Những ai đã từng một lần đến với các bản của dân tộc Thái, dân tộc Mông ở Mộc Châu thì không được trực tiếp tham dự cũng được nghe chuyện kể về những lễ hội đặc sắc của mỗi dân tộc. Nếu dân tộc Thái có Lễ hội Hoa Ban hay còn gọi là Lễ hội Xên bản, Xên mường thì dân tộc Mông có Tết Độc Lập và lễ hội Nào Sồng rất nổi tiếng.
Dân tộc Thái là cộng đồng đông nhất ở Mộc Châu, chiếm 38,7% dân số, gồm các nhóm Tay Đăm (Thái Đen) và Tay Khao (Thái Trắng). Lễ hội Hoa Ban là một lễ hội đặc biệt của dân tộc Thái. Theo tiếng Thái thì “Ban” có nghĩa là ngon, đẹp đẽ. Tất cả những gì ngon ngọt, đẹp đẽ đều được gọi là “Ban”. Lễ hội có một ý nghĩa rất quan trọng đối với người Thái, thường được tổ chức vào dịp 5/2 âm lịch. Đó là lúc họ thỉnh bái thần rừng, thần hang và hồn vía đôi trai gái qua sự tích, cầu mong cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Lễ hội được chia làm 2 phần rõ rệt, đó là: phần lễ và phần hội.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3514 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vai trò của báo chí đối với việc xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm Đồn Mộc Lỵ đã đánh bại Thực Dân Pháp trên đất Mộc Châu. Mộc Châu được giải phóng năm 1952, tiếp tục tiến lên tập kích cứ điểm Nà Sản và tiến tới giải phóng Điện Biên Phủ năm 1954. Đi qua Đồn Mộc Lỵ về phía tây khoảng 6 km chúng ta sẽ thấy vết tích của một ngôi Chùa Cổ, có tên Chùa Vắt Hồng (thuộc bản Vặt xã Mường Sang). Đó là dấu ấn của ngôi chùa cổ tồn tại tại Mộc Châu từ thời phong kiến nơi giao thoa giữa nền văn hoá Việt – Lào. Bên cạnh ngôi chùa cổ du khách sẽ đến với thác Dải Yếm ngay trên địa bàn Bản Vặt bạn sẽ được ngắm nhìn dòng nước trắng xoá như mái tóc cô gái trong huyền thoại ẩn hiện trong 7 sắc cầu vồng, cảnh đẹp của thác, không khí trong lành nơi đây làm mê đắm lòng người, giúp bạn quên đi những mệt mỏi của những ngày vất vả. Trong tua du hành tại Mộc châu du khách sẽ tới Bản áng xã Đông Sang với Rừng Thông xanh mướt trải dài có diện tích 35,6 ha. Tại đây các ngôi nhà sàn cổ bằng gỗ lim với những cột chính đen nhánh to tròn bằng vòng tay một người ôm, khang trang đủ điều kiện đón khách thập phương. Khi nghỉ lại Bản áng khách sẽ được thưởng thức các giá trị văn hoá ẩm thực, chiêm ngưỡng những sản phẩm thổ cẩm, xem biểu diễn văn nghệ với những bài hát, điệu múa xoè chá mang đậm bản sắc dân tộc thái và trực tiếp hoà mình cùng vòng tay các cô gái Thái trắng Mộc Châu trong điệu múa xoè. Sau đó bạn sẽ bách bộ trong Rừng Thông rộng lớn hoặc đắm mình trong hồ nước trong xanh ngay giữa Rừng Thông quyến rũ.
Đi qua vùng chè của Công ty cổ phần chè Mộc Châu ngắm đàn bò sữa đang gặm cỏ trên cao nguyên cỏ xanh ngát, bạn sẽ đến một hang động mới được phát hiện tại bản Ôn thuộc địa phận của thị trấn Nông Trường Mộc Châu, tại đây một lần nữa du khách được thưởng thức cảnh quan kỳ vĩ của thiên nhiên. Đi qua vùng tái định cư bản Dọi, bản Hoa bạn sẽ say sưa ngắm nhìn những đồi chè, vườn quả và nhà sàn lợp ngói của đồng bào vùng tái định cư ẩn hiện trong những đám mây, khiến du khách như cảm thấy lạc vào cõi tiên.
Sự kết hợp hài hoà giữa con người với cảnh quan nơi đây tạo nên một khung cảnh khác biệt so với các vùng miền khác trong tỉnh Sơn La.
