Theo quan niệm của một số nhà chuyên môn thì, bảo lãnh phát hành chứng khoán
“là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục
trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ
chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết
của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán
ra công chúng”.
b. Ý n
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cổ phiếu thì trái phiếu có
tính an toàn cao hơn,tình thanh khoản tuơng đối sẽ là một công cụ đầu tư hấp dẫn với
dân chúng đặc biệt là ở Việt Nam khi cổ phiếu còn là một lĩnh vực mới mẻ.
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 10
Quan trọng hơn, phát hành trái phiếu làm tăng tổng tài sản của các ngân hàng.
Giờ đây, có thể nói, tổng tài sản lớn đang là một thế mạnh mà các ngân hàng rất quan
tâm khai thác. Ngân hàng nào cũng muốn mình có tổng tài sản lớn nhất vì cổ đông và
khách hàng của họ cứ thấy ngân hàng nào có tổng tài sản lớn nhất là yên tâm. Điều này
hàm chứa nhiều rủi ro. Nhìn vào bảng tổng kết tài sản của một vài ngân hàng, vốn huy
động rất nhiều trong khi cho vay không có bao nhiêu, tức vốn vẫn chưa được sử dụng
hết. Vậy phát hành trái phiếu để làm gì? Tháng trước, BIDV phát hành 3.000 tỉ đồng
trái phiếu. Mặc dù số liệu không công bố nhưng nhiều nguồn tin cho biết đối tượng mua
chủ yếu là các ngân hàng khác. Như vậy, có tình trạng là ngân hàng này phát hành trái
phiếu, ngân hàng khác mua vào và cứ như thế tổng tài sản của các ngân hàng đều tăng
lên!
Trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, nhu cầu vốn cho sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày càng lớn.Đã đến lúc việc nghiên cứu để tiến tới
phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường trái phiếu quốc tế tạo ra một kênh huy động
vốn mới là rất cần thiết có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế và chuẩn bị từng
bước tham gia vào thị trường vốn quốc tế.
Ý nghĩa thứ hai trong việc phát hành trái phiếu là tăng hàng hoá cho thị trường
chứng khoán. Bởi vì hàng hóa cho thị truờng chứng khoán gồm 2 loại chủ yếu là cổ
phiếu và trái phiếu.Đó cũng là phương thức mở rộng hoạt động và qui mô cho thị
trường chứng khoán. Bên cạnh đó, ngân hàng giúp các công ty phát hành chứng khoán,
làm trung gian mua bán chứng khoán, cung cấp các dịch vụ lưu giữ và quản lý chứng
khoán cho khách hàng, thực hiện vịêc thanh toán chứng khoán...
2. Chức năng đầu tư:
a.Ví dụ:
Trong năm 2005, tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát hành là 17.226 tỷ đồng,
trong đó các NHTM mua 12.058 tỷ đồng, chiếm khoản 70%.
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 11
Với những con số cụ thể gần đây Ngân hàng Á Châu (ACB) đầu tư vào chứng
khoán của ngân hàng này xếp đầu bảng trong các ngân hàng, lên tới 9.636,853 tỷ đồng
đến 31/12/2007. Những ngân hàng khác dù nhỏ hơn, nhưng con số đầu tư chứng khoán
cũng lên tới hàng ngàn tỷ đồng, chẳng hạn ABBank đã chi ra khoảng 3.600 tỷ đồng để
đầu tư vào chứng khoán; SeABank là gần 4.000 tỷ đồng; Techcombank xấp xỉ 7.000 tỷ
đồng và VIB Bank là 6.676 tỷ đồng…
b.Ý nghĩa:
Như đã giới thiệu ở trên, trong những năm gần đây thị trường chứng khoán Việt
Nam đang có tốc độ phát triển nhanh chóng. Trong đó vai trò của Ngân hàng thương
mại trong việc đầu tư là rất quan trọng và gần như là khách hàng lớn nhất của thị trường
này.
