PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN HAI : NỘI DUNG 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC. 3
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRƯỚC MAC VỀ NHÀ NƯỚC. 3
CHỦ NGHĨA MAC- LÊNIN VỀ NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC. 5
Bản chất Nhà nước. 6
Đặc trưng cơ bản của nhà nước. 7
Chức năng của nhà nước. 8
Các kiểu và hình thức nhà nước. 10
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRUỜNG HIỆN NAY 14
Quan điẻm của chủ nghĩa Mac Lênin về những pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 14
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 18
Sự cần thiết chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa việt nam. 20
Thực trạng và hạn chế của nền kinh tế thị trường ở việt nam. 21
Các giải pháp cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 24
KẾT LUẬN 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
31 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 12953 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c xác lập.
Chức năng đối nội và đối ngoại.
Căn cứ vào phạm vi hành động, chức năng của nhà nước được chia thành: Chức năg đối nội và đối ngoại. Sự thống trị chính trị và thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại.
*)Chức năng đối nội của nhàn nước :
Thực hiện những nhiệm vụ bên trong của đất nước. Nhà nước phải thực hiện nhiệm vụ sau.
Gĩư gìn trật tự an ninh xã hội.
Quản lý xã hội về mọi mắt kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục.
Thông tin tuyên truyền nhằm đưa hệ tư tưởng của giai cấp thống trị lên thành thống trị xã hội.
*) Chức năng đối ngoại nhà nước:
Nhà nước thể hiện nhiệm vụ bên ngoài của đất nước.
Tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
Gĩư vững và không ngừng phát huy địa vi của nhà nước đó trên trường quốc tế.
Thực hiện sự hợp tác song phương và đa phương về mọi mặt trên cơ sở hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi.
Ngày nay trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày nay thì chức năng đối ngoại của nhà nước ngày có tầm quan trọng. Cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng là hai mặt câ một thể thống nhất. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất chức năng đối ngoại của nhà nước và ngược lại tính chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội.
Các kiểu và hình thức nhà nước.
Các kiểu hình thúc nhà nước trong lịch sử.
Định nghĩa: Kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào. tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế này, tương ứng với hình thái kinh tế xã hội này.
Tương ứng với ba chế độ xã hội có 3 hình thái kinh tế xã hội là. Hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế xã hội phong kiến và hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa là ba kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản.
*) Nhà nước chiếm hữu nô lệ:
Đây là nhà nước của giai cấp chủ nô thời cổ đại mà tiêu biểu là các hình thức lịch sử nhà nước chủ nô ở Hy Lạp - La Mã mà cổ đại như chính thể quân chủ và chình thể cộng hòa, chính thể quý tộc và chính thể dân chủ. Đây là kiểu nhà nước ra đời đầu tiên trong lịch sử - Đó là nhà nước của giai cấp chủ nô, thực hiện sự bóc lột đối với nô lệ bằng sự cưỡng bức trực tiếp sức lao động của những người nô lệ.
*) nhà nước phong kiến:
Đây là nhà nước của giai cấp phong kiến thực hiện sự bóc lột thông qua địa tô và lao dịch. Nhà nước phong kiến cũng được tgổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Nói chung ở phương tây ở hình thức quân chủ phân quyền là hình thức nhà nước phổ biến, quyền lực nhà nước được chia thành quyền lực độc lập và phân tán. mỗi Chúa phong kiến là Ông Vua trên lãnh thổ của mình. Chúa phong kiến nhỏ chỉ là chủ hầu của Chúa phong kiến lớn. Hoàng Đế là chúa phong kiến lớn nhất nhưng chỉ có thực quyền trên lãnh thổ của mình, ít có khã năng chi phối lãnh địa khác. ở phương đông (tiêu biểu là Trung Quốc và ấn Độ), hình thức quân chủ tập quyền là hình thức nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong nhà nước này, quyền lực của Vua được tăng cường rất mạnh, Hoàng Đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của Vua là pháp luật.
Dù dưới hình thức nào, nhà nước phong kiến cũng chỉ là chính quyền của giai cấp địa chủ quý tộc, là cơ quan bảo vệ những đặc quyền phong kiến, là công cụ của giai cấp địa chủ phong kiến dùng để áp bức, thống trị nông nô.
