Tiểu luận Vai trò Nhân sinh quan Phật giáo trong Văn hóa truyền thống Việt Nam

V. MỤC LỤC

 

I. Nhân sinh quan Phật giáo: trang 3

5. Tiêu chuẩn quan sát nhân sinh. trang 3

6. Giá trị nhân sinh theo tiêu chuẩn Phật giáo. trang 4

7. Điểm độc đáo của Phật giáo. trang 5

8. Nhân sinh hoạt động cùng đau khổ. trang 6

 

II.Giáo lý, giáo điều,tín điều và giới luật trong phật giáo: trang 7

4. Giáo lý trang 7

5. Giáo điều và tín điều trang 7

6. Giới luật trang 8

 

III. Vai trò nhân sinh quan Phật giáo trong Văn hóa truyền thống Việt Nam:

4. Đặc điểm tư duy người Việt Nam trong Văn hóa truyền thống trang9

5. Đặc điểm tư duy người Việt Nam trong các mối quan hệ trang 10

6. Chiều sâu và ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trang 10

 

IV. Kết luận trang 12

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò Nhân sinh quan Phật giáo trong Văn hóa truyền thống Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an Phật giáo trong Văn hóa truyền thống Việt Nam: Đặc điểm tư duy người Việt Nam trong Văn hóa truyền thống trang9 Đặc điểm tư duy người Việt Nam trong các mối quan hệ trang 10 Chiều sâu và ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trang 10 IV. Kết luận trang 12 3. Ý nghĩa của đề tài : Trong tình hình phát triển hiện nay, dưới trào lưu giao lưu Văn hóa trên toàn cầu và việc con người ngày càng tiếp cận với những kiến thức mới mẻ, những thông tin được du nhập một cách dễ dàng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.. có thể nói nôm na đây là thời đại của truyền thông di động và Internet.. Vì vậy, giới trẻ hiện nay được du nhập nhiều thông tin mới lạ từ các nước phương Đông và các nước phương Tây khác. Có thể nói sự tiếp thu những thông tin một cách nhạy cảm và nhanh chóng của giới trẻ hiện nay khiến cho nhiều bậc tiền bối thế hệ trước cũng phải giật mình. Sự non nớt về kinh nghiệm sống cùng với một ý chí muốn khẳng định mình đã làm cho giới trẻ hiện nay dần đánh mất đi những Văn hóa truyền thống Việt Nam, hay chăng trong Văn hóa của chúng ta tồn tại nhiều điều bất cập mà giới trẻ vẫn thường nói đó là nền Văn hóa không theo kịp với sự phát triển của đất nước và xu hướng của thế giới.. mà một trong những vấn đề ảnh hưởng đến suy nghĩ đến tâm thức của giới trẻ cũng như toàn thể người Việt Nam chúng ta chính là tôn giáo, mà ở đây đề tài tiểu luận muốn nói đến là Vai trò nhân sinh quan của Phật giáo trong Văn hóa truyền thống Việt Nam. Tư tưởng nhân sinh quan của Phật giáo hiện nay có phải là nhân sinh quan đích thực của Phật giáo hay không. Hay nó đã chịu nhiều thay đổi qua một quá trình phát triển lịch sử rất lâu đời để thích nghi với văn hóa hay phục vụ cho mục đích nào đó. NỘI DUNG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO : Bất cứ trong một tôn giáo, một triết học nào thì phần nhân sinh quan vẫn là quan trọng. Chúng ta theo một tôn giáo mà không biết quan niệm nhân sinh trong tôn giáo ấy là như thế nào thì thực là một khuyết điểm lớn lao. Ở đây, chúng ta chỉ riêng bàn về phần nhân sinh quan Phật giáo để tìm hiểu Phật giáo quan niệm về đời sống con người như thế nào? Cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, người