Tiểu luận Vai trò của Báo chí với sản xuất kinh doanh

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1. Vai trò của Báo chí với sản xuất kinh doanh 2

a. Báo chí góp phần gián tiếp trong sản xuất kinh doanh 2

b. Báo chí còn là một lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh 4

2. Nhà báo phải làm như thế nào để đem lại hiệu quả trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh? 5

KẾT LUẬN 9

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò của Báo chí với sản xuất kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, Báo chí là một hiện tượng đặc biệt phổ biến, tác động từng ngày, từng giờ vào xã hội, quan hệ tới từng địa phương, từng tổ chức, từng thành viên của xã hội. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, đời sống vật chất, tinh thần của xã hội có những bước phát triển to lớn và nhanh chóng. Trong điều kiện ấy, quy mô phạm vi, hình thức hoạt động của báo chí ngày càng mở rộng, thu hút sự quan tâm chú ý của đại bộ phận xã hội, trở thành một phương tiện có sức mạnh, được sử dụng vào các mục đích khác như: Nhân đạo, kinh doanh, kinh tế, chính trị và quân sự. Không có một đảng chính trị, một tổ chức, lượng lượng kinh tế - xã hội nào không sử dụng Báo chí như một phương tiện thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của mình. Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh luôn cần đến Báo chí để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình và ngược lại báo chí cũng cần đến doanh nghiệp để có đối tượng phản ánh. Có thể nói rằng với nhiệm vụ, chức năng và vai trò của mình, Báo chí đã trực tiếp, gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững. Vậy vai trò của Báo chí với sản xuất kinh doanh được thể hiện qua những nội dung nào? Nhà báo phải làm thế nào để đem lại hiệu quả trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh? NỘI DUNG 1. Vai trò của Báo chí với sản xuất kinh doanh a. Báo chí góp phần gián tiếp trong sản xuất kinh doanh Báo chí, từ trong bản chất nghề nghiệp và đặc thù hoạt động của mình luôn luôn là người bạn của doanh nghiệp trên con đường phát triển. ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, đi cùng với công cuộc Duy tân là các hoạt động kinh tế mà trong đó một số doanh nghiệp và những nhà doanh nghiệp giàu lòng yêu nước đã hô hào "chấn hưng nội hóa". Chính trong thời gian này đã ra đời một số tờ báo gắn liền với cuộc vận động kinh tế của tầng lớp doanh nhân như Đăng cổ tùng báo hô hào lập hội buôn, chấn hưng kinh tế, Nông cổ mín đàm, ngồi uống chè nói chuyện làm ăn kinh tế, rồi Thực nghiệp dân báo, Hữu than. Thời nay, những sáng kiến tổ chức topten hàng chất lượng cao của báo Đại đoàn kết; việc điều tra, nghiên cứu về doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao của nhóm Sài gòn tiếp thị được thực hiện trong nhiều năm qua. Những hội thảo của làng báo thường xuyên đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài doanh nghiệp, những ấn phẩm mang đậm tính chuyên đề về doanh nghiệp của nhiều cơ quan báo chí, những diễn đàn doanh nghiệp với sự hưởng ứng nhiệt liệt của báo giới là những biểu hiện sinh động về mối quan hệ chặt chẽ giữa báo chí và doanh nghiệp. Có thể nói, trong thời gian vừa qua, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng của chúng ta đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc đổi mới doanh nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Có thể nêu một số đóng góp nổi bật của báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng về vấn đề này ở một số điểm nổi bật sau: Thứ nhất là: Báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng là diễn đàn để doanh nghiệp bày tỏ ý kiến quan điểm của mình với Đảng, Nhà nước từ đó nhận được những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nói cách khác, báo chí là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp với Đảng, Nhà nước và với người lao động, người tiêu dùng. Báo chí là nơi tập hợp các ý