*) Nhà nước tư sản:
Đây là nhà nước của giai cấp tư sản thực hiện sự bóc lột đối với giai cấp vô sản và nhân dân lao động bằng cách bóc lột giá trị thặng dư, bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai cấp tư sản.nhà nước tư sản có hai hình thức chính, đó là hình thức cộng hòa và hình thức quân chủ lập hiến. V.I LêNin đã chỉ rằng “ Những hình thức của tư sản thì hết thức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một, chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào cũng tất nhiên là nền chuyên chính tư sản”.
*) Nhà nước vô sản:
Chủ nhĩa Mac-Lênin đã chỉ ra rằng nhà nước vô sản là một nhà nước đặc biệt “ Nhà nước không còn nguyên nghĩa” là nhà nước nửa nhà nước. Sau khi những cơ sở kinh tế, xã hội của sự xuất hiện và tồn tgại của nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ không còn. Sự mất đicủa nhà nước vô sản không phải bằng con dường thủ tiêu , xóa bỏ mà bằng con đường tự tiêu vong. Sự tiêu vong của nhà nước vô sản là một quá trình rất lâu dài
Hình thức nhà nước
Khái niệm: Mỗi kiểu nhà nước lại có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước.
Hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất của giai cấp nhà nước, bởi tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bởi cơ cấu giai cấp xã hội, bởi đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước.
Hình thức nhà nước bao gồm hai yếu tố: hình thức chính thể và hình thức cấư trúc:
*) Hình thức chính thể: Có hai dạng cơ bản là hình thức quân chủ và chính tghể cộng hòa
* Chính thể quân chủ là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần trong tay ngươì đứng đầu nhà nước, hình thành theo nguyên tắc truyền ngôi ( thế tập). Nhà nước theo chính thể quân chủ được gọi là nhà nước quan chủ.
+ Quân chủ tuyệt đối là hình thức chính thể quân chủ mà quyền lực xã hội được tập trung hết trong tay nhà vua và được duy trì theo kiểu cha truyền con nối ( ví dụ nhà nước phong kiến Trung Quốc ).
+ Quân chủ lập hiến ( quân chủ hạn chế): Là hình thức chính thể quân chủ mà quyền lực tối cao của nhà nước được trao một phần cho người đúng đầu nhà nước và một phần được trao cho cơ quan khác ( Như nghị viện trong nhà nước tư sản hoặc hội nghị đại diện đẳng cấp trong nhà nước phong kiến).
+ Quân chủ đại nghị: Quyền lực của các nguyên thủ Quốc gia ( Vua Hoàng Đế) bị hạn chế rất nhiều. Với tư cách nguyên thủ quốc gia, nhà vua chỉ mạng tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống, sự thống nhất của một quốc gia, không có nhiều quyền hành trong thực tế “ nhà vua trị vì nhưng không cai trị” hiện đang tồn tại ở một số nước như Nhật Bản, Anh, Thụy Điển
* chính thể cộng hòa là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuọc về một cơ quan được bầu ra trong một thời hạn nhất định. chính thể cộng hòa có hai hình thức chủ yếu: cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ.
+ Chính thể cộng hòa đại nghị: Nghị viện là một thiết chế quyền lực trung tâm, nghị viện có vai trò rất lớn trong cơ chế thực thi quyền lực nhà nước. ở đây các nguyên thủ quốc gia ( tổng thống) do nghị viện bầu ra và chịu trách nhiệm trước nghị viện. Chính phủ do các đảng và chính trị chiếm đa số ghế trong nghị viện thành lập và chịu trách nhệm trước nghị viện, nghị viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm chính phủ. Có một số nước theo chính thể cộng hòa đại nghị là cộng hòa Liên Bang Đức, Cộng hòa áo, Italia
+ Chính thể cộng hòa tổng thông: Nguyên thủ quốc gia ( tổng thống) có vai trò và vị trí rất quan trọng. Tổng thống do nhân dân truc tiếp bầu ra, Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu chính phủ, nghị viện không có quyền lật đổ ví dụ nước Mỹ theo chính thể cộng hòa.