Đại Sĩ núi Tuyết đã trình bày rốt ráo quan niệm của Ngài đối với kiếp sống con người, quan niệm ấy do Người thực nghiệm và đã thấu đạt một cách cứu kính. Vì thế, trong ba tạng Thánh Điển, đức Phật lấy con người làm tiêu chuẩn để giải quyết. Cho nên, có thể nói rằng khi đề cập đến Phật giáo là đề cập đến con người qua quá khư, hiện tại và vị lai; Phật giáo còn nói rõ con người do đâu phát sanh, tại sao sanh ra đây và sau khi chết sẽ về đâu? Với vấn đề mênh mông ấy, chúng ta không có đủ thời giờ để bàn giải tường tận. HIện nay trong đời sống hiện tại, chúng ta chỉ xét đoán về con người. Tiêu chuẩn quán sát nhân sinh Mỗi người chúng ta đều mang sẵn trong người một vũ trụ quan riêng biệt. Bởi chỗ riêng biệt đó, mỗi người có một nhận xét về cuộc sống khác nhau. Tuy sự nhận xét có trăm ngàn cách, nhưng không ngoài hai điểm căn bản “đời người khổ hay lạc”. Và khổ lạc là tiêu chuẩn để quán sát con người. Nói đến kiếp người là chúng ta nói đến khổ và vui. Đối với những ai nhận thức cuộc đời tươi đẹp hạnh phúc là chủ nghĩa lạc quan. Trái lại, những ai thấy đau khổ chán chường thì sanh chủ thuyết bi quan. Thế rồi mỗi người mỗi nẻo tranh luận nhau. Đa số người ghép Phật giáo thuộc về chủ nghĩa bi quan yếm thế. Bởi trong kinh, đức Phật thường dạy: “Nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước bể cả”. Hoặc Ngài mạt sát thân này là ô uế, bất tịnh, là giả trá, tạm bợ như làn chớp, hòn bọt.. Như vậy, người ta tưởng tượng những nhà tu Phật giáo trên gương mặt hằng biểu hiện những nét khổ đau, sầu não, chán nản, ê chề. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta được gần những nhà sư chân chính, nhìn gương mặt họ lúc nào cũng vui tươi điềm đạm, cặp mắt sáng suốt đầy cương quyết, lời nói hiền hòa vui vẻ, nụ cười lúc nào cũng chực nở trên môi. Tại sao lại có sự mâu thuẩn lạ lùng ấy ? Không lý những nhà sư kia không thâm hiểu Phật giáo. Sự thật họ đã thâm hiểu Phật giáo hơn ai hết. Do chỗ thâm hiểu đó, họ mới có đủ đức tính điềm đạm, vui tươi và đầy cương nghị. Tuy nhiên, Phật giáo nhìn nhận thân phận con người là bèo bọt, là bất tịnh, kiếp sống con người luôn luôn khổ đau bởi kiếp sống vô thường phá hoại. Nhưng đức Phật chỉ chỉ cho ta biết nhìn thẳng vào đau khổ để có sức chịu đựng, để tìm lối thoát ly xiềng xích khổ đau đang vây quanh chúng ta. Trên con đường cơ hiểm ấy, nếu những khách bộ hành nhắm mắt đi liều lĩnh thì sớm muộn gì cũng phải rơi xuống hầm hố. Muốn tránh khỏi nguy hiểm ấy, người dẫn đường có bổn phận đánh thức họ và bắt buộc họ phải nhìn kỹ chung quanh mà đi. Đức Phật cũng thế, Ngài là vị Đạo Sư của chúng sinh. Ngài không nỡ để cho chúng sinh cứ đi liều trong đêm tối hiểm nghèo, nên Ngài kêu gọi “các ngươi hãy tự thấp đuốc lên mà đi, thắp đuốc lên với chánh pháp”. Giá trị nhân sinh theo quan điểm Phật giáo Phật giáo thừa nhận “Nhân sinh đa khổ”. Dù người sinh trong giai cấp nào, ở địa vị nào, ở hoàn cảnh nào cũng đều đau khổ. Cái đau khổ căn bản không ai có thể tránh được. Có một số người cho rằng quan niệm Phật giáo như vậy là thái quá. Ví dụ như khi người ta đói là khổ, nhưng được ăn là vui, khi lạnh là khổ, được mặc ấm là vui. Như