Tiểu luận Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ơ nước ta hiện nay

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VỀ VAI TRÒ QUẢN LÝ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 4

I. NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC NÓI CHUNG TRONG LỊCH SỬ 4

1. Nguồn gốc của nhà nước. 4

2. Bản chất của Nhà nước. 5

3. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước. 6

4. Chức năng cơ bản của Nhà nước. 6

II. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN QUẢN LÝ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 8

1. Cơ chế kinh tế cũ và sự cần thiết phải đổi mới 8

2. Quá trình chuyển đổi cơ chế cũ sang cơ chế mới:cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước 10

3. Tính tất yếu khách quan quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế 14

CHƯƠNG II : VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 17

I. VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THÌ TRƯỜNG 17

1. Định hướng, dẫn dắt nền kinh tế xã hội 17

2.Giữ vững ổn định chính trị - kinh tế - xã hội và thiết lập khuôn khổ pháp luật 18

3.Điều phối, điều tiết nền kinh tế 18

4.Đảm bảo công bằng xã hội 19

5.Kiểm soát ổn định kinh tế vĩ mô 20

II. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ. 21

1. Đặc trưng của kinh tế thị trưởng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 21

2.Thực trạng nền kinh tế nước ta. 27

3. Vai trò của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ chuyển nền kinh kế sang vận hành theo cơ chế thị trường 32

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰ ĐỔI MỚI VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY 36

I. CÁC CÔNG CỤ ĐỂ NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ VĨ MÔ NỀN KINH TẾ 36

1. Hệ thống pháp luật là: 37

2. Kế hoạch là: 37

3. Lược lượng kinh tế của Nhà nước là: 38

4. Các chinh sách kinh tế là: 38

4.1. Chính sách tài chính: 38

4.2. Chính sách tiền tệ: 39

5.Các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại: 39

II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐỔI MỚI VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY 39

1. Xác định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta và bối cảnh quốc tế hiện nay 39

2. Tăng trưởng kinh tế và điều kiện đảm bảo tăng trưởng cao và bền vững. 40

3. Đổi mới cơ chế quản lý và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước tránh hai khuynh hướng 41

4. Xây dựng hệ thông pháp luật hoàn chỉnh đông bộ 41

5. Cải cách hành chính gắn liền với đổi mới kinh tế 42

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

 

