Qua việc trình bày vai trò của gia đình trong việc nhận thức bình đẳng giới, chúng ta đã có thể phần nào hình dung ra được vai trò của gia đình trong việc thực hiện bình đẳng giới hiện nay. Thế nhưng thực hiện nó như thế nào lại là câu chuyện cần bàn: Hiểu thế nào cho đúng? thực hiện tốt hay chưa? liệu đó có trở thành truyền thống gia đình? là nền tảng cho một xã hội bình đẳng, lành mạnh.Ở Việt Nam hiện nay, đây đang là đề tài rất nóng, là mối quan tâm và hướng tới của toàn xã hội. Gần đây nhất, trong chương trình thực hiện đề án “ Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020” của Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm thông tin Triển lãm- Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với bản tin quận - huyện, giới thiệu một số nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản về đời sống gia đình. Đó được xem là những hướng dẫn để các thành viên thực hiện tốt bình đẳng giới trong gia đình
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6886 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của gia đình – tế bào của xã hội, trước hết đó là trong việc nhận thức về bình đẳng giới.
1.1. Gia đình có vai trò quan trọng giúp các thành viên trong gia đình nhận thức đúng đắn về các khái niệm của Luật bình đẳng giới.
Để nhận thức đúng về bình đẳng giới trước hết phải hiểu đúng các khái niệm liên quan đến nó như: giới, giới tính, vai trò giới...từ đó rút ra thái độ ứng xử của mình trong quan hệ giới. Luật bình đẳng giới năm 2006 đã đưa ra những khái niệm về giới, giới tính và bình đẳng giới tại khoản 1, 2, 3 Điều 5:
" 1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó."
Việc quy định chi tiết như trên là bước tiến quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới bởi nó sẽ giúp ích rất lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới. Vấn đề đặt ra là gia đình Việt Nam ngày nay đã được trang bị đủ những kiến thức về bình đẳng giới hay chưa? Câu hỏi này rất khó trả lời bởi điều kiện kinh tế xã hội của chúng ta đã có sự thay đổi theo hướng tích cực nhưng vẫn còn nhiều vùng khó khăn ,đại bộ phận người dân chưa được trang bị những kiến thức nền tảng về sinh học, về giới và các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới.
Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người.
Trong mỗi gia đình vai trò của cha mẹ có vị trí quan trọng. Bên cạnh quan hệ cha mẹ - con cái còn có quan hệ vợ chồng. Đây là quan hệ cơ bản, đan xen giữa khía cạnh tự nhiên – sinh học, kinh tế và tâm lý đạo đức. Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình. Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ. Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ.
Chính vì vậy, trong một gia đình mà người cha hoặc người mẹ hoặc cả hai có nhận thức đúng đắn về những vấn đề liên quan tới giới, giới tính, vai trò giới và đặc biệt là nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới trong cách đối xử với nhau và đối xử với con cái sẽ có những biểu hiện quan tâm, chia sẻ trong công việc, và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức của những đứa trẻ trong gia đình. Với kiến thức, những nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới thì tất yếu trong cách giáo dục, dạy con cái của họ sẽ ít nhiều thể hiện điều này. Chẳng hạn như đối xử với con trai và con gái như nhau trong việc thực hiện quyền học tập của chúng, trong phân công lao động trong gia đình, dạy các con phải biết giúp đỡ chia sẻ công việc với nhau không phân biệt trai gái…Hay với những kiến thức của mình về bình đẳng giới, những bậc cha mẹ có thể trực tiếp giáo dục cho con những kiến thức về giới, giới tính, cách hiểu đúng đắn về bình đẳng giới…
Tóm lại, tất cả những gì diễn ra trong gia đình, cách đối xử bình đẳng, sự quan tâm chia sẻ trong công việc giữa cha, mẹ với nhau; cách đối xử bình đẳng của cha mẹ đối với con trai, con gái; sự giúp đỡ, chia sẻ nhau trong công việc, học tập giữa các anh, chị, em trong gia đình; đặc biệt là sự giáo dục của cha, mẹ trong việc truyền đạt những kiến thức về bình đẳng giới cho con cái thì đều ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức của chúng.