Ích lợi đầu tiên là lượng tiền của chúng ta có thể đi vào sản xuất, nâng cao đời
sống tiêu dùng, giải phóng sức lao động, tăng thêm được rất nhiều công ăn việc làm...
Ngân hàng thương mại đã phát huy được nguồn vốn lớn của mình để thúc đẩy tốc độ
phát triển kinh tế. Với tư cách là một nhà đầu tư, Ngân hàng đã có những tác động tích
cực trong việc mở rộng thị trường, nâng lượng lưu thông hàng hoá trên thị trường
chứng khoán, mở rộng qui mô vốn cho các doanh nghiệp từ đó nâng cao sản xuất.
Ngoài ra việc này còn tăng tính thanh khoản cho công cụ nợ này, giúp cho trái phiếu có
một sức hấp dẫn hơn trên thị trường tiền tệ.
Trong thời gian gần đây khi nền kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng lạm phát
cao, Nhà nước đã đưa ra một loạt các biện pháp kiểm soát tín dụng, lãi suất được áp
dụng trong đó một biện pháp hiệu quả là khuyến khich ngân hàng thương mại mua trái
phiếu. Khi đó lượng tiền trong nền kinh tế được thu hẹp, chi tiêu công giảm và tăng
hiểu quả đầu tư. Chính vì vậy cùng với những chính sách thắt chặt tiền tệ và điều chỉnh
lãi suất, đây là một chính sách hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam còn phát triển chưa
bền vững.
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 12
3. Chức năng phân phối, bảo lãnh phát hành:
a.Định nghĩa:
Theo quan niệm của một số nhà chuyên môn thì, bảo lãnh phát hành chứng khoán
“là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục
trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ
chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết
của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán
ra công chúng”.
b. Ý nghĩa:
Với quan niệm này thì, người bảo lãnh có thể là ngân hàng thương mại, hoặc
một tổ chức được phép hỗ trợ cho công ty phát hành chứng khoán của mình, hoặc chủ
sở hữu chứng khoán phát hành và phân phối chứng khoán. Như vậy, người bảo lãnh
cho phát hành chứng khoán không chỉ là nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng, của các
ngân hàng thương mại nữa, mà còn là nghiệp vụ của các tổ chức được phép hỗ trợ cho
công ty phát hành chứng khoán của mình; thậm chí còn là nghiệp vụ của chủ sở hữu
chứng khoán phát hành và phân phối chứng khoán!
Một vấn đề khác rất đáng được quan tâm là, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng
khoán được thực hiện “bằng việc thoả thuận mua bán chứng khoán để bán lại, hoặc bán
chứng khoán thay mặt người phát hành hay người chủ sở hữu”. Như vậy, khi đứng ra
làm người bảo lãnh phát hành chứng khoán, ngân hàng thương mại hay một tổ chức nào
đó được lựa chọn phải làm một cam kết với người phát hành chứng khoán là phải mua
và bán hết số lượng đã phát hành. Điều này cũng có nghĩa là, người bảo lãnh phát hành
chứng khoán cũng là người bao tiêu toàn bộ “hàng hoá” đã được phát hành ra.
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là một trong những nghiệp vụ có khả năng đem
lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho bản thân các ngân hàng với tư cách là người bảo lãnh
mà quan trọng hơn là cho tất cả những ai có nhu cầu đầu tư trên thị trường chứng
khoán. Đặc biệt, với các doanh nghiệp không phải ngân hàng muốn phát hành cổ phiếu
khi có bảo lãnh của ngân hàng thì khả năng bán ra của các cổ phiếu này là rất lớn. Tuy
vậy, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đến nay nghiệp vụ này hầu như chưa
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 13
được thực hiện. Một mặt cũng có thể do nhu cầu bảo lãnh phát hành chứng khoán của
các doanh nghiệp không phải ngân hàng chưa có; mặt khác bản thân các ngân hàng
thương mại đang còn rất dè dặt đối với nghiệp vụ đang còn quá mới mẻ này.
