MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
I.Khái niệm nhân cách 3
II. Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách 5
1. Yếu tố sinh thể có vai trò tạo tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách 5
2. Yếu tố môi trường 7
2.1. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách 7
2.2. Môi trường xã hội có vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý nhân cách 8
3. Yếu tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách 11
4. Hoạt động là con đường quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách 14
5. Giao tiếp 16
6. Nhìn nhận chung về vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách và mối liên hệ giữa chúng 18
III. Liên hệ bản thân 18
KẾT LUẬN 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 28801 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lý, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên”. Nhà tâm lý học nổi tiếng A.N.Leonchiep cũng chỉ ra rằng: Nhân cách cụ thể là nhân cách con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hoá xã hội do các thế hệ trước tạo ra, các quan hệ xã hội mà nó gắn bó. Trong quá trình hình thành, nhân cách bị chi phối bởi nhiều yếu tố: sinh thể, môi trường, giáo dục và tự giáo dục, hoạt động và giao tiếp.
1. Yếu tố sinh thể có vai trò tạo tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
Không thể có nhân cách trừu tượng ở bên ngoài một con người bằng xương bằng thịt mà là nhân cách của một con người cụ thể sống trong một xã hội cụ thể. Ngay từ lúc đứa trẻ sinh ra đã có những đặc điểm hình thái sinh lý của con người bao gồm các đặc điểm bẩm sinh và di truyền.
Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn.
Trong khi đó, những đặc điểm giải phẫu sinh lý của cá thể ngoài những yếu tố do di truyền tạo nên, còn có những yếu tố riêng tự tạo do sự vận động và phát triển của cá thể. Những yếu tố như thế đối với con người có ngay từ trong môi trường bào thai của mẹ. Chính vì vậy, một cá thể vừa mang đặc điểm giải phẫu sinh lý của cha mẹ vừa có những cái gì đó của riêng nó.
Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và chức năng của các giác quan và não. Những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể. Tuy nhiên, không thể kết luận về vai trò quyết định của di truyền trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách.
Những quan sát khoa học về quá trình phát triển của trẻ sinh đôi cùng trứng cũng chỉ ra rằng, sự tương đồng rất cao của trí nhớ hình ảnh, âm thanh ở chúng đã mất dần cùng với sự phát triển của lứa tuổi do tác động của hoàn cảnh và tính tích cực riêng của mỗi cá thể.
Bất cứ một chức năng tâm lý nào mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được phát triển trong hoạt động của bản thân cá nhân đó và trong điều kiện của xã hội loài người. Tai âm nhạc của MôZa, mắt hội hoạ của Raphaen sẽ không tự phát triển những khả năng tiềm tàng của nó một khi thiếu môi trường, nhu cầu và sự rèn luyện. Cùng một kiểu hệ thần kinh nhiều loại năng lực, nhiều loại tính cách khác nhau có thể được hình thành và ngược lại.
Để nhận thức đúng vai trò của bẩm sinh – di truyền trong sự phát triển tâm lý nhân cách, ta cần phải thừa nhận một thực tế là mọi cơ thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình. Hơn thế, hoạt động tâm – sinh lý của con người lại có khả năng bù trừ (sự thiếu hụt của giác quan này có thể làm tăng tính nhạy cảm của giác quan khác, một chức năng tâm lý bị huỷ hoại có thể được khôi phục bằng cách luyện tập để thiết lập một hệ thống các chức năng mới trên vỏ não để thích ứng với chức năng đó. Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng hoạt động cụ thể là khác nhau. Chẳng hạn, khả năng tiềm tàng của bộ máy phân tích âm thanh cần phải được phát triển và bồi dưỡng từ thời thơ ấu. Nó là đặc điểm di truyền, khác với những đặc điểm phát triển khác của cơ thể. Bên cạnh đó, sự phát triển không bình thường của cơ thể con người cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý nhân cách. Ví dụ: người có dị tật hay người thấp bé thường nảy sinh tâm lý tự ti, không thích thể hiện mình ở giữa đám đông. Hoặc những người điếc bao giờ cũng nói to vì họ tưởng người khác cũng khó nghe như họ.