1.2. Bên cạnh việc nhận thức đúng về các khái niệm liên quan đến bình đẳng giới, vai trò của gia đình trong việc nhận thức về bình đẳng giới còn thể hiện trong việc đẩy lùi, dần xoá bỏ những định kiến giới còn tồn tại trong xã hội.
Khoản 4 Điều 5 Luật Bình đẳng giới quy định: “Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò, năng lực của nam hoặc nữ”. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, bị ảnh hưởng sâu sắc bởi hệ tư tưởng Nho giáo phong kiến, do đó định kiến giới tồn tại phổ biến và nặng nề trong đời sống xã hội. Trình độ dân trí thấp cùng với đời sống nghèo nàn, lạc hậu là điều kiện cho định kiến giới tồn tại và ảnh hưởng sâu sắc tới hệ tư tưởng, nhận thức của các gia đình Việt Nam. Định kiến giới được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người ở các vùng, miền, dân tộc với các mức độ khác nhau gây nên hiện tượng bất bình đẳng giới. Gia đình là một xã hội thu nhỏ là một thể chế quan trọng đóng vai trò là một yếu tố tác động trực tiếp và thường xuyên tới việc bảo đảm bình đẳng giới. Chính vì lẽ đó, đảm bảo bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa đối với việc hình thành nhận thức và hành động vì sự bình đẳng giới của mỗi cá nhân. Để đảm bảo thực hiện bình đẳng giới thì một trong những vai trò rất quan trọng của gia đình là phải nhận thức được về các định kiến giới đang tồn tại trong đời sống xã hội. Từ đó gia đình sẽ tiến tới xoá bỏ các định kiến giới, hình thành những nhận thức mới đúng đắn về giới, đảm bảo thực hiện bình đẳng giới.
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc nhận thức về các định kiến giới. Các thành viên trong gia đình đặc biệt là thế hệ trước như ông bà, cha mẹ phải có nhận thức đúng về vai trò, vị thế của nam giới và nữ giới, tránh phân biệt giới dựa trên cơ sở sự khác biệt về giới tính. Nhận thức của ông bà, cha mẹ trong gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức của con cái. Bởi vậy, các thành viên lớn tuổi trong gia đình cần tránh có những nhận xét, đánh giá thiếu toàn diện, phiến diện, thiên lệch dẫn đến cách nhìn tiêu cực về vị thế, vai trò, năng lực của nam, nữ. Khi có sự đánh giá không đúng về vai trò giới tức là có định kiến giới trong gia đình, điều này sẽ hạn chế khả năng của các cá nhân trong việc thực hiện các quyền của mình cũng như thụ hưởng các lợi ích.