kiến, nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp để đề đạt với cơ quan nhà nước, góp phần làm cho thể chế kinh tế sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp và tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức thực hiện. Thông qua đó hình ảnh của doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam được phản ánh một cách đậm nét, với tiếng nói riêng trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng, đồng thời có ảnh hưởng thực sự trong cộng đồng nói chung và các cơ quan quản lý nhà nước nói riêng. Thông qua báo chí, những ý kiến của doanh nghiệp đã góp phần tạo ra những đáp ứng tích cực của các cơ quan Nhà nước trong việc ban hành đổi mới. Việc ban hành Luật doanh nghiệp hay việc tổ chức các cuộc gặp gỡ thường niên giữa Thủ tướng Chính phủ và đại diện cộng đồng doanh nghiệp là một minh chứng sinh động cho vấn đề này. Thứ hai là: Báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng là những phương tiện quan trọng nhằm chuyển tải các thông tin về các vấn đề kinh tế trong và ngoài nước. Đây là một trong những cơ sở cần thiết nhất để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh, tìm hiểu thị trường, tìm nguồn vốn, tìm đối tác kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Nhìn chung thông tin kinh tế trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng trong những năm gần đây đã ngày càng đa dạng, phong phú và đa diện hơn trong cách lựa chọn, nhìn nhận và phân tích, từ đó phần nào đáp ứng nhu cầu này cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Chúng ta có thể tìm thấy đủ các loại và các cấp độ thông tin kinh tế trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng như: Thông tin về nguồn vốn, đối tác kinh doanh, chính sách kinh tế, thị trường kinh doanh, tâm lý người tiêu dùng, khoa học công nghệ, thị trường nhân công, đào tạo lao động... Đó là những đóng góp không thể phủ nhận của báo chí với công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Thứ ba là: Vấn đề văn hoá doanh nghiệp đã được nhiều tờ báo tạp chí, các chương trình phát thanh và truyền hình đề cập tới và tích cực tuyên truyền, nhất là các tờ báo chuyên về kinh tế. Những bài học xung quanh việc đăng ký thương hiệu, chữ "tín" trong kinh doanh, các bài học về hoạt động kinh doanh không minh bạch đã và đang là những cảnh báo cho các doanh nghiệp nước ta, giúp cho họ có kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay. Thứ tư là: Báo chí là cầu nối quan trọng cho việc tăng cường các mối liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành, cùng nghề, giữa các doanh nghiệp có khả năng bổ sung lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau trong sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của họ trên thương trường. Bên cạnh đó, những thông tin phân tích của báo chí là những gợi ý tốt cho các doanh nghiệp mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi, thay đổi tính chất của các mối liên kết trong hoạt động quản lý kinh doanh. Đặc biệt là cùng sự tham gia của các hiệp hội kinh tế và các sản phẩm báo chí của các hiệp hội kinh tế này (Ví dụ như các tờ báo Thời báo kinh tế Việt Nam, thời báo Kinh tế Sài Gòn, doanh nghiệp, Diễn đàn doanh nghiệp...), báo chí thực sự là một môi trường thông tin đáng tin cậy cho các nhà quản lý các doanh nghiệp trước các quyết định trong hoạt động kinh tế của mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh của họ trong và ngoài nước. b. Báo chí còn là một lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh -Trong tình hình xã hội phát triển, từng bước Báo chí đang tham gia vào một bộ phận trong quá trình sản xuất. Ở nhiều khâu, nhiều công đoạn của quá trình sản xuất, sự tham gia của Báo chí càng rõ rệt; đặc biệt là khâu kinh doanh, dịch vụ. - Mặt khác nhờ Báo chí nâng cao nhận thức mà con người có khả năng đẩy mạnh tốc độ trong sản xuất kinh doanh; đó là nhân tố quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực mới cho nền sản xuất