vậy đời người vừa có khổ cũng vừa có vui. Nghĩ thế là sai lầm. Cái khổ vui đói no, ấm lạnh bên ngoài là những khổ vui mong manh cạn cợt không đáng kể. Phật giáo nói khổ vui ở đây là nhắm vào phần căn bản, là nghĩ đến cuộc đời đen tối, phủ vây bởi sinh, già, bệnh, chết.. Khổ mà Phật giáo nói là cái khổ do sự mâu thuẩn tạo thành. Là con người ai cũng mong mình được sống lâu, trẻ mãi, muốn mình luôn khỏe mạnh đừng đau ốm. Nhưng thiên nhiên không cho phép, cứ thúc đẩy bắt buộc chúng ta lại phải đau, phải già, phải chết. Sự mâu thuẩn này khiến con người khổ đau vô tận. Một vùng nắng hạn đốt khô lúa mạ hoa màu, bỗng đổ một trận mưa to làm cho con người rất thỏa mãn. Nhưng nếu mưa cứ đổ mãi, đường sá ngập lụt thì người ta trở lại ca thán.. Bởi vì hoàn cảnh ít khi chiều theo ý muốn con người nên sự mâu thuẫn giữa người với thiên nhiên bao giờ cũng có. Do đó tạo thành một cuộc xung đột thường xuyên giữa người với ngoại cảnh. Trong tâm hồn chúng ta tình cảm và lý trí thường xung đột nhau. Khi bị tình cảm lôi cuốn ta làm sai, nghĩ quấy, kịp đến lý trí sáng lên là mở một cuộc trừng phạt nặng nề. Cứ thế mãi, giữa tình cảm và lý trí một bên kéo đi, một bên lôi lại tạo thành một cuộc xung đột, thanh trừng thường xuyên trong nội tâm. Đó là tình trạng đau khổ trầm trọng trong con người ta với chính ta. Điều đau khổ này có thể hết, là khi nào lý trí toàn thắng tình cảm. Điểm độc đáo của Phật giáo Nhận chân cuộc đời, nhìn đau khổ nhưng người Phật tử vẫn sẵn sàng lăn mình vào dòng đời, vẫn can đảm nhận chịu một cuộc sống dù dẫy đầy tai ách. Tuy thấy thực trạng cuộc đời là đau khổ, nhưng họ vẫn hảnh diện vì đã được làm người. Phật giáo chỉ rõ những khổ đau của con người. Nhưng Phật giáo vẫn không quên vạch những ưu điểm nơi con người. Như trong kinh đã dạy: “Con người có suy tưởng, có quả cảm, có trí tuệ, nên dễ tiến tu”. Hoặc những câu “Thân người khó được” (Nhân thân nan đắc). “Một phen mất thân này muôn kiếp khó tái hồi” (Nhất thất nhân thâu, vạn kiếp bất phục), “Ngàn năm cây sắt trổ bông còn dễ, một phen mất thân này được lại khó hơn.” (Thiên niên thiết thọ khai hoa dị, nhất thất nhân thân vạn kiếp nan). Hoặc như đoạn kinh này: “... Ví như quả đất sụp thành biển cả, có một con rùa mù sống vô lượng kiếp, một trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Trong biển có một bọng cây nổi, chỉ có một lỗ, trôi giạt trên mặt biển, theo gió sang Đông, Tây. Con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu lên một lần tìm bọng cây, sẽ gặp bọng cây chăng ? A-nan thưa: Bạch Thế Tôn, không thể gặp được. Vì sao ? - Vì con rùa mù nếu đến biển Đông thì bọng cây đã theo chiều gió sang biển Tây, Nam, Bắc bốn phía chung quanh cũng vậy, không thể gặp nhau. Phật bảo A-nan: Con rùa mù tìm bọng cây tuy sai lạc, nhưng còn có khi gặp nhau, kẻ phàm phu ngu si trôi giạt trong ngũ thú, tạm được thân người, rất khó hơn con rùa mù tìm bọng cây kia.. Qua những lời Phật dạy ở trên, chúng ta tự thấy thân người rất khó được. Đã được thân người ai nỡ hủy hoại, hoặc buông xuôi để một đời luống qua vô nghĩa. Lại nữa, đức Phật đã từng dạy “Đọa địa ngục quá khổ sở, ngạ quỉ thì đói khát, súc sanh nhiều ngu si, lên