Hiện nay trên thế giới có khoảng 842 triệu người không đủ ăn mỗi ngày. Trong hoàn cảnh đó, ta làm sao có thể đáp ứng được nhu cầu thực phẩm của số dân sẽ tăng lên thêm 3 tỷ từ đây cho đến năm 2050? Thật khó mà trả lời cho câu hỏi này nhất là khi việc gia tăng sản xuất nông nghiệp được đòi hỏi là không ảnh hưởng đến môi trường, đến chất lượng vệ sinh và chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Sau khi giới thiệu toàn cảnh về tình hình thực phẩm thế giới, quyển sách này vạch ra nhiều đường khác nhau giúp ta có thể chấp nhận thách thức lớn lao này.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4330 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với công ty xuất khẩu gạo miền nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh toán nợ ngắn hạn và tỷ số đảm bảo nợ dài hạn của công ty là rất tốt, điều này làm cho các chủ nợ an tâm, tin tưởng vào công ty.
-Về kỳ thu tiền bình quân : năm 2007 là 61 ngày, năm 2008 giảm xuống còn 57 ngày, năm 2009 tiếp tục giảm thấp còn 40 ngày. Từ những số liệu này cho thấy khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng của công ty là nhanh và giảm dần qua các năm, điều này là rất tốt, chứng tỏ vốn của công ty ít bị đọng trong khâu thanh toán.
-Về tỷ lệ lãi gộp : năm 2007 là 8,37%; năm 2008 tăng lên là 12,1%; đến năm 2009 giảm xuống còn 6,94%. Điều này cho thấy khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất biến để đạt lợi nhuận là vừa phải.
-Năm 2008 tăng 3,73% nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng so với năm 2007 là 27%, lợi tức gộp cũng tăng so với năm 2007 là 84%, tốc độ tăng lãi gộp cao hơn tốc độ tăng doanh thu làm cho tỷ lệ lãi gộp tăng so với năm 2007.
Năm 2009 giảm so với năm 2008 là 5,16% nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2009 tăng so với năm 2008 là 34%, trong khi đó lợi tức gộp lại giảm so với năm 2008 là 23% làm cho tỷ lệ lãi gộp giảm. Nguyên nhân làm cho lãi gộp năm 2009 giảm là do giá vốn tăng cao 42% trong khi đó doanh thu thuần chỉ tăng 34%, tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn làm cho lãi gộp giảm thấp. Do đó công ty cần phải đề ra nhiều biện pháp để làm giảm chi phí, tăng doanh thu để lợi nhuận ngày càng tăng.
-Về doanh lợi tiêu thụ tăng dần qua các năm, cụ thể là từ 4,36% năm 2007 tăng lên 4,48% năm 2008, đến năm 2009 ở mức 4,36%. Điều này cho thấy mức sinh lời trên doanh thu của công ty tăng dần qua các năm.
-Về tỷ lệ lãi trên tổng tài sản (ROA) : năm 2007 là 0,8%; năm 2008 vẫn là 0,8%; đến năm 2009 có tăng so với hai năm trước là 0,9%. Điều này cho thấy sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản của công ty là hợp lý và hiệu quả. Chỉ tiêu này tương đối ổn định, chứng tỏ tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phương thức hành động của công ty là tương đối tốt.
* Tóm lại : tình hình hoạt động của công ty là tốt, ngày càng phát triển, có nhiều triển vọng trong tương lai.
TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÔNG TY.
-Tác động từ XK tới thị trường tiêu thụ SP của công ty :
Bảng 3: sản lượng tiêu thụ sp (ĐV:SP)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Xuất khẩu
199.981
369.355
488.340
Nội địa
151.379
125.706
143.278
Tổng
351.360
495.061
631.618
Qua bảng phân tích cho thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng mạnh qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn hơn thị trường tiêu thụ nội địa.
-Tác động từ XK tới doanh thu và lợi nhuận của công ty:
Doanh thu của công ty đã tăng nhanh từng năm. Năm 2007 là 448.798 triêu đồng, năm 2008 là 571783 triệu đồng, năm 2009 là 774.352 triệu đồng.