1.2: Các bản du lịch văn hoá cộng đồng:
Bên cạnh các di tích và danh lam thắng cảnh, loại hoạt động du lịch thứ hai khá thu hút khách đó là cộng đồng các bản của đồng bào Thái, Mường, Mông, Dao. Giai đoạn trước mắt 2008 – 2010 và 2010- 2015 huyện Mộc Châu tập trung xây dựng các bản văn hoá tại 4 xã trong huyện. Các bản được qui hoạch lựa chọn gồm: Bản áng xã Đông Sang (Thái); bản Nà Bai, Phụ Mẫu xã Chiềng Yên (Mường); bản Co Chàm xã Lóng Luông (Mông); bản Suối Lìn xã Vân Hồ (Dao) lựa chọn bản tiêu biểu đủ điều kiện xây dựng thành Bản du lịch văn hoá cộng đồng.
Loại hình bản du lịch là mô hình du lịch tổng hợp cả cộng đồng nên nội dung hoạt động các thể loại văn hoá, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,…đều được diễn ra trong không gian của bản, do đó loại hình này bao gồm các hoạt động: ẩm thực; hoạt động văn nghệ như: múa, hát, du lịch. Các hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau và hoạt động dưới sự điều hành của bản hay câu lạc bộ.
1.3: Loại hình cấu trúc nhà cửa:
Cấu trúc nhà cửa là văn hoá vật thể chứa đựng văn hoá tinh thần thông qua hoạt động, bố trí không gian và hoạt động tín ngưỡng của từng dân tộc. Văn hoá vật thể được giới nghiên cứu đề cập là kiến trúc nhà sàn Thái, Mường, không gian sinh hoạt nhà đất của người Mông, Dao; hoạt động hàng ngày của chủ ngôi nhà thể hiện tập quán sản xuất, tập quán sinh hoạt văn hoá của cả cộng đồng được diễn ra tại mỗi ngôi nhà, do đó nghiên cứu không gian, kiến trúc, các hoạt động trong ngôi nhà chính là hoạt động văn hoá của tộc người được diễn ra thường xuyên. Từ kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp để phục dựng, bảo tồn giá trị văn hoá ngôi nhà của đồng bào dân tộc.
1.4: Loại hình văn hoá thông qua hoạt động ngành nghề thủ công truyền thống
Các nghề thủ công của từng dân tộc rất có ý nghĩa trong khai thác du lịch, các làng nghề truyền thống đang được các cơ quan chức năng nghiên cứu, khôi phục, phát triển, như: nghề dệt thổ cẩm, dệt lanh, nhuộm chàm, in sáp ong, làm giấy bản của các dân tộc. Đồng thời cũng đề xuất phương án nâng cấp kết cấu hạ tầng cơ sở, hoàn thiện lại cấu trúc không gian nhà sàn, bổ sung các công trình vệ sinh, các dụng cụ thiết yếu trong nhà như: chăn, gối, đệm…bằng thổ cẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch.
1.5: Loại hình văn hoá ẩm thực:
Việc nghiên cứu, giới thiệu các món ăn truyền thống một nhiệm vụ không thể thiếu nhằm tạo dựng những nét văn hoá ẩm thực đặc trưng của các dân tộc Mộc Châu. Đặc biệt khi nói đến du lịch cộng đồng du khách nghĩ ngay ngủ ở đâu, ăn món gì, uống đồ uống gì,…Đến Mộc Châu du khách sẽ được thưởng thức các món ăn dân tộc như: Xôi trắng, xôi bốn màu (xôi tình yêu), cơm lam, bánh dầy, mèn mén, thắng cố, thịt nướng, cá nướng, nặm pịa, nộm hoa chuối…Để duy trì tốt các món ăn dân tộc phải tuân thủ nghiêm ngặt cách chế biến truyền thống cũng như việc chuẩn bị các gia vị, qui hoạch chăn nuôi hợp lý trên diện tích từng bản. Đây cũng là điều kiện để mỗi bản chủ động được nguyên liệu và thực phẩm. Cùng với bữa ăn đậm đà, đặc trưng du khách không thể thiếu được các loại rượu đặc sản của các dân tộc như rượu ngô của dân tộc Mông, rượu hoãng của dân tộc dao… để rồi du khách được ngất ngây cùng men rươu và xoay vần bên vòng xoè hay những trò chơi dân gian kỳ thú. Song bên cạnh đó cũng cần mở thêm các dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng tại các bản kết hợp với việc tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, cách bảo quản và chế biến, cách thức bày mâm, mời khách nhằm thu hút thêm du khách đến với Mộc Châu.
