Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ với sự phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam

Trong tình hình nguồn năng lượng thiên nhiên (than, dầu mỏ ) đang vơi cạn dần và trở nên khan hiếm một cách đáng lo ngại (sinh hoạt của con người càng nâng cao thì nhu cầu năng lượng càng tăng lên với một nhịp độ đáng sợ. Chỉ mười năm trở lại đây, nhu cầu năng lượng trên thế giới đã tăng hơn 2 lần, trong đó tiêu thụ năng lượng điện tăng hơn 3,6 lần) thì con người đã tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú, vô tận: năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều Trong những nguồn năng lượng kể trên, năng lượng nguyên tử và năng lượng mặt trời đang dần dần được con người sử dụng một cách phổ biến, và trong một tương lai không xa, nó sẽ thay thế dần ngành nhiệt điện và thuỷ điện.

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ với sự phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng như việc biến đổi và gửi các thông tin này từ một điểm đến một điểm khác bằng các thiết bị liên lạc viễn thông một cách an toàn là công nghệ thông tin. Thuật ngữ công nghệ vì vậy thông thường được đặc trưng bởi các phát minh và cải tiến sử dụng các nguyên lý và quy trình đã được khoa học phát hiện ra gần đây nhất. Tuy nhiên, thậm chí cả phát minh cổ nhất như bánh xe cũng là một minh họa cho công nghệ. Một định nghĩa khác - được sử dụng trong kinh tế học- xem công nghệ như là trạng thái hiện tại của các kiến thức của chúng ta trong việc kết hợp các nguồn lực để sản xuất các sản phẩm mong muốn (và kiến thức của chúng ta về việc sản xuất như thế nào). Như vậy chúng ta có thể thấy các thay đổi công nghệ khi kiến thức kỹ thuật của chúng ta tăng lên 2.Vai trò của tri thức khoa học công nghệ với sự phát triển kinh tế thế giới a) Tri thức khoa học công nghệ là tiềm năng tạo ra những phát hiện có giá trị kinh tế to lớn và quan trọng trong đời sống thưc tiễn Nó diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản gồm toán học, vật lí học, hoá học, sinh vật học. Khoa học cơ bản đã tạo cơ sở lí thuyết cho các khoa học khác, cho kỹ thuật phát triển và là nền móng của tri thức. Ngoài khoa học cơ bản ra, cuộc cách mạng khoa học – kinh tế đã và đang nghiên cứu, phát minh ra nhiều ngành kho ‘Tôi mới, như khoa học vũ trụ và khoa học du hành vũ trụ, những ngành mới, như điều khiển học v.v… Hiện nay, các nhà khoa học đang tập trung đi sâu nghiên cứu, giải quyết những yêu cầu bức thiết nhằm đáp ứng cuộc sống của con người trên các phương hướng sau đây: phương hướng tự động hoá nhằm tự động hoá và thay đổi cơ bản những điều kiện lao động của con người và nâng cao năng suất lao động; tìm tòi những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới, những công cụ mới; cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp; chinh phục vũ trụ để phục vụ cho cuộc sống trên Trái đất… Trải qua một nửa thế kỉ, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai của nhân loại đã thu được những thành tựu to lớn và kì diệu. Trước hết, trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn, đánh dấu những bước nhảy vọt chưa từng có trong các ngành toán học, vật lí học, hóa học, sinh vật học. Các nhà khoa học đã có những phát minh vô cùng quan trọng, như sóng điện từ, trường điện từ, tia rơnghen và hiện tượng phóng xạ, sự phân chia của nguyên tử, bản chất hạt sóng của ánh sáng, khởi thảo thuyết lượng tử và thuyết tương đối học, tìm ra những định luật và định lí mới về toán học, lí học, hoá học   Với những phát minh lớn về lí thuyết hạt nhân, về sóng điện từ, trường điện từ, hiện tượng phóng xạ…, vật lí học đã góp phần quan trọng trong việc sản xuất ra những công cụ mới, vật liệu mới, nguồn năng lượng nguyên tử và những phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc hết sức hiện đại. Cuộc cách mạng trong sinh vật học đã dẫn đến cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp và sự ra đời của Phỏng sinh học và công nghệ sinh học, bao gồm công nghệ sinh hoá, y và dược sinh hoá, công nghệ sinh vật chế biến thực phẩm, công nghệ sinh học chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện nay là cuộc cách mạng khoa học và cách mạng kỹ thuật gắn bó chặt chẽ với