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3200 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ơ nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bản. Nền kinh tế thị trường ở nước ta mới chỉ sơ, khai chưa đầy đủ. Trong kinh tế thị trường Nhà nước đóng vai trò người điều hành quản lý và cũng là một khách hàng lớn, các chủ thể kinh tế. Nhà nước thường thường bảo đảm các dịch vụ bưu điện, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, giao thông vận tải ...Nhà nước dùng pháp luật để điều hành, dùng các chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế và những công cụ khác để tác động, vạch ra kế hoạch phát triển, han chế những tiêu cực do kinh tế thị trừng gây ra, chống khủng hoảng và thất nghiệp.Dùng pháp luật để điều hành các chính sách đối nội, đối ngoại kinh tế giúp phát triển thị trường hạn chế khuyết điểm, phát huy các ưu điểm của nó Sự can thiệp của Nhà nước một mặt nhằm định hướng thị trường phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, mặt khác nhằm sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường tạo những công cụ quan trọng điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô, nhờ sự can thiệp của Nhà nước ở tầm vĩ mô đã kìm chế được một phần sức mạnh nguy hiểm của tính tự phát chứa đựng trong lòng thị trường, đồng thời phát huy các ưu thế vốn cô của kinh tế thị trường Vai trò kinh tế của Nhà nước lại càng cần thiết và hết sức quan trọng đối với nước ta dể đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao và đặc biệt đảm bảo công bằng xã hội CHƯƠNG II : VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp hoạt động chung và do tính chất xã hội hóa của sản xuất quy định. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, trình đọ xã hội hóa càng cao thì phạm trù thực hiện vai trò này ngày càng rộng và tới mức đọ đổi mới càng cao. I. VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THÌ TRƯỜNG 1. Định hướng, dẫn dắt nền kinh tế xã hội Có thể nói vận mệnh của nền kinh té phụ thuộc rất lớn vào sự định hướng của Nhà nước. Nhà nước định hướng cho sự phát triển kinh tế và thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế để đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định.Nhà nước xây dựng các chiến lược và quy hoạch phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Nếu Nhà nước ta đi chệch hướng thì dù Nhà nước ta có làm tốt đến đâu thì kết quả cũng chỉ là con số không và còn tệ hơn nữa. Vì vậy đòi hỏi Nhà nước chung ta phải nắm bắt các quy luật vận động và phát triển của nền sản xuất xã hội và chỉ bảo được các biến động có thể xảy ra, từ đó đưa ra những ưu sách nhằn tác động, khống chế, điều tiết các sự việc sấu có thể xỷ ra. Và cũng qua đó đem ra những quyết định đúng đắn về con đường mà chúng ta sẽ đíao cho phù hợp với quy luật nhưng lại hạn chế những sự việc xấu có thể xảy ra ở mức tối thiểu nhằm mục đích đảy mạnh sự phát triển nền kinh tế. 2.Giữ vững ổn định chính trị - kinh tế - xã hội và thiết lập khuôn khổ pháp luật Nhà nước đảm bảo sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và thiết lập khuôn khổ pháp luật để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế, vì ổn định chính trị, xã hội là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. Nhà nước còn tạo ra hành lang pháp luật cho hoạt động kinh tế bằng cách đặt ra các điều luật cơ bản về quyền sở hữu tài sản và hoạt động thị trường, đặt ra những quy định chi tiết cho hoạt động của các doanh nghiệp. Khuôn khổ luật pháp mà Nhà nước thiết lập có tác động sâu sắc tới các hành vi của các chủ thế kinh tế, điều chỉnh hành vi kinh tế của họ. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Ở đay Nhà nước đề ra các quy tắc, trò chơi kinh tế mà các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả bản thân chính phủ đều phải tuân thủ. Nó bao gồm quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng, và hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm tương hỗ của các liên đoàn lao động, ban quản lý và nhiều luật lệ để xác định môi trường kinh tế. Về nhiều mặt, các quyết định của khuôn khổ pháp luật xuất phát từ những mối quan hệ vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế đơn thuần các luật lệ kinh tế đưa ra nhằm đáp ứng những giá trị, quan diểm được đồng tính rộng rãi và sự công bằng hơnlà một sự phân tích kinh tế được mài dũa rất cẩn thận về chi phí và lợi lộc. Những khuôn khổ pháp luật có thể tác động sâu sắc tới các ứng xử kinh tế của con người 3.