kinh doanh phát triển. - Các doanh nghiệp nắm Báo chí như một "át chủ bài" trong các chiến thuật kinh doanh, trong quảng bá sản phẩm, bảo mật kinh doanh và là vũ khí để tiêu diệt đối tác khi cần thiết. Có thể nói rằng Báo chí là một công cụ kinh doanh, cạnh tranh hữu hiệu của các nhà sản xuất. - Bên cạnh những yếu tố nói trên thì tự thân Báo chí cũng làm nhiệm vụ kinh doanh thông qua các dịch vụ như: Bán báo, quảng cáo, bán thông tin, tổ chức các chương trình liên doanh liên kết, làm từ thiện và mở ra các trung tâm tư vấn... Nhờ sự tác động tích cực như đã nêu trên mà ngày nay xu thế đan xen hội nhập giữa báo chí với các nhà sản xuất, công ty, tập đoàn ngày càng mạnh. Vì lẽ đó mà các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới đều có các công ty tham gia quản lý, chứng tỏ rằng sức mạnh của báo chí đã trở thành một trong những vũ khí lợi hại của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng cạnh tranh, tồn tại và phát triển. 2. Nhà báo phải làm như thế nào để đem lại hiệu quả trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh? Báo chí được xem như "con dao hai lưỡi", một mặt nếu biết sử dụng Báo chí một cách khoa học thì sẽ góp phần tích cực vào xây dựng và củng cố doanh nghiệp phát triển còn mặt ngược lại, mặt khác thì báo chí rất dễ làm cho các cá nhân, doanh nghiệp đi đến bờ vực thẳm. Một thực tế cho thấy, bên cạnh những đóng góp nổi bật đã kể trên, việc thông tin các vấn đề kinh tế cho doanh nghiệp trên thể hiện nhiều nhược điểm và những bất cập. Những hiện tượng thông tin sai sự thật dẫn đến những thiệt hại về kinh tế, cũng như làm giảm uy tín của doanh nghiệp, thông tin chủ quan, thiên về mang tính khuôn sáo, hình thức, thiếu sự xem xét toàn diện, khách quan... không phải là khó tìm trên các tờ báo tạp chí, và các phương tiện truyền thông đại chúng.Nhiều nhà báo chỉ vì vội vàng trong khi được tin, vô hình chung đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như việc đưa tin bệnh viêm màng não có liên quan đến vải thiều khi vải trong mùa thu hoạch vấn đề sâu bệnh của hạt điều, và phê rớt giá... có nhà báo vì động cơ trục lợi mà "đánh" hoặc "ỉm đi"việc này, việc nọ xảy ra ở các doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đưa tin trung thực về các hoạt động kinh tế. Cũng có những nhà báo có phẩm chất tốt, nhưng không chịu đổi mới, vẫn tiếp tục lối đưa tin "cổ vũ kiểu phong trào", gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế cạnh tranh. Ví dụ, thấy nuôi loại tôm này ở một địa phương có hiệu quả, cổ vũ cho "người nuôi tôm, nhà nhà nuôi tôm", khi nuôi được rồi mới xuất hiện tình huống mới là tôm không có thị trường tiêu thụ, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho người sản xuất. Có thể nói những sai sót này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nó chứng tỏ những đòi hỏi mới vào báo chí nói chung và đội ngũ những người làm báo kinh tế nói riêng, nhằm tăng hỗ trợ tích cực hơn cho quá trình đổi mới doanh nghiệp trong xu thế hội nhập hiện nay. Vậy để có những tác phẩm hay, những toà soạn có uy tín trong việc tham gia vào sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp thì mỗi cán bộ phóng viên cần phấn đấu: * Nâng cao nhận thức của nhà báo nói chung và nhà báo kinh tế nói riêng. - Nhận thức về mối quan hệ kinh tế - chính trị: Đây là một trong những trở ngại quan trọng nhất cho báo chí nói chung và nhà báo kinh tế khi tiếp cận và tuyên truyền về nền kinh tế trong xu thế hội nhập hiện nay, vì thiếu sự nhạy bén chính trị cần thiết, khi tiếp cận và phân tích các sự kiện kinh tế, một số tờ báo, chương trình phát thanh và truyền hình, cũng như một số tờ báo không biết sử dụng các góc độ, các chi tiết và phương pháp tiếp cận đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, cho địa phương và đất nước mình. Để có được sự nhạy bén này, nhà báo kinh tế luôn phải bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, luôn đặt các hiện tượng kinh tế mang mối quan hệ về lợi