1.6: Loại hình văn hoá văn tự:
Nói tới văn hoá Mộc Châu không thể không nói tới soạn thảo, xuất bản tài liệu hướng dẫn du lịch, quảng bá du lịch, các loại sách giới thiệu về văn học dân gian, múa dân gian, các lễ hội tín ngưỡng của từng dân tộc. Các tác phẩm truyền thuyết dân gian gắn với vùng đất và con người Mộc Châu, truyện thần thoại: ải Lậc Cậc, truyện lập Mường của Chúa đất Mường Sang, các tác phẩm văn thơ nổi tiếng của dân tộc Thái như: Khoan khắp Văn Hoan, Sự sọn côn, xống chụ xôn xao, đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường). Các dân tộc Mông, Dao sưu tập, khôi phục lại các sách chữ nho của người Dao, tái bản lại một số tác phẩm truyện thơ dân tộc Mường như Tiếng hát mồ côi, các truyện tình của dân tộc Mông, Dao.
1.7:Về múa, hát
Đây là một nét văn hoá không chỉ được người dân các dân tộc thiểu số truyền lại cho đời sau mà hiện nay, các đội múa thuộc các trường nghệ thuật cũng tích cực duy trì và phát triển các loại múa này như: múa xoè, múa sạp, múa khăn piêu, múa quạt, ….của các dân tộc. Bên cạnh múa là hát dân tộc như “Khắp” dân tộc Thái; “Đang” dân tộc Mường; và bài hát giao duyên của dân tộc Mông - Dao.
1.8: Về lễ hội và tín ngưỡng
Các dân tộc Mộc Châu đã đặc biệt chú trọng tập quán lễ nghi dân gian, lễ nghi nông nghiệp: Thờ cúng trời, đất, mường, bản, lễ hội cầu mùa, ăn cơm mới, lên nhà mới, tục cưới xin, ma chay, tổ tiên, thờ thầy thuốc…
Mỗi dân tộc đều có hình thức lễ hội riêng tuy nhiên đến nay một số lễ hội đã bị mai một. Để phục dựng lại các lại hội này đòi hỏi tốn rất nhiều công sức sưu tầm và biên đạo trình diễn, do vậy trong những năm gần đây Bộ Văn hoá và huyện Mộc Châu chỉ tập trung tổ chức phục dựng một số lễ hội đã từng tồn tại lâu đời và được dồng bào các dân tộc đặc biệt quan tâm như: Hết Chá, Lễ hội Hoa Ban, Nào xồng…
2. Một số nét văn hoá truyền thống của các dân tộc
Trải qua bao thăng trầm lịch sử cùng với sự hình thành và phát triển đã tạo nên cộng đồng các dân tộc Mộc Châu chung sống đoàn kết. Cho đến hôm nay, ở Mộc Châu có 12 dân tộc anh em là: Thái, Mông, Kinh, Mường, Dao, Tày, Xinh mun, La Ha, Kháng, Lào, Hoa và Khơ mú. Mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng nhưng vẫn giữ những nét văn hoá riêng biệt đặc sắc của từng dân tộc. Những truyền thống văn hoá đó luôn được trân trọng, giữ gìn và phát huy trong sự phát triển thống nhất trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc cũng như dân tộc Việt Nam
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nên trong phần khảo sát này em xin được đề cập đến 2 dân tộc hiếm tỷ lệ dân số cao nhất trong huyện và có những nét văn hoá đặc trưng tiêu biểu đó là: dân tộc Mông( chiếm tỷ lệ 30,9%) và dân tộc Thái( chiếm 38,7%), để biết thêm về những nét văn hoá, cũng như phong tục tập quán của 2 dân tộc này:
2.1: Về lễ hội:
Những ai đã từng một lần đến với các bản của dân tộc Thái, dân tộc Mông ở Mộc Châu thì không được trực tiếp tham dự cũng được nghe chuyện kể về những lễ hội đặc sắc của mỗi dân tộc. Nếu dân tộc Thái có Lễ hội Hoa Ban hay còn gọi là Lễ hội Xên bản, Xên mường thì dân tộc Mông có Tết Độc Lập và lễ hội Nào Sồng rất nổi tiếng.