Để có thể thực hiện được nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, bản thân
các ngân hàng thương mại phải là các ngân hàng mạnh, có uy tín trong hoạt động kinh
doanh của mình. Đây là điều kiện tiên quyết để các ngân hàng thương mại có thể đứng
ra đảm nhận một loại dịch vụ sẽ có thể rất sôi động nhưng đồng thời cũng chứa đầy các
yếu tố rủi ro mỗi khi cổ phiếu phát hành ra nhưng không có người mua. Trên thế
giới,đây là một trong những nhiệm vụ và cũng là nguồn thu chính của các ngân
hàng.Còn ở Việt Nam, các Ngân hàng thương mại mớí chỉ bước đầu thực hiện chức
năng bão lãnh phát hành và đây vẫn chưa phải là nguồn thu chính.
Theo Quyết định số 10 /2005/QĐBTCngày02/02/2005của Bộ trưởng Bộ Tài
chính) đã đưa ra danh sách :
“Thành viên tham gia bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.”
I. Các ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
3. Ngân hàng Công thương Việt Nam
4. Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam
5. Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh
6. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín
7. Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam
II. Các công ty chứng khoán
1. Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
2. Công ty TNHH chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần Á châu
3. Công ty TNHH chứng khoán Thăng Long
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 14
4. Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương
5. Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
6. Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt
7. Công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
8. Công ty cổ phần chứng khoán Đệ Nhất
9. Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Công thương
II. THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP
1. Kinh doanh trái phiếu:
Mới đưa vào hoạt động từ tháng 8/2005, hoạt động kinh doanh trái phiếu của
NHNT với 13 đối tác là các NHTM và các công ty chứng khoán đã có những kết quả
hết sức khả quan. Tính đến hết năm 2005, tổng doanh số giao dịch đạt khoảng 2.700 tỷ
đồng, trong đó chiếm phần lớn là hoạt động bán mua lại (chiếm khoảng 2.670 tỷ đồng,
tức là khoảng 99%). Do vậy có thể thấy rõ ràng hoạt động kinh doanh trái phiếu của
NHNT thực chất là hoạt động chiết khấu, tạo thanh khoản cho thị trường. Bện cạnh đó,
hoạt động kinh doanh trái phiếu, công trái với các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có tiềm năng
phát triển lớn, nhưng chưa được tổ chức thật sự chuyên nghiệp. Một ưu điểm nữa của
hình thức kinh doanh này là không bị giới hạn bởi thời gian giao dịch của thị trường
chứng khoán tập trung.
Tính trong sáu tháng đầu năm, tính thanh khoản trái phiếu rất thấp. Đặc biệt trong
tháng 6 – 7 trái phiếu bị bán tháo, mức giá giảm sâu do lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư
tăng lên trước biến động mạnh của lạm phát, lãi suất, tỷ giá và những khó khăn trên thị
trường tài chính tiền tệ. Nước ngoài liên tục bán tháo trái phiếu với tỷ lệ chiết khấu có
khi lên đến 28%.
Số liệu thống kê sáu tháng đầu năm do công ty chứng khoán Euro Capital đưa ra,
nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 570 triệu USD tiền trái phiếu. Thống kê từ trung tâm
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 15
Giao dịch Hà Nội (HaSTC) cho thấy mức bán ròng trung bình từ giữa tháng 6 đến cuối
tháng 7 là 245,46 tỉ đồng/phiên.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài bị “chê”, xu hướng mua trái phiếu trở lại ngày
càng nhiều hơn. Một trong những nhân tố tích cực mua vào là các ngân hàng thương
mại cổ phần. Vì sao?
Sáu tháng đầu năm 2008, thời điểm các ngân hàng thương mại khủng hoảng
thanh khoản ngắn hạn, đồng thời nguồn vốn huy động từ thị trường dân cư giảm sút,
trong khi các ngân hàng thương mại quốc doanh (nhờ nắm giữ nhiều trái phiếu chính
phủ) tận dụng được lợi thế mua bán trên thị trường mở với mức lãi suất vay 8 –
14%/năm, thấp hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng có lúc lên đến 30 – 35%/năm.
