Tiểu luận Vai trò cung cấp nguồn lao động ở nông thôn

Hiện nay nước ta có 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi, nhưng mới có 17% trong số đó được đào tạo chủ yếu thông qua các lớp tập huấn khuyến nông sơ sài. Trong số 16,5 triệu thanh niên nông thôn đang cần có việc làm ổn định thì chỉ có 12% tốt nghiệp phổ thông trung học; 3,11% có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên (thấp hơn 4 lần so với thanh niên đô thị). Với trình độ như vậy họ khó có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm hàng hóa nông sản trong khu vực và cũng khó có thể tìm được việc làm ở các doanh nghiệp đòi hỏi lao động phải qua đào tạo và đạt trình độ tay nghề cao. Do đó, nhiều nơi sau khi chuyển ruộng đất cho sản xuất công nghiệp, nếu doanh nghiệp có ưu tiên tuyển lao động trẻ cho các hộ mất đất thì họ cũng khó có thể đảm nhận công việc kỹ thuật để đạt được mức thu nhập cao, nên dù có những cơ hội chuyển đổi nghề, người lao động nông thôn ( bao gồm cả thanh niên đến tuổi lao động và người chủ gia đình bị mất đất) đều khó tiếp nhận những nghề mới. Tình trạng nguồn lao động trình độ thấp, chưa được đào tạo nghề (cả nghề nông và phi nông) cùng với sự thiếu kiến thức, tác phong sống và tính kỷ luật, kỹ năng lao động trong lao động công nghiệp kém nên rất khó đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng cao trước tốc độ của công nghiệp hóa và hội nhập.

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò cung cấp nguồn lao động ở nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRÒ CUNG CẤP NGUỒN LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN Lời mở đầu Lí do chọn đề tài: Việt nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, nông thôn hiện đang chiếm hơn 70% lao động xã hội và đây là một nguồn lực lao động dồi dào, đầy tiềm năng cho sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công quá trình CNH – HĐH (công nghiệp hoá hiện đại hoá) đất nước.Là nước đang đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu cho đến năm 2009 có đến 70.4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này vào năm 1999 là 76.5% chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn đặc biệt là vai trò cung cấp nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến lao động toàn xã hội và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nguồn nhân lực cho đất nước Ở nước ta nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho xã hội,Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa lao động nông nghiệp dần có trình độ cao và có hướng chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ, chuyển dần lao động nông thôn vào các đô thị và các khu công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Tuy vậy lao động nông thôn ngày càng bị thu hẹp bởi việc đô thị hóa và các khu công nghiệp ngày càng được mở rộng, trước tình hình đó nông thôn còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh tế của đất nước hiện nay nữa hay không ? Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng em quyết định chon đề tài “vai trò cung cấp nguồn lao đọng ở nông thôn” để nghiên cứu. Mục tiêu: Thấy được vai trò của nông thôn trong việc cung cấp nguồn lao động cho nền kt, qua đó Đưa ra thực trạng và giải pháp về vấn đề nguồn lao động ở nông thôn Việt Nam. II. Nội dung 1. Khái niệm chung: Nông thôn là gì: Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác. Nguồn lao động gì?: Là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân 2. Vai trò cung cấp NLĐNT Việt nam: Nông thôn Việt nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu đô thị các khu công nghiệp và ngay tại địa bàn nông thôn. Theo số liệu thống kê từ năm 1996-2006 Nông thôn Việt nam cung cấp hơn 80% lao động cho các ngành kinh tế trong cả nước, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của nước ta Năm 1996 dân số nông thôn có 53.1 triệu người, chiếm 80.5% dân số cả nước, năm 2006 dân số nông thôn Việt nam có 61,3 triệu người chiếm 72,9%1. Như vậy, sau 10 năm tỷ lệ dân số nông thôn mới giảm được 7.6 điểm phần trăm, tính bình quân, mỗi năm giảm chưa được 0.5 điểm phần trăm, chứng tỏ tốc độ đô thị hóa của Việt nam còn chậm so với