cõi trời đầy đủ dục lạc nên không thể tu được, chỉ có làm người là đủ điều kiện tiến tu hơn cả”. Vì ở cõi người tuy có nhiều đau khổ, nhưng chúng ta còn có thể chịu nổi. Cho nên, cõi này đức Phật gọi là cõi Ta-bà (kham nhẫn). Cõi này tuy uế trược, nhiều đau khổ, nhưng còn chịu đựng nổi nhờ đó mà tiến tu thêm, nên chúng ta được sanh vào đây đã có một giá trị đặc biệt trên con đường đạo đức. Đọa trong ba đường ác vì chịu khổ đau không có phút nào rảnh rổi, hoặc si mê không hiểu biết nên không thể nào tiến bước trên đường đạo đức. Được sanh lên cõi trời thì sung sướng quá cũng không có phút giây nào nghĩ đến sự tiến tu. Một bên chịu đựng quá sức, một bên thụ hưởng quá sức, cả hai đều chung qui một thái độ buông xuôi không tự vươn lên được. Chỉ có cõi người là chiết trung giữa hai cực đoan ấy, nên đủ sức vươn lên. Đó là giá trị đặc biệt của con người, Phật giáo đã vạch rõ. Nhân sinh hoạt động cùng đau khổ Lúc khoẻ mạnh, làm ăn bình thường, tư tưởng chúng ta cũng bằng phẳng, không có gì tiến bộ. Những khi gặp biến cố, buộc tâm trí chúng ta phải làm việc, phải suy tư, do đó mới nẩy sanh những ý kiến hay, tư tưởng lạ. Vì thế, lắm khi sự rủi lại hóa thành may. Những thất bại dạy chúng ta thêm nhiều kinh nghiệm để thành tựu sau này. Từ bé nếu chỉ thường sống một cuộc đời đầy đủ, được mọi người nuông chiều, con người đó thì dù được bao nhiêu tuổi cũng chưa được gọi là trưởng thành. Có vướn phải trở ngại, con người mới chợt tỉnh dừng lại để quán sát, để tư duy tìm lối thoát. Chính trong lúc ấy tâm mình mới vươn lên khỏi bậc cũ. Chính sự khổ đau ấy đã điêu luyện tâm linh con người cao đẹp hơn, màu sắc hơn, trầm tỉnh hơn. Con người tiến bộ nhờ khổ nhiều vui ít. Những con nhọng hình thù xấu xí, nếu không chịu khổ sở, giam mình trong lớp kén một thời gian, thì làm sao một sáng mùa xuân lại trở thành những con bướm xé kén chui ra mang những cánh hoa rực rỡ ? Có thành con bướm rồi, có bay lượn  trên không trung rồi, nhìn lại đồng loại mình đang mang thân nhọng, mới biết xót thương cho cuộc sống xấu xa. Sợ khổ đau, con người không thể tiến bộ được. Trong kinh điển Phật giáo luôn luôn nhắc nhở con người phải nhận thức sự khổ đau và xem sự khổ đau là những chất liệu cần yếu để xây đắp ngôi đền đạo đức. Thiếu khổ đau ngôi đền đạo đức phải tan vỡ. Có hiểu được cuộc đời là xấu xa, đau khổ con người mới lo tìm cách sửa đổi nếp sống và tâm hồn mình cho tươi đẹp, trong sạch hơn lên. Do đó, bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc Uyển là pháp “Tứ diệu đế”. “Khổ đế” được Ngài nêu lên trước nhất. Khi người ta hiểu được quả đau khổ rồi, mới phăng lần đến nguyên nhân gây ra đau khổ là “Tập đế”. Biết rõ nguyên nhân và kết quả của sự đau khổ, Phật mới dạy phương pháp trừ diệt những nguyên nhân ấy là “Đạo đế”, khi những nguyên nhân đau khổ đã diệt hết, tâm được thanh tịnh, an lạc giải thoát là “Diệt đế”. Cốt lõi của con người đạo đức, động cơ thúc đẩy sự tu hành hầu hết đều phát nguyên do nhận thức cuộc đời là đau khổ. Đau khổ có một địa vị trọng yếu trong đời sống con người. Thiếu nó con người sẽ trở thành hư hỏng, đốn hèn. Người muốn tiến bộ, muốn vươn lên và giải thoát phải nhìn thẳng