Trong lúc đó, các ngân hàng thương mại cổ phần gần như đứng ngoài, bởi trong
tay có rất ít giấy tờ có giá của Chính phủ, và phải vay lại trên thị trường liên ngân hàng
với lãi suất cao.Lúc này, nhiều người mới “bật ngửa”: đầu tư trái phiếu chính phủ thông
thường có lãi suất thấp, nhưng nó lại là công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả vào những
lúc khó khăn về thanh khoản.
Để tiếp cận vốn mạnh hơn trên thị trường mở, nhiều ngân hàng thương mại cổ
phần đã tăng cường mua vào trái phiếu chính phủ. Theo ông Nguyễn Đoan Hùng, ở thị
trường trái phiếu thứ cấp, nhiều người chơi là các ngân hàng thương mại. Và việc bán
tháo trái phiếu của các tổ chức với giá thấp, đã tạo điều kiện cho các ngân hàng mua lại
với giá hời.
Việc những người nắm giữ trái phiếu bán lại dưới mệnh giá, đã tạo điều kiện cho
ngân hàng mua lại, mà không phải chịu lãi suất âm do lạm phát. Đồng thời, đến lượt
ngân hàng, khi đem trái phiếu giao dịch ở thị trường mở, họ được hưởng lãi suất thấp
khi vay vốn. Do vậy, kinh doanh trái phiếu là một món lợi “kép”.
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 16
2. Sản phẩm phái sinh:
Các NHTM có thể thực hiện các sản phẩm phái sinh như: hoán đổi, kỳ hạn, quyền
chọn, hợp đồng tương lai đối với các trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường. Ở đây, sự kết
hợp liên thị trường giữa thị trường tiền tệ với thị trường chứng khoán sẽ cung cấp cho
các nhà đầu tư nhiều công cụ để kinh doanh (đầu cơ) và bảo hiểm rủi ro, đồng thời tăng
tính thanh khoản của thị trường.
2.1, Khái niệm:
Công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có
như cổ phiếu, trái phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi
nhuận hoặc tạo lợi nhuận .
2.2, C ác loại công cụ phái sinh:
2.2.1, Quyền lựa chọn ( Option):
- Khái niệm: Quyền lựa chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được
mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất
định hàng hoá với một mức giá xác định, và trong một thời gian nhất định.Các hàng hoá
cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm,
đồng tiền hay hợp đồng tương lai.
- Những yếu tố cấu thành một quyền lựa chọn:
+Tên của hàng hoá cơ sở và khối lượng được mua theo quyền.
+Loại quyền (chọn mua hay chọn bán).
+Thời hạn của quyền.
+Mức giá thực hiện theo quyền.
- Những mức giá liên quan tới một quyền lựa chọn là:
+Giá thị trường hiện hành của loại hàng hoá cơ sở.
+Giá hàng hoá cơ sở thực hiện theo quyền.
+Giá quyền lựa chọn.
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 17
Đối với quyền chọn mua, nếu giá thực hiện thấp hơn giá hiện hành của chứng
khoán cơ sở, thì quyền đó được gọi là đang được tiền (in the money), tức là người có
quyền có thể có lợi từ việc thực hiện quyền. Nếu giá thực hiện bằng với giá thị trường,
quyền đang ở trạng thái hoà vốn ( at the money), và nếu cao hơn, gọi là đang mất tiền
(out of money). Đối với quyền chọn bán thì ngược lại, người thực hiện quyền sẽ có lợi
nếu giá bán thực hiện quyền cao hơn giá thị trường của hàng hoá cơ sở và sẽ bị mất tiền
nếu giá thực hiện quyền thấp hơn giá thị trường của hàng hoá cơ sở.