Doanh lợi tiêu thụ của công ty năm 2007 là 19.567,6 triêu đồng. Năm 2008 đạt 25.615,9 triệu đồng. Năm 2009 là 33.761,7 triệu đồng.
-Tác động tới trình độ kỹ thuật của công nhân viên:
Để đáp ứng được với yêu cầu kỹ thuật cao của trang thiết bị hiện đại công ty cũng đã có những chương trình đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Số lượng công nhân có trình độ là kỹ sư đại học tăng cao và đạt 127 người năm 2009.
-Tác động tới công nghệ và trang thiết bị của công ty:
Công ty đã đáp ứng được đòi hỏi về qui trình sản xuất và hoàn thiện theo công nghệ mới của các đối tác nước ngoài.
-Tác động tới thu nhập của công nhân viên.
Thu nhập bình quân của công nhân tăng lên qua các năm: năm 2007 thu nhập bình quân là 3,6 triệu đồng. năm 2008 là 3,8 triệu đồng và năm 2009 là 3,9 triệu đồng.
-Tác động từ chênh lệch từ tỷ giá ngoại tệ:
Công ty thường xuyên bị tác động mạnh từ sự chênh lệch vè tỷ giá của đồng VND so với các đồng tiền khác từ các bạn hàng là nước ngoài, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch kinh doanh của công ty.
VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÔNG TY.
Hoạt động xuất khẩu với các công ty có vai trò rất quan trọng. Thực chất nó là hoạt động bán hàng của các Công ty xuất nhập khẩu và thu lợi nhuận từ hoạt động này góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Lợi nhuận là nguồn bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của Công ty. Lợi nhuận cao cho phép Công ty đẩy mạnh tái đầu tư vào tài sản cố định, tăng nguồn vốn lưu động để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, giúp Công ty ngày càng mở rộng và phát triển.
Cùng với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp.
Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài. Để có được điều này Công ty, ngược lại phải đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng về giá cả, chất lượng hàng hoá, phương thức giao dịch, thanh toán,...
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.
Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.
Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm.
Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm lợi nhuận.
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU TỚI NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong khâu phân phối và lưu thông hàng hoá trong quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng.
Xuất khẩu là phương tiện chính tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Để tiến hành Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá thì cần phải có đủ 4 nhân tố nhân lực, tài nguyên, nguồn vốn và kỹ thuật. Nhưng hiện nay, không phải bất cứ quốc gia nào cũng có đủ các yếu tố đó đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Để Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật,công nghệ tiến tiến.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như:
- Từ tích luỹ trong nền kinh tế quốc dân
- Đầu tư nước ngoài.
- Vay nợ, viện trợ.
- Thu từ hoạt động du lịch, dịchvụ thu ngoại tệ.
- Xuất khẩu hàng hoá.
2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với Việt Nam.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là: xuất khẩu chỉ là tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng và nếu chỉ thụ động chờ sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé, không có cơ sở tồn tại và phát triển.
Hai là: trên cơ sở lợi thế so sánh của đất nước mình, coi thị trường là điểm xuất phát và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất, chỉ sản xuất cái gì thị trường cần. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới kết hợp với tiềm năng, thực lực của đất nước để tổ chức sản xuất, hình thành các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu. Những ngành kinh tế đó phải có kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để hàng hoá khi tham gia thị trường thế giới có đủ sức cạnh tranh và mạng lại lợi ích cho quốc gia. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển. Đó là:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Các cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi được với thị trường .
Như vậy, theo cách hiểu này, xuất khẩu được coi là giải pháp làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ theo chiều hướng có lợi hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn.
3. Xuất khẩu tác động tích cực dến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Tác động của xuất khẩu đến đời sống của người dân bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập khá. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú thêm nhu cầu người dân.
4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta.
Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các mối quan hệ về thương mại, kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa một quốc gia này với một quốc gia khác. Các hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế là xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình, đầu tư quốc tế, du lịch dịch vụ, xuất khẩu lao động, hợp tác khoa học kỹ thuật, hợp tác sản xuất, hợp tác tài chính.
Xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Hiện nay Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu (tất nhiên không coi nhẹ sản xuất trong nước và thị trường trong nước), khuyến khích tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng hu ngoại tệ cho đất nước.
Câu 2: Trình bày cơ sở của hoạt động kinh doanh quốc tế. Nếu là nhà hoạch định chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 5 năm tới thì bạn sẽ quan tâm tới những lĩnh vực hay mặt hàng gì? Hãy giải thích thông qua những ví dụ thực tế trong các năm vừa qua.
CỞ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ.
Có nhiều mục đích và động cơ thúc đẩy các doanh nghiẹp tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong đó có 3 hoạt động chính là mở rộng cung ướng, tiêu thụ hàng hóa, tìm kiếm các nguồn lực ở nước ngoài, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.
Mở rộng phạm vi thị trường kinh doanh.
Số lượng hàng hóa và trị giá hàng hóa(doanh số) được cung ứng, tiêu thụ tùy thuộc vào số người quan tâm đến snr phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Thị trường nội địa luôn bị giới hạn về sức mua, về nhu cầu. Nếu doanh nghiệp tham gia vào thị trường nước ngoài sẽ khắc phục được sự chật hẹp của thị trường nội địa do số lượng khách hàng, sức mua và khả năng cung ứng của khách hàng trên thị trường thế giới luôn lớn hơn thị trường quốc gia. Nếu doanh nghiệp luôn mở rộng hoạt động kinh doanh ra nhiều khu vực thị trường khác nhau sẽ cho phép doanh nghiệp nâng cao doanh số kinh doanh của mình.
b) Lợi thế so sánh khi sản xuất sản phẩm của các nước tham gia.
Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phítương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế.
VD: Bảng 1: Chi phí về lao động sản xuất
Sản phẩm
Anh (giờ công)
Bồ Đào Nha(Giờ Công)
1 đơn vị lúa mỳ
15
10
1đơn vị rượu vang
30
15
Trong ví dụ này Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối so với Anh trong sản xuất cả lúa mỳ lẫn rượu vang: năng suất lao động của Bồ Đào Nha gấp hai lần Anh trong sản xuất rượu vang và gấp 1,5 lần trong sản xuất lúa mỳ. Theo suy nghĩ thông thường, trong trường hợp này Bồ Đào Nha sẽ không nên nhập khẩu mặt hàng nào từ Anh cả. Thế nhưng phân tích của Ricardo đã dẫn đến kết luận hoàn toàn khác:
1 đơn vị rượu vang tại Anh sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 2 đơn vị lúa mỳ (hay nói một cách khác, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 2 đơn vị lúa mỳ); trong khi đó, tại Bồ Đào Nha, để sản xuất 1 đơn vị rượu vang chỉ mất chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 1,5 đơn vị lúa mỳ (hay chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 1,5 đơn vị lúa mỳ). Vì thế ở Bồ Đào Nha sản suất rượu vang rẻ hơn tương đối so với ở Anh.
Tương tự như vậy, ở Anh, sản xuất lúa mỳ rẻ hơn tương đối so với Bồ Đào Nha (vì chi phí cơ hội chỉ có 0,5 đơn vị rượu vang trong khi ở Bồ Đào Nha phải mất 2/3 đơn vị rượu vang). Hay nói một cách khác, Bồ Đào Nha có lợi thế so sánh về sản xuất rượu vang còn Anh có lợi thế so sánh về sản xuất lúa mỳ. Để thấy được cả hai nước sẽ cùng có lợi nếu chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh: Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mỳ rồi trao đổi thương mại với nhau, Ricardo đã làm như sau:
Ông giả định nguồn lực lao động của Anh là 270 giờ công lao động, còn của Bồ Đào Nha là 180 giờ công lao động.
Nếu không có thương mại, cả hai nước sẽ sản xuất cả hai hàng hoá và theo chi phí tại Bảng 1 thì kết quả là số lượng sản phẩm được sản xuất ra như sau:
Bảng 2- trước khi có thương mại.