Có rất nhiều định kiến giới đang tồn tại trong cuộc sống. Trong gia đình tư tưởng đề cao vai trò của người đàn ông, hạ thấp vai trò, vị thế của người phụ nữ là phổ biến. Quan niệm chung của nhiều người là trong gia đình người chồng giữ vai trò lãnh đạo mọi vấn đề của cuộc sống gia đình là điều đương nhiên. Những việc nội trợ là việc nhẹ không tạo ra thu nhập cho cuộc sống chung của gia đình, người chồng là người chủ chốt kiếm ra tiền nên họ là chủ gia đình. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng tồn tại trong suốt thời kì phong kiến hiện nay vẫn còn ảnh hưởng nặng nề tới suy nghĩ, nhận thức không chỉ của nam giới mà cả những người phụ nữ trong gia đình Việt Nam. Đặc biệt định kiến giới tồn tại nặng nề ở những gia đình vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, khó khăn. Định kiến giới là một tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho nam giới hay phụ nữ. Người ta hay cho rằng phụ nữ không đủ mạnh để làm lãnh đạo, hay nam giới không có khả năng chăm sóc con cái. Một trong những định kiến giới biểu hiện khá rõ là gắn phụ nữ với vai trò gia đình, coi việc nội trợ, chăm sóc gia đình nuôi dạy con cái là của phụ nữ. Đáng chú ý là hiện nay nhiều người đang cổ suý cho tư tưởng đưa phụ nữ quay trở về với gia đình. Từ suy nghĩ đó nhiều phụ nữ, trẻ em gái bị hạn chế trên con đường học tập lao động, phấn đấu và vươn lên trong sự nghiệp, giảm khả năng đóng góp nhiều hơn về sức lực và trí tuệ cho xã hội. Khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế, không thể cho cả con trai và con gái đi học, định kiến giới trọng nam khinh nữ sẽ ảnh hưởng tới việc quyết định cho trẻ em trai đi học, còn trẻ em gái ở nhà lao động giúp việc cho gia đình. Hiện tượng này khá phổ biến ở các vùng nông thôn, dân tộc thiểu số miền núi. Gốc rễ sâu xa của hiện tượng này có phần bắt nguồn từ định kiến giới. Bởi vậy, ông bà, cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình cần phải có nhận thức đúng đắn về định kiến giới, nhận thức được những thái độ, quan điểm tiêu cực về vai trò, vị thế của nam và nữ. Từ đó định hướng đúng đắn về mặt nhận thức cho con cháu về vai trò của từng giới trong gia đình cũng như trong xã hội. Những thành viên lớn tuổi trong gia đình cần thiết phải có sự giảng giải cho con cháu hiểu biết và nhận thức được các định kiến giới đang tồn tại trong gia đình và xã hội cũng như những hậu quả tiêu cực xuất phát từ định kiến giới. Từ đó các thành viên trong gia đình sẽ nhận thức được đâu là định kiến giới và có những hiểu biết đúng đắn về giới từ đó tiến tới xoá bỏ những định kiến giới. Hơn nữa định kiến giới là hệ thống thái độ tiêu cực được hình thành một cách lâu dài, có tính chất cố hữu, bảo thủ thường ăn sâu bám rễ trong đời sống xã hội nên các thành viên trong gia đình phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị thế, năng lực của từng giới trong từng hoạt động của đời sống gia đình cũng như ngoài xã hội, xoá bỏ được định kiến giới tạo nên nhận thức và thói quen suy nghĩ mới về giới. Nhận thức và xoá bỏ định kiến giới trong gia đình là tiền đề xây dựng nhận thức đúng đắn về giới và xoá bỏ định kiến giới trong xã hội.
Tóm lại gia đình là cái nôi văn hoá đầu tiên của mỗi người, vậy nên gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách cũng như nhận thức của mỗi người về mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh của đời sống xã hội trong đó có vấn đề về bình đẳng giới. Ảnh hưởng từ gia đình về vấn đề bình đẳng giới là ảnh hưởng trực tiếp và có khả năng tác động mạnh mẽ tới nhận thức của mỗi thành viên trong gia đình. Đây sẽ là những nhận thức mang tính chất nền tảng để họ đón nhận những tri thức mới từ những môi trường khác. Từ nhận thức sẽ đi đến hành động, vậy khi có nhận thức đúng đắn về vấn đề bình đẳng giới từ những ảnh hưởng của gia đình, chúng ta sẽ thực hiện bình đẳng giới ra sao?
2. VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI HIỆN NAY Ở VIỆT NAM.
2.1. Vai trò của gia đình đối với thực hiện bình đẳng giới trong chính môi trường này
Qua việc trình bày vai trò của gia đình trong việc nhận thức bình đẳng giới, chúng ta đã có thể phần nào hình dung ra được vai trò của gia đình trong việc thực hiện bình đẳng giới hiện nay. Thế nhưng thực hiện nó như thế nào lại là câu chuyện cần bàn: Hiểu thế nào cho đúng? thực hiện tốt hay chưa? liệu đó có trở thành truyền thống gia đình? là nền tảng cho một xã hội bình đẳng, lành mạnh....Ở Việt Nam hiện nay, đây đang là đề tài rất nóng, là mối quan tâm và hướng tới của toàn xã hội. Gần đây nhất, trong chương trình thực hiện đề án “ Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020” của Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm thông tin Triển lãm- Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với bản tin quận - huyện, giới thiệu một số nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản về đời sống gia đình. Đó được xem là những hướng dẫn để các thành viên thực hiện tốt bình đẳng giới trong gia đình.