Rõ ràng, yếu tố sinh thể đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất các hiện tượng tâm lý - những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Từ đó có thể khẳng định vai trò tạo tiền đề vật chất của yếu tố sinh thể đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
2. Yếu tố môi trường.
Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người. Có thể phân thành 2 loại: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
2.1. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định với những độc đáo riêng về hoàn cảnh địa lý. Những điều kiện ấy qui định đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính nghề nghiệp và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật. Qua đó, qui định giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định. Cho nên có thể nói, tâm lý dân tộc mang dấu ấn của hoàn cảnh tự n hiên thông qua khâu trung gian là phương thức sống.
Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện và hoàn cảnh sống tự nhiên. Một số nét tâm lý nào đó của bản địa, của nghề nghiệp cũng có thể được hiểu theo logic ấy. Nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp - những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy mà qua phương thức sống của chính bản thân đó. Ví dụ, những người sống ở nơi gần biển thì thường làm nghề đi biển, dạn dày với nắng gió. Vì vậy họ thường phát triển theo lối sống mạnh mẽ, từng trải nhưng vô cùng thuần hậu.
Một số nhà tâm lý học hiện đại cho rằng, hoàn cảnh tự nhiên không giữ vai trò quan trọng và quyết định trong sự phát triển tâm lý nhân cách.
Khác với quan điểm trên, một số tác giả của tâm lý học phương Tây lại đề cao vai trò của điều kiện hoàn cảnh sống tự nhiên. Họ đã giải thích nguyên nhân một số thói xấu hay đức tính cao quý của dân tộc này hay dân tộc khác bằng hoàn cảnh địa lý: cá tính của người phương Bắc thì mạnh mẽ nhưng lạnh nhạt, của người phương Nam thì yếu ớt nhưng xởi lởi, dễ gần. Thậm chí, nguyên nhân của hành động chiến tranh xâm lược của một số nước Tây Âu cũng được giải thích bằng hoàn cảnh địa lý mang tính kích thích. Đó là một quan điểm sai lầm và thiếu tính khoa học.
2.2. Môi trường xã hội có vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý nhân cách.
Không có sự tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc sống trong một xã hội quá đơn điệu thì cơ thể sẽ lớn lên và phát triển trong trạng thái của động vật hoặc sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động. Chẳng hạn, bác sĩ Sing, người Ấn Độ, có kể về trường hợp cô Kamala được chó sói nuôi từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi lại bằng 2 chân, nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng 4 chi khá nhanh. Người ta dạy nói Kamala trong 4 năm nhưng cô chỉ nói được 2 từ. Cô không thể thành người thực sự và 18 tuổi thì qua đời. Sự thực đó đã khẳng định tính đúng đắn trong nhận xét của C.Mác:
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Như vậy, có thể thấy, đứa trẻ ra đời mới chỉ như một con người “dự bị”. Nó không thể trở thành con người nếu bị cô lập, tách khỏi đời sống xã hội, nó cần phải học để trở thành người. Trong “bản thảo kinh tế triết học” năm 1844, C.Mác viết: “cá nhân là thực thể xã hội”, cho nên mọi biểu hiện sinh hoạt của nó – ngay cả nếu nó không được biểu hiện dưới hình thức trực tiếp của biểu hiện sinh hoạt tập thể, được thực hiện cùng với những người khác là biểu hiện và sự khẳng định của sinh hoạt xã hội”. Chính sự gia nhập xã hội mà đứa trẻ và hành vi của nó mang nội dung xã hội. Đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử và xã hội để được chuẩn bị bước vào cuộc sống lao động, văn hoá của thời đại.
Quan hệ sản xuất qui định nội dung chủ yếu của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân cách.