một số nước láng giềng như Thái lan, Singapore, Malaysia. Năm 2006 lao động nông thôn chiếm 75.4% tổng số lao động cả nước (tương đương 33.6 triệu người) và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 1.6%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng việc làm của cả nước (2.3%) trong giai đoạn 1996-20062. Sự khác biệtnày chính là do tác động của luồng di cư lớn lao động nông thôn ra thành thị tìm việc, tạo sức ép việc làm cho khu vực đô thị. Thế nhưng, vấn đề là ở chỗ lao động nông thôn chiếm tới ¾ lao động cả nước nhưng lại tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi tạo ra năng suất lao động thấp nhất và cũng là nơi quỹ đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp và giảm dần do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Kết quả, nhiều lao động mất đất, hoặc thiếu đất dẫn đến dư thừa lao động và thiếu việc làm. Thu nhập của lao động nông nghiệp vì thế mà thấp và thất thường bởi tính thời vụ và rủi ro cao. Đây chính là lí do khiến tỷ lệ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn Năm 2006, lao động nông nghiệp cả nước chiếm 54.7% tổng lao động nhưng giá trị GDP được tạo ra từ ngành này lại thấp nhất, chiếm 18.7%. Ngược lại, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp là 18% và trong ngành dịch vụ là 27.1% nhưng tạo được giá trị GDP ở mỗi ngành trên 40%3. Các con số trên đây cho thấy năng suất lao động trong ngành nông nghiệp là rất thấp Có thể nói, hầu như toàn bộ lao động nông nghiệp tập trung ở khu vực nông thôn. Năm 2006 cả nước có 24,37 triệu lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, nhưng riêng khu vực nông thôn đã có 23,17 triệu người, chiếm 95,1%. Nếu so với tổng lao động có việc làm của cả nước thì lao động nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm quá bán, khoảng 52%. Nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu lao động ta thấy, giai đoạn 1996-2006 tỷ lệ lao động nông nghiệp nông thôn đã có chuyến biến, giảm từ 82,3% trong tổng lao động nông thôn năm 96 xuống còn 69% năm 2006, bình quân mỗi năm giảm được trên 1 điểm phần trăm, mức giảm tuy nhỏ so với một số nước trong khu vực nhưng đó là sự nỗ lực của cả nền kinh tế. Về số lượng, lao động nông nghiệp nông thôn không có biến động lớn mà chỉ dao động ở mức trên 23 triệu người trong suốt 10 năm qua. Quả thực, đây là thách thức lớn cho lao động nông nghiệp, bởi vì đó là ngành kinh tế truyền thống và chủ đạo ở Việt nam trong suốt thời gian dài (hàng chục năm trước đây) nên xuất phát điểm lao động nông nghiệp đã là một số quá lớn, trong khi các ngành phi nông nghiệp mới phát triển và thực sự phát triển trong vài thập niên trở lại đây, do vây mà lượng lao động lao động thu hút vào các ngành này chỉ ở mức nhất định. Ở nông thôn, các ngành phi nông nghiệp phát triển chậm hơn nhiều so với khu vực thành thị nên lượng lao động thu hút vào các ngành này còn thấp hoặc tương đương, vừa đủ với lượng lao động nông thôn mới gia nhập vào thị trường lao động hàng năm (khoảng 1 triệu người/năm) Theo số liệu thống kê từ năm 1996- 2006 Nông thôn Việt nam cung cấp hơn 80% lao động cho các ngành kinh tế trong cả nước, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của nước ta. Năm 1996 dân số cả nước có khoảng 65.96 triệu người trong đó dân số nông thôn có 53.1 triệu người, chiếm 80.5% dân số cả nước và nguồn lao động nông thôn 28,5534 triệu lao động chiếm 80,6% lao động cả nước. Và lao động nông thông được phân bổ cho các ngành khác nhau thì khác nhau. Trong đó tập trung chủ yếu trong nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 82,3% lao động nông thôn cả nước tương đương với 23.499 triệu lao động, trong khi đó công nghiêp- xây dựng chỉ chiếm 6,8% , dịch vu chiếm 10,9% lao dộng nông thôn cả nước. Và sau 10 năm:- Năm 2006 dân số cả nước có khoảng 84,1 triệu người trong đó dân số nông thôn là 61,3 triệu người chiếm 72,9% và 27,1% là dân số thành thị. Nhưng chỉ có khoảng 44,55 triệụ lao động , trong đó lao động nông thôn chiếm 75.4% tổng số lao động cả nước ( tương đương 33.6 triệu ngườI. Và tính đến năm 2009 có đến 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn. Trong đó có số người