Dân tộc Thái là cộng đồng đông nhất ở Mộc Châu, chiếm 38,7% dân số, gồm các nhóm Tay Đăm (Thái Đen) và Tay Khao (Thái Trắng). Lễ hội Hoa Ban là một lễ hội đặc biệt của dân tộc Thái. Theo tiếng Thái thì “Ban” có nghĩa là ngon, đẹp đẽ. Tất cả những gì ngon ngọt, đẹp đẽ đều được gọi là “Ban”. Lễ hội có một ý nghĩa rất quan trọng đối với người Thái, thường được tổ chức vào dịp 5/2 âm lịch. Đó là lúc họ thỉnh bái thần rừng, thần hang và hồn vía đôi trai gái qua sự tích, cầu mong cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Lễ hội được chia làm 2 phần rõ rệt, đó là: phần lễ và phần hội.
Bắt đầu vào buổi lễ, già làng cùng Thầy mo và một số thanh niên mang lễ vật lên hang Thẩm Lé để cúng. Lễ vật gồm: 1 con lợn, mấy cành hoa ban, chai rượu, 2 bát gạo, 2 bát cơm, vài nén hương, cùng với trầu cau. Thầy mo làm lễ cúng thần hang, thần rừng, cầu cho dân chúng có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong năm mới.
Sau phần lễ là phần hội, thanh niên trai gái bắt đầu vui hội hái hoa, sôi nổi với những trò chơi dân gian độc đáo. Con trai thổi khèn, con gái dập dìu múa điệu Thẩm Lé, điệu múa dành riêng cho việc đi hái hoa ban, âm vang nhộn nhịp của tiếng Pí, tiếng khèn, tiếng trống chiêng. Các chàng trai thi nhau trèo lên các cây ban hái hoa. Mỗi cây thường có từ 5 đến 6 người trèo, ở bên dưới các cô gái lấy cái ớp (giống như cái giỏ của người kinh) đón những bông hoa mà các chàng trai thả xuống. Anh chàng nào có ý với cô gái nào thì thả hoa ban vào ớp của cô gái đó. Các cô gái cũng vậy, nếu họ ưng chàng trai nào sẽ đứng về phía đó để đón những bông hoa ban mà chàng trai thả xuống. Kết thúc lễ hội, cũng là lúc đôi trai gái chia tay nhau để xuống đồng cày cấy, bởi mùa xuân cũng là mùa làm nương, làm rẫy. Cho nên họ cùng nhau vui chơi trong lễ hội rồi động viên nhau trong mùa màng mới gắng làm thật nhiều, thật tốt để cuộc sống sung túc hơn.
Nắm bắt được những nét văn hoá này của đồng bào dân tộc Thái, Đài TT-TH Mộc Châu tích cực đưa tin, bài về lễ hội Hoa Ban, lễ hội Hết Chá… với mong muốn, những thông tin được truyền tải sẽ mang đến cho người dân hiểu biết sâu sắc hơn về lễ cũng như hội độc đáo này, bên cạnh đó giúp người dân hiểu được giá trị văn hoá mang tính nhân văn, từ đó họ sẽ có ý thức hơn trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình.
Ngày 6/3/2008, phóng viên Minh Đức - Đài TT-TH Mộc Châu có bài viết: “Lễ hội Hoa Ban”. Trong bài phóng viên Minh Đức có đoạn: “ Lễ hội Hoa Ban được chuẩn bị rất chu đáo, có sự tham khảo ý kiến các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian do vậy mà lễ vẫn giữ được khá đầy đủ các nội dung tích cực, đồng thời loại bỏ được những yếu tố lạc hậu không phù hợp với cuộc sống của nhân dân ngày nay”. Đây không chỉ là nhận định của phóng viên Minh Đức trước những gì đã được chứng kiến tại lễ hội, mà qua đó phóng viên Minh Đức còn muốn truyền tải tới công chúng, đặc biệt là đồng bào dân tộc Thái thông điệp: Lễ hội Hoa Ban là một lễ hội đặc sắc cần được lưu giữ và phát huy, đồng thời xoá bỏ những hủ tục, lạc hậu không còn phù hợp để lễ hội này sẽ không chỉ là nét văn hoá riêng của dân tộc Thái mà còn của cả dân tộc Việt Nam.
