Tiểu luận Vai trò huy động vốn của Ngân hàng thương mại

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Phần I: Những vấn đề chung về của Ngân hàng thương mại và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại. 2

I. Những vấn đề chung về Ngân hàng thương mại 2

1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại 2

2. Chức năng của Ngân hàng thương mại 3

2.1. Trung gian tài chính 3

2.2. Tạo phương tiện thanh toán 3

2.3. Trung gian thanh toán 4

3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. 5

3.1. Thay đổi tiền dự trữ 5

3.2. Tạo lợi nhuận từ việc cho vay 7

II. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 8

1. Vốn chủ sở hữu 8

2. Nguồn tiền gửi và nghiệp vụ huy động tiền gửi 9

2.1. Tiền gửi không kỳ hạn: 9

2.2. Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội 10

2.3. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư 10

2.4. Tiền gửi của các Ngân hàng khác 10

3. Nguồn đi vay và nghiệp vụ đi vay 11

3.1. Vay Ngân hàng nhà nước 11

3.2. Vay các tổ chức tín dụng khác 11

3.3. Vay trên thị trường vốn 12

4. Các nguồn khác 12

4.1. Nguồn uỷ thác 12

4.2. Nguồn trong thanh toán 12

4.3. Nguồn khác 12

Phần II: Vai trò huy động vốn của Ngân hàng thương mại 13

I. Vai trò đối với doanh nghiệp 13

II. Vai trò huy động vốn của các Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế 14

III. Vai trò huy động vốn đối với chính bản thân các Ngân hàng thương mại 16

IV. Vai trò huy động vốn của Ngân hàng thương mại đối với cá nhân hộ gia đình. 16

Phần III: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại Việt Nam 18

I. đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại Việt Nam 18

1. Những thành tựu đã đạt được 18

1.1. Huy động vốn ngày càng tăng, mạng lưới Ngân hàng ngày càng được mở rộng 18

1.2. Kết quả trên xuất phát từ một số nguyên nhân 21

2. Hạn chế 22

II. Giải pháp phát huy tốt vai trò huy động vốn của Ngân hàng thương mại việt nam 23

Kết luận 26

Tài liệu tham khảo 27

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vai trò huy động vốn của Ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán không chỉ giữa các Ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các Ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua Ngân hàng, biến Ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu 3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. 3.1. Thay đổi tiền dự trữ Các Ngân hàng thương mại thu lợi nhuận bằng cách bán tài sản nợ có một số đặc tính và dùng tiền thu được để mua những tài sản có một số đặc tính khác. như thế, các Ngân hàng cung cấp một số dịch vụ chuyển một loại tài sản thành một loại tài sản khác cho công chúng. Quá trình chuyển các tài sản và cung cấp một loại dịch vụ cũng giống như bất cứ quá trình sản xuất nào khác trong một hãng kinh doanh. Nếu một Ngân hàng tạo ra những dịch vụ hữu ích với chi phí thấp và có được doanh thu cao nhờ vào tài sản của mình, thì Ngân hàng thu được lợi nhuận. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại được nghiên cứu thông qua ví dụ: Có một khách hàng mở một tài khoản séc tại NHTM A với số tiền 100 triệu đồng. Như vậy, khách hàng này có một khoản tiền gửi có thể phát séc 100 triệu đồng ở NHTM này và trong két NHTM này có 100 triệu đồng tiền mặt, do đó tài sản của Ngân hàng này tăng lên do tiền mặt trong két tăng thêm 100 triệu đồng. Tài khoản T của NHTM A NHTM A (đơn vị triệu đồng) tài sản nguồn vốn tiền mặt trong két +100 tiền gửi có thể phát séc +100 Do tiền mặt trong két cũng là một phần trong các khoản tiền dự trữ của Ngân hàng, chúng ta có thể viết lại tài khoản T: NHTM A (đơn vị triệu đồng) tài sản nguồn vốn tiền dự trữ +100 tiền gửi có thể phát séc +100 Như vậy, việc mở một tài khoản séc của khách hàng để làm tiền dự trữ của NHTM tăng lên đúng bằng số tiền gửi đó . nếu khách hàng mở tài khoản từ tờ séc