Điều phối, điều tiết nền kinh tế Nhà nước cần sửa chữa những khuyết điểm của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả bằng hình thức điều phối, điều tiết mọi hoạt động cũng như vật chất một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện dịa lý và môi trường sống để hạn chế những sự lãng phí không cần thiết từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế. Điều phối điều tiết nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp vì lơi ích hẹp hòi của mình có thể lạm dụng tài nguyên thiên nhiên của xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Vì vậy: Nhà nước phải thực hiện những biện pháp nhằm ngăn chặn những tác động bên ngoài để nâng cao hiệu quả kịh tế xã hội.Sự xuất hiện độc quyền cũng làm giảm tinh hiệu quả của hoạt đọng thị trường, vì vậy Nhà nước có nhiệm vụ rất cơ bản là bảo vệ cạnh tranh và chống độc quyền để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động thị trường 4.Đảm bảo công bằng xã hội Sự tác động của cơ chế thị trường có thể đua lại hiệu quả kinh tế cao nhuwngnos không tự động mang lại những giá trị mà xã hội cố gắng vươn tới, không tự động đưa tới phân phối thu nhập công bằng. Nhà nước thực hiện phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội. Điều này thể hiện rõ rệt nhất tính định hướng xã hội của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Mục đích của chức năng này là vừa để đảm bảo ổn định xã hội, vừa không làm triệt tiêu tính tích cực sản xuất kinh doanh của các thành viên trong xã hội.để thực hiện chức năng này, một mặt Nhà nước phải tạo ra những cơ sở về tổ chức để mọi người có cơ hội ngang nhau và đều được hưởng phàn tương xứng với kết quả lao động và phần đóng góp của mình.Mặt khác trong điều kiện hoat dộng hoàn hảo nhất, lý tưởng nhất của cơ chế thị trường, vẫn phải thấy rằng sự phân hóa, bất bình đẳng sinh ra tư kinh tế thị trường là tất yếu.Một hệ thống thị trường có hiệu quả vẫn có thể xảy ra sự bất bình đẳng lớn. Vì vậy Chính phủ cần thiết thông qua những chính sách để phân phối lại thu nhập lớn hơn cho người nghèo mà điển hình là giá điện loại hai.Bên cạnh đó còn phảicó những hệ thống hỗ trợ thu nhập giúp đỡ cho người già, người tàn tật, trẻ mồ côi, người không nơi nương tựa... Nhà nước ta dã có rât nhiêu chinh sách để thực hiên chức năng này ví dụ như hoạt động nối vòng tay lớn, các quỹ tư thiện, các chương trình hỗ trợ người tàn tật, các trường dạy nghề, trai trẻ mồ côi...và đang ngày càng cố găng để giảm được khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội 5.Kiểm soát ổn định kinh tế vĩ mô Từ khi ra đờ chủ nghĩa tư bản từng gặp những thăng trầm chu kỳ lạm phát (giá cả tăng) và suy thoái ( nạn thất nghiệp rất cao). Đôi khi những hiện tương nay rất dữ dội, như thời kỳ siêu lạm phát ở Đức những năm 30. Nhờ học thuyết của Keynes và những người theo học thuyết của ông mà chúng ta hiểu được làm thế nào để kiểm soát được nhứng thăng trầm của chu kỳ kinh doanh.Nhà nước cần phải sử dụng quyền lực của mình một cách thận trọng gián tiếp thông qua luật pháp để kiểm soát nền kinh tế một cách có hiệu quả nhằm ổn định nền kinh tế. Vì một nền kinh tế phát triển thì trước hết mước độ dao động của nó phải thấp, đều và hiện có xu hướng phát triển. Như ta đã biết:nền kinh tế thị trường khó tránh khỏi chấn động tư các cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát, vì vậy Nhà nước ta cần phải tăng cường sử dụng các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện để phát triển kinh tế. Nhà nước cần phải sử dụng quyền lực của mình một cách thận trọng gián tiếp thông qua pháp luật để kiểm soát kinh tế một cách có hiệu quả nhằm ổn định nền kinh tế. Tóm lại: Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải phát hiện ra những định chế có khả năng xóa bỏ được những khuyết tật đó và tạo ra một kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Vai trò này cũng đòi hỏi phải thay thế dần phương thức phân phối tư bản bằng phương thức phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Nói rộng ra là sáng tạo ra những cách quản lý mới để hướng tới xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên để thực hiện vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cực kỳ khó khăn vì không thể chia cắt thị trường nước ta ra khỏi thị trường nước ta ra khỏi thị trường thế giới bao gồm cả thị trường các nước tư bản.Bởi lẽ học thuyết Keynes dã chỉ rõ xã hội tư bản có hai khuyết tật là khủng hoảng kinh tế chu kỳ và thất nghiệp.Bây giờ khuyết tật thứ ba đã xuất hiện đó là dung túng cho đầu cơ ở thị trường chứng khoán phát triển đến mức cực kỳ nguy hiểmtuw thập niên 70 với sự lợi dụng những công cụ tài chính và biến chúng thành những công cụ mua bán. Vì vậy chúng ta cần phải thực hiện bằng hai cách: - Đối thoại với các nước tư bản để họ thấy được các khuyết tật à tự điều chỉnh. - Khéo léo dùng những giải pháp đặc biệtddeer ngăn chặn tác động xấu của liên ngân hàng như việc cấm bán khống trong Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trương chứng khoán của ta. II. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ. 1. Đặc trưng của kinh tế thị trưởng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Nhìn lại thực tiễn những năm đổi mới với những bước đi có tính quy luật của bước chuyển tư nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước cùng với kinh nghiêm tổng kết được của những bước đã và đang tìm kiếm con đường tương tự. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII thông qua năm 1991 nêu lên đặc trưng bản chất của XHCN và phương hướng quan điểm tổng quát phát triển kinh tế - xã hội định hướng XHCN ở Việt Nam. - Mục tiêu phát triển kinh tế thị trường: Trong nhiều đặc tính có thể dùng làm tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thị trường ở nước ta so với nền kinh tế thị trướng khác, phải nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế, xã hội mà nhà nước và nhân đan ta đã lựa chọn làm định hướng chi phối sự vận động phát triển nền kinh tế. Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam là giải phòng sức lao động, động viên mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện CHH – HĐH xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân.Có những nước đặt vấn đề tăng trưởng kinh tế trước, giải quyết công bằng xã hội sau.có những nước lại muốn dụa vào viện trợ vay vốn nước ngoài để cải thiện đời sống nhân dân rồi sau đó mới thúc đảy phát triển kinh tế Ở nước ta thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp gắn liền với xóa đói giảm nghèo.Sự nghiệp “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, và văn minh”vừa là mục tiêu vừa là nội dung nhiệm việc phát triển kinh tế thị trường XHCN ở nước ta. Đảng và Nhà nước khuyến khích mọi người dân trong xã hội lam giau một cách hợp pháp. Dân có giàu thì nước mới mạnh, nhưng dân giàu phải làm cho nước mạnh bảo đảm độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ củaquốc gia - Nền kinh tế thì trường gồm nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nền kinh tế nước ta tồn tại 3 loại hình sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Từ 3 loại hình sở hữu đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ chức sản xuất, kinh doanh.Các thành phần kinh tế đó là kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế co vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.Các thành phần kinh tế nói trên tại một cách khách quanvaf là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, phát triển nèn kinh tế thị trường nhiều thành phần là một tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy chúng ta mới khai thác được mọi nguồn lực kinh tế, nâng cao được hiệu quả kinh tế, phát huy dược tiềm năng của các thành phần kinh tế vào phát triển chung nền kinh tế của đát nước nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Do đó không chỉ củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu là thành phần linh tế dựa trên chế độ công hữu là thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thế, mà còn phải khuyến khích các thành phần kinh tế dụa trên chế độ tư hữu phat triển để hình thành nền kinh tế thi trường rộng lớn Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.Viêc xác định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. - Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta tồn tại các hình thức phân phối thu nhập sau đây: phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phân phối theo kết quả đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối theo phúc lợi xã hội. Sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trương định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và thực hiện phân phối theo lao động Chúng ta lấy phát triển kinh tế thị trường là phương tiện để đạt được mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa.Vì vậy mỗi bước tăng trưởng kinh tế ở nước ta phải gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội. - Cơ chế vận hành của nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế thị trường với sự tham gia quản lý, điều tiết của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Thành tố quan trọng mang tính quyết định trong nền kinh tế thị trường hiện đại là Nhà nước tham gia vào các quá trình kinh tế.Và khác với Nhà nước của nhiều nền kinh tế thị trường trên thế giới. Nhà nước ta là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” Nhà nước công nông, Nhà nước của đại da số nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Viêt Nam.Nó có đủ bản lĩnh khả năng và đang tự đổi mới đã bảo đảm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển kinh tế thi trường ở nước ta. - Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là nền kinh tế mở, hội nhập. Đặc điểm này phản ánh sự khác biệt giữa nền kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xay dựng với nền kinh tế đóng, khép kín trước đổi mới, đồng thời phản ánh xu hướng hội nhập của kinh tế nước ta trong điều kiên toàn cầu hóa kinh tế. Do sự tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, đang diễn ra quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự phát triển của mỗi quốc gia trong sự phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy mới thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta, thực