ích doanh nghiệp, cộng đồng quốc gia để xem xét, phân công thôn ích, đánh giá trong hoạt động nghề nghiệp của mình.Chính vì vậy, có thể coi sự nhạy bén chính trị trong khi thông tin về vấn đề kinh tế lfa một trong những tiêu chí hàng đầu của nhà báo kinh tế ngày nay. Nó cùng là sự biểu hiện sinh động của thế giới quan của nhà báo trong cơ chế thị trường (luận điểm không có báo chí phi chính trị). Có kiến thức về kinh tế và quản lý kinh tế. Muốn hiểu đúng, hiểu sâu về doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, nhà báo phải thấu hiểu các quy luật kinh tế, nguyên lý quản lý kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và cập nhật tình hình cụ thể nền kinh tế nước ta trong thời kỳ hội nhập. Đây là những kiến thức có tính cơ sở cho mỗi nhà báo kinh tế để có cái nhìn khách quan, đánh giá đúng bản chất của các sự kiện, hiện tượng kinh tế. Những kiến thức này phải được củng cố, thường xuyên cập nhật thành một khối kiến thức và kinh nghiệm sống động về vấn đề kinh tế của nhà báo. * Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của các nhà báo kinh tế. Kỹ năng tiếp cận nguồn tin: bao gồm kỹ năng tìm nguồn tin, kỹ năng thiết lập quan hệ và thực hiện các cuộc giao tiếp nhằm thu thập thông tin. Kỹ năng lựa chọn và xử lý thông tin: bao gồm việc lựa chọn, và sử dụng các tài liệu, các bài phát biểu, các cuộc trò chuyện, phỏng vấn, các nguồn tin từ báo chí trong nước và nước ngoài, đặc biệt là các báo cáo định kỳ của các doanh nghiệp đã được cổ phần hoá và công khai hoá thông tin. Kỹ năng sáng tạo tác phẩm: Bên cạnh những kỹ năng cơ bản trong hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, viết báo kinh tế lại có những yêu cầu riêng của nó. Chẳng hạn, viết về các vấn đề kinh tế chỉ có thể đạt hiệu quả, hấp dẫn người đọc. Nói cách khác, phải xem xét hiện tượng kinh tế ở góc độ con người thì mới đem lại sức sống cho tác phẩm báo chí kinh tế. Làm cho người đọc nhận thấy lợi ích của họ, của doanh nghiệp mà họ đang giam gia lao động là điều mà các nhà báo kinh tế luôn phải ghi nhớ trong kỹ năng sáng tạo của mình. Yêu cầu về ngoại ngữ và tin học. Đây là nhu cầu cấp bách của nhà báo kinh tế nhằm tiếp cận với các hoạt động của nền kinh tế hội nhập. Ngoài khả năng giao tiếp thông thường bằng ít nhất 1ngoại ngữ, các nhà báo cần đủ khả năng tiếp cận với các nguồn tin kinh tế vốn rất đa dạng về quốc tịch và ngôn ngữ trong xu thế hội nhập, phân tích các dữ liệu kinh tế trong thời đại công nghệ thông tin. * Vấn đề rèn luyện, đạo đức nghề nghiệp và đề cao trách nhiệm xã hội của báo chí kinh tế và nhà báo kinh tế. Càng hội nhập sâu hơn, tính lợi ích của thông tin kinh tế trên các phương tiện truyền thông đại chúng càng thể hiện rõ hơn. Từ đó, càng đòi hỏi cao hơn ở đạo đức và trách nhiệm của nhà báo nói chung và nhà báo kinh tế nói riêng. Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của nhà báo trở thành thước đo phẩm giá của nhà báo kinh tế, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của nhà báo kinh tế. Chính vì vậy đây là một yêu cầu quan trọng việc hình thành nhân cách của nhà báo kinh tế. KẾT LUẬN Vấn đề "Vai trò của Báo chí với sản xuất kinh doanh" đã được đề cập tới trong giáo trình nghiệp vụ Báo chí nhưng nội dung này vẫn còn quá ít và mờ nhạt. Xã hội ngày càng phát triển, xu thế toàn cầu hoá và hiện thực của nền kinh tế thị trường ngày càng đòi hỏi vai trò của Báo chí trong sản xuất kinh doanh. Vậy các nhà nghiên cứu, lý luận cần sớm đưa nội dung này một cách cụ thể vào trong chương trình học cho sinh viên để các em biết tự phải tích luỹ kiến thức trên bình diện chung và chuyên sâu kiến thức về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, công nghệ, văn hoá, khoa học tự nhiên... Đương nhiên làm được điều đó nhà trường đã giúp các em nắm chắc một lĩnh vực nào đó cụ thể để tác nghiệp cho thuận tiện và thành công trong sự nghiệp của mình. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBCA 27.doc
Tài liệu liên quan