Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các cá nhân, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động. ở nước ta hiện nay, các cá nhân, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh; các cá nhân, các doanh nghiệp khi lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh đều lấy lợi nhuận làm thước đo hiệu quả, đồng thời làm mục tiêu định hướng các hoạt động kinh tế của mình. Tất nhiên, tự chủ kinh doanh theo pháp luật và mọi hành vi đều phải tuân theo pháp luật. Do đó, Nhà nước phải ban hành một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ như : luật về các quyền (sở hữu, sử dụng, thừa kế ), luật hợp đồng, luật thương mại
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò chức năng kinh tế của Nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và công trái Nhà nước.
Như vậy, ta thấy rằng ông đánh giá rất cao vai trò kinh tế của Nhà nước và các chính sách kinh tế của Nhà nước tới nền kinh tế của một quốc gia.
*Chủ nghĩa tự do mới.
Chủ nghĩa tự do mới là lý thuyết tư sản coi nền kinh tế TBCN là hệ thống tự động do quy luật kinh tế khách quan tự điều tiết. Nó áp dụng và kết hợp tất cả các quan điểm cũng như phương pháp luận của trường phái KEYNES và chủ nghĩa tự do cũ để điều tiết hình thái kinh tế TBCN. Tư tưởng của họ là tự do kinh doanh, vai trò của Nhà nước chỉ ở mức độ nhất định.
*Trường phái chính hiện đại.
Những bàn tay vô hình đôi khi cũng đưa nền kinh tế tới những sai lầm. Nó chính là những khuyết tật trong nền kinh tế. Những khuyết tật này có thể do tác động bên ngoài gây nên. Để đối phó với những khuyết tật, các nhà kinh tế hiện đại phối hợp giữa bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình của thuế khoá, chi tiêu và luật lệ của chính phủ. Theo quan điểm của trường phái chính hiện đại thì chính phủ trong nền kinh tế thị trường có 4 chức năng sau :
- Thiết lập khuôn khổ pháp luật bao gồm các nguyên tắc quy định về hoạt động kinh doanh, luật pháp về kinh tế.
- Chính phủ sữa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả.
- Đảm bảo sự công bằng cho xã hội.
- ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo các nhà kinh tế trường phái chính hiện đại vai trò của Nhà nước và các chính sách kinh tế của Nhà nước là rất quan trọng, với tác động của nó có thể làm cho nền kinh tế thị trường phát triển một cách hoàn chỉnh hơn, hạn chế và sửa chữa những khuyết tật của thị trường.
c.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò kinh tế của Nhà nước.
Theo Mac-Lênin, cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế hàng hoá một cách có hiệu quả, tuy nhiên cơ chế thị trường cũng có một loạt những khuyết tật. Vì vậy, ở tất cả các nước mà nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết đều có sự can thiệp của Nhà nước để đảm bảo nền kinh tế vận hành theo các quy luật kinh tế khách quan kết hợp với các chính sách kinh tế thích hợp. Bảo đảm thị trường thống nhất, mở rộng các mục tiêu tăng trưởng, hiệu quả, ổn định và cân bằng. Nhà nước dùng luật pháp, kế hoạch định hướng và chính sách kinh tế dẫn dắt thị trường phát triển lành mạnh, dùng chính sách phân phối và điều tiết để đảm bảo phúc lợi cho toàn dân và thực hiện công bằng xã hội.
2.Sự hình thành, phát triển vai trò kinh tế của Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
a.Mô hình kinh tế chỉ huy.
Đặc trưng của nền kinh tế chỉ huy là nền kinh tế bị hiện vật hoá, tư duy hiện vật, chỉ có sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là phổ biến, nền kinh tế khép kín với cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung cao độ. Vai trò người tiêu dùng bị hạ thấp, hệ thống quản lý quan liêu tỏ ra không có khả năng gắn sản xuất với nhu cầu. Kinh tế chỉ huy tuy đã có tác dụng trong điều kiện chiến tranh nhưng khi chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế, chính mô hình đó đã tạo ra nhiều khuyết tật : nền kinh tế không có động lực, không có sức đua tranh, không phát huy được tính chủ động sáng tạo của người lao động, của các chủ thể sản xuất – kinh doanh, sản xuất không gắn với nhu cầu, ý chí chủ quan đã lấn át khách quan và triệt tiêu mọi động lực và sức mạnh nội sinh của bản thân nền kinh tế.