phát ra từ một tài khoản ở một NHTM khác ví dụ NHTM B, lúc đó tài khoản T của NHTM A như sau NHTM A (đơn vị triệu đồng) tài sản nguồn vốn tiền mặt trong quá trình thu +100 tiền gửi có thể phát séc +100 Tiền gửi có thể phát séc tăng thêm 100 triệu đồng như trước, nhưng nay NHTM A bị NHTM B nợ 100 triệu đồng. Về nguyên tắc NHTM A tới thẳng NHTM B yêu cầu thanh toán món tiền này, nhưng nếu hai Ngân hàng này ở hai nơi cách biệt, thì việc làm đó sẽ tốn thời gian và chi phí. Do vậy, NHTM A gửi tờ séc đó vào tài khoản của mình ở NHTƯ và NHTƯ sẽ thu tiền từ NHTM B , kết quả là NHTƯ chuyển 100 triệu đồng dự trữ từ NHTM B sang NHTM A và cuối cùng có kết quả: NHTM A (đơn vị triệu đồng) tài sản nguồn vốn tiền dự trữ +100 tiền gửi có thể phát séc +100 NHTM B (đơn vị triệu đồng) tài sản nguồn vốn tiền dự trữ -100 tiền gửi có thể phát séc –100 Như vậy, khi một séc được phát ra từ một tài khoản ở NHTM này được gửi vào NHTM khấc thì NHTM đó sẽ tăng được tiền dự trữ bằng đúng số tiền giảm đi của NHTM kia 3.2. Tạo lợi nhuận từ việc cho vay NHTM A vừa nhận được thêm số tiền gửi có thể phát séc 100 triệu đồng. Theo luật định, Ngân hàng này phải gửi dự trữ bắt buộc một tỷ lệ nhất định trên tài khoản có thể phát séc. Nếu tỷ lệ đó là 10% thì tiền dự trữ bắt buộc của NHTM A đã tăng thêm 10 triệu đồng và ta có thể viết lại tài khoản T của nó : NHTM A (đơn vị triệu đồng) tài sản nguồn vốn tiền dự trữ bắt buộc +10 tiền gửi có thể phát séc +100 tiền dự trữ quá mức +90 Do các tài khoản tiền gửi không đem lại tiền lãi, NHTM A không có thu nhập gì từ 100 triệu đồng tài sản có này. trong khi đó vẫn phải chi phí cho việc nắm giữ số tiền 100 triệu đồng. Nếu muốn tạo lợi nhuận, Ngân hàng này phải sử dụng toàn bộ hoặc một phần trong số 90 triệu dự trữ quá mức này để cho vay hoặc đầu tư. lúc này tài khoản T của NHTM A có dạng: NHTM A (đơn vị triệu đồng) tài sản nguồn vốn dự trữ bắt buộc +100 tiền gửi có thể phát séc +100 tiền cho vay +90 Như vậy, NHTM A bây giờ thu được một khoản tiền lãi từ việc cho vay do sử dụng những món tiền gửi ngắn hạn để mua tài sản có dài hạn II. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại Các kênh huy động vốn 1. Vốn chủ sở hữu + vốn cố định : là vốn qui định trong văn bản để Ngân hàng được thành lập và đi vào hoạt động. Tuỳ vào từng loại Ngân hàng mà vốn pháp định cũng khác nhau, cụ thể: Ngân hàng quốc doanh do ngân sách cấp, Ngân hàng cổ phần do các cổ đông đóng góp .. +các quỹ:pháp lệnh ngân ngày 23/5/1990 các tổ chức tín dụng phải thành lập các quỹ như: quỹ dự trữ để bổ sung điều lệ được trích lập hàng năm theo tỷ lệ 5% trên lợi nhuận ròng tới mức tối đa do Ngân hàng nhà nước quy định. Quỹ thặng dư đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro được trích lập hàng năm Quỹ thặng dư : là phần đánh giá lại tài sản giữa Ngân hàng và chênh lệch giữa mệnh giá và thị giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới Mặt khác, với tư cách là một công ty, NHTM cũng phải thành lập các quỹ khác : quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng… 2. Nguồn tiền gửi và nghiệp vụ huy động tiền gửi 2.1. Tiền gửi không kỳ hạn: Là tiền khách hàng gửi vào tài khoản của Ngân hàng nhưng chúng ta có thể rút tiền ra hoặc chi tiền bất cứ lúc nào, chính vì thế loại tiền gửi này còn có tên gọi là tiền gửi theo nhu cầu, khoản tiền khách gửi vào Ngân hàng thực chất là một khoản nợ của Ngân hàng, và Ngân hàng phải trả lãi cho khách hàng hàng tháng khoản nợ này sẽ được trả theo nhu cầu của người gửi. Ngày nay thay cho rút tiền mặt các NHTM phát hành chứng từ có giá trị như tiền mặt là séc thanh toán. khi chúng ta gửi tiền vào tài khoản không kỳ hạn, Ngân hàng sẽ cấp cho chúng ta một quyển sổ séc, chúng ta có thể đến bất cứ nơi nào viết séc cho số tiền phải chi khi có nhu cầu. Mặc dù lãi suất nhỏ, tuy nhiên tiền gửi không kỳ hạn vẫn xấp xỉ 25% tài sản nợ của NHTM bởi sự tiện lợi, an toàn và nhanh chóng của thanh toán bằng tờ séc thay cho đống tiền giấy công kềnh 2.2. Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một thời gian xác định. Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp. để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, Ngân hàng đã đưa ra hình thức gửi tiền có kỳ hạn. người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng đối với loại tiền này. nếu cần chi tiêu, ngừời gửi phải đến Ngân hàng để rút tiền ra. Tuy không thuận tiện cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kỳ hạn. 2.3. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư Các tầng lớp dân cư đều có thu nhập tạm thời chưa sử dụng. Trong điều kiện có khả tiếp cận với Ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm,đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các Ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn. Ngân hàng có thể mở cho mỗi người tiết kiệm nhiều chương mục tiết kiệm cho mỗi kỳ hạn và mỗi lần gửi khác nhau. Sổ tiết kiệm này không dung để thanh toán tiền hàng và dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn nếu được Ngân hàng cho phép. 2.4. Tiền gửi của các Ngân hàng khác Nhằm mục đích thanh toán hộ và một số mục đích khác, Ngân hàng thương mại này có thể gửi tiền tại Ngân hàng khác. tuy nhiên, quy mô nguồn này thường không lớn . 3. Nguồn đi vay và nghiệp vụ đi vay 3.1. Vay Ngân hàng nhà nước Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của Ngân hàng thương mại. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, Ngân hàng thương mại thường vay Ngân hàng nhà nước. Hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng nhà nước là tái chiết khấu, các thương phiếu đã được Ngân hàng thương mại chiết khấu trở thành tài sản của họ. Khi cần thiết, Ngân hàng mang những thương phiếu này lên chiết khấu tại Ngân hàng nhà nước. Nghiệp vụ này làm thương phiếu của Ngân hàng thương mại giảm đi và dự trữ tăng lên. Ngân hàng nhà nước điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ, Ngân hàng thương mại phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Thông thường Ngân hàng nhà nước chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng và phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ. Trong điều kiện chưa có thương phiếu. Ngân hàng nhà nước cho Ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định. 3.2. Vay các tổ chức tín dụng khác đây là nguồn các Ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên Ngân hàng. Các Ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có sự gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay, sẽ sẵn sàng cho các Ngân hàng khác vay. Ngược lại, các Ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo khả năng thanh khoản. Như vậy nguồn vay mượn từ các Ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ Ngân hàng nhà nước 3.3. Vay trên thị trường vốn giống như các doanh nghiệp khác, các Ngân hàng cũng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ trên thị trường vốn. Rất nhiều Ngân hàng thương mại thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Do vậy, các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn. Thông thường đây là khoản vay không có đảm bảo. Những Ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ được vay mượn nhiều hơn 4. Các nguồn khác 4.1. Nguồn uỷ thác các Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác vay, uỷ thác đầu tư , uỷ thác giải ngân và thu hộ .. hoạt động này tạo nên các nguồn uỷ thác tại Ngân hàng. Cùng với sự phát triển các mỗi quan hệ đa phương, rất nhiêù các tổ chức kinh tế xã hội có cùng mục tiêu phát triển như của Ngân hàng, có nguồn tài chính, đã sử dụng mạng lưới Ngân hàng như các kênh dẫn vốn tới mục tiêu. kết quả là đã hình thành nguồn uỷ thác, làm gia tăng nguồn vốn của các Ngân hàng. 4.2. Nguồn trong thanh toán