Tâm lý nhân cách lại phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp luật vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích cực của nó ở mức độ này hay mức độ khác trong vai trò xã hội. Nhu cầu, hứng thú, lý tưởng phụ thuộc không ít vào vai trò ấy.
Đặc tính của quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị pháp luật biểu hiện qua tư tưởng, đạo đức và ở mức độ khác nhau qua phong tục, tập quán.
Cá nhân là một tồn tại có ý thức, nó có thể lựa chọn và do đó nó lựa chọn những yếu tố tác động của hoàn cảnh xã hội vốn bao giờ cũng phức tạp, phản ứng trở lại một cách khác nhau trước những tác động đó. Chẳng thế mà Mác viết: “hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực con người tạo ra hoàn cảnh”.
Trong môi trường xã hội ta còn thấy những hiện tượng tâm lý xã hội quần chúng khác ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý nhân cách. Dư luận và tâm trạng chung, đó là sự phán xét đánh giá của sự đông người về sự kiện đời sống xã hội của hoạt động tập thể của hành vi cá nhân. Dư luận được hình thành thầm lặng hoặc có ý thức. Có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu cực trong đời sống được bắt nguồn từ sự kiện thực hay bịa đặt. Nó nảy sinh, phát triển trên tâm trạng xã hội và có ảnh hưởng trở lại tâm trạng đó.
Tâm trạng chung: Bao trùm bầu không khí lạc quan hay bi quan - sức phấn đấu chung của nhóm hay cá nhân đều chịu ảnh hưởng của tâm trạng chung đó. Ví dụ: lời nói, cử chỉ, việc làm, cách nhìn, nếp nghĩ của một thành viên đều có muôn màu muôn vẻ của tâm trạng chung đó, tình cảm cuả nhân cách được kết tinh dần dần từ đó. Ta có thể thấy tâm trạng chung của một gia đình, một nhóm bạn, một thế hệ, một dân tộc, một thời đại...
Thi đua: Là phương thức tác động qua lại giữa cá nhân, nhóm và tập thể làm tăng kết quả hoạt động của nhau. Nhiều phẩm chất nhân cách, tập thể được phát triển qua thi đua.Ví dụ: sự thi đua trong lớp học nhằm đạt kết quả cao trong học tập sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ở mỗi thành viên trong lớp sự nỗ lực học tập.
Bắt chước: Thể hiện ra trong mọi lĩnh vực của đời sống. Bắt chước diễn ra một cách có ý thức hay không có ý thức, bắt chước trong cách giao tiếp, ngôn ngữ, trong ăn mặc. Đặc biệt trẻ con trong độ tuổi ấu thơ rất hay bắt chước người lớn. Vì vậy, cách xử sự của người lớn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.
Nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống. C.Mác đã nói: “Nếu như con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán lực lượng bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã hội”. Do vậy, ở mỗi thời đại khác nhau, như thời Cổ đại, Trung cổ, Cận đại, Hiện đại... có những kiểu loại nhân cách khác nhau. Thời cổ đại, khi nền kinh tế chưa phát triển, của cải còn ít, con người phải sống phụ thuộc vào tập thể, nhân cách mỗi người hoà vào nhân cách tập thể. Thời Trung cổ, với sự ra đời của Kitô giáo, nhân cách chủ yếu hướng về đời sống tinh thần, về những giá trị đạo đức thuần tuý, con người sống nhưng luôn chuẩn bị cho đời sống của mình sau khi chết. Thời Cận đại với sự khẳng định giá trị con người, nhân cách mang tính độc lập sáng tạo... [7,2].
3. Yếu tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
Môi trường xã hội tác động đến mỗi cá nhân một cách tự phát và tự giác nhưng chủ yếu bằng con đường tự giác là giáo dục.
Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục học hiện đại thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách.
Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. [1,211].
Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả dạy học và cách tác động giáo dục khác đến con người.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như là “quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kết quả về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh trong gia đình và cơ quan giáo dục mà nhà trường” [1,211].
Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ được thể hiện ở những điểm sau:
- Giáo dục vạch phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo chiều hướng đó. Điều này được thể hiện qua việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường và các tổ chức giáo dục mà nhà trường.
- Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội - lịch sử đã được kết tinh trong những sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần của nhân loại. Thế hệ trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm đó để biến thành kinh nghiệm của bản thân và tạo nên nhân cách của mình. Chẳng thế mà tục ngữ, thành ngữ, ca dao được nhân dân ca ngợi là “túi khôn của nhân loại”.
- Giáo dục có thể mang lại những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại. Chẳng hạn, nếu không bị khuyết tật gì, thì theo sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đến một giai đoạn nhất định, đứa trẻ sẽ biết nói. Nhưng muốn biết đọc sách báo thì nhất thiết nó phải học. Hoặc như đến một độ tuổi nào đó, đứa trẻ làm được mọi động tác vốn có của con người nhưng muốn có được những kỹ xảo nghề nghiệp thì dứt khoát phải học nghề.
- Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật mang lại cho con người. Ví dụ: Bằng phương pháp giáo dục đặc biệt, những người bị khuyết tật có thể phục hồi được những chức năng đã mất, hoặc có thể phát triển tài năng hoặc trí tuệ một cách bình thường. Trong nước ta và trên thế giới có nhiều người như thế: Nhạc sĩ chơi ghita nổi tiếng Văn Vượng bị mù từ bé, nhờ giáo dục mà thành tài năng âm nhạc, Viện sĩ toán học Liên Xô Pôntriaghin cũng bị khiếm thị từ nhỏ nhưng vẫn thành danh nhờ giáo dục.
-Giáo dục có thể phát huy tối đa những mặt mạnh của các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách như các yếu tố thể chất, môi trường.
- Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tác động tự phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Chẳng hạn, công tác giáo dục trẻ em hư hoặc cải tạo lao động đối với những người phạm pháp. Không phải ngẫu nhiên mà những trại cai nghiện được lập ra.
- Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó. Chẳng hạn, hiện nay chúng ta đang ở những bước ban đầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng mục tiêu mà nhà trường đề ra và phấn đấu là xây dựng, giáo dục học sinh thành những con người XHCN. Đây là tính chất tiên tiến của giáo dục.
- Những công trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học hiện đại đã chứng minh rằng: Sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của sự dạy học và giáo dục. Điều này được minh chứng bằng cả lịch sử phát triển của loài người: Trên thế giới chưa từng có một nhà bác học, một danh nhân, một thiên tài nào lại chưa hề qua giáo dục của nhà trường cả.
Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo hướng đó. Còn cá nhân đó có phát triển theo hướng đó hay không, phát triển đến mức độ nào thì giáo dục không quyết định trực tiếp mà chính là hoạt động và giao tiếp của mỗi cá nhân. Do đó, cần phải tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong các mối quan hệ, quan hệ nhóm và tập thể. Đặc biệt, con người là thực thể tích cực có thể tự hình thành và biến đổi nhân cách của mình một cách có ý thức, có khả năng tự cải tạo chính bản thân mình, có nhu cầu tự khẳng định, tự ý thức, tự điều chỉnh cho nên con người có hoạt động tự giáo dục. Hoạt động này là quá trình con người tự biết kiềm chế mình, biết hướng nhu cầu, hứng thú, giá trị của mình cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, giá trị của xã hội. Vì vậy, giáo dục không được tách rời với tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân.