Nhắc đến nét văn hoá lễ hội của dân tộc Thái ta không thể không nói đến điệu Múa xoè . Từ xưa đến nay, vòng xoè của dân tộc Thái luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Mỗi khi âm thanh trầm bổng, nhịp điệu của trống xoè nổi lên lại thôi thúc mọi người đến với vòng xoè. Trong tiếng trống, tiếng chiêng, mọi người xích lại gần nhau, quây quần bên nhau vui tươi đầm ấm; Tay trong tay, vai kề vai, chân người nọ dịch bước theo chân người kia mọi người có thể tâm sự chuyện trò, tâm sự riêng cùng nhau mà không hề làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Trong vòng xoè tình cảm riêng được đặt trong tình cảm chung, tình cảm tập thể tạo điều kiện cho tình cảm riêng phát triển. Những động tác xoè đều rất giản dị; độ nhún, bước đi của vòng xoè rất nhịp nhàng và gần gũi với những hoạt động của con người trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Âm nhạc của vòng xoè thường là một chiếc trống, 2 hoặc 3 chiếc chiêng, một đôi chũm choẹ và mấy ống tre dỗ trên máng gỗ. Có khi còn dùng cả pí, khèn pí.
Nắm bắt được nét nét văn hoá này ngày 27/8/2007 phóng viên Hà Sơn Đài TT-TH Mộc Châu viết bài: “ Nét đẹp từ vòng xoè” trong bài có đoạn viết: “…Nằm trong hệ thống múa dân gian Vịêt Nam, vòng xoè đã đóng góp vai trò quan trọng vào kho tàng múa dân gian cổ truyền. Vòng Xoè được dân tộc Thái tự hào là đặc trưng văn hoá truyền thống, góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh, thúc đẩy sản xuất góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.” Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ thể hiện vòng xoè không chỉ là sản phẩm tinh thần quý giá trong đời sống xã hội, mà vòng xoè còn có giá trị đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu, xây dựng nghệ thuật múa dân tộc Việt Nam. Múa Xoè của dân tộc thái Mộc Châu cũng như các tỉnh khác đã, đang tiếp tục phát triển,
Cũng như dân tộc Thái, dân Tộc Mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Với số dân hơn 80 vạn người, dân tộc Mông thuộc dân tộc thiểu số có số lượng cư dân đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam. Dân tộc Mông thường cư trú ở độ cao từ 800 đến 1500m so với mực nước biển. Người ta chia tộc Mông ra làm các nhóm khác nhau như: Mông Trắng (Mông Đơ), Mông Đen (Mông Đu), Mông Hoa (Mông Lênh), Mông Đỏ (Mông Si), Mông Xanh (Mông Njuo), Na Miểu (Mỡo Nước). Tuy được chia thành nhiều nhóm nhưng hễ nhắc đến đồng bào dân tộc Mông ở Mộc Châu ta không thể không nhắc đến ngày Tết Độc Lập cùng với lễ hội Nào Sồng. Cứ đến ngày 1/9 hàng năm, người Mông ở khắp nơi thuộc các tỉnh miền núi phía bắc lại đổ về trung tâm Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La để vui Tết Độc Lập cùng các dân tộc khác trong huyện. Rất nhiều gia đình dân tộc Mông đã đến đây trước 1 ngày để được thưởng ngoạn, vui vầy và tìm cho mình những chàng trai, cô gái ưng ý. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà ngày này ở Mộc Châu được nhiều người biết đến với cái tên “ Chợ tình”.
Những năm trước đây, vào dịp 1/9, người Mông xuống núi đi chợ. Những người có tuổi thì đi tìm bạn cũ để hàn huyên; những chàng trai, cô gái thì làm quen và hẹn hò với nhau. Tiếng hát, tiếng khèn vang lên khắp nơi gọi bạn tình…Ngoài những bản sắc vốn có của ngày Tết Độc Lập xưa, người Mông giờ đây cũng có nhiều hoạt động khác, họ đến để bán những chiếc váy tự tay người phụ nữ Mông thêu, mỗi năm họ chỉ thêu được 2 đến 3 chiếc váy nhưng giá của mỗi chiếc váy thường rất đắt từ 1.500.000 đồng đến 2 triệu đồng. Bán được những chiếc váy đó, họ rủ nhau đi ăn uống và mua về cho người thân những món quà làm kỉ niệm. Một số tập tục lạc hậu cũng đã được người dân đồng bào Mông thay đổi, nếu trước đây, các chàng trai đến với nơi này để bắt về cho mình một người vợ. Gọi là vợ chứ trên thực tế là bắt về để làm nương, làm rẫy cho nhà mình thì giờ đây, các chàng trai đến đây là để tìm cho mình một người bạn tình, họ tỏ tình cùng nhau, cho nhau biết tình cảm của mình, nếu người con gái ấy cũng có tình cảm với chàng trai thì họ sẽ chính thức hẹn hò. Đến với Tết Độc Lập, người Mông còn tổ chức các trò chơi dân gian: Đánh lu tu, giã bánh dày, nấu thắng cố…và tổ chức các môn thể thao đặc trưng như đẩy gậy, bắn nỏ…Những người chơi giỏi nhất bản sẽ được lựa chọn để thi tài trong những cuộc thi do huyện tổ chức.