nhau, hầu như tất cả những khuynh hướng chủ yếu của khoa học cơ bản hiện nay đều gắn liền với lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của kỹ thuật và sản xuất như khoa vật lí hạt nhân và năng lượng nguyên tử, môn điều khiển học và tự động học, môn phỏng sinh học v.v… Thứ hai, các nhà khoa học đã có những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa to lớn nhất là sự ra đời của máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động. Con người thông minh nhất trong 1 phút cũng chỉ giải được một số phép tính, nhưng ngày nay, với máy tính hệ hiện đại nhất, con người có thể giải được hàng chục triệu phép tính trong một giây. Máy tính làm thơ, m b) Tác động trực tiếp của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ tới nền kinh tế thế giới Mọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất. Mọi công cụ sản xuất đều có ba bộ phận: động lực, truyền lực và công tác - Bộ phận công tác (còn gọi là bộ phận chấp hành hay tác động) trực tiếp tác động lên đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. - Bộ phận truyền lực truyền năng lượng từ nguồn động lực đến bộ phận công tác. Ở công cụ sản xuất thủ công, nguồn động lực là do sức cơ bắp của người lao động, còn bàn tay trực tiếp làm bộ phận công tác chuyển động (thí dụ: cái kim khâu tay). Nếu bộ phận công tác giao cho máy thực hiện - gọi là máy công tác, thì ta có công cụ nửa cơ khí (thí dụ: cái máy khâu đạp chân). - Khi nguồn động lực cũng do máy cung cấp thì đó là công cụ cơ khí (thí dụ: cái máy khâu chạy bằng điện). Trong công cụ thủ công và cơ khí, việc điều khiển công cụ sản xuất hoạt động đều do bộ óc con người đảm nhận. Trong bộ "Tư bản", C.Mác đã phân tích rất cụ thể vai trò của từng bộ phận nói trên trong công cụ sản xuất và chứng minh rằng, cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII đã bắt đầu khi bộ phận công tác, vốn đã bàn tay người thao tác trong công cụ thủ công, giao cho máy thực hiện, nhờ đó mà năng suất lao động tăng vọt, mặc dù nguồn động lực vẫn là sức người (công cụ loại này lần đầu tiên xuất hiện ở máy kéo sợi vào năm 1735). Còn máy hơi nước, tuy được phát minh từ cuối thế kỷ XVII nhưng sau gần một thế kỷ vẫn không dẫn đến cuộc cách mạng nào trong công nghiệp. Tuy vậy, sau khi có máy công tác, máy hơi nước đã phát huy tác dụng rất to lớn, thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ, thông qua việc cung cấp nguồn động lực cho các công xưởng tư bản chủ nghĩa cơ khí hoá. (Vì lý do này, nhiều người đã cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp được bắt đầu là nhờ có máy hơi nước. Điều này không thật chính xác). Như vậy, đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp và nền kinh tế công nghiệp trước công xưởng là công cụ sản xuất thủ công, còn của nền kinh tế công nghiệp công xưởng - sau này nói gọn là kinh tế công nghiệp - là công cụ sản xuất cơ khí hay thường gọi là máy móc. Từ khi ra đời cho đến khoảng giữa thế kỷ XX, sau gần 200 năm, công cụ cơ khí không ngừng được cải tiến và hoàn thiện, được nâng lên trình độ tự động dựa trên các thành tựu chủ yếu của vật lý học cổ điển. Việc điều khiển nhiều khâu trong công cụ cơ khí đã được tự động hóa ở mức thấp đưa vào những cơ cấu kỹ thuật cơ - điện vĩ mô. Sự tự động hoá này được gọi là tự động hoá cứng vì nó kém tính linh hoạt và khó thực hiện trong toàn bộ một đây chuyền sản xuất. Hơn nữa, khi một dây chuyền đã được thiết kế cho việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó, nếu muốn thay đổi kích cỡ, mẫu mã, kiểu dáng ... thì rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian. Vì vậy, việc tự động hoá này tuy có đem lại sự tăng năng suất lao động, nhưng chưa đưa. đến một cuộc cách mạng trong sản xuất công nghiệp và do đó, nó chỉ được coi là bộ phận phát triển của cơ khí hóa. Đây được coi là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất và những thành tựu nổi bật nó mang lại là: Năm 1733 John Kay đã phát minh ra "thoi bay". Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi. Năm 1765 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc. Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó. Năm 1769, Richard Arkrwight đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước. Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần. Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá. Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó. Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mĩ. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm Trong những năm 1939-1945, trước nhu cầu cấp bách trên nhiều mặt của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong đó có việc điều khiển từ xa và tự động các đạn pháo cao xạ, các tên lửa..., các nhà khoa học ở cả hai phía đã phải đi sâu khai thác vật lý học hiện đại để đáp ứng nhu cầu đó. Vật lý học hiện đại là ngành khoa học được hình thành trong 30 năm đầu của thế kỷ XX, khi nghiên cứu thế giới vi mô - nguyên tử, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong các ngành khoa học tự nhiên, và trong nhiều năm tiếp theo là cuộc cách mạng trong các công nghệ ứng dụng những thành tựu của các khoa học ấy (công nghệ năng lượng hạt nhân, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học...) , đem lại những biến đổi to lớn, sâu sắc trong sản xuất và đời sống con người. Đó là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ của thế kỷ XX tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật của một nền kinh tế phát triển cao hơn hẳn nền kinh tế công nghiệp, được gọi với những tên khác nhau: kinh tế sau công nghiệp, kinh tế số hóa, kinh tế thông tin, kinh tế tri thức. Ở nước ta, tên gọi sau cùng được dùng phổ biến trên các sách báo (trong bài viết này, chúng tôi chưa bình luận về tên gọi đó). Khó có thể kể hết mọi thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhưng thành tựu vừa có tính cơ bản, vừa có tính tổng hợp của nó là máy điều khiển tự động có khả năng làm những công việc trí óc trong chức năng điều khiển của con người. Đây được coi là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần hai với những thành quả như sau: Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện nay là cuộc cách mạng khoa học và cách mạng kỹ thuật gắn bó chặt chẽ với nhau, hầu như tất cả những khuynh hướng chủ yếu của khoa học cơ bản hiện nay đều gắn liền với lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của kỹ thuật và sản xuất như khoa vật lí hạt nhân và năng lượng nguyên tử, môn điều khiển học và tự động học, môn phỏng sinh học v.v… Con người thông minh nhất trong 1 phút cũng chỉ giải được một số phép tính, nhưng ngày nay, với máy tính hệ hiện đại nhất, con người có thể giải được hàng chục triệu phép tính trong một giây. Máy tính làm thơ, máy tính sáng tác nhạc, máy tính xem số tử vi v.v… Ngày nay, máy tính được coi như “trung tâm thần kinh” kỹ thuật, thay con người nắm toàn bộ quá trình sản xuất liên tục, kể cả chức năng điều khiển. Máy tự động và hệ thống máy tự động, sau khi máy tính ra đời, dẫn tới tự động hoá quá trình sản xuất, nghĩa là máy tự động không chỉ “làm việc” thay con người, mà còn có thể “nghĩ” và “giải quyết” công việc thay con người. Các nhà khoa học còn sáng chế ra “người máy” (rôbôt) và ngày nay rôbôt đã đảm nhiệm những công việc mà con người không thể làm được hoặc không nên làm: rôbôt trèo tường, lau cửa sổ ở những toà nhà cao trọc trời, rôbôt lặn sâu xuống đại dương tới 6 – 7 nghìn mét, rôbôt làm việc trong các nhà máy điện nguyên tử ở những bộ phận dễ bị nhiễm xạ… Ngoài ra, người ta còn sáng chế ra hàng loạt những công cụ mới có tính năng hết sức hiện đại nhằm phục vụ cho sản xuất trong tất cả các ngành công nghiệp và xây dựng. Trong tình hình nguồn năng lượng thiên nhiên (than, dầu mỏ…) đang vơi cạn dần và trở nên khan hiếm một cách đáng lo ngại (sinh hoạt của con người càng nâng cao thì nhu cầu năng lượng càng tăng lên với một nhịp độ đáng sợ. Chỉ mười năm trở lại đây, nhu cầu năng lượng trên thế giới đã tăng hơn 2 lần, trong đó tiêu thụ năng lượng điện tăng hơn 3,6 lần) thì con người đã tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú, vô tận: năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều… Trong những nguồn năng lượng kể trên, năng lượng nguyên tử và năng lượng mặt trời đang dần dần được con người sử dụng một cách phổ biến, và trong một tương lai không xa, nó sẽ thay thế dần ngành nhiệt điện và thuỷ điện. Sáng chế ra những vật