vào đau khổ. Tóm lại, đạo Phật quan niệm con người đau khổ bởi sự mâu thuẩn giữa mình và thiên nhiên, giữa tình cảm và lý trí. Chúng ta có thể xoay chuyển những mâu thuẩn ấy trở thành thuận hòa thì tất cả mầm đau khổ đều tan vỡ. Nghĩa là chúng ta phải tận dụng lý trí dẫn tình cảm, bao giờ lý trí hoàn toàn làm chủ tình cảm là lúc ấy chúng ta sẽ hết khổ đau. Đức Phật nói khổ đau để chúng ta ý thức được nó, để biết nó ẩn tàng nơi nào, mà tìm phương pháp diệt trừ nó. Người Phật tử chân chánh can đảm chịu đựng mọi sự khổ đau và tin mình có đủ trí tuệ, có đủ khả năng rứt bỏ ra ngoài sự ràng buộc khốc hại của nó. Nói đến Phật giáo là nói đến sức mạnh vô biên của tâm minh do con người đầy dũng cảm, Phật giáo đã dạy con người dám nhìn thẳng sự thật và nói thẳng sự thật. Phật giáo nói kiếp người là đau khổ, nhưng phải lợi dụng kiếp người này vượt ra ngoài vòng đau khổ. Người Phật tử biết mang thân này là ô uế, giả tạm, nhưng cần phải mượn thân này làm con thuyền qua bờ thanh tịnh, an lạc. Người Phật tử không thúc thủ trước những khổ đau, vẫn hiên ngang đập tan bức thành khổ đau và vượt ra ngoài vòng trần lụy. GIÁO LÝ, GIÁO ĐIỀU, GIỚI LUẬT VÀ TÍN ĐIỀU TRONG PHẬT GIÁO: Giáo lý Bất cứ tôn giáo nào trên thế giới cũng đều bắt nguồn từ một cá nhân xuất chúng, một bậc siêu nhân phát minh ra được một chân lý hay nguyên lý nào đó. Rồi vị siêu nhân này đi rao giảng truyền bá lại cho quần chúng, trở thành giáo chủ và những lời dạy của giáo chủ trở thành “giáo lý” (doctrine). Giáo điều và tín điều Trong phật giáo Ðức Phật Thích Ca tương đối có đông đệ tử nhất, 1250 vị. Chúa Giê-Su có 12 tông đồ. Mahomet giáo chủ Ðạo Hồi chỉ có 5 đệ tử lúc đầu. Lão Tử thì chỉ một mình một trâu, còn Khổng Tử thì chỉ vài chục môn đệ. Những vị giáo chủ này, đương thời họ đâu có muốn trở thành giáo chủ hay vị thống lãnh nào mà họ chỉ muốn chia xẻ với quần chúng tư tưởng của họ hoặc truyền bá một thông điệp nào đó mà thôi. Và như thế giáo lý cốt chỉ để chuyên chở thông điệp (message). Nếu không nhận được thông điệp thì giáo lý trở thành “triết lý”. Sau đó những môn đệ về sau mỗi người hiểu một ý, sinh ra chống báng lẫn nhau. Ðể tránh tình trạng này, họ mới cùng nhau đúc kết lại những điều căn bản của giáo lý, lấy đó làm nền tảng bất di bất dịch, bất khả xâm phạm, không ai được quyền sửa đổi nữa. Ðây gọi là “giáo điều” (dogme). Giáo lý tuy nhiều nhưng không đáng ngại. Giáo điều tuy ít nhưng lại nguy hiểm vì nó làm cho người ta mắc kẹt, dễ hiểu lầm là chân lý. Giáo điều dạy chúng ta phải như thế này, phải như thế kia. Ví dụ như Phật giáo người tu hành phải ăn chay niệm Phật, phải đi chùa cúng kiến, làm công quả, nếu không thì sẽ bị tội, v.v... Hoặc như Thiên Chúa giáo có người cho rằng nếu không đi nhà thờ ngày chủ nhật thì chết sẽ xuống địa ngục. Hoặc Hồi Giáo, ai mà phạm thượng đến Allah thì phải bị xử tử, v.v.. Khi giáo điều được mọi người tin là chân lý thì giáo điều trở thành “tín điều”. Tóm lại “giáo điều” là một loại “giáo lý” đã bị đóng khung cứng ngắc. Giới luật Giới luật cũng là một loại giáo điều trên phương diện cư xử trong đời sống hằng ngày. Trong luật Tứ Phần nói 12 năm đầu, đức Phật chưa chế giới luật