b.Mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Mô hình kinh tế chỉ huy đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước, đi ngược lại với các quy luật kinh tế khách quan. Vì vậy tất yếu, mô hình kinh tế mới xuất hiện với nhiều ưu điểm đó là mô hình kinh tế thị trường với sự quản lý của Nhà nước. Mô hình này có những đặc trưng cơ bản như : Phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường, tự do kinh doanh, tự do thương mại, tự định giá cả, đa dạng hoá sở hữu, phân phối do quan hệ cung cầu… đó là cơ chế hỗn hợp “có sự điều tiết vĩ mô” để khắc phục những khuyết tật của nó. Mô hình này ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội, môi trường nên nó đòi hỏi có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế để đảm bảo sự ổn định công bằng và hiệu quả. Sự can thiệp của Nhà nước một mặt nhằm định hướng thị trường phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, mặt khác nhằm sửa chữa, khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường.
II. Đặc điểm kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
1. Đặc điểm chung của nền kinh tế thị trường
Chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là yêu cầu khách quan nhằm phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Quá trình chuyển đỏi nền kinh tế nước ta sang nền kinhtế thị trườngtất yếu phải đòi hỏi nghiên cứu những đặc trưng của mô hình kinh tế hướng tới. Nếu tính đến những đặc trưng chung nhất, vốn có của nền kinh tế, có những đặc điểm mang tính phổ biến sau:
-Một là: Tính tự chủ của cấc chủ thể kinh tế rất cao.
Các chủ thể tự bù đắp những chi phí và tự chịu trách nhiệm đối cới kết quả sản xuất và kinh doanh của mình. Các chủ thể kinh tế được tự do liên kết, liên doanh, tự do tổ chức quá trình sản xuất theo luật định. đây là đặc trưng rất quan trọng của kinh tế thị trường. Đặc trưng này xuất phát từ những điều kiện khách quan của việc tồn tại nền kinh tế hàng hoá, đồng thời cũng là biểu hiện và là yêu cầu nội tại của nền kinh tế thị trường.
-Hai là: Hàng hoá đa dạng phong phú.
Người ta tự do mua, bán hàng hoá. Trong đó người mua chọn ngươi bán, người bán tìm người mua. Họ gặp nhau ở giá cả thị trường. Đặ trưng này phản ánh tính ưu việt hơn hẳn của kinh tế thị trường so với kinh tế tự nhiên.
Sự đa dạng và phong phú về số lượng và chủng loại những loại hàng hoá trên thị trường , một mặt phản ánh trình độ của năng suất lao động xã hội, mặt khác cũng nói lên mức độ phát triển của quan hệ trao đổi, trình độ phân công lao động xã hội và sự phát triển của thị trường.
-Ba là: Tự do hoá giá cả.
Giá cả thị trường vừa là biểu hiện bằng tiền của giá thị trường, và chịu sự tác động của quan hệ cạnh tranhvà quan hệ cung cầu hành hoá và dịch vụ. Trên cơ sở giá thị trường, giá cả là kết quả của sự thương lượng và thoả thuận giữa người mua và người bán. Đặc trưng này phản ánh yêu cầu của quy luật lưu thông hàng hoá. TRong quá trình trao đổi mua bán hàng hoá, người bán luôn muốn bán với giá cao, người mua lại luôn muốn mua với giá thấp. Đối với người bán, giá cả phải đáp ứng nhu cầu bù đắp được chi phí và có doanh lợi. Chi phí là phần dưới của giá cả còn doanh lới càng nhiều càng tốt. Đối với người mua, giá cả phải phù hợp với lợi ích giới hạn của họ. Giá cả thị trường dung hoà được giữu lợi ích của người mua lẫn lợi ích của người bán. Cuộc giằng co sẽ nghiêng về người bán, nếu như cung ít hơn cầu và ngược lại.
-Bốn là: Cạnh tranh là một tất yếu của kinh tế thị trường.