Quốc gia
Số đơn vị lúa mỳ
Số đơn vị rượu vang
Anh
8
5
Bồ Đào Nha
9
6
Tổng
17
11
Nếu Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mỳ rồi trao đổi thương mại với nhau thì số lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ là:
Quốc gia
Số đơn vị lúa mỳ
Số đơn vị rượu vang
Anh
18
0
Bồ Đào Nha
0
12
Tổng
18
12
Rõ ràng sau khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh, tổng số lượng sản phẩm của lúa mỳ và rượu vang của cả hai nước đều tăng hơn so với trước khi có thương mại (là lúc hai nước cùng phải phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình để sản xuất cả hai loại sản phẩm).
c) Tìm kiếm các nguồn lực nước ngoài.
Đối với mỗi quốc gia các nguồn tiềm năng sẵn có không phải là vô hạn có giới hạn, vì vậy các doanh nghiệp cần tìm kiếm các nguồn lực từ nước ngoài như:nhân công dồi dào và giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đa dạng…
Không những thế các doanh nghiệp còn muốn có cơ hội đầu tư mới và có sự đầu tư của các nước nhà đầu tư nước ngoài.
II. NẾU LÀ NHÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG 5 NĂM TỚI THÌ EM SẼ QUAN TÂM TỚI NHỮNG MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM MÀ ĐẶC BIỆT LÀ XUẤT KHẨU GẠO.
Thực trạng về nhu cầu lương thực của thế giới hiện nay:
Hiện nay trên thế giới có khoảng 842 triệu người không đủ ăn mỗi ngày. Trong hoàn cảnh đó, ta làm sao có thể đáp ứng được nhu cầu thực phẩm của số dân sẽ tăng lên thêm 3 tỷ từ đây cho đến năm 2050? Thật khó mà trả lời cho câu hỏi này nhất là khi việc gia tăng sản xuất nông nghiệp được đòi hỏi là không ảnh hưởng đến môi trường, đến chất lượng vệ sinh và chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Sau khi giới thiệu toàn cảnh về tình hình thực phẩm thế giới, quyển sách này vạch ra nhiều đường khác nhau giúp ta có thể chấp nhận thách thức lớn lao này.
Theo tính toán của Liên hợp quốc, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Ngân hàng thế giới, hiện nay giá lương thực đã đạt mức kỷ lục và có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Bước sang năm 2011, chỉ số giá lương thực trên thế giới đã tăng 28,3% so với giữa năm 2010, trong đó giá ngũ cốc tăng tới 44,1% đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực có thể đang đến gần.
Một loạt những diễn biến bất thường của khí hậu đã gây sức ép lên giá thực phẩm như hạn hán nghiêm trọng tại Nga, bão lụt tại úc, mùa đông lạnh giá tại Mỹ và lụt lội nhấn chìm những cánh đồng cọ tại Malaysia. Sự tăng giá nông sản lần này diễn ra cách chỉ ba năm sau lần khủng hoảng gần nhất vào năm 2008.
Tại Hội thảo “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam”, vừa diễn ra do Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức, các chuyên gia đã nhận định: Tình hình giá lương thực tăng hiện nay không giống sự tăng giá của cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008.
Tăng giá lương thực năm 2008 là do sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư, hiện tượng đầu cơ vào sản phẩm nông nghiệp của các nhà tài chính, thêm vào đó là tác động về mặt chính trị, sự thắt chặt chính sách xuất khẩu, hạn hán, mất mùa tại một số nước... Còn tại thời điểm hiện nay, giá lương thực tăng không phải là dấu hiệu bất thường, nguồn cung vẫn đảm bảo tốt, không có dấu hiệu đầu cơ, hay hạn chế xuất nhập khẩu. Sẽ không có khủng hoảng lương thực.
Thế giới đang cạn dần lương thực giá rẻ, nhưng vẫn rất dồi dào tiềm năng cung ứng lương thực, chỉ có điều những tiềm năng này chưa được khai thác. Hiện tượng thiếu hụt nguồn cung lương thực cục bộ hiện nay, bắt nguồn từ sai lầm của một số Chính phủ, các tổ chức phát triển và nhà tài trợ trong gần 3 thập kỷ qua trong việc giảm đầu tư nguồn lực vào nông nghiệp.
