ bởi bóng đêm là dụng ý của các tác giả: để nhằm phát triển thệ tích chất kỳ ảo, ma quái trong tác phẩm.
Từ nhận thức về không gian và thời gian nhưvậy, người viết có liên tưởng tới không khí thời đại mà các tác giả phải sống tăm tối tăm triền miên, nghe đâu đó tiếng kêu rên của chết chóc, loạn li, chiến tranh.
4. Tương quan hệ thống nhân vật.
“Chiếc đèn mẫu đơn” gồm có những nhân vật chính:
-Kiều sinh: “nhà ở dưới núi Trấn Minh, mới goá vợ”.
-Lệ Khanh: chết khi mới k17 tuổi.
-Kim Liên: Là a hoàn làm bằng đồ mã, tay xách đèn mẫu đơn.
-Vị đạo nhân ở ẩn trên núi xuống giúp nhân dân trừ yêu ma rồi bí mật một cách bí ẩn. “Chuyện cây gạo” gồm có những mặt chính.
-Tình Trung Ngộ: “là chàng trai đẹp ở đất Bắc Hà, nhà rất giàu, thuê thuyền xuống vùng Nam buôn bán”
-Nhị Khanh: Người chết khi mới 20 tuổi.
-Vị đạo nhân: từ nơi xa đến giúp nhân dân trừ yêu ma rồi biến mất một cách bí ẩn.
Như vậy hệ thống mật ở 2 truyện tương tự nhau.
Hơn nữa, ở từng cặp nhân vật cũng có nhiều nét tương đồng:
-Kiều Sinh (người đến ở nhờ) và Tình Trung Ngộ (gặp gỡ giữa đường) không phải là những cái tên cụ thể. Tên ấy với nghĩa ây chỉ nói lên hoàn cảnh gặp gỡ của họ với những cô gái trong truyện Kiều Sinh và Tình Trung Ngộ đều là những người ít học, không am tường hay coi trọng đạo đức phong kiến.
-Lệ Khanh và Nhị Khanh đều là những cô gái đẹp “Lệ Khanh” tuổi chứng mười bảy, mười tám, quần hồng áo biếc, yểu điệu thướt tha”, “nàng trẻ trung, thậtlà bậc quốc sắc”. Còn Nhị Khanh “là một giai nhân tuyệt sắc” họ cùng xinh đẹp là vậy nhưng họ còn có cùng một cảnh ngộ đáng thương: “Lệ Khanh” họ phù, tên là Lệ Khanh, tên chính là Thấu Phương, con gái Phán quan châuPhụng Hoá trên kia cha mẹ đều mất cả, gia cảnh sa sút, đã không anh em lại ít bà con, chỉcó một thân, cùng Kim Liên tạm ở phía Tây Hồ”. Nhị Khanh “là cháu gái củ ông cụ Hồi, là một nhà danh giá trong làng, hai thân mất sớm, cảnh nhà đơn hàn. Mới đây bị người chồng ruồng bỏ mà phải dời xa ở bên ngoài luỹ làng”.
Và họ (Lệ Khanh và Nhị Khanh) đều là những hồn ma còn vướng bụi trần thế, hiện hình để tìm chút hơi ấm dương gian.
*Trên đây là những nét giống nhau có thể xemnhw là sự kế thừa của Nguyễn Dữ từ tác phẩm “Chiếc đèn mẫu đơn” . Nhưng người viết muốn lưu ý rằng: đây chỉ là những điểm tương đồng về mặt hình thức chứ không phải sự giống nhau về ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
II. TỪ “MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ” ĐẾN “MỘC MIÊN THỤ TRUYỆN” : NHỮNG SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DỮ .
1. “Chuyện cây gạo” mang đậm phong vị văn học Việt Nam.
Luận đề này được thực hiện ở
2.1.1. Tên truyện:
“Mẫu đơn đăng ký” (chuyện cây đèn mẫu đơn) là một mã văn hoá. Trong đó, chiếc đền mẫu đơn là một tín hiệu thể hiện văn học Trung Hoa. Ở Trung Quốc, đèn lồng là một vật rất phổ biến; hoa mẫu đơn được coi như chúa của các loài hoa. Ở Việt Nam không có đèn mẫu đơn. Chình vì thế chi tiết này không xuất hiện trong mjt của Nguyễn Dữ.
“Mộc miên thụ truyện” có tín hiệu văn hoá là hình ảnh cây gạo quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Chi tiết ng để hai hồn ma của Nhị Khanh và Lệ Khanh lấy cây gạo làm nơi ngụ náu rất thống nhất với quan niệm của người Việt Nam “hồn cây đa, ma cây gạo” - quan niệm đã là nơi ma quỷ hay ở. Tên tác phẩm “Mộc miên thụ truyện” được Nguyễn Dữ khai thác từ cội nguồn văn hoá dân gian, mang đậm phong vị văn hoá Việt Nam.