Như vậy, giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, mặt khác, hình thành trong nhân cách họ những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội. Sản phẩm văn hoá của loài người có thể biến thành tài sản tinh thần của nhân cách nhờ hoạt động dạy học và giáo dục. Trong xã hội hiện nay, gia đình, nhà trường và xã hội có thể đạt tới sự thống nhất cao hơn trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
4. Hoạt động là con đường quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ trở nên không có hiệu quả nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động đó nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách. Bởi vậy, hoạt động mới là nhân tố tác động quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự thân vận động, về động lực bên trong của sự phát triển nói chung. Chừng nào cá nhân nhận thức được ý nghĩa của hoạt động cá nhân trong sự phát triển, hoàn thiện bản thân mình thì hoạt động của cá nhân sẽ trở thành hoạt động tự giáo dục.
Hoạt động để lại dấu ấn của mình lên chính bản thân con người. Tâm lý không chỉ được thể hiện mà còn được hình thành trong hoạt động. Chính nhân cách của con người cũng được hình thành trong hoạt động: Con người trở lên can đảm, quả quyết, cứng rắn... Hãy quan sát những người xung quanh, bạn sẽ thấy hoạt động nghề nghiệp làm thay đổi vẻ ngoài và thế giới tinh thần họ như thế nào. Đồng thời qua cung cách cư xử, lời ăn tiếng nói,... của họ ta cũng biết họ làm nghề gì.
Vậy, hoạt động ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách như thế nào?
Chúng ta đã biết, hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Vì vậy mỗi loại hoạt động có những yêu cầu nhất định và đòi hỏi ở con người những phẩm chất tâm lý nhất định.Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành những phẩm chất đó. Vì thế, nhân cách của họ được hình thành phát triển.
Thông qua hai quá trình đối tượng hoá và chủ thể hoá trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân mình để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động, con người đóng góp lực lượng bản chất của mình vào việc cải tạo thế giới quan.
Hiểu được mối quan hệ giữa hoạt động và nhân cách nên hoạt động phải được coi là phương tiện giáo dục cơ bản. Nhưng không phải là ở tất cả các giai đoạn hay thời kỳ phát triển và cũng không phải các dạng hoạt động đều có tác động như nhau đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Theo A.N.Leonchiep thì có những dạng hoạt động đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển nhân cách, còn các dạng hoạt động khác đóng vai trò thứ yếu. Do đó cần phải hiểu rõ sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất định. Muốn hình thành nhân cách, con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý tới vai trò của hoạt động chủ đạo. Vì thế phải lựa chọn tổ chức và hướng dẫn các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
Hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách như vậy nên trong công tác giáo dục cần chú ý thay đổi làm phong phú nội dung, hình thức, cách thức tổ chức hoạt động để lôi cuốn cá nhân tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động đó.
Hoạt động của con người khác với động vật ở chỗ nó có mục đích, có ý thức. Hoạt động của con người được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thức. Hoạt động của con người được thực hiện không chỉ trong mối quan hệ của con người với sự vật mà cả trong mối quan hệ với người khác. Vì thế hoạt động của con người luôn luôn mang tính chất xã hội, tính cộng đồng. Điều đó có nghĩa là hoạt động luôn luôn gắn liền với giao tiếp. Bởi vậy, giao tiếp cũng là con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách.
5. Giao tiếp: Là một con đường quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách.
Liên quan đến vấn đề này, nhà tâm lý học Xôviết B.F.Lômôp đã viết: “Khi chúng ta nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thể, chúng ta không thể chỉ giới hạn ở sự phân tích xem nó làm cái gì và như thế nào, mà chúng ta còn phải nghiên cứu xem nó giao tiếp với ai và như thế nào”.