Thứ nhất, gia đình có ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện bình đẳng giới về phân công lao động trong gia đình. Từ các yếu tố truyền thống đã tác động tới nhận thức của các thành viên trong gia đình từ đó tạo nên các thái độ, xây dựng lên các hành vi xử sự về sự bình đẳng trong gia đình. Với việc tác động của truyền thống gia đình về sự phân công vai trò giới giữa người chồng với người vợ, giữa nam và nữ như người chồng thường làm các công việc được cho là mang tính chất nặng nhọc, phải thực hiện các công việc để đảm bảo nuôi sống gia đình, làm trụ cột kinh tế, là người thay mặt gia đình trong quan hệ giao tiếp còn người vợ được cho là người đứng sau phải làm các công việc mang tính chất đòi hỏi sự khéo léo, chăm sóc gia đình…việc phân công này đã có từ rất lâu và được coi là một truyền thống dân tộc, truyền từ đời này sang đời khác, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác do đó việc tiếp nối, tiếp thu, chịu ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình là điều không tránh khỏi. Từ đó, hình thành nên các hành vi ứng xử của thế hệ sau được tiếp tục thực hiện như một tập quán, thói quen xử sự. Ví dụ như, nếu như người chồng giúp đỡ người vợ làm những công việc gia đình thì những bé trai trai trong gia đình coi những công việc đó mình cũng có thể làm được, từ đó những bé trai sẽ tham gia vào các công việc gia đình làm cho sự phân công lao động trong gia đình bình đẳng hơn. Còn đối với người mẹ, người vợ trong gia đình nếu được người chồng chia sẻ công việc nhà và bản thân có thể tham gia các công việc trong xã hội thì con gái của họ cũng sẽ có cách nhận thức tương tự như người con trai về vai trò của mỗi giới trong gia đình.
Thứ hai, gia đình có ảnh hưởng tới việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực, chính vì từ xưa người chồng có vai trò làm trụ cột gia đình, làm chủ kinh tế do vậy có quyền quyết định trong các vấn đề của gia đình còn người vợ phải phụ thuộc vào người chồng và thường không có điều kiện để phát huy hết khả năng của mình trong xã hội. Ví dụ như hầu hết quyền đứng tên trong sổ nhà đất thông thường là người chồng do vậy khi có những chính sách phát triển kinh tế mà người vợ muốn tham gia (trong trường hợp người chồng không muốn) thì người vợ gặp khó khăn trong việc thực hiện vay vốn phát triển kinh tế.
Thứ ba, gia đình tác động đến việc thực hiện các quyết định các vấn đề trong gia đình. Những công việc được xem là công việc chung của gia đình, không phải của riêng ai, chẳng ai nên quyết định một mình “ ôm rơm cho rặm bụng”, để người làm thì kêu nhiều trách nhiệm, kẻ không can thiệp thì chạnh lòng. Do đó, mọi người cần cung cấp thông tin về sự việc, bàn bạc, cân nhắc và ra quyết định sao cho hợp lí nhất. Những công việc riêng của thành viên cũng không nên tự quyết định, hãy đưa ra và tham khảo ý kiến của đại gia đình. Đây chính là một biểu hiện của sự dân chủ trong gia đình.