2.2. Chi tiết khác:
Tiến hành so sánh các chi tiết, người viết nhận thấy sự tinh tế và ý thức xây dựng truyện của Nguyễn Dữ. Ở đây “Mẫu đơn đăng ký” có chi tiết “ông hàng xóm sinh nghi, chọc nhòm sang thấy một bộ xương trang điểm son phấn ngồi dưới đàn cùng Kiều Sinh”. Phong tục của người Trung Quốc là ở nhà sát nách, vách tường thường dán bằng giấy. Người Việt Nam thường ở nhà tách biệt, thường là nhà tranh vách đất, cho nên Nguyễn Dữ đã bỏ đi chi tiết ấy. Việc lược bỏchi tiết này không chỉ giảmnhẹ đi phần ma quỷ trong tác phẩm mà còn cho thấy ý thức sáng tạo của Nguyễn Dữ, ý thức xây dựng truyện sao cho “ẩn trong cái ma quái là những cảnh thật của lịch sử Việt Nam”.
Bên cạnh việc thổi ngọn gió văn hoá Việt Nam vào tác phẩm, tước đi những trang văn hoá phù hợp, sáng tạo lớn nhất, có ý nghĩa nhất của Nguyễn Dữ thể hiện quan niệm nhân văn của tác giả.
2. Tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ.
Quan niệm nhân sinh và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nguyễn Dữ thể hiện ở các điểm:
2.1. Ý nghĩa của tiêu đề:
Không chỉ phản ánh phong tục Việt Nam, tiêu đề “Trên cây gạo” còn có một ý nghĩa hết sức sâu sắc.
Cù Hựu đặt tên tác phẩm “chiếc đền mẫu đơn” dựa vào chi tiết: “a hoàn KL luôn cầm cây đèn lồng hình 2 bông hoa mẫu đơn”, “chợt K.Sinh thấy một a hoàn cầm cây đèn lồng hình hai bông hoa mẫu đơn đi lên đi xuống “Kiều Sinh và cô gái dắt nhau đi, con hầu cầm đèn mẫu đơn đi trên dẫn đường” và chi tiết mẫu đơn trước linh cữu có treo một cây đèn lồng hình hai bông hoa.
Theo tương quan, truyện của Nguyễn Dữ phảiđặt là “Cây hồ cầm”. Bởi người A hoàn đi htoe Nhị Khanh bao giờ cũng cầm một cây hồ cầm:
“Thấy người con gái cùng ả thị nữ mang theo đến một cây hồcầm”.
“Cạnh linh cữu có người con gái nặm bằng đát tay ôm cây hồ cầm đứng hầu”
Nhưng Nguyễn Dữ lại đặt tên truyện là “Cây gạo”. Hình ảnh cây gạo “tương truyền là rất cổ tác giả truyền là đã sống được hơn trăm nam”. Xuất hiện ở cuối tác phẩm. Khi Nhị Khanh và Tình Trung Ngộ bị dồn đuổi không nơi nương tựa, bị người đời “đào mả phá quan tài” rồi xương cốt “vứt bỏ xuống sông cho trôi theo dòng nước”, họ bèn “nương tựa vào cây gạo ấy”. Việc chú ý xây dựng hình ảnh cây gạo cho thấy quan niệm của Nguyễn Dữ. Ông luôn ủng hộ hạnh phúc lứa đôi, luôn kiếm tìm hạnh phúc cho cg. Đối với Nguyễn Dữ ma cũng như người, cũng cần có nơi nương náu và . Cây gạo ấy chính là “mái nhà” của hồn ma Nhị Khanh và Tình Trung Ngộ. Đây là quan niệm đúng đắn và mới mẻ, đầy chất nhân bản của Nguyễn Dữ.
2.2. Tính cách nhân vật.
Ở đây, người viết chỉ so sánh tính cách hai nhân vật Lệ Khanh và Nhị Khanh.
-ở “Mẫu đơn đăng ký”, Lệ Khanh hiện lên hoàn toàn mang tính chất ma. Nàng hiện nguyên hình là
Chi tiết làm phát triển tính chất ma quái của nhân vật.
Lệ Khanh hầu như không có tính cách. Nàng nói 5 lần: hầu như là những câu thông thường, một lời trách móc, một lời cung khai.
-ở ‘“Mộc miên thụ truyện” Nhị Khanh hiện lên mang tính chất người nhiều hơn, sống động hơn. Nhị Khanh có tính cách, có tình cảm hơn, đáng yêu hơn. Nàng nói tới 11 lần và hầu hết là những đoạn thể hiện tâm hồn, bộc lộ tâm tình một cách sâu sắc, xúc động.