liệu mới trong tình hình vật liệu tự nhiên đang cạn kiệt dần trong thiên nhiên. Từ rong biển, người ta có thể chế tạo ra khoảng 40 loại công nghệ phẩm tiêu dùng hàng ngày. Đã có thể sản xuất ra những thực phẩm, như thịt gà, thịt lợn, thịt bò và nhiều thức ăn hàng ngày một cách hoàn toàn nhân tạo. Con người hiện nay mặc quần áo phần lớn bằng vải sợi nhân tạo. Trong những vật liệu mới mà con người sáng chế ra những năm gần đây, chất pôlome (chất dẻo) đang giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống hàng ngày, cũng như trong tất cả mọi ngành công nghiệp. Có nhiều chất dẻo nhẹ hơn nhôm 2 lần, nhưng về độ bền chúng lại hơn hẳn nhiều loại thép và có thể sử dụng để chế tạo vỏ xe tăng, máy bay, các động cơ tên lửa và con tàu vũ trụ. Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp. Do tác động tổng hợp của các ngành khoa học, đặc biệt là sinh vật học và hoá học, nông nghiệp đang tiến những bước nhẩy vọt nhờ cơ khí hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá với những biện pháp lai tạo giống, chống sâu bệnh v.v… Nhờ cuộc “cách mạng xanh” này, con người đã tìm ra phương hướng để có thể khắc phục được nạn đói ăn, thiếu thực phẩm kéo dài từ bao thế kỉ. Con người đã đạt được những tiến bộ thần kì trong các lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Trên không, đã xuất hiện những máy bay hành khách siêu âm khổng lồ (“TU – 186”, “Côngcoocđơ”, “Bôing 176” v.v…). Các tàu hoả ngày nay đã đạt tốc độ chạy nhanh tới 300 km/giờ và tới đích đúng giờ tuyệt đối. Trên mặt biển, con người đã đóng những con tàu chở dầu 1 triệu tấn v.v… Nhờ các hệ thống vệ tinh nhân tạo, loài người đã có những phương tiện thông tin liên lạc và phát sóng truyền hình hết sức hiện đại. Từ khoảng giữa những năm 70, CMKH - KT bắt đầu có những đặc điểm mới. Đó là cuộc cách mạng chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ mới được sử dụng trong mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, về phát triển tin học. Việc áp dụng những công nghệ hoàn toàn mới đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theo chiều sâu, giảm hẳn tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại cho môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sản xuất. Trong giai đoạn trước, máy móc thay thế lao động cơ bắp; trong giai đoạn cách mạng tin học, máy tính làm nhiều chức năng của lao động trí óc. Một đặc điểm nổi bật của cuộc CMKH - KT ở giai đoạn này là cuộc cách mạng đó diễn ra trên cơ sở những thành tựu của khoa học hiện đại, trên cơ sở kết hợp rất chặt chẽ khoa học và kĩ thuật, khoa học và sản xuất vật chất. Song song với việc đi sâu vào từng khoa học riêng lẻ là sự xuất hiện của những lí thuyết ngày càng bao trùm hơn, của càng nhiều khoa học cụ thể khác nhau, cho phép sử dụng các thành tựu của khoa học này phục vụ khoa học kia, dù các ngành khoa học có khi rất xa nhau. Cho nên ngày nay, sản xuất chịu ảnh hưởng không phải là của những ngành khoa học riêng biệt nữa. Các thành quả của sản xuất là sản phẩm của một phạm vi nghiên cứu rộng lớn, và ngày càng rộng lớn hơn, bao trùm không chỉ các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật và công nghệ, mà còn cả các ngành khoa học xã hội nữa: kinh tế học, quản lí sản xuất, quản lí xã hội, xã hội học, tâm lí học xã hội, mĩ học sản xuất, dự báo tiến bộ xã hội và khoa học kĩ thuật . Các máy điều khiển tự động đã mở ra hai công nghệ mới, có quan hệ mật thiết với nhau, xâm nhập lẫn nhau, ứng dụng rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà hầu hết trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin Trong lĩnh vực sản xuất, với các máy điều khiển tự động, người ta có thể thực hiện tự động hoá ở từng máy và cả dây chuyền sản xuất, với tính linh hoạt, độ chính xác và năng suất lao động rất cao, nhờ dựa vào các cơ cấu kỹ thuật điện tử (vi mô). Sự tự động hoá này được gọi là tự động hoá mềm, cho phép tạo ra những dây chuyền, trên đó có thể thay đổi dễ dàng các sản phẩm khi cần, có kích cỡ, mẫu mã, hình dáng... khác nhau. Ngoài ra, còn có các hệ thống chuyên gia - một hình thức đơn giản của trí tuệ nhân tạo - được sử dụng để chẩn đoán nhanh chóng, chuẩn xác và sửa chữa kịp thời các sự cố kỹ thuật phức tạp xuất hiện