Thứ tư, gia đình có ảnh hưởng tới việc lựa chọn nghề nghiệp, quyền thụ hưởng các lợi ích xã hội của các thành viên trong gia đình. Quyền tự do lựa chọn việc làm, học tập nâng cao trình độ hiểu biết cá nhân. Trẻ em đến tuổi phải được tới trường, được học tập, cha mẹ không nên vì lí do công việc gia đình mà bắt con cái phải nghỉ học ở nhà phụ gia đình. Vợ, chồng tôn trọng nhau và tôn trọng con cái trong việc lực chọn công việc, trường học, ngành nghề miễn sao không trái với truyền thống gia đình và đạo đức xã hội. Cá nhân nào không đồng ý có thể trình bày quan điểm của mình, có thể khuyên bảo, phân tích cho nhau hiểu. Tuyệt đối không được áp đặt ý chí của mình cho các thành viên khác, kể cả bố mẹ với con cái. Bố mẹ và con chủ động chia sẻ thông tin với nhau, chịu khó lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con cái, tôn trọng những mong muốn, nguyện vọng và ý kiến đó, luôn đặt lợi ích vật chất và tinh thần của con lên hàng đầu khi quyết định những vấn đề liên quan tới con. Gia đình nào mà thực hiện được như vậy, chứng tỏ bình đẳng giới đã được thực hiện với đúng bản chất của nó.
Quyền được chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, hưởng thụ văn hóa và hưởng thụ các dịch vụ xã hội. Đây là một trong những quyền năng cơ bản pháp luật trao cho một con người, pháp luật không cấm, xã hội không lên án, gia đình càng không có bất kì lí do gì để hạn chế quyền đó của các thành viên trong gia đình mình. Tất cả các thành viên trong gia đình, không phân biệt già- trẻ, gái- trai pháp luật đểu cho phép ai cũng có quyền được đi bệnh viện khám sức khỏe, được nghỉ ngơi, được giải trí, ... từ quỹ kinh tế của gia đình và hỗ trợ ngoài xã hội; pháp luật quy định các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng tài sản phân chia từ khối tài sản chung khi vợ chồng li hôn, và tài sản từ tài sản được thừa kế (theo pháp luật) bình đẳng như nhau. Còn nhiều quyền năng khác cần được các thành viên trong gia đình tôn trọng lẫn nhau. Mỗi người đều nghĩ ai cũng là một thành viên trong gia đình mình, ai cũng có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc các thành viên còn lại thì sẽ biết tôn trọng nhau như thế nào, người cùng thế hệ tôn trọng lẫn nhau, người của thế hệ sau tôn trọng thế hệ trước.
2.2. Vai trò của gia đình đối với việc thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực, đời sống xã hội.
2.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế.
Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa tạo cho gia đình Việt Nam điều kiện tiếp thu những giá trị văn hóa mới của xã hội hiện đại, sự biến đổi về quy mô, cơ cấu và chức năng của gia đình trong cuộc sống công nghiệp đang có những chuyển biến tích cực ở một số giá trị văn hóa gia đình; tỉ lệ số phụ nữ được thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, việc làm và hưởng thụ thành quả ngày càng cao.
Hiện nay, cùng với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ thông tin phụ nữ ngày càng có điều kiện tiếp cận nguồn thông tin, nguồn lực nhằm tự nâng cao trình độ hiểu biết của mình tạo điều kiện để tham gia vào các hoạt động kinh tế góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình. Tuy vậy, hiện nay ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp những người phụ nữ có học vấn, có những nền tảng để tham gia vào hoạt động kinh tế khi còn độc thân, nhưng đến khi lập gia đình họ lại “an phận thủ thường” làm những công việc nội trợ chăm lo cho gia đình. Mặc dù hiện nay ngày càng có nhiều công cụ và các điều kiện giúp cho con người giảm nhẹ sức lao động, nhưng người phụ nữ ngoài việc tham gia công việc, đóng góp ngày càng cao vào thu nhập chung nhưng vẫn phải đảm nhiệm hầu hết các công việc trong cuộc sống gia đình.