các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán. Những Ngân hàng là Ngân hàng đầu mối trong đông tài trợ có kết số dư từ các Ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vau. 4.3. Nguồn khác Các khoản nợ như : thuế chưa nộp, lương chưa trả…. Phần II: Vai trò huy động vốn của Ngân hàng thương mại I. Vai trò đối với doanh nghiệp Huy động vốn có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp việt nam. Bởi trong nền kinh tế có rất nhiều nguồn tiền nhàn rỗi: tiền tiết kiệm của dân cư, tiền nhàn rỗi của các doanh nghiệp , của các tổ chức xã hội….các cá nhân và doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi muốn cho vay để thu lợi Mà với mục tiêu lớn là công nghiệp hoá hiện đại hoá kinh tế của đảng và nhà nước cũng như nhu cầu phát triển của các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt,thì nhu cầu về vốn để đổi mới trang thiết bị , công nghệ sản xuất cũng như phát triển sản xuất, mở rộng mặt hàng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ .. là rất lớn. Do đó mở rộng nguồn vốn để đầu tư phát triển là một yêu cầu bức thiết. Nếu thông qua thị trường trực tiếp, để hai nhu cầu này gặp nhau tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Vì doanh nghiệp cho vay phải tốn thời gian, chi phí tìm hiểu đối tượng muốn vay, các doanh nghiệp lại không phải là các chuyên gia tài chính nên họ phải thuê các chuyên gia tài chính để làm việc này. Mặt khác, số vốn mà các doanh nghiệp có và doanh nghiệp cần không khớp nhau cả về số lượng lẫn thời gian, tức không tương hợp theo ý muốn. Nhưng thông qua Ngân hàng thương mại, Ngân hàng huy động các nguồn nhàn rỗi tiến hành cho vay, huy động các khoản tiền nhỏ cho vay các khoản tiền lớn, huy động ngắn hạn cho vay dài hạn đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Ngân hàng là các chuyên gia tài chính nên họ biết đầu tư là có hiệu quả, không cho các đơn vị làm ăn kém hiệu quả vay, không đầu tư vào dự án thiếu tính khả thi, không cho các đơn vị để nợ khê đọng .. II. Vai trò huy động vốn của các Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế Huy động vốn làm gia tăng vốn trong nước, kích thích huy động vốn nước ngoài: nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại ngoài nguồn vốn huy động trong nước còn nguồn vốn huy động từ nước ngoài. Trong đó vốn trong nước là yếu tố quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Vai trò quyết định của nguồn vốn trong nước thể hiện : Thứ nhất: tạo tính chủ động trong quá trình huy động vốn, chi phí huy động vốn thấp, hiệu quả kinh tế xã hội cao . Thứ hai: tạo điều kiện thuận lợi để hấp thụ và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài . Thứ ba: hình thành và tạo lập sức mạnh hồi sinh cho nền kinh tế, hạn chế các tiêu cực phát sinh về kinh tế xã hội do đầu tư nước ngoài mang lại. Nhờ vậy tính độc lập tự chủ của đất nước được bảo đảm, tránh lệ thuộc nước ngoài do quan hệ vay mượn. Còn nguồn vốn nước ngoài mang một nội dung quan trọng trong việc huy động và phân bổ nguồn lực tài chính, là điều kiện cần thiết để đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát triển nền kinh tế xã hội. Thực tế cho thấy, sử dụng nguồn vốn nước ngoài là phương pháp thông thường được các nước trên thế giới áp dụng để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Hầu hết các nước phát triển hiện nay đều sử dụng vốn vay nước ngoài để phát triển kinh tế với tốc độ cao. Trong thế kỷ XIX, XX và cả hiện nay, nước Mỹ phát triển nền kinh tế của mình bằng cách sử dụng dài hạn nguồn vốn của nước ngoài, nước Đức trước và sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản sau chiến tranh cho đến những năm 70, các nước tây âu trong vòng 6 năm sau chiến tranh. Cũng đã sử dụng nguồn vốn nước ngoài để khôi phục phát triển kinh tế. Đối với nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh” thì vốn là điều