Ngoài ra, còn tồn tại hình thức cộng hòa lưởngtính vừa mang tính chất cộng hòa đại nghị vừa mạng tính chất cộng hòa tổng thống.
chính thể cộng hòa lưỡng tính có đặc điểm sau:
Nghị viện do nhân dân bầu ra
Trung tâm bộ máy quyền lực là tổng thống. Tổng thống cũng do nhân dân bầu, có quyền hạn rất lớn kể cả quyền giải tán nghị viện, quyền thành lập chính phủ, hoạch định chính sách quốc gia.
Chính phủ có thủ tướng đứng đầu đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống và nghị viện
*) Hình thức cấu trúc nhà nước: là sự cấu taọ của nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập các mối quan hệ giữ các đơn vị ấy với nhau, cũng như giữa các cơ quan nhà nước ở Trung Ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương. Có hai hình thức cấu trúc nhà nước: Là nhà nước liên bang và nhà nước đơn nhất.
+ Nhà nước đơn nhất: Là nhà nước có chủ quyền chung, là nhà nước có hệ thống pháp luật thống nhất, có một quốc hội và một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ Trung ương tới địa phương.
+ Nhà nước liên bang: Là nhà nước được hình thành từ hai hay nhiều nước thành viên ( hay nhiều bang hợp lại). Trong nhà nước liên bang ngoài các cơ quan nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống pháp luật nói chung toàn liên bang, thì mỗi nhà nước thành viên còn có hệ thống pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước riêng.
Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân, là tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, quản lý kinh tế bằng kế hoạch, ba chính sách kinh tế và các công cụ điều tiết khác. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh công nông và đội ngủ trí thức làm nền tảng đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN.
Trong tổ chức và hoạt động của mình, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhât nhưng có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong viêc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Tổ chức và hoạt động của nhà nước thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm sự thống nhất tổ chức và hành động phát huy đồng bộ, kết hợp chặt chẽ sức mạnh của cả cộng đồng và từng cá nhân, của cả nước và từng địa phương, của cả hệ thống bộ máy và của từng yếu tố cấu thành nó. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự thống nhất hữu cơ chức năng giai cấp và chức năng xã hội. Trước mắt chúng ta càn đổi mới cần nâng cao chất lượng công tác lập phapa và giám sát tối cao của quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của nhà nươc, cải cách nền hành chính của đất nước, bao gồm các thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và kiện toàn đội ngủ cán bộ, công chức, cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp.
vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa việt nam trong nền kinh tế thị truờng hiện nay
Quan điẻm của chủ nghĩa Mac Lênin về những pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nhà nước pháp quyền là:
Nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó các đạo luật giữ vai trò quan trọng, mọi cơ quan nhà nươc, tổ chức xãc hội, người có chức vụ và công dân đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thưc hiện pháp luật.
Nhà nước trong đó không chỉ có công dân có trách nhiệm với nhà nước mà nhà nước cũng phải có trách nhiệm đầy đủ với công dân.
Nhà nước trong đó các quyền dân chủ tự do và lợi ích chính đáng của con người được pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn, mọi hành vi lộng quyền của bất kì cơ quan nhà nước và người có chức vụ nào, cũng như mọi hành vi phạm pháp khác vi phạm quyền tự do, lợi ích chính đáng của công dân đều bị nghiêm trị.
Nhà nước trong đó có ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được phân định rõ ràng và hợp lý cho các hệ thống cơ quan tương ứng trong mối quan hệ cân bằng, phối hợp và chế ước lẩn nhau tạo thành cơ chế đồng bộ bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân.
Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam là xây dựng nhà nước lý tưởng dân chủ, nhân đạo và công bằng nhất, là nhà nước mà nhân dân nói chung cũng như mỗi công dân nói riêng không chỉ là khách thể của quyền lực đó. ở nhà nước pháp quyền Việt Nam quy định mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân đều trở thành hiện thực sinh động của đời sống chính trị xã hội, pháp lựât thực sự bắt nguồn từ nhân dân, của nhân dân và phục vụ cho nhân dân, là chế độ nhà nước mà công dân là trung tâm, nhà nước được tổ chức văn minh, trật tự có cơ chế an toàn và hiệu quả, ngăn chăn mọi sự lạm quyền vi phạm quyền công dân, mọi mặt tổ chức và hoạt động của nhà nước đều đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự chi phôi, thống nhất của pháp luật.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức sâu sắc về vấn đề nhà nước, Đảng ta đặc biệt coi trọng việc đề ra đường lối và hoàn thiện bộ máy nhà nước – trụ cột của hệ thống chính trị. Ngày nay trong điều kiện lý tưởng của cách mạng tháng 10 Nga và của chủ nghiac Mac Lênin về xây dựng một nhà nước kiểu mới thật sự của dân, do dân, vì dân lại được nhân dân ta trang trọng tuyên bố trong hiến pháp 92 “ nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” ( Điều 2 hiến pháp 92).
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan, bắt nguồn từ đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, bảo đảm nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả , đủ sức giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, thực hiện dân chủ, giữ vững độc lập, tự chủ và chủ động tích cực vào đời sống quốc tế.
Với nhận thức đó,nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trước hết là xây dựng một quốc hội thực thi đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo luật định, xứng đáng với vị trí và vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Theo đó quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vẫn đề trọng đại của đất nước và giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng quốc hội mạnh về lập pháp và giám sát tối cao. Phương thức hoạt động của quốc hội về tổng thể phải dựa trên hai cột chính là ủy ban, hội đồng dân tộc và các đại biểu quốc hội phải chuyển trọng tâm hoạt động của quốc hội về các ủy ban và các hội đồng dân tộc. Tại đây công việc trước khi trình quốc hội quết định phải được thẩm tra xem xét kỹ lưỡng. Vai trò của đại biểu quốc hội phải được tăng cường bằng cách phát huy bản lĩnh, trí tuệ chuyên sâu, chuyên trách và trách nhiệm của người đại biểu đối với nhân dân.
Đồng thời phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về cách thức làm việc tại nghị trường, phải chuyển từ tham luận minh họa, hỏi để biết song tranh luận phản diện, chất vấn. Đối với một chỉnh phủ, một quốc hội mạnh luôn gắn với một chính phủ mạnh. Vì thế phải xây dựng một chính phủ mạnh đứng đầu hệ thống hành pháp, hoạt động thông suốt có hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng điều kiện quản lý đất nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác quốc tế.
Về mặt phân công quyền lực nhà nước, chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đó là chấp hành hiến pháp các đạo lập và nghị quyết đo quốc hội ban hành và báo cáo công tác tgrức quốc hội, chịu sự chấp vấn giám sát của quốc hội. chính phủ phải trong sạch vững mạnh và được sự tin tưởng tín nhiệm của nhân dân. đồng thời chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất đững đầu hệ thống cơ quan hành pháp, đáp ứng các yêu cầu tổ chức tốt việc thực thi hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Quốc Hội ban hành va thực thi kịp thời phù hợp với hệ thống chính sách và pháp luật và chính sách phát triển kinh tế xã hội, thực hiện tốt các chức năng vĩ mô đối với nền kinh tế thị trường. Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, chính phủ phải có cơ cấu tổ chức đa ngành, gọn nhẹ, đa năng, hiệu lực và hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghã, chính phủ phải tạp trung vào nhiệm vụ quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế quốc dân, không can thiệp cụ thể vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ. Trong quan hệ với quyền tư pháp chính phủ không có quyền can thiệp vào hoạt độn xét xử các vụ án, kể cả các vụ án hành chính. đó là những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cùng với đổi mới Quốc Hội chính phủ và cải cách tư pháp, phải coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện chinh quyền địa phương. việc phát huy dân chủ và xây dựng nhà nước pháp qyền ở nước ta về phương diện tổ chức quyền lực nhà nước đòi hỏi một mặt phảI mở rộng quyền chủ động cho các địa phương tham gia tích cực vào giải quyết các công việc của chính mình, mà không dựa dẩm ỷ lại vào các cơ quan câp trên.