“Chợ tình”. Cái tên cũng độc đáo như chính những nét văn hoá diễn ra ở đó. Phóng viên Trường Chinh – Hà Sơn của Đài Truyền thanh – Truyền hình Mộc Châu có phóng sự: “ Người Mông Mộc Châu đón Tết Độc Lập”. Trong bài có đoạn viết: “Đêm xuống cả thị trấn Mộc Châu lung linh huyền ảo. Từng đôi nam nữ dắt tay nhau đi dạo. Vẫn còn đó tiếng khèn gọi bạn của các chàng trai hoà trong tiếng hát tình tự của các cô gái – một kiểu tỏ tình, trao duyên rất riêng, có lẽ chỉ đồng bào Mông mới có. Đêm trở về khuya, đâu đó các bà, các chị đã tìm được những đỉêm ngả lưng khá thú vị. Còn với các chàng trai chưa tìm được người bạn ưng ý thì ba, bốn giờ sáng vẫn còn sớm lắm. Sau đêm chợ này chắc chắn sẽ có rất nhiều đôi bạn trẻ nên vợ nên chồng”.Chỉ với bấy nhiêu thôi, ta cũng đã hình dung ra một phiên chợ nhộn nhịp, đông vui, chứa đựng nét văn hoá rất riêng và đầy ấn tượng của người Mông.
Ngoài ngày Tết Độc Lập, người Mông còn có rất nhiều lễ hội khác mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc như: Lễ hội Nào Sồng (Đây là lễ hội được tổ chức dịp đầu năm thể hiện những ao ước, khát vọng cho một năm mới tốt lành), không những thế lễ hội còn có ý nghĩa giáo dục con cháu tính đoàn kết, đồng thời lập ra những quy ước tốt đẹp để mọi người cùng thực hiện như: Không chặt phá rừng, không ăn trộm của người khác, quy định chăn thả gia súc, không tảo hôn, không tổ chức ma chay rườm rà… Điều này được thể hiện rất rõ qua phóng sự “ Nét đẹp từ Lễ hội Nào Sồng” của phóng viên Minh Đức - Đài Truyền thanh - Truyền hình Mộc Châu
Có thể nói, mỗi một dân tộc lại có những lễ hội khác nhau thể hiện được nét văn hoá riêng của đồng bào mình. Những nét văn hoá đa dạng phong phú đó đang được các dân tộc, các cơ quan chức năng phát huy và giữ gìn.
2.2: Về ẩm thực:
Do sắc thái cũng như tập tục sinh hoạt của mỗi dân tộc khác nhau nên cũng có những món ăn khác nhau, nó chứa đựng những nét văn hoá riêng và tạo nên bản sắc khá đặc biệt, gây được ấn tượng trong lòng mỗi du khách thập phương. Người dân tộc Thái có nhiều món ăn truyền thống có nguyên liệu được lấy từ tự nhiên rồi chế biến, chuẩn bị công phu ăn vừa lạ miệng, vừa ngon như: xôi màu đỏ, màu xanh, màu nâu đen càng nhai càng bùi, cơm lam càng nhai càng dẻo, lại có mùi thơm của nếp mới; ngô bung ăn mềm và dẻo; canh rêu có hương vị đặc trưng của núi rừng - ăn vào khó quên, cá nướng, thịt khô,..rượu cần có hương vị thơm mát... Để khắc hoạ sự phong phú về ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái ngày 18/4/2007 Thế Anh cộng tác viên Đài TT-TH Mộc Châu có bài “ Rêu món ăn đặc biệt của đồng bào thái Sơn La” trong bài có đoạn viết: “…Rêu chế biến được nhiều món ăn ngon; Canh rêu tươi “kinh tau”nấu với xương hầm hoặc nước luộc gà, nấu vừa chín tới, cho nắm muối và các gia vị, ăn nóng. Rêu nộm “tau nửng chụp”, thường lấy rêu non, cho vào chõ đồ xôi, đồ vừa chín tới, trộn cùng súp, mì chính và các gia vị, gừng, mắc khén, thích ăn cay cho thêm quả ớt nướng giã nhỏ…”
Chỉ bấy nhiêu thôi ta có thể thấy được món ăn của dân tộc Thái là những món ăn mà thoáng qua ta thấy mộc mạc, giản dị song quan sát kỹ thì lại rất cầu kỳ. Cầu kỳ cả trong nguyên liệu lẫn cách chế biến. Có thể nói những món ăn của người Thái là một sự gia công đúng mực về kỹ thuật và nghệ thuật, và điều đó cho thấy văn hoá ẳm thực của tộc người Thái Tây Bắc nói chung và Mộc Châu nói riêng, mang một phong vị rất riêng, độc đáo, một phong vị không hề trộn lẫn.