trong quá trình sản xuất. Nói chung, với máy điều khiển tự động, người ta còn có thể thực hiện tự động hoá đối với rất nhiều công việc khác nhau trong tổ chức và quản lý sản xuất, góp phần làm cho việc tự động hoá sản xuất đem lại một bước nhảy vọt về năng suất lao động. Việc tự động hoá sản xuất phải được thực hiện trên cơ sở của nền kinh tế công nghiệp cơ khí hoá phát triển cao. Nếu công nghệ tự động hoá đem lại năng suất lao động cao trong lĩnh vực sản xuất vật chất, thì công nghệ thông tin, trong đó máy điều khiển tự động quan trọng nhất là máy tính điện tử nối mạng quốc gia và quốc tế, có thể đem lại năng suất và chất lượng lao động cao trong các quá trình sản xuất phi vật chất, nói chung là trong công tác quản lý mọi hoạt động của xã hội; ngoài ra nó còn có tác dụng trong việc nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống. (Cần lưu ý là công nghệ thông tin, thông qua các máy tính điện tử và công nghệ vi xử lý, là một trong những cơ sở để tạo ra các máy công cụ điều khiển số, cao hơn là các hệ thống tự động thiết kế, chế tạo CAD - CAM đã góp phần làm cho công nghệ tự động hoá ngày càng hoàn thiện). Tuy có vai trò cũng rất to lớn, nhưng công nghệ thông tin không đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn như khi thực hiện cơ khí hoá và nhất là tự động hoá mềm nền kinh tế. Chính vì có đặc điểm này, nên công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi ở mọi nền kinh tế nông nghiệp cũng như công nghiệp, chậm phát triển cũng như phát triển; tất nhiên, nền kinh tế càng phát triển, hiệu quả càng cao. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, công nghệ thông tin được khai thác ở mức rất cao trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội... Đặc biệt, trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, thương mại, việc áp dụng công nghệ này đã đem lại nhiều hiệu quả và lợi nhuận kếch sù. ở Mỹ có những thanh niên chỉ với một máy tính nối mạng Internet, có những tri thức cần thiết và đầu óc sáng tạo, đã trở thành tỷ phú trong một thời gian ngắn. Chủ nghĩa tư bản lợi đụng tính chất đặc biệt của tiền tệ và dựa trên những hệ thống máy tính ngày càng tinh xảo đã tạo lập được một hệ thống tài chính - tiền tệ có vị trí độc lập, tách rời với hệ thống sản xuất, và các nhà tư bản tài chính đã kiếm lời trên hệ thống này; có những nhà tỷ phú sử dụng nó như một quyền lực có thể làm đảo lộn kinh tế tiền tệ thế giới. Đặc điểm, tình hình nói trên đã làm cho một số người ngộ nhận rằng công nghệ thông tin là nhân tố quyết định nhất đối với sự chuyển địch kính tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Điều đó trái với quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng của cải vật chất phải do các quá trình sản xuất tạo ra; sản xuất là cơ sở của đời sống xã hội, là động lực phát triển kinh tế. Công nghệ thông tin góp phần tự động hoá công tác quản lý các hoạt động trong xã hội và có đóng góp to lớn trong việc nâng cao năng suất lao động xã hội, nhưng không thay thế được quá trình sản xuất vật chất - ở đó công nghệ tự động hoá mềm là yếu tố quyết định nhất. Và cũng do xác định không đúng vị trí và vai trò của công nghệ thông tin, nhiều người đã tuyệt đối hoá vai trò của tri thức, lẫn lộn tri thức với thông tin, đưa ra những quan niệm như "sự sản sinh, phổ cập và sử dụng thông tin giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống", lợi thế so sánh của một quốc gia giờ đây là trí tuệ, vốn và tài nguyên bị đẩy lùi xuống hàng thứ yếu', "thông tin là nguồn lực, nguồn tài nguyên của xã hội"... Đề cao vai trò của trí thức ở thời nào cũng đúng, và nếu nói theo lối ẩn dụ, "tri thức là cái gì cao quý nhất, quyết định nhất" thì cũng được. Nhưng nếu coi đó là một quan điểm triết học thì không đúng. Quả thật, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ thế kỷ XX - khác hẳn với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII, được xuất phát chủ yếu từ kinh nghiệm, từ kỹ thuật - là thành tựu tuyệt vời của trí tuệ con người, được kết tinh trong một khối lượng đồ sộ các tri thức dựa trên nền tảng của các tri thức rất trừu tượng của vật lý học và toán học. Sự ra đời của máy điều khiển tự động - trong đó máy tính là quan trọng và