Giá trị mà người nắm giữ quyền lựa chọn sẽ nhận được bằng cách thực hiện
quyền được gọi là giá trị nội tại (intrinsic value). Nếu quyền ở trạng thái bị mất tiền, giá
trị nội tại bằng 0. Giá thị trường của một quyền thường ít nhất là bằng giá trị nội tại. Giá
bán quyền được gọi là phần phụ trội, chênh lệch giữa giá bán quyền với giá trị nội tại
(trong trường hợp quyền đang được tiền) được gọi là phần phụ trội giá trị theo thời
gian. Nói cách khác, khi đó :
Giá trị theo thời gian của quyền chọn mua = Giá quyền - (giá thị trường - giá
thực hiện).
Ví dụ 1: Giá của một quyền chọn mua XYZ là 400.000 đồng, giá thị trường của
XYZ là 42.000 đồng. Người giữ quyền có thể chiếm lấy 200.000 đ ngay tức thì bằng
cách thực hiện quyền, tức là mua 100 cổ phần ( mức giá được quyền ấn định) với tổng
chi phí 4.000.000 đồng, cũng theo mức giá thực hiện theo quyền là 40.000 đ một cổ
phần; sau đó bán ngay với giá thị trường, thu về 4.200.000 đ. Giá trị nội tại của quyền là
200.000 đ.
Mức phụ trội giá trị theo thời gian = giá quyền – giá trị nội tại = 400.000 đ -
200.000 đ = 200.000 đ.Người mua vẫn sẵn sàng trả phần phụ trội cho các quyền lựa
chọn vì họ nhận được nhiều lợi ích từ một quyền lựa chọn.
-Ưng dụng của quyền lựa chọn:Quyền lựa chọn cho phép nhà đầu tư thu được tỷ
lệ % lợi tức trên vốn đầu tư cao.
Ví dụ 2: Giả sử thị trường hiện nay của cổ phiếu XYZ là 42.000 VND/cổ phần, và
bạn dự đoán sau nửa năm nữa, giá cổ phiếu XYZ sẽ tăng mạnh, lên tới 50.000 VND.
Giả sử các quyền lựa chọn có liên quan đến giao dịch cổ phiếu XYZ được niêm yết, bạn
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 18
có thể mua một quyền chọn mua cổ phiếu XYZ với giá 40.000 VND/cổ phần.Trong
vòng 6 tháng giá cổ phiếu XYZ tăng lên 50.000 VND/cổ phần. Bạn có thể buộc người
bán giao 100 cổ phần XYZ cho bạn với giá 40.000 VND/cổ phần, sau đó bán chúng ra
thị trường với giá 50.000 đồng.Như vậy bạn đã tạo ra một lợi nhuận đáng kể. Trên thực
tế bạn đã thu được lợi nhuận 60.000 đồng trên khoản đầu tư 40.000 đồng, vậy lợi suất là
150%, trong khoảng thời gian là 6 tháng.
Quyền lựa chọn được sử dụng để bảo vệ lợi nhuận
Ví dụ 3: Với XYZ đang có giá thị trường là 44.000 đồng, người sở hữu 100 cổ phần
XYZ bán một quyền chọn mua XYZ 44.000 với giá quyền là 400.000 đồng.Nếu giá thị
trường của XYZ giảm xuống 40.000 đồng, người bán sẽ được bảo vệ trước khoản thua
lỗ nhờ có 40.000 đồng nhận được từ việc bán quyền chọn. Nếu XYZ tiếp tục giảm giá
thì đương nhiên người bán sẽ mất tiền. Như vậy khoản thu 40.000 đồng từ việc bán
quyền lựa chọn tạo ra một sự bảo vệ cụ bộ đối với tình trạng sụt giá.
Nếu trong 6 tháng tới giá XYZ vẫn giữ nguyên, quyền sẽ không được thực hiện. Khoản
thu phụ trội 40.000 đồng là một thu nhập bổ sung trên tổng đầu tư.
2.2.2, Quyền mua trước (right):
Quyền mua trước là một quyền lựa chọn mua có thời hạn rất ngắn, có khi chỉ vài
tuần. Quyền này được phát hành khi các công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm các
cổ phiếu thường. Quyền cho phép một cổ đông mua cổ phiếu mới phát hành với mức
giá đã ấn định trong một khoảng thời gian xác định.