Nó tồn tại trên cơ sở những đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập và khác nhau về lợi ích kinh tế. Theo yêu cầu của quy luật giá trị, tất cả các đơn vị sản xuất hàng hoá đều phải sản xuất và kinh doanh trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong điều kiện đó, muốn có nhiều lợi nhuận các đơn vị sản xuất kinh doanh phảiđua nhau cải tiến kĩ thuật, áp dụnh kĩ thuật mới vào sản xuất để nâng cao năng suất lao độnh cá biệt, giảm hao phí lao động cá biệt nhằm thu lợi nhuận iêu ngạch.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra một cách phổ biến cả trong lĩnh vực sản xuất và trong lĩnh vực lưu thông. Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất bao gồm: cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh trong lĩnh vực lưu thông bao gồm: cạnh tranh giữa những người tham gia vào trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường (người bán với người bán, người mua với người mua). Hinh thức và những biện pháp cạnh tranh có thể rất phong phú nhưng động lực và mục đích cuối cùng của canh tranh chính là lợi nhuận.
-Năm là:Kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mở.
Nó rất đa dạng , phức tạp và được diều hành bởi hệ thống tiền tệ và hệ thống pháp luật Nhà nước.
2.Định hướng XHCN
a .Mục đích
KTTT ở Việt Nam sẽ được phát triển theo định hướng XHCN. Đó là sự định hướng của một xã hội mà sự hùng mạnh của nó nhờ vào sự giàu có và hạnh phúc của dân cư. Xã hội không có chế độ người bóc lột người, dựa trên cơ sở “nhân dân lao động làm chủ, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm lo, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn dân". Xã hội có nền kinh tế phát triển cao trên cơ sở khoa học, công nghệ và lực lượng sản xuất hiện đại.
Mục tiêu của chiến lược phát triển KTTT định hướng XHCN được xác định: Tạo ra sự phát triển năng động, hiệu quả cao của nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có, tăng thêm các nguồn lực mới bằng cách nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, tăng tích luỹ và đầu tư hiện đại hoá, đổi mới cơ cấu kinh tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao... để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển.
b. Về sở hữu
KTTT ở các nước trên thế giớivề thức chất là mô hình đa sở hữuvà nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sở hữu tư nhân. Cốt lõi của kinh tế thị trường là sự trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ trên nguyên tắc bình đẳng các bên đều có lợi. Sự trao đổi đảm bảo nguyên tắc trên chỉ xẩy rakhi mọi chủ thể tham gia thị trường ý thức rõ ràng về nguyên tắccủa sở hữu của vật đem trao đổi, cũng như lợi ích từ trao đổi. Nếu không sự trao đổi sẽ bị lạm dụngvà trở thành đối tượng của sự tham ô hay cướp đạt của cải của người khác, chủ thể khác.
Nền KTTT định hướng XHCN cũng dựa trên nhiều hình thức sở hữu đa dạng như: sở hữu nhà nước và toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu và tư nhân hỗn hợp, song nhấn mạnh đến vai trò nền tảng của sở hữu Nhà nướcvà sở hữu tập thể. Nhà nước thừa nhận và đảm bảo bằng pháp luật không chỉ sở hữu toàn dân, nhà nước, mà cả sở hữu tư nhân về tiền vốn, của cải để dành và các tài sản hợp pháp khác.Sở hữu tư nhân cũng như sự tồn tại của kinh tế tư nhân không bị giới hạn về mức độ, phạm vi hay quy mô (trừ lĩnh vực pháp luật cấm). Sở hữu tập thể và kinh tế hợp tác tự nguyện được khuyến khích và hỗ trợ
c. Cơ chế quản lý
Cơ chế vận hành nền KTTT định hướng XHCN là CCTT có sự quản lý của Nhà nướcdưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam. Cỏ chế đó đảm bảo tính hướng dẫn, điều khiển hướng tới đích XHCN của nền kinh tế theo phương châm: Nhà nước điều tiết vĩ mô, thị trường hướng dẫn doanh nghiệp
Cơ chế vận hành nền KTTT định hướng XHCN nêu trên thể hiện rõ các mặt cỏ bản:
-Một là, nhà nước XHCN- nhà nước của dân, do dân và vì dân, là nhân tố đóng vai trò" nhân vật trung tâm" và điều tiết nền kinh tế vĩ mô nhằm:
Tạo dựng và bảo đảm môi trường pháp lý, kinh tế... thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường
Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm công bằng xã hội
Can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu đề ra
-Hai là,cơ chế thị trường là nhân tố trung tâmcủa nền kinh tế, đóng vai trò "trung gian" giữa nhà nước và doanh nghiệp.
d.Cơ chế phân phối thu nhập.