hiện phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để xxaay dựng và phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hương đa phương hóa và đa dạng hóa các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thi trường khu vực và thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế nhưng vẫn giữ được độc lập chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong thời gian tới cần tiếp tục mở rông đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại; có bước đi thích hợp hội nhập vơi kinh tế khu vực và thế giới; phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đồi ngoại, chủ động và tích cực thâm nhập thị trường thế giới, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội để mở ra thị trường mới, cải thiện môi trường đầu tư và bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc đảm bảo công bằng xã hội Đây là một nội dung rất quan trongjtrong nền kinh tế thị trường ở nước ta phát triển trong công bằng và phat triển bền vững là những thuật ngữ phổ biến và là xu thế của thời đại ngay nay.phat triển trong công bằng được hiểu là nhuwnhx chính sách phát triển phải đảm bảo sự công bằng xã hội tạo cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân đều có cơ hội tham gia vào quá trình phát triền và được hưởng những thành quả tương xứng với khả năng và trí tuệ họ bỏ ra làm giảm khoảng cách, chênh lệch giàu nghèo giưa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng. Khác với nhiều nước chúng ta phát triển kinh tế thị trường nhưng chủ trương đảm bảo công bằng xã hội trong tất cả các giai đoạn của sự phat triển kinh tế ở nước ta. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng sư đảm bảo công băng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hoàn toàn xa lạ và khác hẳn về chất đối với chú nghĩa bình quân, mức độ bảo đảm công bằng phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển, khả năng và sức mạnh kinh tế của quốc gia. Vì vậy nếu quá nhấn mạnh tới công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển, ngân sách còn eo hẹp, thì chắc chắn sẽ làm tiêu diệt động lực phát triển nền kinh tế- xã hội của đất nước - Giải quyết mối quan hệ giữa lao động và tư bản thông qua phân phối thu nhập trong nền kinh tế thì trường định hướng XHCN ở Việt Nam Với vấn đề này ở nước ta đã thực hiện theo kết quả lao đông là chủ yếu kết hợp với một phần theo vốn và tài sản. Đây là điểm khác biệt giữa nền kinh tế thị trường chủ nghĩa tư bản với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong mối quan hệ giữa lao đông và tư bản, giữa lao động sống và lao động quá khứ chủ nghĩa tư bản nhấn mạnh đến yếu tố tư bản hơn là nhân tố lao động, nhấn mạnh đến yếu tố tích lũy, đầu tư hơn là yếu tố tiền lương – thu nhập người lao động. Ngược lại chủ nghĩa xã hội đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển, cho nên trong phân phối thu nhập và thành quả lao động của xí nghiệp, xã hội chủ nghĩa nhấn mạnh dến nhân tố lao đômh và yếu tố tiền lương – thu nhập của người lao động. Tuy nhiên trong khi nhấn mạnh đến vai trò chủ yếu của người lao động thì chúng ta cũng không thể không coi trọng đến vai trò chủ yếu của yếu tố vốn, đến tăng cương tích lãy vốn đầu tư và cả mối quan hệ biện chứng giữa tư bán và lao động. Chỉ có trên cơ sở đó mới tăng số ngươi giàu có trong xã hội. Tăng số người có thu nhập cao đồng thời giảm số người có thu nhập thấp trong xã hội và thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giàu nghèo., vừa là mục tiêu vừa là nội dung quan trọng của chính sách thu nhập và điều tiết thu nhập của Nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa ở nước ta Tóm lại: Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải là” quá trình thục hiện dân giàu nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức, bất công tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ám no, tự do, hạnh phúc” Việc phát triển nền kinh tế gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, hpats triển kinh tế ở nước ta là phát triển bền vững. Chúng ta phải biết kế thùa và phát triển những thành tựu của loài người. Trước hết phải sử dụng văn minh của kinh tế thị trường, loại bỏ những khuyết tật vốn có của nó để xây dưng xã hội chủ nghĩa có kết quả. Ở nước ta nếu biết sử dụng kinh tế thị trường với động lực cạnh tranh làm cho của cải dồi dào cộng thêm yếu tố chính trị một Nhà nước của dân, do dân, vì dân thì lý tưởng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ thực hiện được. 2.Thực trạng nền kinh tế nước ta. Sau hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc vượt qua khủng hoảng triền miên kéo dài hàng chục năm, tư năm 1991 đến nay nền kinh tế bắ đầu có sụ tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, thời kỳ sau cao hơn thời kỳ thước. Tuy nhiên khó khăn và thách thức vẫn đang còn lớn điển hình là nền kinh tế nước ta vẫn mang tính