Loại quyền này thường được phát hành theo từng đợt, mỗi cổ phiếu đang lưu
hành được kèm theo một quyền. Số quyền cần để mua một cổ phiếu mới được quy định
tuỳ theo từng đợt phát hành mới.
Giá cổ phiếu ghi trên quyền thường là thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu. Giá
của quyền tính bằng chênh lệch giữa giá thị trường hiện hành của cổ phần đang lưu
hành và giá mua cổ phần mới theo quyền, chia cho số lượng quyền cần có để mua một
cổ phần mới
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 19
Ví dụ: cổ phiếu bán theo quyền (giá thực hiện) là 800.000 đồng/cổ phần, nhưng
có giá thị trường là 1.000.000 đồng, nếu cứ 10 quyền được mua một cổ phần mới thì giá
của quyền được xác định theo công thức Vr = P0 - Pn/r
Trong đó: Vr là giá trị của một quyền, P0 là giá thị trường của cổ phiếu đang lưu
hành, Pn là giá thực hiện cổ phiếu mới và r là số quyền cần có để mua một cổ phiếu
mới.Vậy, giá quyền ở đây là Vr = (1.000.000 – 800.000)/10 = 20.000 đồng.Nếu không
muốn thực hiện quyền, cổ đông thường có thể bán quyền trên thị trường trong thời gian
quyền chưa hết hạn. Giá quyền có thể lên xuống trong khoảng thời gian chào bán, tuỳ
thuộc biến động giá thị trường của cổ phiếu.
2.2.3, Chứng quyền (warrants)
Chứng quyền là quyền cho phép mua một số cổ phần xác định của một cổ phiếu,
với một giá xác định, trong một thời hạn nhất định. Quyền này được phát hành khi tiến
hành tổ chức lại các công ty, hoặc khi công ty muốn khuyến khích các nhà đầu tư tiềm
năng mua những trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi nhưng có những điều kiện kém thuận
lợi. Để chấp nhận những điều kiện đó, nhà đầu tư có được một lựa chọn đối với sự lên
giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường.
Đặc điểm:Khác với quyền mua trước, chứng quyền có thời hạn dài hơn, do công
ty đã phát hành công cụ cơ sở phát hành đồng thời với công cụ cơ sở. Khác với quyền
lựa chọn (option), khi chứng quyền được thực hiện, nó tạo thành dòng tiền vào cho
công ty và tăng thêm lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường.
Chứng quyền có thể được giao dịch tách rời với trái phiếu hay cổ phiếu mà nó đi
kèm.Các điều kiện của chứng quyền được ghi rõ trên tờ chứng chỉ: số cổ phiếu được
mua theo mỗi chứng quyền (thườnglà 1:1); giá thực hiện cho mỗi cổ phiếu; tại thời
điểm chứng quyền được phát hành, giá này bao giờ cũng cao hơn giá thị trường của cổ
phiếu cơ sở, và giá đó có thể cố định, có thể được tăng lên định kỳ; và thời hạn của
quyền, đa số trường hợp là 5 đến 10 năm.
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 20
2.2.4, Hợp đồng kỳ hạn
Hợp dồng kỳ hạn là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán
chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm
xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay.
Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào; từ nông sản, các đồng tiền,
cho tới các chứng khoán.
Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên
tự thoả thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính các nhân. Giá hàng hoá đó
trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đôỉ, tăng lên
hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên
mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn
(bên mua) theo giá thị trường.
Như vậy bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn
được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có hai
bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong
việc thực hiện hợp đồng. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh
toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá
đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác.