Văn hoá ẳm thực không chỉ da dạng phong phú với dân tộc thái mà người dân tộc Mông ở Mộc Châu cũng có nhiều món ăn truyền thống như xôi bốn màu (xôi tình yêu) thường dùng trong dịp cưới xin. Người dân Mông nấu được loại rượu ngô đặc sản, một loại rượu có mùi vị đặc trưng của râu ngô, uống vào có vị ngon riêng biệt khác với các thứ rượu khác. Món thịt hun khói đặc trưng, món thịt này được người dân tẩm ướp gia vị sau đó gác lên gác bếp, khi ăn mang xuống gói vào lá chuối nướng qua trên than hồng, giã nát rồi ăn. Nước chấm của món thịt này cũng rất đặc trưng, pha một chút muối, ớt, và không thể thiếu được hương vị đặc trưng từ quả mắc khén.
Khi nhắc đến ẩm thực của người Mông ta không thể không nói tới món “ Thắng Cố”. Thắng cố là món ăn dân dã, đại chúng, mang tính cố kết cộng đồng, giúp cho mọi người gần nhau hơn và dễ hiểu nhau hơn. Cao hơn món ăn đó còn là một nét văn hoá mà qua đấy ta thấy rõ những chuẩn mực ứng xử, tập tục và truyền thống văn hoá của một dân tộc. Món Tháng Cố xưa và nay đã có nhiều sự thay đổi: Trước kia Thắng cố được chế biến từ xương bò, trâu, ninh nhừ với lục phủ ngũ tạng. Nồi Thắng cố to sôi lục bục nổi lên những tảnh thịt, tảng mỡ màu vàng nhạt trông rất hấp dẫn. Món ăn nhiều đạm như thế mới đủ ấm lòng những người đi chợ xa, lâu lâu mới có dịp thưởng thức món ăn đặc sản này. Thắng cố ngày nay nhất là thắng cố ở trong các nhà hàng mang thương hiệu dân tộc hương vị đã bị bay đi ít nhiều. Bởi nồi thắng cố ấy đã bị các gia vị tẩm ướp “ tung hoả mù” khiến thực khách bị mụ mị bởi mùi thơm, bởi ngọt của bột nêm, mỳ chính.
“Hai bát thắng cố, một hũ rượu Ngô, thêm chút rau thơm được đặt trên bàn phủ khăn khá lịch sự. Chỉ với từng ấy thứ đã tạo được sự chú ý đặc biệt của khách hàng tại hội chợ thương mại Mộc Châu. Món Thắng cố không xa lạ đối với đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc, song gần đây nó ít được nói đến và cũng không thường xuyên xuất hiện trên các bàn ăn. Chính vì thế sự xuất hiện trở lại của món ăn mang đậm bản sắc dân tộc Mông được đông đảo người dân đón nhận đầy phấn khởi”. Đây chính là nội dung của bài “ Nét văn hoá độc đáo trong hội chợ” do phóng viên Trường Chinh và Minh Tạo đài TT-TH Mộc Châu phát ngày 3/9/2008.
Mỗi một dân tộc lại có những nét đặc trưng riêng. Chính những cái riêng đó đã tạo lên sự đa dạng phong phú của các dân tộc Mộc Châu.
2.3: Về phong tục tập quán:
Trong các phong tục tập quán, người dân thường chú trọng đến lễ cưới xin, ma chay, thờ cúng. Đồng bào dân tộc thiểu số cũng vậy.