Sự thành công của nền KTTT định hướng XHCN, không chỉ dừng lại ở tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà còn phải không ngừng nâng cao đời sống nhân dân,đảm bảo tốt các vấn đề xã hội và công bằng bình đẳng trong xã hội.
Thể hiện đặc trữngã hội trong nền KTTT là:
- Xác định các chỉ tiêu cần đạt đượccủa nên KTTT, như tốc độ tăng trưởng GDP; các chỉ tiêu về phát triển giáo dục, y tế, việc làm,về xoá đói giảm nghèo, về văn hoá xã hội, đảm bảo môi trường, môi sinh
-Nâng cao chức năng của nhà nước XHCN trong cơ chế bảo hiểm xã hội, trong chính sách phân phối thu nhập, đồng thời có chính sách bảo đảm xã hội đối với những đối tượng đặc biệt...
Tình hình đó đặt ra cho nền KTTT định hướng XHCN phải thực hiện hài hoà ba vấn đề sau:
- Kết hợp vấn đề lợi nhuận với vấn đề xã hội.
- Kết hợp chặt chẽ những nguyên tắc phân phối của CNXH và nguyên tắc KTTT.
- Điều tiết phân phối thu nhập, một mặt đòi hỏi nhà nước phải có chính sách sao cho giảm bớt khoảng cách chênh lệchgiữa người giầu và người nghèo... mặt khác, phải có chính sách , biện pháp nâng cao thu nhập chính đáng của người giầu, người nghèo và của toàn xã hội.
III.Vai trò chức năng kinh tế của Nhà nước
1.Vai trò
Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp hoạt động chung và do các tính chất xã hội hoá quy định. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, trình độ xã hội hoá ngày càng rộng và mức độ đổi mới càng cao. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường được thực hiện qua các chức năng cơ bản sau :
a.Định hướng phát triển
Có thể nói vận mệnh của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự định hướng của Nhà nước. Nếu Nhà nước ta đi chệch hướng thì dù chúng ta có làm tốt đến đâu thì kết quả cũng chỉ là con số không và còn tệ hơn đó nữa. Vì vậy đòi hỏi Nhà nước chúng ta phải nắm bắt các quy luật vận động và phát triển của nền sản xuất xã hội và có thể biết được các biến động có thể xảy ra, từ đó đưa ra những ưu sách nhằm tác động, khống chế, điều tiết các sự việc xấu có thể xảy ra. Và cũng qua đó đem ra những quyết định đúng đắn về con đường mà chúng ta sẽ đi sao cho nó phù hợp với quy luật nhưng lại hạn chế những sự việc xấu có thể xảy ra ở mức tối thiểu nhằm mục đích đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
b.Thiết lập khuôn khổ pháp luật
Chức năng này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nhà nước đề ra các quy tắc, các trò chơi kinh tế mà các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả bản thân chính phủ cũng phải tuân thủ. Nó bao gồm những quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng và hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm tương hỗ của các liên đoàn lao động, ban quản lý và nhiều luật lệ để xác định môi trường kinh tế.
Về nhiều mặt, các quyết định của khuôn khổ pháp luật xuất phát từ những mối quan hệ vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế đơn thuần. Các luật lệ đưa ra nhằm đáp ứng những giá trị và quan điểm được đồng tình rộng rãi về sự công bằng hơn là qua một sự phân tích kinh tế được mài dũa rất cẩn thận về chi phí và lợi lộc. Những khuôn khổ pháp luật có thể tác động sâu sắc đến các ứng xử kinh tế của con người.