Từ những trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình thì cần xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu mang tính tiêu cực. Vợ chồng trong gia đình cần có quyền lợi và nghĩa vụ ngang bằng nhau trong các hoạt động của gia đình có ý thức trách nhiệm thực hiện các quyền nghĩa vụ của họ một cách công bằng trên cơ sở chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, tạo sự đồng thuận. Chính sự đồng thuận quan tâm này sẽ giúp cho gia đình được hạnh phúc, ổn định và bền vững. Điều này giúp cho người phụ nữ được san sẻ những công việc gia đình, giảm bớt những lo toan trong gia đình từ đó giúp cho người phụ nữ tham giam một cách tốt nhất vào hoạt động kinh tế. Thực hiện được điều này, một phần làm tăng vị thế của người phụ nữ trong hoạt động gia đình, mặt khác cũng góp phần đẩy mạnh công tác thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, từ đó khẳng định gia đình góp phần quan trong vào công tác thực hiện bình đẳng giới trên thực tế nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng.
2.2.2. Trong lĩnh vực Chính trị.
Ngày nay mặc dù những định kiến giới vẫn còn tồn tại nhưng vị thế của người phụ nữ nói chung trong gia đình và xã hội đã được nâng cao lên so với trước. Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội đã có những chuyển biến tích cực, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dần dần được khắc phục. Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội địa vị của người phụ nữ đã dược nâng cao đáng kể. Tuy nhiên vấn đề bình đẳng giới trong xã hội nói chung và trong gia đình nói riêng vẫn còn gặp phải những thách thức mới. Trong điều kiện kinh tế đang dần dần thay đổi một cách nhanh chóng thì các chuẩn mực, giá trị văn hóa liên quan tới vai trò giới dường như biến chuyển rất chậm chạp. Tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại trong một số những lĩnh vực, đặc biệt là trong gia đình. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tiến bộ của người phụ nữ trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực chính trị nói riêng. Hiện nay trong xã hội có rất nhiều người phụ nữ nắm giữ những cương vị quan trong trong bộ máy nhà nước nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ những người phụ nữ không thể tham gia đảm nhiệm những cương vị này vì lý do gia đình. Điều này dẫn tới sự bất bình đẳng đối với những người phụ nữ đã có gia đình.
Mặc dù phụ nữ Việt Nam tham gia vào hoạt động chính trị rất tích cực song cơ hội tiến thân của họ là rất ít. Một phần là do phụ nữ thiếu khả năng tiếp xúc với những cơ hội do những bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và đào tạo, trong việc tiếp nhận những thông tin, nguồn lực. Nhưng chủ yếu lo do những tác động từ phía gia đình khiến những người phụ nữ thiếu đi những yếu tố cần để tham gia vào hoạt động chính trị. Trong gia đình, tư tưởng đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình cũng như hạ thấp vị thế của người phụ nữ trong gia đình là khá phổ biến. Quan niệm chung của nhiều người là người chồng lãnh đạo là lẽ đương nhiên. Nhiều người cho rằng những việc nội trợ là nhẹ nhàng và không làm ra tiền, vì vậy mà ngượi đàn ông kiếm ra tiền do đó sẽ làm chủ gia đình. Với tư tưởng như vậy, người đàn ông đã vô tình tạo ra một rào cản khiến cho người phụ nữ không có quyền quyết định trong gia đình và từ đó không thể tham gia vào bất cứ một hoạt động nào kể cả hoạt động chính trị.
Vì vậy khi thực hiện bình đẳng giới trong gia đình sẽ tạo nền tảng giúp cho người phụ nữ có cơ hội tham gia vào các hoạt động chính trị, từ đó tự khẳng định vị thế vủa mình trong xã hội, đồng thời làm nổi bật vai trò của gia đình trong công tác thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của cuộc sống nói chung và trong lĩnh vực chính trị nói riêng.