kiện cần thiết hàng đầu nhằm thực hiện mục tiêu trên. Thế nhưng, nước ta vẫn là một nước đang phát triển, dân số đông, nguồn vốn trong nước còn hạn chế, tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp, kỹ thuật lạc hậu trình độ quản lý kém … chính vì vậy, ngoài vấn đề khai thác triệt để nguồn lực của nền kinh tế, còn phải quán triệt phương châm ra sức phát triển kinh tế đối ngoại. Nguồn vốn nước ngoài có rất nhiều con đường đi vào nền kinh tế việt nam. Nhưng việc huy động nguồn vốn nước ngoài qua Ngân hàng thương mại có những lợi thế nhất định mà các tổ chức khác không có như: Ngân hàng thương mại là những chuyên gia tài chính, có khả năng tính toán các điều kịên và lợi ích vay, có khả năng lựa chọn những nguồn vốn tốt, khả năng quản lý có hiệu quả vốn vay và vai trò quản lý ngoại tệ để thực hiện chính sách ngoại hối của một quốc gia. Huy động vốn góp phần thực hiện chính sách tài chính và chính sách tiền tệ quốc gia. Hoạt động huy động vốn qua Ngân hàng thương mại góp phần kiềm chế và kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Ngân hàng thương mại thực hiện được vai trò đó thông qua việc điều chỉnh lượng tiền tham gia vào quá trình lưu thông. Khi nền kinh tế lạm phát để kiểm soát lạm phát thông qua nghiệp vụ tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút tiền trong nền kinh tế để giảm lượng cung tiền. Ngoài ra Ngân hàng cung cấp một lượng vốn tín dụng lớn đáp ứng các khoản chi tiêu và đầu tư của chính phủ cho các dự án về sản xuất kinh doanh và những dự án thực hiện chính sách xã hội, bù đắp những sự thiếu hụt tạm thời của ngân sách thông qua hình thức vay nợ giữa ngân sách với Ngân hàng. III. Vai trò huy động vốn đối với chính bản thân các Ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay, thị phần hoạt động của tín dụng chiếm khoảng 90%. Con số này khá cao chứng tỏ hoạt động tín dụng là chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng thương mại. Mà muốn có hoạt động tín dụng Ngân hàng phải có vốn, hiện nay các Ngân hàng thương mại việt nam 80% nguồn vốn là vốn huy động. huy động vốn là bước khởi đầu quan trọng nhất để có bước khởi động tiếp theo trong quá trình thực hiện hoạt động tín dụng. Thật vậy! Một Ngân hàng luân đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng và có đủ khối lượng tiền khách hàng cần rút ra sẽ tạo niềm tin cho khách hàng và chứng tỏ tiềm lực tài chính mạnh của mình. Đồng thời Ngân hàng làm ăn có hiệu quả hay không? Thu được nhiều lợi nhuận hay không? Nó phụ thuộc quan trọng vào nghiệp vụ huy động vốn. Nếu huy động được nguồn vốn rẻ, chi phí thấp Ngân hàng sẽ có thể thu được lợi nhuận cao, Ngân hàng phải có chiến lược thu hút nguồn vốn hợp lý từ đó mới có chiến lược cho vay có hiệu quả. IV. Vai trò huy động vốn của Ngân hàng thương mại đối với cá nhân hộ gia đình. Trong nền kinh tế thị trường thì hầu như ai cũng muốn đồng vốn của mình đều phải sinh lời. Những người có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sàng cho vay số tiền đó của mình nếu biết có người cần vay và có đủ độ tin tưởng. Còn những nhà doanh nghiệp khác vì mục đích sinh lợi của vốn mà rất cần vay thêm tiền để mua sắm thêm máy móc thiết bị, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ … để giải quyết mâu thuẫn đó, Ngân hàng vì mục đích kiếm lời cho mình và cho những người có tiền, thông qua nghiệp vụ huy động vốn của nhà công thương nghiệp, dân cư đem cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh… đang cần vốn vay. Qua sự trung gian này Ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu vốn của quá trình tái sản xuất và sự vận động sinh lời của vốn nhàn rỗi. ở Việt Nam trước đâu người dân có thói quen tích trữ vàng và các tài sản có giá trị. Nhưng hiện nay, Ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động vốn đa dạng phong phú, hấp dẫn thu hút được nhiều người gửi tiền. Thông