Nhị Khanh vừa nhẹ nhàng ý từ mà lại không kém phần nồng nàn, táo tạo. Khi gặp Tình Trung Ngộ, “chàng kiếm một lời nói kín đáo để thử khêu gợi” nàngđã “xốc xiêm đi thẳng” nhưng không quên bâng quơ hẹn chàng một cách tế nhị, kín đáo: “Ta lâu nay rượu xuân quá chén… mê mệt nằm dài… không lênchơi cầu Liễu Khê lần nào cả… Đêm lên thăm cảnh cũ…” Cũng trong cảnh gặp gỡ Lệ Khanh “ngoảnh lại mỉm cười” rồi vào nhà cùng Kiều Sinh. Cách xây dựng tình huống của nội dung khiến người đọc cảm thấy nhân vật gần gũi và có cảm tình hơn.
Lệ Khanh và Nhị Khanh cùng gặp nhau ở một điểm là khao khát cuộc sống trầnthế với những ái ân xác thịt. Ở nhân vật Nhị Khanh, khao khát này được khắc hoạ nồng cháy hơn mãnh liệt hơn.
Lệ Khanh đi lại với Kiều Sinh nhưng không hề thổ lộ những tâm sự, nỗi lòng của mình. Người đọc chỉ thấy giọng kể của tác giả: “Nàng cử chỉ đáng yêu, nói năng dịu dàng, bèn buông màn kề gối, vui thú hết mực”.
Nhị Khanh gợi lên trong lòng người đọc sự cảm thông và chia sẻ. Bởi nàng thẳng thắn bộc lộ khát khao hạnh phúc mãnh liệt và táo bạo - hơn nữa, đó gần như sự bộc lộ quan niệm nhân sinh của con người.
“nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi bằng trời để cho sống ngày nào, nên tìm những thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa”.
“Nay dám mong công tử quạt… đôi chút”.
“Sau bằng ngay trên mắt, tìm thú vui say, để khỏi phụ mất một thời xuân tươi tốt”.
Quan điểm, hành động này của Nhị Khanh là một thách thức, một sự tấn công vào quan điểm đạo đức nho gia bấy lâu chiết toả mọi khát khao của cg. Nguyễn Dữ không chỉ tiến bộ hơn Cù Hựu mà còn tiến bộ hơn các nhân văn cùng thời. Ông nhìn thấy và dám thẳng thắn cho nhân vật của mình bày tỏ cái khát khao bình dị rất con người. Điều đó còn khẳng định tư tưởng và đạo từ trong gốc rế của Nguyễn Dữ.
2.3. Tình yêu trong hai tác phẩm.
Với “Cây đền mẫu đơn” Cù Hựu không có ý định khắc hoạ mộttình yêu. Mối quan hệ giữa Kiều Sinh và Lệ Khanh hoàn toàn chỉ mang tính chất tình dục, bẳnnng, không hề náyinh tình cảm. Chính vì vậy mà khi gặp Kiều Sinh, Lệ Khanh đã kể tội chàng “Bạc tình đến thế cho nên thiếp hận chàng lắm đấy” Kiều Sinh chết là do ép buộc bởi”nằng nắm lấy tay Kiều Sinh đến trước quan tài. Quan tài tự mở nắp cô gái kéo chàng cùng vào, nắp liền đậy ngay lại”.
Nhưng ở “cây gạo” Nguyễn Dữ đã xây dựng một tình yêu thực sự giữa Nhị Khanh và Tình Trung Ngộ. Đó là tình yêu thương thắm thiết nồng nàn của đôi trai gái. Đó là lời thề vàng đá, sắt son của họ:
“Đồng huyệt cha tròn nguyền ước ấy.
Vìa sau một thác sẵn son liều”
Tình Trung Ngộ chỉlà tay lái buôn mạt hàng - hạng người bị coi khinh trong xã hội và Nhị Khanh chỉ là ma nhưng tinh yêu của họ vẫn thậtđẹp đẽ, sâu đậm. Với việc xây dựng nhân vật là lái buôn và ma, Nguyễn Dữ có ý tránh né không động chạm tới cuộc sống hiện thực. Nhưng tình yêu thương của Tình Trung Ngộ khi biết Nhị Khanh là ma vẫn muốn theo, khi mê man vẫn nói chuyện với nàng và tình nhưng chết bên quan tài nàng - Tình yêu thương ấy làm xúc động biết bao người, nó còn là ước mơ của biết bao người. Nguyễn Dữ đã hiểu thấu, đã khắc hoạ thành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHDOCS 14.doc