vì Tăng chúng thanh tịnh. Ðến năm thứ 13, có những vị xuất gia sau, tu hành thiếu xót, gây ra nhiều phiền phức, lúc đó Phật mới tùy phương tiện chế ra giới luật, tùy bệnh cho thuốc. Nhưng lại có những người chấp thuốc thành bệnh. Ví dụ như trong luật Tỳ Kheo cấm không được leo cây cao quá đầu người, thế rồi ngày kia có vị Tỳ Kheo đi vào rừng gặp cọp dữ, hoảng sợ bỏ chạy, bám vào cây nhưng không dám leo lên cao quá đầu vì sợ phạm giới, nên bị cọp nhảy lên vồ trúng ăn thịt. Các vị Tỳ Kheo khác biết chuyện về thưa lại, đức Phật mới sửa thêm vào là trừ khi có nạn hay nhân duyên thì khai cho. Trong giới luật có giới tánh, giới tướng, có sự khai, giá, trì, phạm. Giới luật được chế ra tùy nhân duyên, căn cơ của đệ tử và bối cảnh xã hội đương thời. Từ lúc thành lập Tăng đoàn cho đến khi nhập diệt, đức Phật đã chế ra 250 giới cho hàng Tỳ Kheo trong 45 năm. Nếu đức Phật còn sống cho đến ngày nay thì chắc Tỳ Kheo phải có ít nhất là 2500 giới. Nhận thức vấn đề Việc hiểu rõ các định nghĩa dễ gây nhầm lẫn như giáo lý, giáo điều , giới luật giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan hơn đánh giá đúng mực hơn về nhân sinh quan cũng như đường lối của Phật giáo cũng như nhiều tôn giáo khác.Trong mỗi hoàn cảnh xã hội khác nhau thì việc chấp hành giới pháp trong Phật giáo “Thọ giới” cần phải thích hợp theo bối cảnh. Việc đó cũng như một công dân chấp hành luật pháp trong một quốc gia,một lãnh thổ và tất nhiên đã là luật pháp thì có thể sữa đổi được cho thích hợp với tình hình và bối cảnh của xã hội. Phật giáo tại Việt Nam được du nhập vào Việt Nam hơn 1000 năm và phát triển mạnh mẽ nhất và hưng thịnh nhất vào hai triều đại Lý – Trần và đều tồn tại khá lâu. Triều Lý hơn 200 năm (1010 – 1225) và Triều Trần gần 200 năm (1226 – 1400), xuất sứ từ Phật giáo Trung hoa cổ mang màu sắc của chế độ phong kiến Trung hoa. Tuy có nhiều thay đổi so với nguồn gốc ban đầu nhưng vẫn mang nặng hình thức của giai cấp phong kiến Trung hoa.Vì vậy không tránh khỏi việc hiểu sai về phương thức hoạt động cũng như sinh hoạt trong Phật giáo.Ví dụ về trường hợp giới Tiếp Hiệu của thầy Nhất Hạnh. Đây có thể nói là giới hợp thời nhất và hợp lý nhất hiện nay mà mọi người có thể có một sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về Phật giáo tại Việt Nam.Ví dụ như giới thứ nhất: Không được thờ làm thần tượng bất cứ một chủ nghĩa hay một lý thuyết nào, kể cả chủ nghĩa và lý thuyết Phật Giáo. Những hệ thống giáo lý trong Ðạo Phật phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn tu tập mà không là những chân lý tuyệt đối để bảo vệ và thờ phụng. Hay giới thứ hai: Không được yên trí rằng những kiến thức mình hiện có là những chân lý bất di bất dịch, như thế để tránh sự trở thành cố thủ và hẹp hòi. Phải học thái độ phá chấp và cởi mở để đón nhận quan điểm của kẻ khác.. Cho tới bây giờ, giới luật của các tôn giáo thường có tính cách tiêu cực, cấm làm cái này cấm làm cái kia, nếu lỡ làm thì phạm tội, gọi chung là giới cấm. Nếu cần thọ giới, chúng ta hãy đi tìm giới tích cực, đó là những giới khuyên ta nên làm điều lợi ích. VAI TRÒ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM Đặc điểm tư duy người Việt Nam trong văn hóa truyền thống: Đặc điểm tư duy người Việt Nam trong Văn hóa truyền thống là hướng nội. Điểm này khiến người Việt trong cuộc sống đề cao cái tâm, lối sống tình cảm. Cách suy nghĩ và lối sống mang nặng màu sắc tình cảm, một mặt giúp nhân dân ta trong những thời hoạn nạn, thiên tai, địch hoạ.. nhưng nó cũng làm hạn chế sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật. Thiền tông của Phật giáo cũng đã đề xuất chủ trương “dĩ tâm truyền tâm”. Do đạo Phật quan niệm vạn vật đồng nhất thể, nên bản thể vũ trụ cũng tiềm ẩn trong mỗi con người. Vì vậy khi làm cho bản thể trong mỗi cá nhân hoà đồng với bản thể vũ trụ, thì chúng ta và thế giới hoà làm một. Muốn đạt được điều đó thì phải có trí tuệ hay Phật học gọi là Bát Nhã. Điều này hợp với người Việt với truyền thống nghiêng về trau dồi tâm tính, đạo đức luân lý hơn là học hỏi trau dồi tri thức hiện đại. Tuy nhiên, giới trẻ Việt Nam hiện nay có xu hướng là hướng ngoại và du nhập với văn hóa ngoại quốc hơn. Điều này có thể phát sinh ra mâu thuẩn khác nhau giữa các quan niệm sống giữa các thế hệ người Việt.Việc hướng ngoại tức là thiên về nghiên cứu thế giới vật chất bên ngoài.Và đạo Phật cũng quan niệm việc hướng ngoại cũng là điều tất yếu trong thế giới quan. Hướng ngoại giúp con người khai phá trí tuệ, học hỏi từ vạn vật, không gò bó vào bất cứ một quan niệm thế giới quan cực đoan nào.Tuy nhiên, khi đã dấn thân vào việc tìm ra những cái mới thì thử thách cũng sẽ càng nhiều thêm. Và giới trẻ hiện nay cũng đối diện với những thách thức mới. Tóm lại, đặc điểm hướng ngoại của giới trẻ hiện nay là tất yếu. Nó mang lại những thành tựu về khoa học kỹ thuật, tri thức và công nghệ. Cũng như những mâu thuẩn về văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại trong đời sống xã hội cũng tăng theo.Tích cực và tiệu cực bản chất là hai mặt của một vấn đề trong tư duy của mỗi người Việt Nam.Và mỗi người Việt hãy tự tìm cho mình một lối đi tích cực nhất. Đặc điểm tư duy người Việt Nam trong các mối quan hệ Để làm rõ các mối quan hệ trong tư duy người Việt Nam, Phật giáo có luật nhân quả. Nhân quả là chỉ mối quan hệ phổ biến mọi sự vật, hiện tượng. Không có cái tôi độc lập, không có “thế giới tách rời cái tôi”, không có “cuộc sống tách rời”. Tất cả những cái đó là những tương tác chặt chẽ và chỉ bị tách rời nhau trong tưởng tượng. Người phương Đông, điển hình là người Việt Nam theo đạo Phật thường để ý nhiều đến các mối quan hệ, chủ yếu cảm tính, đạo đức nên nhiều nhìn nhận sai lệch, có tính chủ quan duy ý trí. Đây cũng là vấn đề mà nhiều người hiểu sai và gán ghép Phật giáo dưới cái nhìn bi quan và không tinh tường. Do đó, cuộc sống người Việt Nam thường chú ý nhiều đến quan hệ họ hàng, làng xóm, xã hội sao cho khôn khéo, tế nhị.Và đôi lúc không dám nhìn nhận vấn đề, giải quyết không triệt để. Chiều sâu và Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo Tư duy người Việt Nam có thêm một loạt khái niệm lấy từ Phật giáo. Những khái niệm đó góp phần làm tăng những khái niệm mang tính triết lý của người Việt, khiến tư duy người Việt mang tính khái quát hơn, trừu tượng hơn. Ngoài ra, ảnh hưởng của Phật