c.Điều phối, điều tiết mọi hoạt động của nền kinh tế
Nhà nước cần sửa chữa những khiếm khuyết của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả bằng hình thức điều phối, điều tiết mọi hoạt động cũng như vật chất một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện địa lý và môi trường sống để hạn chế những sự lãng phí không cần thiết từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
d.Đảm bảo sự công bằng trong xã hội
Nhà nước phải vừa đảm bảo ổn định xã hội vừa không làm triệt tiêu tính tích cực sản xuất kinh doanh của các thành viên trong xã hội. Để thực hiện chức năng này, một mặt Nhà nước phải tạo ra những cơ sở về tổ chức để mọi người có cơ hội ngang nhau và đều được hưởng phần tương xứng với kết qỉa lao động và phần đóng góp của mình. Mặt khác trong điều kiện hoạt động hoàn hảo nhất, lý tưởng nhất của cơ chế thị trường, vẫn phải thấy rằng sự phân hoá, bất bình đẳng sinh ra từ kinh tế thị trường là tất yếu. Một hệ thống thị trường có hiệu quả vẫn có thể xảy ra những bất bình đẳng lớn. Vì vậy chính phủ cần thiết phải thông qua những chính sách để phân phối lại thu nhập lớn hơn người nghèo mà điển hình là giá điện loại hai
Bên cạnh đó còn phải có hệ thống hỗ trợ thu nhập để giúp đỡ cho người già, người tàn tật, người không nơi nương tựa…
e.Kiểm soát ổn định kinh tế vĩ mô
Nhà nước cần phải sử dụngquyền lực của mình một cách thận trọng gián tiếp thông qua luật pháp để kiểm soát nền kinh tế một cách có hiệu quả nhằm ổn định nền kinh tế. Vì một nền kinh tế phát triển thì trước hết mức độ dao động của nó phải thấp, đều và hiện có xu hướng phát triển
2.Chức năng
a .Luật pháp
Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các cá nhân, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động. ở nước ta hiện nay, các cá nhân, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh; các cá nhân, các doanh nghiệp khi lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh đều lấy lợi nhuận làm thước đo hiệu quả, đồng thời làm mục tiêu định hướng các hoạt động kinh tế của mình. Tất nhiên, tự chủ kinh doanh theo pháp luật và mọi hành vi đều phải tuân theo pháp luật. Do đó, Nhà nước phải ban hành một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ như : luật về các quyền (sở hữu, sử dụng, thừa kế…), luật hợp đồng, luật thương mại…
b.Chiến lược kinh tế và kế hoạch định hướng.
Như ta đã biết ,cư chế hoạt động của nền kinh tế thị truờng rất phức tạp bởi nó bị chi phối bởi hàng loạt các quy luật kinh tế đan xen chằng chịt .Cơ chế kinh tế thị truờng với nhữnh ưu điểm kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế và tao các điêu kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế .Từ đó làm cho nền kinh tế năng động và huy động các nguồn lực xã hội vào phát triển kinh tế.Sự cạnh tranh tronh kinh tế thị truờng buộc các nhà sản xuất phải tìm mọi cách giảm hao phí cá biệt tới mức thấp nhất bằng cách áp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiên tiến vào sản xuất từ ddó nâng cao năng suất lao động của toàn xã hội ,cơ chế kinh yế mềm dẻo nó có khả năng thích nghi cao và kịp thời hơn với những thay đổi diễn ra trong xã hội
Đảng và nhà nuớc ta đã nhận thức rõ điều đó trên cơ sở lí luận khoa học và thực tiễn ,bằng việc áp dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mác-Lê nin,Đảng và nhà nuớc ta đã xem xét cơ chế thị truờng một cách tổng thể .Đặt nó trong mối quan hệ vốn có của kinh tế thị truờng .Nhìn thấy quá trình hoạt động của các nuớc tư bản phuơng tây thấy nó có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh và đạt đuợc nhữnh thành tựu vĩ đại nhưng đảng và nhà nuớc ta không hề giập khuôn máy móc,mà áp dụng ngay nó vào việt nam .Mà các nhà lãnh đạo của ta còn thừa nhận ,nhận thức cả những khuyết điểm của cơ chế kinh té thị truờng giữa cái đuợc và cái mất .