trong độ tuổi lao động là 23.379.785 người. Tỷ lệ tăng dân số thành thị - nông thôn ngày một chênh lệch. dân số thành thị đã tăng lên với tỷ lệ bình quân là 3,4%. Trong khi đó, ở khu vực nông thôn, tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%. Đây là kết quả của quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị và quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở các thành phố lớn. Có sự chuyển biến này là do tốc độ tăng độ thị ở nước ta mà cụ thể là Khu vực Đông Nam Bộ là nơi có mức độ đô thị hóa cao nhất và tốc độ đô thị hóa nhanh nhất. Do đó, dân số thành thị ở đây chiếm đến 57,1%. Tại đồng bằng Sông Hồng, mức độ cũng như tốc độ đô thị hóa thấp hơn, dân số thành thị chiến 29,2% (Vietnamnet).Thế nhưng tốc độ tăng trưởng việc làm của cả nước lại chỉ là 2.6% nên tác động một luồng di cư lớn lao động nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm, tạo sức ép việc làm cho khu đô thị. Vấn đề ở chỗ lao động nông thôn chiếm tới hơn 70% lao động cả nước lại tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi quỹ đất canh tác ngày càng bị thu hẹp và giảm dần. Kết quả là nhiều lao động mất đất hoặc thiêu đât dẫn đến dư thừa lao động và thiếu việc làm. Vì thế thu nhập thường thấp và thất thường bởi tính thời vụ và rủi ro cao. Đây chính là lí do khiến tỉ lệ nghèo tập trung chủ yểu ở khu vực nông thôn Về chất lượng nguồn lao động: Chất lượng thấp của nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn thể hiện qua tỷ lệ không biết chữ là 4,79%, tốt nghiệp trung học phổ thông cơ sở là 34,59% và tốt nghiệp trung học phổ thông là 11,18%. Nếu đánh giá trình độ văn hoá bình quân theo giới tính có thể thấy số năm đi học văn hoá trung bình của khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, của phụ nữ thấp hơn nam giới. Theo các nhà nghiên cứu, năng suất lao động sẽ tăng nếu người nông dân có trình độ học vấn ở mức độ nào đó, và nếu tốt nghiệp phổ thông, mức tăng này là 11%. Ngoài ra trình độ học vấn còn cho người lao động khả năng lĩnh hội những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Với chất lượng của NNL nông thôn Việt Nam như vậy sẽ hạn chế họ trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là tự tạo việc làm. Đặc điểm dễ nhận thấy ở người lao động của một nền sản xuất nông nghiệp có trình độ thấp ở Việt Nam như hiện nay là vẫn mang nặng tính chất của người sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, năng lực ứng dụng khoa học - công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn rất hạn chế, nên đa số họ là những người thụ động, tư duy cạnh tranh kém, tính tự do và manh mún cao. Từ đó thu nhập của họ thấp, khả năng chuyển đổi nghề khi bị mất đất hoặc cơ hội tham gia vào môi trường lao động công nghiệp đòi hỏi các kỹ năng và tính kỷ luật lao động cao là không dễ dàng. Hiện nay nước ta có 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi, nhưng mới có 17% trong số đó được đào tạo chủ yếu thông qua các lớp tập huấn khuyến nông sơ sài. Trong số 16,5 triệu thanh niên nông thôn đang cần có việc làm ổn định thì chỉ có 12% tốt nghiệp phổ thông trung học; 3,11% có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên (thấp hơn 4 lần so với thanh niên đô thị). Với trình độ như vậy họ khó có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm hàng hóa nông sản trong khu vực và cũng khó có thể tìm được việc làm ở các doanh nghiệp đòi hỏi lao động phải qua đào tạo và đạt trình độ tay nghề cao. Do đó, nhiều nơi sau khi chuyển ruộng đất cho sản xuất công nghiệp, nếu doanh nghiệp có ưu tiên tuyển lao động trẻ cho các hộ mất đất thì họ cũng khó có thể đảm nhận công việc kỹ thuật để đạt được mức thu nhập cao, nên dù có những cơ hội chuyển đổi nghề, người lao động nông thôn ( bao gồm cả thanh niên đến tuổi lao động và người chủ gia đình bị mất đất) đều khó tiếp nhận những nghề mới. Tình trạng nguồn lao động trình độ thấp, chưa được đào tạo nghề (cả nghề nông và phi nông) cùng với sự thiếu kiến thức, tác phong sống và tính kỷ luật, kỹ năng lao động trong lao động công nghiệp kém nên rất khó đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng cao trước tốc độ của công nghiệp hóa và hội