Khác với hoạt động, đối tượng của giao tiếp là những chỉnh thể tâm lý sống động, những nhân cách hoàn chỉnh. Ở đây diễn ra mối quan hệ giữa chủ thể với chủ thể. Do đó, trong giao tiếp, chủ thể tác động qua lại với những chủ thể tâm lý phức tạp, sống động hơn nhiều, chúng có tính chủ động, có liên quan nhiều hơn đến quan hệ giữa người với người (tâm thế, định hướng giá trị, niềm tin...). Do những đặc trưng cơ bản có khác nhau như vậy nên sự hình thành nhân cách, đối tượng hoạt động liên quan nhiều hơn đến sự hình thành mặt năng lực của nhân cách, còn giao tiếp liên quan đến sự hình thành mặt đạo đức và ý thức bản ngã nhân cách.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Không thể có xã hội nếu không có giao tiếp, vì xã hội là một cộng đồng người chứ không phải là một dấu cộng đơn giản của nhiều người. Không có nhu cầu giao lưu, không có sự hoạt động tập thể với những mục đích nhất định thì sẽ không có ngôn ngữ, không có lao động. Mỗi cá nhân không thể phát triển bình thường theo kiểu người và không thể trở thành nhân cách nếu không được giao tiếp với những cá nhân khác. Giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất hay có thể nói là nhu cầu bẩm sinh của con người. Nếu nhu cầu này không được thoả mãn sẽ gây hậu quả nặng nề (bệnh hospitalism có nghĩa là “bệnh do nằm viện” cũng phát sinh từ nguyên nhân này). Giao tiếp là một nhân tố hay con đường để hình thành và phát triển nhân cách. Nói về tầm quan trọng của vấn đề này, C.Mác viết: “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với họ”. Chẳng vậy mà có câu ngạn ngữ rằng: “Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thế nào”.
Nhờ giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội, chuẩn mực xã hội và “tổng hoà các quan hệ xã hội” thành bản chất con người. Cụ thể hơn, con người học được cách đánh giá hành vi, thái độ, lĩnh hội được các tiêu chuẩn đạo đức một cách trực tiếp từ cuộc sống, kiểm tra và vận dụng những tiêu chuẩn đó vào thực tiễn, dần dần hình thành nguyên tắc đạo đức trong cuộc sống của mình. Như vậy, những phẩm chất nhân cách quan trọng như: tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, tính nguyên tắc, tính trung thực, lòng nhân ái... được biểu hiện và được hình thành trong chính quá trình giao tiếp. Thông qua giao tiếp con người mới có thể đóng góp sức lực và tài năng của mình cho xã hội.
Trong quá trình giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình. Khi tiếp xúc, con người thấy được cái có ở người khác, tự so sánh, đối chiếu với những việc mình làm, với các chuẩn mực xã hội nên đã thu nhận được các thông tin cần thiết để hình thành sự đánh giá bản thân như một nhân cách, để hình thành một thái độ giá trị - cảm xúc nhất định đối với bản thân...Rõ ràng, qua giao tiếp, con người đã hình thành khả năng tự ý thức. Với sự tự ý thức, sự thúc đẩy hành động trong câu nói của người mẹ, cậu bé Pablo Picasso đã trở thành một danh hoạ, một nhân cách lớn của đất nước Tây Ban Nha. Picasso đã từng nói đến sức mạnh của sự tự giao tiếp trong một lời tâm sự rất dung dị: “Mẹ tôi đã nói với tôi: nếu con đi lính, con sẽ là một vị tướng, nếu con đi tu, con sẽ là giáo hoàng. Thay vì vậy, tôi đã trở thành hoạ sĩ và là danh hoạ Picasso”.
Như vậy, có thể khẳng định rằng giao tiếp là hình thức đặc trưng trong mối quan hệ người –người, là nhân tố cơ bản của việc hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Giao tiếp vào hoạt động của con người chỉ có thể diễn ra trong cộng đồng, trong nhóm và tập thể.
6. Nhìn nhận chung về vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách và mối liên hệ giữa chúng.
Năm yếu tố: sinh thể, môi trường, giáo dục và tự giáo dục, hoạt động và giao tiếp đều có tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách, nhưng có vai trò không giống nhau. Theo quan điểm của tâm lý học macxit thì yếu tố sinh thể giữ vai trò làm tiền đề; yếu tố môi trường, đặc biệt là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như vai trò của nó.doc