chất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé què quặt, kết cấu hạ tầng còn kém phát triển, năng xuất chất lượng và hiệu quả còn thấp Một hiện tượng đáng lưu ý nổi lên trong giai đoạn đầu bước sang kinh tế thị trường ở Việt Nam là tình trạng đọng vốn lòng vòng, thất thoát tài sản của Nhà nước, làm ăn thua lỗ trước sự cạnh tranh của thị trường ngày càng tăng. Nếu tính từ giai đoạn một khi tổng thanh toán nợ với trên 10.000 doanh nghiệp Nhà nước kê khai xác nhận 8.841 tỷ đồng tiền nợ, 4.624 doanh nghiệp đang hoạt động nợ lẫn nhau với tổng số 2.459 tỷ đồng. Kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác còn thấp, chưa phát huy và đầy đủ sức mạnh của cơ chế thì trường. Đối với kinh tế tư nhân chưa tháo hết những trở ngại gây khó khăn cho sự phát triển sản xuất, thiếu sự quản lý, hướng dẫn. Tình trạng làm ăn trái pháp luật diễn ra khá phổ biến ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước, kinh tế tập thể. Hiện nay kinh tế hàng hóa mới phát triển, lực lượng sản xuất còn ở tình trạng thấp, chưa phát triển cân đối, mô hình sở hữu lúc này có các đặc trưng sau: - Vốn trong tay Nhà nước dưới hình thức các xí nghiệp quốc doanh bị phân tán ở các vùng. - Chủ sở hữu tài sản ở các xí nghiệp quốc doanh không rõ ràng. - Quyền sở hữu tài sản của Nhà nước với kinh doanh của các xí nghiệp vẫn bị nhập lại làm một. Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta con ở giai đoạn sơ khai. Cơ sở vật chât kỹ thuật còn ở trình độ thấp kém, bên cạnh một số lĩnh vực, một số cơ sở kinh tế đã được trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, trong nhiều ngành kinh tế và công nghệ hiện đại, trong nhiều ngành kinh tế, máy móc cũ kỹ.Theo UNDP, Việt Nam đang ở trình độ công nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 2-3 thế hệ (có lĩnh vực vực 4-5 thế hệ). Lao động thủ công vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội.Do đó, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của nước ta còn rất thấp so với khu vực và thế giới ( năng suất lao động của nước ta chỉ bằng 30% mức trung bình của thế giới ) Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc … còn lạc hậu, kém phát triển ( mật độ đường giao thông / km bằng 1% với mức trung bình của thế giới; tốc độ trung bình cả nước chậm hơn thế giới 30 lần ).Hệ thống giao thông kém phát triển làm cho các địa phương, các vùng bị chia cắt, tách biệt nhau, do đó làm cho nhiều tiềm năng của các địa phương không thể được khai thác, các địa phương không thể chuyên môn hóa sản xuất để phát huy thế mạnh Do cơ sở vật chất – kỹ thuật còn ở trình độ thấp làm cho phân công lao đông kém phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.Nền kinh tế nước ta chưa thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ.Nông nghiệp vẫn sử dụng khoảng 70% lực lương lao động, nhưng chỉ sản xuất khoảng 26 % GDP, các ngành kinh tế công nghệ cao chiếm tỷ trọng thấp. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước, cũng như thị trường nước ngoài còn rất yếu. Do cơ sở vật chất – kỹ thuật và công nghệ lac hậu nên năng suất lao động thấp, do đó khối lượng hành hóa nhỏ bé, chủng loại hàng hóa còn nghèo nàn, chất lượng hàng hóa còn thấp, giá cả quá cao vì thế khả năng cạnh tranh còn yếu. Thị trường dân tộc thống nhât đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ Do giao thông vận tải kém phát triển nên chưa lôi cuốn được tất cả các vùng trong nước vào một mang lưới lưu thông hàng hóa thống nhất Thị trường hàng hóa – dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều tiêu cực Thị trường hàng hóa sức lao động mới manh nha, một số trung tâm giơi thiệu việc làm và xuất khẩu lao động mới xuất hiện nhưng đã nảy sinh hiện tượng khủng hoảng.Nét nổi bật của thị trường này là sức cung về lao động lành nghề nhỏ hơn cầu rất nhiều, trong khi đó cung về lao động giản đơn lại vượt quá xa cầu, nhiều người có sức lao động không tìm được việc làm. Thị trường tiền tệ. thị trường vốnđã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc thở, nhưng nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng không vay được vì vướng mắc thủ tục, trong khi đó nhiều ngân hàng thương mại huy động được tiền gưởi mà không thể cho vay, để ứ đọng trong két dư nợ quá hạn đã đến mức báo động.Thị trường chứng khoán ra đời nhưng cũng chưa có nhiều “hàng hóa” để mua bán và cũng có ít doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia thị trường này Nhiều thành phần kinh tế tham gia thi trường; do vậy nền kinh tế ở nước ta có nhiều loai hình sản xuát hàng hóa cùng tồn tại, đan xen nhau, trong đó sản xuất hàng hóa nhỏ phân tán con phổ biến. Sự hình thành thị trường trong nước gắn liền với mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, trong hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của nước ta thấp xa so với hầu hết các nướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28021.doc
Tài liệu liên quan