2.2.5, Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai, nhờ đặc tính linh hoạt của nó, đã khắc phục được những
nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn, và thường được xem là một cách thức tốt hơn để rào
chắn rủi ro trong kinh doanh.Những điểm khác biệt căn bản của hợp đồng tương lai so
với hợp đồng kỳ hạn là:
-Niêm yết trên sở giao dịch. Một giao dịch hợp đồng tương lai nói chung được xử
lý trên một Sở giao dịch. Điểm này cho phép giá cả được hình thành hợp lý hơn, do các
bên mua bán được cung cấp thông tin đầy đủ và công khai.
- Xoá bỏ rủi ro tín dụng. Trong các giao dịch hợp đồng tương lai được niêm yết
trên sở giao dịch, cả hai bên bán và mua đều không bao giờ biết về đối tác giao dịch của
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 21
mình. Công ty thanh toán bù trừ sẽ phục vụ như một trung gian trong tất cả các giao
dịch. Người bán bán cho công ty thanh toán bù trừ, và người mua cũng mua qua công ty
thanh toán bù trừ. Nếu một trong hai bên không thực hiện được hợp đồng thì vẫn không
ảnh hưởng gì đến bên kia.
-Tiêu chuẩn hoá. Các hợp đồng kỳ hạn có thể được thảo ra với một hàng hoá bất
kỳ, khối lượng, chất lượng, thời gian giao hàng bất kỳ, theo thoả thuận chung giữa hai
bên bán, mua. Tuy nhiên, các hợp đồng tương lai niêm yết trên sở giao dịch đòi hỏi việc
giao nhận một khối lượng cụ thể của một hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng tối thiểu, theo một thời hạn được ấn định trước.
-Điều chỉnh việc đánh giá theo mức giá thị trường (Marking to market). Trong
các hợp đồng kỳ hạn, các khoản lỗ, lãi chỉ được trả khi hợp đồng đến hạn. Với một hợp
đồng tương lai, bất kỳ món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ thể là nếu giá
của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đã thoả thuận (giá thực hiện hợp đồng) thì
bên bị thiệt hại do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho bên được lợi từ sự thay đổi giá
đó. Trên thực tế, vì không bên nào biết về đối tác của mình trong giao dịch, nên những
người thua đều trả tiền cho công ty thanh toán bù trừ, và công ty này sẽ trả tiền cho
những người thắng.
3. Cho vay chứng khoán:
Nghiệp vụ cho vay chứng khoán rất phổ biến đối với các TTCK phát triển. Tại
Mỹ, Cục dự trữ liên bang (Fed) thực hiện nghiệp vụ này với các đại lý sơ cấp đối với
trái phiếu Chính phủ. Nghiệp vụ này một mặt làm tăng thanh khoản của thị trường, mặt
khác giúp Fed điều tiết được lượng cung tiền. Tài sản thế chấp thường là tiền mặt.
Nghiệp vụ cho vay chứng khoán giữa các trung gian tài chính có phạm vi rộng hơn cả
về danh mục chứng khoán cho vay cũng như danh mục tài sản thế chấp. Bên vay thế
chấp tài sản khi nhận chứng khoán và phải trả lại chứng khoán, đồng thời nhận lại tài
sản thế chấp khi đáo hạn. Việc cho vay chứng khoán thực sự góp phần làm tăng tính
thanh khoản của thị trường, đồng thời có thể giúp các bên tham gia (đặc biệt là đối với
các trung gian tài chính) tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc kinh doanh chứng khoán đi
vay hoặc nhận thế chấp.
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 22
Ở Việt Nam, Việc ban hành một cơ chế cho vay kinh doanh, đầu tư chứng khoán
vào thời điểm này là rất cần thiết, giúp xây dựng một cơ chế rõ ràng, minh bạch cho
hoạt động rất nhạy cảm này.
D. Một số kiến nghị và giải pháp
Một là, đẩy mạnh thị trường OTC với hoạt động nòng cốt là NHTM và công ty
chứng khoán để mục đích tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Đồng thời, cần sớm
triển khai đưa trung tâm lưu ký chứng khoán vào hoạt động. Trung tâm lưu ký chứng
khoán độc lập này sẽ tập trung hoá tất cả hoạt động lưu ký
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán.pdf