Không chỉ lương thực, mà giá cà phê, ca cao, thủy sản, cao su và nhiều hàng nông sản khác đều có giá cao. Xuất khẩu nông sản sẽ đem về một nguồn tiền lớn hơn rất nhiều cho các nước xuất khẩu, đây là cơ hội tốt để tăng thu nhập cho nông dân và tái phân phối phúc lợi xã hội.
Hiện giá xuất khẩu gạo Việt Nam 5% tấm đã đạt 520 USD/tấn, cao hơn cùng thời điểm năm trước 80 USD. Theo dự báo, xuất khẩu gạo thế giới năm nay sẽ tăng hơn 15% so với năm trước và Việt Nam được dự báo sẽ chỉ xếp sau ấn Độ với mức tăng gần 38% so với năm 2010.
Tuy nhiên, ở Việt Nam không phải ai cũng có gạo để bán mà rất nhiều người phải mua gạo. Cho nên phải làm sao vừa hưởng được lợi từ giá đang tăng cho người sản xuất kinh doanh lúa, đặc biệt là nông dân vừa kiềm chế mức tăng giá cả thị trường trong nước. Vấn đề lâu dài là Việt Nam phải có chiến lược nông nghiệp mới để giúp nông dân vượt qua khó khăn và có điều kiện để tăng xuất khẩu gạo.
Theo Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp, con đường bền vững để thoát khỏi đói nghèo ở cả khu vực thành thị và nông thôn là dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế được dẫn dắt bởi năng xuất sản lượng nông nghiệp cao hơn, tiến trình di chuyển lao động chậm rãi từ trang trại sang nhà máy, và tăng trưởng của khu vực dịch vụ dựa trên tri thức và kỹ năng.
Còn theo các chuyên gia, hiện đang thực sự là thời điểm ổn định và thuận lợi cho những nhà làm chính sách hướng tới mục tiêu xa hơn, có cái nhìn dài hạn hơn. Việt Nam cần tập trung vào xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển máy móc công nghệ phục vụ nông nghiệp, phải hướng đến một chiến lược nông nghiệp có chất lượng nhất.
Đây là hướng đi hiệu quả, bới đầu tư cho nông nghiệp không quá đắt đỏ, bình quân cứ đầu tư 120 triệu USD từ nay đến năm 2020, sẽ giúp tăng năng suất và sản lượng lúa gạo thêm 8,5%...
Vấn đề lương thực, thực phẩm là một trong những mối quan tâm lớn, thường xuyên của Nhà nước và nhân dân ta.
Nước ta có dân số đông. Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm sẽ đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện cơ cấu bữa ăn cho nhân dân; mặt khác tạo điều kiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, thúc đẩy công nghiệp hoá và tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.
2. Hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Việt Nam.
a) Sản xuất lương thực.
Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, sản xuất lương thực đã đạt được những thành tựu khá vững chắc. Diện tích gieo trồng lúa cả năm không ngừng được mở rộng, từ 5,6 triệu ha (năm 1980), đến nay là hơn 7,6 triệu ha. Nhờ phát triển thuỷ lợi và đưa vào các giống mới phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau, nên cơ cấu mùa vụ đã thay đổi nhiều. Diện tích lúa đông xuân được mở rộng, tới hơn 2,8 triệu ha. Lúa hè thu được đưa vào trồng đại trà. Hàng trăm nghìn ha lúa mùa được chuyển sang làm vụ hè thu, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nhờ đẩy mạnh việc thâm canh, các cánh đồng cho năng suất 7 tấn, 10 tấn (trên đất hai vụ lúa) đã trở nên phổ biến. Năng suất lúa cả năm liên tục tăng, từ 20 tạ/ha (năm 1980) lên hơn 40 tạ/ha (năm 1999), đặc biệt là nhờ năng suất cao và ổn định của lúa đông xuân và lúa hè thu. Việc sản xuất các cây màu lương thực cũng có những tiến bộ, trong đó diện tích và năng suất ngô tăng lên nhiều.