phổ biến nhất, có thể làm được một số công việc trí óc - chủ yếu là do có sự kết hợp hai loại tri thức đó. Sau khi có máy tính và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, tri thức của nhân loại càng tăng lên nhanh chóng, và khi đó người ta nói đến một sự bùng nổ tri thức. Nhưng cần lưu ý là, trong khối lượng tri thức to lớn đó, đa phần là tri thức công nghệ - tri thức phát triển trên nền tảng của các tri thức khoa học cơ bản được hình thành trong nửa đầu của thế kỷ XX. Muốn có tri thức công nghệ, một mặt, phải có tri thức khoa học cơ bản, và mặt khác, không thể thiếu được những kinh nghiệm, những thủ thuật chuyên môn. Có một thực tế, nhưng ít khi được chú ý, lâu nay trong việc chuyển giao công nghệ các sản phẩm trong các liên doanh với nước ngoài, không bao giờ có sự chuyển giao 100%. ở các sản phẩm đó, tỷ lệ nội địa hoá tuy ngày càng nâng cao, nhưng có một số tỷ lệ phần trăm bao gồm những bí mật công nghệ bị giữ lại. Những bí mật này, nếu tự chúng ta không tìm ra được thì các sản phẩm do nước ta sản xuất, không thể nào có chất lượng cao và khó có thể cạnh tranh được với nước ngoài. Tóm lại, nếu cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế công nghiệp là công cụ cơ khí, thì của nền kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động, với hai công nghệ cơ bản là công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin cho phép tự động hoá cả các quá trình sản xuất vật chất và phi vật chất. Thực hiện hai công nghệ này là nội dung chính của việc hiện đại hoá nền kinh tế, trong đó công nghệ tự động hoá sản xuất vật chất là cơ bản. Nền kinh tế tri thức chỉ mới ở giai đoạn đầu Trên thế giới chưa có nước nào đã có nền kinh tế tri thức với nội dung đầy đủ là thực hiện rộng rãi việc tự động hoá sản xuất và tin học hoá toàn xã hội. Công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin, do tác dụng to lớn của chúng trong việc nâng cao năng suất lao động cá nhân và xã hội, đã đem lại những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, trong phong cách và nếp sống của con người và tất nhiên ảnh hưởng đến cả thượng tầng kiến trúc của xã hội. Do đó, việc hiện đại hoá nền kinh tế không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế - kỹ thuật, mà còn là vấn đề chính trị - xã hội, và vì vậy, việc thực hiện nó sẽ không đơn giản và chỉ có thuận chiều. Những vấn đề về hiện đại hoá cần được theo dõi và nghiên cứu trên cơ sở quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề phòng ảnh hưởng của các quan điểm không đúng đắn của phương Tây hiện đang rất phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua mạng Internet. Các nước phát triển hiện đang ráo riết mở rộng việc tin học hoá trong toàn xã hội còn việc tự động hoá sản xuất đang được thực hiện bằng hai con đường: thứ nhất là "tái công nghiệp hoá", tức là áp dụng các công nghệ cao để hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các ngành công nghiệp vốn đã được cơ khí hoá ở trình độ cao; thứ hai là tạo ra ngay những ngành công nghiệp mới có trình độ hiện đại. Ở các nước chậm và đang phát triển, do công nghệ thông tin đòi hỏi tương đối ít vốn đầu tư, lại có thể áp đụng được ngay để cải tiến công tác quản lý, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống - những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - nên nó cũng rất được quan tâm khai thác, tuy mức độ không được cao như ở các nước phát triển. Nước ta tiến lên từ một nền kinh tế nông nghiệp thủ công, theo đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà. Đảng ta đã chỉ ra, nhằm xây dựng đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp sau khoảng 20 năm nữa. Thực hiện công nghiệp hoá, có nghĩa là phải chuyển cho được nền sản xuất thủ công lên cơ khí - tức là thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp mà các nước phát triển trước đây đã tiến hành trong gần 200 năm - đồng thời phải tranh thủ hiện đại hoá từng bộ phận trong sản xuất, thực hiện một số bộ phận trong nội dung cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và cần tận dụng lợi thế về khả năng tri thức của nhân dân để phát triển công nghệ thông ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22490.doc
Tài liệu liên quan