Mặt khác phải cũng cố kỷ cương, tăng cường quản lý nhà nước thống nhất trong phạm vi cả nước chống mọi biểu hiện cục bộ địa phương, đảm bảo cho nền hành pháp thống nhất, thông suốt, vững mạnh và hiệu qủa. Vì thế cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp phù hợp với việc đòi hỏi của việc phát huy dân củ và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang tiến hành ở nước ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt Nam của dân, do dân và vì dân. nhà nước pháp quyền là khái niệm trước đây bị coi là xa lạ với học thuyết nhà nước và pháp luật đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Hiện nay quan điểm về nhà nước pháp quyền được thừa nhận chính thức và Đảng ta khẳng định quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật đồng thời coi trọng phap luật, nâng cao đạo đức ( Đảng Cộng Sản Việt Nam - Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ 8 ) khái niệm nhà nước pháp quyền được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Với tư cách là một học thuyết nhà nước pháp quyền là toàn bộ các quan điểm về vai trò thống trị của pháp luật hay tư tưởng pháp trị không phải xa lạ với truyên fthống lịch sử của đất nước ta. Tư tưởng về pháp quyền cũng đã được Chủ Tịch Hồ Chí Minh người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đề cập cách đây 80 năm
Nhà nước pháp quyền với tư cách là một thể chính trị được hiểu như là một nhà nước mà trong đó mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước mà trong đó mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, dù ở cấp cao hay cấp thấy đều được thực hiện trên cơ sở của pháp luật. Lý luận vè nhà nước đưa ra nhiều đặc điểm khac nhau của nhà nước ơpháp quyền. Các đặc điểm đó bao gồm:
* Trong nhà nước pháp quyền, hiến pháp, pháp luật, dược sử dụng như là công cụ điều tiết chủ yếu đối với mọi quan hệ xã hội, nhất là quan hệ có sự tham gia của nhà nước.
* Pháp luật phải công khai rõ ràng, phải rõ ràng đối với mọi thành viên trong xã hội.
* Các cơ quan xét xử phải được tổ chức một cách độc lập, được trao quyền hạn xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
* Các cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.
* Giữa các cơ quan nhà nước phải có sự phan định thẩm quyền và chế ước giám sát lẩn nhau.
* Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Đảng ta xây dựng cũng có đặc điểm tương tự. Tuy nhiên do cơ sở kinh tế xã hội của nhà nước pháp quyền Việt Nam có những điểm đặc trưng riêng nên những biểu hiện của một nhà nước pháp quyền, được thể hiện trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có khác hơn. từ quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền và thực tiển xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa chúng ta rút ra những đặc điểm sau đây:
* Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có hệ thông pháp luật được xây dựng trên nền tảng các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Pháp luật của nhà nước quyền Việt Nam XHCN phản ánh lợi ích của đa số tức của quần chúng nhân.
* Khác với nhà nước tư sản, ttrong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam không có sự phân lập quyền lực nhà nước và đối trọng lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực. Quyền lực trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là thông nhất và tập trung. Sự phân công rành mạch giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không mang tính phân lập chế ước với nhau. Nguyên tắc tập trung dan chủ được quán triệt trong việc quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước. Tất cả quyền hành pháp, tư pháp và tư pháp cuối cùng đề tập trung ở Quốc Hội. Các cơ quan đại diện cao nhất và cũng là cơ quan quyền lực cao nhất của nước XHCN Việt Nam.
* Các cơ quan xét xử của nhà nước pháp quyền Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc thẩm phán độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật. Dấu hiệu này của nhà nước pháp quyền XHCN về cơ bản cũng giống biểu hiện của nhà nước pháp quyền nói chung. để có hệ thống cơ quan xét xử độc lập, đảng và nhà nước ta đã liên tục đổi mới hệ thống tư pháp. thành công đáng chú ý nhất là việc chuyển thẩm phán từ chế độ bầu sang chế độ bổ nhiệm, nâng cao thẩm quyền của tòa án sơ thẩm, hoàn thiện các thủ tục tố tụng. Trong hệ thống cơ quan xét xử của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Các chế định khác liên quan tới việc đảm bảo chất lượng xét xử của tòa án cũng được nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Để thực sự xây dựng được một nhà nước pháp quyền còn không ngừng cải cách và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Các cơ quan nhà nước phải có sự phân công hợp lý đồng thời phải đảm bảo hợp tác và phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tăng cường pháp chế XHCN phải được chú trọng đặc biệt.