Đặc biệt đảng và nhà nuớc ta đã đặc nền kinh tế thị truờng vào điều kiện hoàn cảnh của việt nam,đánh giá nhìn nhận nó duới mọi góc độ ,từ đó nắm vững bản chất của kinh tế thị truờng với đầy đủ các mặt các yếu tố và thuộc tính của nó.Bên cạnh đó đảng đã đưa ra nhiều chính sách.Chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định và tăng truởng kinh tế bao gồm các chính sách tài khoản ( thuế và chi tiêu của chính phủ ), chính sách tiền tệ ( xác định mức cung tiền và lãi suất , tiết kiểm tín dụng).Đó là hai chính sách cơ bản của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động đến mức tổng chi tiêu xã hội ,tốc đọ tăng truởng và tổng sản luợng ,tỷ lệ hữu nghiệp và thất nghiệp ,và mức giá cũng như tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế .Và đặc biệt gần đây chính sách đổi mới tiền luơng là một công cụ quan trọng vừa là biện pháp hữu hiệu để loại trừ sự bóc lột quá đáng của giối chủ đối với những nguời làm công ăn luơng truớc sức ép của thị truờng đảm bảo sức mua của các mức tiền luơong truớc sự gia tăng của lạm phát ,khắc phục sự cạnh tranhkhông bình đẳng bằng cách giảm chi phí "đầu vào"một cách không thoả đáng ,trong đó có việc giảm chi phí tiền luơng và đặc biệt hơn là giảm bớt tình trạng đói nghèo
c.Các chính sách kinh tế và xã hội.
*Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hoá nhiều thành phần phát triển
Chúng ta thấy mỗi cơ chế kinh tế chỉ có thể hoạt động khi có môi trường với những điều kiện kinh tế – xã hội cần và đủ. Thực tiễn cho thấy rằng con đường lịch sử tự nhiên của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển rất lâu dài. Ngày nay khi kinh nghiệm lịch sử của các nước đã trở thành lý luận, các nước đi sau có thể rút ngắn chặng đường phát triển của mình chỉ bằng cách Nhà nước chủ động sử dụng kiến trúc thượng tầng – quyền lực Nhà nước để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, mở rộng phát triển sản xuất. Để hoàn thành vai trò của mình thông qua chức năng quản lý vĩ mô Nhà nước ta sẽ làm và đã làm.
Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự do hoá giá cả thương mại hoá nền kinh tế.
Quy định và bảo đảm các quyền của người chủ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Đa dạng hoá chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường, sự khác nhau về sở hữu của cải, về năng lực sở trường trình độ tay nghề và may mắn dẫn đến sự khác nhau trong thu nhập. Nhà nước cần phải lựa chọn phương án phân phối lại như thế nào để cho các hoạt động kinh tế có hiệu quả trong sự bất bình đẳng cho phép.
*Quản lý tài sản quốc gia, phân bố các nguồn lực một cách hợp lý
Trong nền kinh tế thị trường hướng tới ở nước ta, Nhà nước cùng một lúc phải hoàn thành hai nhiệm vụ lớn trong lĩnh vực kinh tế.
Điều khiển sự vận động của nền kinh tế bằng cách hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội bằng cách hoạch định các chiến lược kinh tế và xã hội dài hạn và ngắn hạn. Quyết định các phương án phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân sao cho bình đẳng công bằng, hiệu quả tạo môi trường thuận lợi, hướng dẫn cho các doanh nghiệp làm ăn, can thiệp vào nền kinh tế mỗi khi có “cú sốc” để làm giảm các chấn động mục tiêu hiệu quả để đạt được mục đích chung của toàn xã hội.
Cùng với chức năng điều khiển nền kinh tế, Nhà nước còn phải đóng vai trò người quản lý tài sản quốc gia, phân bố các nguồn lực của sản xuất một cách hợp lý.
Nhà nước là người thay mặt nhân dân quản lý các đặc quyền đặc lợi về kinh tế trong lĩnh vực quốc gia. Về mặt đối ngoại Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm về các nguồn lực, ngăn chặn mọi âm mưu từ bên ngoài đến các vùng đặc quyền đặc lợi trong vùng đất, vùng trời và vùng biển. Về mặt đối nội, Nhà nước là người chủ sở hữu các nguồn lực này, phân bố sử dụng giữa các thành phần kinh tế sao cho hợp lý.