nhập. Từ đó có thể thấy rằng, thu nhập của người lao động ở khu vực nông thôn thấp và ngày càng cách xa ở khu vực đô thị. Những điểm vừa nêu trên đây là một rào cản và thách thức lớn nhất trong giai đoạn hiện nay đối với người lao động khu vực nông thôn. Cũng cần phải nói đến một thực trạng có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng nguồn nhân lực nông thôn là đội ngũ cán bộ cơ sở. Theo số liệu điều tra thống kê năm 2006, cả nước có 81.300 công chức xã. Về trình độ học vấn: có 0,1% chưa biết chữ; 2,4% có trình độ tiểu học; 21,5% trung học cơ sở và 75% trung học phổ thông. Về trình độ chuyên môn: 9% cao đẳng, đại học; 39,4% trung cấp; 9,8% sơ cấp; 48,7% chưa đào tạo. Về trình độ quản lý nhà nước: có tới 55% chưa qua bất kỳ lớp học quản lý nhà nước nào; 85% không hiểu biết gì về vi tính. ở vùng nào cũng có cán bộ chưa qua đào tạo. Tại các tỉnh vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ tỷ lệ còn cao hơn. Đó là lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng trì trệ, yếu kém, thiếu khả năng vận động tổ chức, chỉ đạo quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ sở. Tình trạng lúng túng trong giải quyết các công việc phát sinh từ thực tế, thậm chí còn làm sai lệch chính sách, pháp luật không phải là hiện tượng cá biệt. Lực lượng khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở nông thôn hiện chỉ chiếm 0,5% - 0,6% lao động trực tiếp ở khu vực này... Bất cập nữa là về chính sách sử dụng và thu hút cán bộ, người lao động có trình độ cao cũng đang bộc lộ sự bảo thủ, lạc hậu, chậm đổi mới, không thỏa mãn được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu hiện nay, ít nhất là về lợi ích, vì vậy không thu hút được lực lượng lao động có trình độ cao về làm việc ở địa phương, thậm chí còn khó “giữ chân” được những cán bộ khoa học - kỹ thuật đang công tác tại các cơ sở ở nông thôn. Tình trạng này càng làm cho chất lượng nguồn nhân lực nông thôn trở nên thấp kém hơn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn thấp, ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển chính là do môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội nông thôn chưa thực sự thay đổi lớn theo hướng phát triển bền vững trên lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình đô thị hóa nông thôn diễn ra với tốc độ cao nhưng mang nặng tính tự phát nên công nghiệp - dịch vụ nông thôn khó phát triển; môi trường tự nhiên bị phá vỡ, sinh thái bị mất cân bằng; thu nhập của nông dân tuy được cải thiện nhưng còn thấp; sự chênh lệch giữa các vùng, giữa nông thôn và đô thị ngày càng cách xa. Tác động của quá trình mất đất và sự thiếu chuẩn bị việc chuyển đổi nghề cho nông dân đã thúc đẩy tình trạng di dân tự do tìm việc làm ở đô thị hoặc các khu công nghiệp các tỉnh phía Nam. Nhiều nơi, lực lượng lao động trên đồng ruộng đa số là phụ nữ, người già và trẻ em. Từ đó, dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp bấp bênh; thu nhập từ lao động nông nghiệp không có lãi nên người lao động dễ dàng coi nhẹ sản xuất trên đồng ruộng. Như vậy có thể thấy khá rõ các yếu tố: môi trường xã hội và tự nhiên nông thôn suy giảm; trình độ kiến thức, kỹ năng lao động của người lao động Ở Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn, tính đến ngày 1/7/2002, dân số cả nước là 79,93 triệu người, thì dân số nông thôn là 60,05 triệu người (75,13%). Số người trong độ tuổi lao động là 35,44 triệu, khoảng 59% dân số, trong đó 30,9 triệu người tham gia vào lực lượng lao động (LLLĐ). Tốc độ tăng dân số bình quân hơn 10 năm qua là 1,7%, mức tăng trung bình của số người trong độ tuổi lao động là 2,6% năm. Ở khu vực nông thôn, do tỷ lệ sinh cao trong thập niên 80 nên hiện nay số người bước vào tuổi lao động là khá lớn, khoảng 1,2-1,3 triệu người, và là nơi đang tập trung một số lượng lớn lực lượng lao động của cả nước và với tốc độ tăng khoảng hơn 2,5% năm. Nhưng thời gian trung bình chưa sử dụng của cả nước vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao, năm 1998 là 29,12%, năm 2002 còn 24,46. Với LLLĐ ở nông thôn năm 2002 là 30,98 triệu người và thời gian chưa sử dụng trung bình cả nước là 24,46 %, nếu quy đổi thì sẽ tương đương đương khoảng 7,5 triệu người không có việc làm, 1/3 Nguồn nhân lực nông thôn còn thiếu việc làm và thu nhập thấp. Bên cạnh đó, còn số lao động đang thất nghiệp dồn lại hàng năm, cộng với số lao động mất việc làm do sắp xếp lại biên chế, tổ chức của các cơ quan, doanh nghiệp, bộ đội phục viên... đã làm tăng thêm số lao động không có việc làm, việc sử dụng công nghệ hiện đại nên nhu cầu sử dụng lao động cũng giảm đi nhiều. phương đang đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh, số lượng người không có việc làm tăng do đất sản xuất bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong khi đó, việc tổ chức thực hiện hỗ trợ dạy nghề, chuyển đổi ngành nghề cho người dân nông thôn lại chưa có hiệu quả hoặc do đã quá tuổi học nghề. Điều này được thấy rõ trên thực tế, tại nhiều địa phương, người lao động thất nghiệp nhưng không có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp ở địa bàn, Và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức thu nhập thấp của các hộ gia đình nông thôn. Thu nhập bình quân của các vùng nông thôn chỉ bằng 1/3 thu nhập ở khu vực thành thị. Vô hình chung, đó chính là lực “ đẩy” hàng triệu lao động nông thôn di chuyển tự phát đến các vùng đất giàu tiềm năng hay dồn về các đô thị tìm việc làm. Sự di chuyển tự phát này đã tạo ra áp lực lớn về cơ sở hạ tầng, trật tự xã hội nơi họ đến. Ngoài ra, vấn đề chuyển đổi cơ cấu nông thôn mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư nhưng trên thực tế diễn ra quá chậm cũng ảnh hưởng đến vấn đề việc làm cho người lao động . Thống kê cho thấy, tỷ lệ lao động ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp (chiếm 40,2% trong tổng số lao động). Trong khi đó, nước ta có tiềm năng lớn về nghành, nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống có thể thu hút nhiều lao động nhưng lại chưa được quan tâm đầu tư để phát huy hiệu quả nông thôn thấp; lực hút cán bộ khoa học - kỹ thuật khu vực nông nghiệp mỏng manh và trình độ quản lý, tổ chức của đội ngũ cán bộ cơ sở (thôn, xã) yếu kém làm cho chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn - chìa khóa mở ra sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều thách thức và trở ngại. Qua đó ta thấy nông thôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn lao đông cho nền kinh tế. Thế nhưng, vấn đề là ở chỗ tuy lao động nông thôn chiếm tới ¾ lao động cả nước, nhưng lại phân bổ không đống đều giữa các ngành kinh tế trong cả nước; phần lớn lao động nông thôn tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ từ 65%- 70%,trong khi công nghiệp, dịch vụ chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ từ 30- 35% trong tổng lao đông nông thôn cả nước, mặt khác chất lượng lao động nông thôn nước ta nói riêng và chất lượng lao động cả nước nói chung vẫn còn yếu kém về mọi mặt: trình độ học vấ, trình độ chuyên môn, tay nghề…và đây là một trong những lí do làm hạn chế khả năng phát huy hiệu quả của vai trò cung cấp nguồn lao đông ở nông thôn Việt nam hiện nay. III.Kết luận Nông thôn nước ta có nhiều vai trò khác nhau như là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp va xuất khẩu, là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ…và đặc biệt là vai trò cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị.Nhìn chung lực lượng lao động ở nông thôn rất lớn nhưng lại thiếu việc làm, thất nghiệp và bán thất nghiệp vẫn thường xuyên xảy ra. Vì vậy, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nông thôn, tạo cơ hội để người lao động tiếp cận được thị trường và có việc làm bền vững, tăng thu nhập cũng là một trong các cách góp phần làm cho nông thôn ngày càng đổi mới và phát triển. Hy vọng các tổ chức quốc tế, các ngành, các cấp địa phương cùng nỗ lực góp tâm sức xây dựng công nghiệp nông thôn phát triển. Tài liệu tham khảo: Giáo trình kinh tế phát triển- trường đại học kinh tế quốc dân Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn Nguồn: Số liệu TK Việc làm - Thất nghiệp ở VN giai đoạn 1996- 2005 của Bộ LĐTBXH và số liệu LĐVL-TN năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvai_tro_cung_cap_nguon_lao_dong_o_nong_thon_1179.doc
Tài liệu liên quan