Sản lượng lương thực quy ra thóc đã ở mức 34 triệu tấn (năm 1999), trong đó riêng thóc là 31 triệu tấn. Bình quân lương thực trên đầu người vào khoảng 440 kg/năm, trong đó riêng thóc là 400 kg. Trước kia thường xuyên phải nhập khẩu lương thực, nhưng từ năm 1989 trở lại đây, Việt Nam đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (cùng với Hoa Kì và Thái Lan).
Nước ta còn có nhiều khả năng tăng sản lượng lương thực nhờ tăng vụ và tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, những khó khăn cần phải giải quyết là tình trạng thiếu vốn, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu trong nước chưa đáp ứng nhu cầu, công nghiệp sau thu hoạch còn nhiều hạn chế. Mặt khác, thiên tai, sâu bệnh làm thiệt hại mùa màng ở nhiều vùng, làm cho sản lượng lương thực chưa ổn định vững chắc.
b) Việc phát triển chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi phát triển dựa trên cơ sở thức ăn tự nhiên (đồng cỏ), sản phẩm của ngành trồng trọt, phụ phẩm của ngành thuỷ sản và thức ăn chế biến công nghiệp. Nhờ đảm bảo được cơ sở lương thực cho người, nên nguồn thức ăn cho chăn nuôi đã được giải quyết tốt hơn. Ngành chăn nuôi đang phát triển ngày càng đa dạng hơn, tăng tỉ trọng của những sản phẩm không qua giết mổ như trứng, sữa.
Từ năm 1980 đến năm 1999, đàn lợn đã tăng từ 10 triệu con lên 19 triệu con, cung cấp tớ ¾ sản lượng thịt các loại. Đáng chú ý là đàn bò tăng nhanh, từ 1,7 triệu con lên tới 4 triệu con, còn đàn trâu tăng chậm do sức kéo trong nông nghiệp đã được cơ giới hoá nhiều hơn. Chăn nuôi gia cầm tăng rất mạnh trong những năm gần đây, từ 197 triệu con năm 1999 lên 254 triệu con năm 2009
Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi của ta còn phát triển chủ yếu theo lối quảng canh. Giống gia súc, gia cầm nói chung năng suất còn thấp, chất lượng chưa cao (nhất là cho yêu cầu xuất khẩu). Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo, công nghiệp chế biến thức ăn cho gia súc và công tác dịch vụ thú y vẫn còn hạn chế. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi nói chung vẫn còn thấp.
c) Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Nước ta có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú, cho phép khai thác hàng năm 1,2 – 1,4 triệu tấn. Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm là : ngư trường Minh Hải – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa.
Ven bờ biển có nhiều bãi triều, vũng, vịnh, đầm phá có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn. Diện tích mặt nước có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt rất lớn.
Năm 2008 khai thác được khoảng 1200 nghìn tấn cá biển, 50 – 60 nghìn tấn tôm, mực. Chương trình đánh bắt xa bờ đang được triển khai. Nuôi trồng thuỷ sản đang được phát triển mạnh. Sản lượng cá nuôi hơn 300 nghìn tấn, tôm nuôi hơn 55 nghìn tấn.
Ngành thuỷ sản đang được đẩy mạnh phát triển theo hướng hiện đại hoá cả ở khâu đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu.
Sản phẩm của ngành không chỉ cung cấp nguồn đạm động vật quý giá, mà còn tạo ra các nguồn xuất khẩu có giá trị lớn.
d) Việc sản xuất các loại thực phẩm khác đang được khuyến khích.
Các mô hình kinh tế vườn (mô hình VAC, RVAC, “vườn rừng”, “vườn đồi”…) đa dạng, phù hợp với các vùng sinh thái, đã cung cấp phần chủ yếu các loại rau quả và một phần đáng kể thịt, cá, trứng, sữa cho nhu cầu hàng ngày của nhân dân ta.
3. Thành tích đạt được trong xuất khẩu lương thực, thực phẩm của Việt Nam thời gian gần đây.
Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 22,1% GDP năm 2008, gần 30% giá trị xuất khẩu và trên 60% lực lượng lao động Nông nghiệp nước ta đã tăng trưởng cao và ổn định trong suốt thời gian dài, đạt được nhữn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với công ty xuất khẩu gạo miền nam.docx