Đồng thời Nhà nước còn là chủ sở hữu của khu vực doanh nghiệp nhà nước, với tư cách là chủ sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước quản lý trực tiếp và đóng vai trò độc quyền ở các thị trường quan trọng, quyết định sự tồn tại của thể chế, với tư cách là người chủ quản lý đất nước. Nhà nước là người trọng tài, là chủ thể quá trình phân công lại vai trò giữa các thành phần kinh tế, không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn xã hội.
d.Các công cụ kinh tế khác.
IV.Phương hướng cải cách bộ máy nhà nước:
Trong thời đại ngày nay, việc nâng cao bai trò quản lý của nhà nước là xu hướng khách quan đối với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị. Ngày nay, không có một nhà nước nào đứng ngoài đời sống kinh tế, không có một nền kttt nào thuần tuý mà ở những mức độ khác nhau đều có sự can thiệp của nhà nước.
Mỗi quốc gia, trong các trường hợp kinh tế phát triển thành công hay suy thoái trì trệ, giàu hay nghèo, ổ định hay rối loạn đều tìm thấy nguyên nhân chủ yếu ở vai trò của nhà nước. Vì thế chuyển sang kinh tế thị trừng chỉ là điều kiện cân, điều kiện đủ chính là vai trò của nhà nước. ở nước ta quản lý nhà nước về kinh tế là sự quan tâm đặc biệt của đảng và nhà nước và tất cả chúng ta. Vì trong một thời gian dài đã tồn tại trong kinh tế hiện vật với sự cường điệu quá mức vai trò của nhà nước trở thành nhân tế kìm hãm sự phát triển kinh tế tạo ra mô hình cnxh hành chính nhà nước. Vì vậy chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước trong kinh tễ là rất quan trọng và là xu hướng tất yếu. Vì vậy chúng ta luôn luôn phải củng cố và nâng cao thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như :
- Luật pháp.
- Kế hoạch:
+Kinh tế xã hội
+Sản xuất kinh daonh
- Chính sách tài chính
- Chính sách tiền tệ
- Kinh tế quốc tế,thông qua các công cụ quản lý vĩ mô chúng ta phải:
1.Xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển kt-xh phù hợp với đặc điểm kt-xh ở nước ta và bối cảnh quốc tế hiện nay.
Bối cảnh quốc tế hiên nay đang đứng trước diễn biến mới, xu thế thương mại hoá toàn cầu cùng với xu tế hoà bình ổn định, cải cách và chuyển dịch cơ cấu để phát triển .... đang là sự lựa chọn của các quốc gia để tồn tại và phát triển. Cạnh tranh kinh tế quốc tế ngày càng ác liệt, toàn diện để tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu vốn đầu tư, khoa học công nghệ, chất xám... nên làm nảy sinh nhiều vấn đề và nó tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội nước ta, tạo ra những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi chúng ta phải xác định mục tiêu và chiến lược phát triển một cách đúng đắn có cơ sở, không được tuỳ tiện nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được, ra sức phấn đấu tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá tạo ra những cơ sở vật chất và nguồn lực cho bước phát triển nhanh và bền vững về kinh tế, chặn đứng tiến tới đẩy lùi tiêu cực, bất công xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh,giữ vững ổn định chính trị-xã hội, phấn đấu thực hiện vượt mức các mục tiêu đề ra, đưa đất nước ngày một thoát khỏi tình trạng nước nghèo và lạc hậu, tạo đà mạnh mẽ để phát triển nhanh chóng vào những năm đầu thế kỷ 21 và sau đó.
2.Tăng trưởng kinh tế và điều kiện đảm bảo tăng trưởng cao và bền vững.
Tăng trưởng kinh tế và việc tăng GDP bình quân theo đầu người. Hiện nay ở nước ta GDP còn thấp khoảng 230 USD một người, là một trong những nước nghèo nhất trên thế giớivì vậy vấn đề đặt ra là nhà nước chúng ta cần phải có chiến lược năng động, sáng tạo để cùng nhân dân phấn đấu đưa nước ta ra khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới, muốn vậy nhà nước chúng ta phải
- Có những phương pháp hữu hiệu để thu hút vốn đầu tư rr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò chức năng kinh tế của Nhà nước.docx