Dân tộc Thái có những phong tục tập quán rất riêng biệt, dễ nhận thấy. Trong tổ chức ma chay cho người đã khuất, người nhà thường bắn súng để báo hiệu cho dân làng biết trong làng đã có một người chết, 1 tiếng súng là người già, 3 tiếng súng là người trẻ. Hễ nghe thấy tiếng súng phát ra ở đâu, người già thì đến giúp việc tắm rửa, thay quần áo, hương khói, thanh niên trong làng cùng tổ chức ma chay cho người đã khuất. Mỗi lần gia chủ ăn cơm lại xới cho người đã khuất 1 bát để bên cạnh, mỗi món thức ăn, gia chủ sẽ gắp vào bát đó 1 miếng, thể hiện sự tôn trọng và chứng tỏ rằng người còn sống sẽ nhớ mãi về người đẫ khuất. Sau ít ngày, người đã khuất được cho vào áo quan, đưa đi chôn. Khi chôn, họ đào huyệt sâu từ 2 đến 2,5 m, sau khi chôn, lấp đất bằng và dựng nhà mồ bên trên có cây nêu và rào xung quanh, người thái quan niệm rằng đóng cửa mả là xong, chỉ khi nào gia đình gặp rủi ro thì mới lên thăm mả.
Trong tục lệ cưới xin, người Thái quan niệm không có hát không phải là đám cưới. Nhưng việc đầu tiên cần chuẩn bị cho lễ cưới là phải chọn được người đại diện cho 2 họ. Người đó phải biết ứng xử, giao tiếp giỏi và quan trọng là phải biết hát và hát hay. Trong lễ cưới, nếu không có người lĩnh xướng mà chỉ có 2 người hát đối đáp với nhau thì buổi lễ sẽ rất đơn điệu, tẻ nhạt. Hát được mọi người lĩnh xướng sẽ làm cho cuộc vui thêm đậm đà, cũng từ đó lễ cưới sẽ trở nên ý nghĩa hơn. Trong lễ cưới xin của người Thái mọi người được thưởng thức những áng văn hay, những câu hát đẹp, là dịp để mọi người trò chuyện, kết bạn với nhau, tạo ra được không khí êm đềm, ấm áp, hiểu biết lẫn nhau.
Người dân tộc Thái quan niệm thờ cúng tổ tiên là hình thức thờ cúng ở từng dòng họ. Họ quan niệm, tổ tiên ở trên trời chỉ được mời về trong các dịp gia đình có việc lớn trọng đại. Vì vậy, khi có của ngon vật lạ, người Thái đều đặt lên bàn thờ mời tổ tiên thưởng thức trước. Đây là tục lệ đáng quý, tỏ sự kính trọng ông bà, tổ tiên của dân tộc Thái. Ngoài ra, dân tộc Thái còn có những buổi lễ cầu mưa, giúp bà con trong làng, trong bản có một mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh đó, dân tộc Mông là dân tộc có phong tục ma chay khá khác biệt. Mỗi khi người trong tộc qua đời, người nhà phải tổ chức ma chay chu đáo, và nếu là người già mất thì phải dành 1 ngày để nghe những người trong họ mắng, chửi vì không làm tốt việc chăm sóc, phụng dưỡng người già. Sau đó đưa đi chôn trên núi cao, với quan niệm khi còn sống dù phải chịu khổ cực thế nào thì khi chết cũng phải được nằm nơi thoáng mát và có thể nhìn bao quát bản làng, đồng thời để bảo vệ gia đình khỏi những khó khăn trong cuộc sống.
Trong lễ cưới, trước kia người dân tộc Mông thường có tục bắt vợ ở những phiên “chợ tình”. Khi chàng trai xuống chợ mà trên đường gặp một cô gái mà mình thấy ưng thuận thì quay về gọi thêm một số thanh niên trong bản, làng cùng đi bắt cô gái ấy về làm vợ. Nếu cô gái ấy cũng ưng chàng trai thì sẽ để chàng đưa về nhà vài hôm sau đó chàng trai sẽ đưa cô gái về nhà bố mẹ đẻ để làm lễ xin cưới. Nhưng hiện nay, tục lệ này đã được xoá bỏ. Thay vào đó, những đôi trai gái có tình ý với nhau, qua một thời gian tìm hiểu nhất định, chàng trai sẽ đưa cô gái mình thích về nhập ma nhà mình. Nếu trong 3 ngày cô gái ở nhà chàng trai cảm thấy thoải mái, không bị gò bó tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của báo chí đối với việc xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.doc