Sự cần thiết chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa việt nam.
Do nhận thức còn đơn giản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nên chúng ta đã thiết lập thể chế kinh tế kế hoạch và cơ chế vận hành nền kinh tế là co chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Mô hình
Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu với hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Do đó, hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu phải dựa vào chỉ tiêu pháp lệnh hoặc là quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên từ phương hướng sản xuất, nguyên vật liệu, địa chỉ tiêu thụ sản phẩm, đến việc định giá, sắp xếp bộ máy
Thứ hai, các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải chịu.
Hậu quả do hai điểm nói trên mang lại là cơ quan quản lý nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Còn các doanh nghiệp vừa bị trói buộc, vì không có quyền tự chủ, vừa ỷ lại vào cấp trên, vì không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, trong cơ chế củ quan hệ hàng hóa – tiền tệ, bị coi thườn, nhà nước quản lý nền kinh tế và kế hạch hó hàng hóa bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm, quan hệ hiện vật là chủ yếu, do đó hoạch toán kinh tế chỉ là kinh tế. chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức.
Bao cấp qua giá là hình thức phổ biến và nghiêm trọng nhất. Nhà nước định giá tài sản, thiết bị vật tư hàng hóa thấp hơn giá trị của chúng. Với giá trị thấp như vậy, coi như một phần của thứ đó được cho không.
Bao cấp qua chế độ tem phiếu ( tiền lương hiện vật ). Chế độ cung cấp tem phiếu với giá quá thấp đã biến thành một loại tiền lương hiện vật đã phá vở nguyên tắc phân phối theo lao động.
Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách, mà không ràng buộc trách nhiệm về vật chất đối với người được cấp vốn đã tạo ra gánh nặng cho ngan sách nhà nước.
Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian và yếu kém năng động, từ đó sinh ra một đội ngủ cán bộ kém năng lực quản lý, nhưng phong cách thì của quyền, quan liêu. mô hình kinh tế chỉ huy, mà điển hình là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp với những đặc trương nêu trên có những ưu điểm là tập trung được nguồn lực vào những mục tiêu chủ yếu, nhưng nó lại thủ tiêu cạnh tranh nên đã kìm hảm tiến bộ khoa học – kỉ thuật. Mô hình kinh tế đó không có tiêu chuẩn khách quan đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế, bởi lẽ giá cả gần như không có quan hệ gì với giá trị hàng hóa, cũng như là tương quan cung – cầu, nên mọi sự tính toán đều sai lệch làm mất đI động lực cua sự phát triển kinh tế, làm triệt tiêu tính năng động sáng tạo của các đơn vị kinh tế – xã hội. Khi đó chủ thể phá triển kinh tế theo bề rộng chứ không phải theo chiều sâu.
Vì vậy, với sự đổi mới tư duy về kinh tế Đảng ta đã đề ra phương án đổi mới kinh tế là chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng XHCN.
Thực trạng và hạn chế của nền kinh tế thị trường ở việt nam.
*) Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở giai đoạn sơ khai. đó là do các nguyên nhân:
+ Cơ sở vật chất –kỷ thuật còn ở trình độ thấp, bên cạnh một số lĩnh vực, một số cơ sở kinh tế đã được trang bị kỷ thuật và công nghệ hiện đại, trong nhiều ngành kinh tế, máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Theo UNDP, Việt Nam đang ở trình độ công nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 2-3 thế giới ( có lĩnh vực 4-5 thể giới ). Lao động thủ công vẩn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội. Do đó, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của nước ta còn thấp so với khu vực và thế giới ( năng suất lao động của nước ta chỉ băngf 30% mức trung bình của thế giới).
+ Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạccòn lạc hậu, kém phát triển ( mật độ đường giao thông/km
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7382.doc