2.2.3. Trong lĩnh vực lao động.
Ở một số gia đình, khi có một công việc tốt mà chỉ được một người con trai hoặc con gái được làm, phần lớn gia đình sẽ có xu thế bảo con gái nhường con trai dù có thể người con gái có khả năng làm tốt hơn, phù hợp hơn với suy nghĩ con trai mới là người trụ cột nuôi sống gia đình, đây là một quan niệm sai lầm dẫn đến sự bất bình đẳng cho việc bình đẳng trong cơ hội việc làm. Mặt khác, thu nhập do lao động kiếm ra dù là của bất cứ thành viên nào kiếm ra cũng đều đáng coi trọng, không thể phân chia thu nhập của người này là quan trọng thu nhập của người kia là không quan trọng. Thậm chí, lao động trong gia đình cũng cần được coi trọng.
Khi các thành viên trong gia đình khi có nhận thức đúng đắn về các vấn đề bình đẳng sẽ góp phần tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình hiểu, thông cảm và chia sẻ công việc lao động trong gia đình để các thành viên có thời gian tham gia vào các công việc ngoài xã hội, giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình nói chung và bản thân thành viên đó nói riêng. Ngoài ra, các thành viên khi được gia đình mình tạo điều kiện sẽ có đủ khả năng để thể hiện mình năng lực của mình (đặc biệt là người phụ nữ), tạo nên sự bình đẳng giữa nam và nữ trong công việc. Sự khuyến khích và tạo điều kiện của gia đình có nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới sẽ tạo thêm động lực cho các thành viên lao động một cách tích cực hơn. Các thành viên trong những gia đình này sẽ hiểu rõ được quyền lợi cũng như cơ hội việc làm của mình. Không những vậy, khi họ tham gia quan hệ lao động với tư cách người quản lý cũng sẽ có thái độ đối xử bình đẳng hơn, tạo điều kiện để bình đẳng giới phát triển.
2.2.4. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Thời kỳ phong kiến còn mang nặng tư tưởng“ trọng nam kinh nữ” ; “ tiểu nhân và đàn bà là hai loại khó dạy” thì việc giáo dục và đào tạo gần như không đặt ra đối với người phụ nữ. Người phụ nữ chỉ được giáo dục một điều duy nhất là nội trợ, chăm sóc gia đình, không hề tạo cơ hội học tập và phát triển. Nhưng hiện nay, khi mỗi gia đình đã có những nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới thì việc đi học của các thành viên trong gia đình trở lên dễ dàng hơn, không còn việc ngăn cấm, cản trở . Nam nữ đều được tới trường theo đúng độ tuổi, được giáo dục và đào tạo như nhau. Cả nam giới và phụ nữ đều được gia đình tạo điều kiện lựa chọn ngành nghề, chuyên môn, nghiệp vụ theo sở thích và khả năng. Các chính sách giáo dục đặt ra đều được cả hai giới thụ hưởng một cách bình đẳng.
2.2.5. Trong lĩnh vực y tế.
Gia đình là nơi các thành viên cùng sinh hoạt, lao động trong một môi trường bởi vậy giữa vợ -chồng, con trai – con gái, có sự tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với nhau. Việc đảm bảo giới trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của tất cả các thành viên.
Từ việc được giáo dục bình đẳng trong gia đình sẽ giúp cho vợ - chồng, nam - nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản. Đồng thời xuất phát từ chính sự dạy dỗ về tâm lí, sinh lí của mẹ và con gái, giữa bố và con trai, bình đẳng giữa vợ - chồng sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ trong việc lựa chọn, sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Muốn thực hiện được tốt và thụ hưởng các dịch vụ từ trong lĩnh vực y tế một cách toàn diện, đầy đủ của mỗi cá nhân thì nhân tố cần thiết là phải có sự giáo dục của gia đình trong vấn đề bình đẳng giới.
Vai trò của gia đình trong việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Vợ, chồng có quyền bình đẳng tham gia trong việc tiếp cận ứng dụng khoa học. Vợ, chồng bình đẳng trong việc tiếp cận các khó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam.doc