qua Ngân hàng mà góp phần giảm chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả vốn, làm cho tiền để nhàn rỗi giảm tối đa cần thiết, người dân có một khoản thu nhập từ khoản tiền nhàn rỗi của mình. Phần III: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại Việt Nam I. đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại Việt Nam 1. Những thành tựu đã đạt được 1.1. Huy động vốn ngày càng tăng, mạng lưới Ngân hàng ngày càng được mở rộng Hệ thống Ngân hàng việt nam vừa chuyển sang cơ chế thị trường từ năm 1998 đến nay đã có những bước chuyển hướng tích cực theo chiều hướng ngày càng ổn định nhanh chóng và trở thành kênh dẫn nhập vốn quan trọng hàng đầu và chủ yếu. Bên cạnh đó, NH cũng đã cung cấp những sản phẩm tiện ích cho nền kinh tế. Tính đến nay, chúng ta đã xây dựng được mạng lưới Ngân hàng rộng khắp mọi nơi trong nước với nhiều loại hình dịch vụ. Tính đến cuối tháng 9/2003, hệ thống Ngân hàng nước ta có 5 NHTM quốc doanh, 37 Ngân hàng thương mại cổ phần, 26 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và 4 Ngân hàng liên doanh của các Ngân hàng nước ngoài với Ngân hàng thương mại việt nam Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn , tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động cao(bảng 1). Nguồn vốn huy động này có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng vì các doanh nghiệp này có nhu cầu về vốn rất lớn. Ta nghiên cứu nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại dưới hai hình thức là tiền gửi và tiền vay. Dưới đây là số liệu về tỷ trọng huy động vốn trong các Ngân hàng thương mại điển hình Bảng 1: Tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn: (phần trăm trên tổng nguồn vốn) Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 T.B NHNN 66.75 60.6 71 58.94 62.04 51.1 50.4 54.17 NHCT 79.8 79.2 76.8 79.8 70.93 77.1 81.3 67.04 NHĐT 24.94 36.5 40.3 46.1 54.76 59.7 65 47.44 NHNT 73.44 79.9 76.6 67.99 71.5 73.6 75.5 65.75 1.1.1. Tiền gửi của khách hàng Đối với các Ngân hàng thương mại, nguồn vốn huy động tiền gửi của khách hàng là rất lớn. Ví dụ: ở NHCT năm 2002, nguồn tiền gửi đạt xấp xỉ 55 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2001; trong đó VNĐ tăng 25% , tiền gửi ngoại tệ tăng 7%. Nguyên nhân do hình thức huy động tiền gửi dự thưởng cũng bắt đầu áp dụng từ năm 2002 đã lôi cuốn được nhiều tầng lớp nhân dân có tiền nhàn rỗi muốn gửi tiền vào Ngân hàng. Hiện nay nguồn tiền gửi dân cư ở NHCT chiếm 40% nguồn vốn huy động và là nguồn huy động ổn định nhất trong tài sản nợ. Trong giai đoạn 1995-1999 , nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại vừa có tăng về quy mô và vừa có sự thay đổi tích cực về cơ cấu thời hạn. Nguồn vốn huy động trung và dài hạn trong thời gian qua đã tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy các Ngân hàng thương mại đã bắt đầu có sự chú trọng vào những biện pháp nhất định để khơi tăng nguồn huy động trung và dài hạn, đồng thời có sự quan tâm đến sự chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng an toàn và hiệu quả hơn. 1.1.2.Vay từ Ngân hàng nhà nước trong cơ cấu nguồn đi vay, vốn vay từ Ngân hàng nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm đi trong tổng nguồn vốn, cho thấy các Ngân hàng thương mại đã tích cực và chủ động trong hoạt động huy động vốn, không lệ thuộc và trông chờ vào nguồn vốn từ Ngân hàng nhà nước 1.1.3. Vốn phát hành do phát hành kỳ phiếu và trái phiếu Nguồn vốn từ phát hành kỳ phiếu và trái phiếu của Ngân hàng là nguồn vốn mà Ngân hàng chủ động đi vay dưới dạng phát hành kỳ phiếu và trái phiếu của mình để bán cho công chúng. ở nước ta, do thị trường chứng khoán chưa phát triển nên nguồn vốn huy động từ hoạt động này còn rất hạn chế . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là Ngân hàng đứng đầu về phát hành trái phiếu và kỳ phiếu trong giai đoạn 1995-1996: chiếm 26.72 trong tổng nguồn vốn huy động. Kết quả này là do Ngân hàng đã quan tâm chú trọng để khai thác nguồn vốn này bằng các biện pháp tích cực như : liên tục phát hành ra các loại hình trái phiếu, kỳ phiếu với mức lãi suất hấp dẫn đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng có thể nhận tiền lãi và gốc nhanh chóng nhất 1.1.4.Tình hình vốn chủ sở hữu ở việt nam vấn đề tăng vốn chủ sở hữu đang là vấn đề thời sự hết sức nóng bỏng. Bắt đầu từ 4 NHTMNN, từ năm 2002 việc tăng vốn điều lệ đã được thực hiện qua hai đợt cấp vốn bổ sung. đợt một đã thực hiện trong năm 2002 với số vốn cấp là 4900 tỷ đồng cho mỗi Ngân hàng không chịu kém cạnh, các Ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã tăng vốn điều lệ : techcombank tăng từ 128 tỷ lên 180 tỷ, qua đó đứng thứ 3 khu vực phía bắc, đứng thứ 8 trong 36 Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng quốc tế cũng đăng ký tăng vốn điều lệ từ 358tỷ lên 175tỷ đồng. Nhưng có lẽ phải kể đến nhất là Sacombank, sau hai đợt tăng vốn điều lệ từ 358 tỷ lên 462 tỷ rồi 505 tỷ, qua đó trở thành NHTMCP có vốn điều lệ lớn nhất việt nam. Vốn điều lệ của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt nam hiện nay phổ biến từ 100 đến dưới 300 tỷ đông 1.2. Kết quả trên xuất phát từ một số nguyên nhân Mạng lưới Ngân hàng khá dày các chi nhánh và điểm giao dịch của các Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp xúc với các Ngân hàng Do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ thống thông tin truyền thông, nỗ lực của các Ngân hàng thương mại trong công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm, đặc biệt sản phẩm mới khiến người dân hiểu biết nhiều hơn về hệ thống Ngân hàng, củng cố niềm tin của công chúng khi gửi tiền giao dịch với Ngân hàng Sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng rõ. Mỗi Ngân hàng đều cố tạo ra những lợi thế riêng nhằm hấp dẫn thu hút khách hàng mạnh mẽ hơn thông qua các biện pháp lãi suất linh hoạt, đa dạng hoá sản phẩm huy động, nâng cao tiện ích của sản phẩm. điều này làm cho công chúng hướng về Ngân hàng nhiều hơn, tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho công chúng phù hợp với đặc điểm thu nhập, chi tiêu tiết kiệm của họ. Lợi ích của công chúng ngày càng tốt hơn qua quan hệ giao dịch với Ngân hàng. Không chỉ các Ngân hàng thương mại nhà nước với uy tín và thế mạnh vốn có, các Ngân hàng thương mại cổ phần cũng đang ngày càng củng cố vị thế của mình trong thị phần tiền gửi Các Ngân hàng đã nỗ lực cố gắng đa dạng hoá sản phẩm huy động và nâng cao tính tiện ích các sản phẩm huy động, với sự hỗ trợ của Ngân hàng nhà nước, các Ngân hàng đã thực hiện và nâng cao dịch vụ thanh toán. ngoài các hình thức huy động vốn trong dân cư truyền thông như tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm định kỳ, phát hành kỳ phiếu, một số ngâ hàng đã dựa vào kinh doanh những sản phẩm tiết kiệm mới như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích luỹ, tăng cường công tác khuyến mãi như dự thưởng tặng quà, nên đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá đều đặn đối với nguồn vốn huy động Đặc biệt ba năm gần đây một số Ngân hàng đã đẩy mạnh dịch vụ thẻ, nhất là thẻ ATM. Trên cơ sở đó một vài Ngân hàng đã triển khai các dịch vụ chuyển tiền, mobilebanking, thanh toán qua thẻ ATM tạo tính hấp dẫn và bắt đầu thu hút được một số cơ quan, đơn vị trả lương qua tài khoản cá nhân 2. Hạn chế Hiện nay, tình trạng chung về vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng thương mại còn thấp. Vốn điều lệ là chỉ tiêu quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế. Vốn điều lệ có tăng thì mới mở rộng được khả năng huy động vốn và cho vay. Theo quy định của luật tổ chức tín dụng, một Ngân hàng không được phép

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35610.doc
Tài liệu liên quan