giáo lên cách tư duy còn thể hiện ở quan niệm về sự phát triển của vạn vật qua 4 giai đoạn: sinh (ra đời, xuất hiện) , trụ (tồn tại, hiện hữu), dị (phát triển, tiến hoá, biến đổi) và diệt (tử, chết, biến mất), còn ở con người đó là sinh, lão, bệnh, tử. Đó là sự phát triển tự nhiên, tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng, mọi sự sống. Khái niệm về “vô thường”, “vô ngã” cũng ảnh hưởng nhiều tới hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam. Theo quan niệm Phật giáo thì mọi sự vật, hiện tượng là sự kết hợp động của những yếu tố “động” , bởi vậy chúng luôn vận động không ngừng. Phật giáo đóng góp một cách nhìn nhận thế giới động, phù hợp với sự phát triển sự vật. Áp dụng triệt để luật vô thường vào việc phân tích con người, Phật giáo cho rằng người là kết hợp động của 5 yếu tố - ngũ uẩn, bởi vậy con người không có cái gọi là “bản ngã” mà là “vô ngã”. Cách nhìn này đã khiến con người sống một cách không sợ và vị tha. Khi quan sát thế giới bên ngoài, Phật giáo đã nhìn ra một mối quan hệ phổ biến, cơ bản giữa các sự vật, hiện tượng, đó là mối quan hệ nhân quả. Thuyết này là sự phản ánh khái quát rút ra từ thế giới hiện tượng, đặc biệt là khi xem xét sự phát triển của tự nhiên. Cách nhận thức hợp lý này đã cung cấp cho người Việt một cách suy nghĩ mang tính chất nhân quả để nhìn con người, cuộc sống, vạn vật: “nhân nào, quả nấy”,”gieo gió, gặp bão”, “ở hiền gặp lành”.. Các học giả đều cho rằng chưa có một học thuyết, một tôn giáo nào phân tích thế giới nội tâm, trong đó có tư duy sâu sắc như Phật giáo. Theo Phật học thì tư duy, ý thức của con người tựa như một dòng sông của ý niệm tuôn chảy không ngừng. Trong một sátna “ thời gian búng ngón tay”, tâm ý ta đã trải qua 960 lần chuyển niệm, trong thời gian một ngày đêm, nó trải qua 13 ức triệu niệm. Dưới dòng sông tuôn trào này, ở nơi sâu thẳm vô hình đâu đó là A lại da thức “Tạng thức” nơi tàng trữ mọi mầm mống của vũ trụ. Tuy khó hình dung nhưng Phật giáo đã cung cấp cho ta một cái nhìn động về tư duy, ý thức. Phật giáo chỉ cho ta rằng muốn có tư duy, suy nghĩ đúng thì điều kiện cần là phải tập trung tư tưởng. Tư tưởng, tư duy, ý thức của con người giống như ngọn đèn. Nếu cứ để bình thường thì toả sáng 4 phương, nhưng nếu biết tập trung toàn bộ ánh sáng vào một điểm, hội tụ chúng lại, thì điểm này trở nên rất sáng và mạnh. Vai trò của Thiền đối với tư duy cũng giống như việc tập trung ánh sáng vậy. Nó là một phương pháp khoa học. Phật giáo còn dạy muốn suy nghĩ thật khách quan cần phải có cái tâm bình tĩnh, tỉnh táo. Tâm nhảy nhót như khỉ vượn, bị thiêu đốt bởi tham lam, hận thù, si mê, tâm đứng ở nhị kiến, thích và không thích, yêu và ghét, thì nhận thức không thể nào khách quan được. Tâm như vậy giống như mặt nước hồ qua trận cuồng phong làm nổi sóng, vẩn đục và không thể nào thấy được những viên cuội dưới đáy sông. Muốn cho tâm được yên tĩnh, tỉnh táo thì việc đầu tiên là nên nghĩ và làm những điều thiện. Đạo Phật hướng người Việt tới việc suy nghĩ về làm những điều thiện, làm lành lánh giữ. Trong các loại nghiệp của con người có 3 loại nghiệp quan trọng nhất là thân, khẩu, ý. Trong đó Phật giáo coi nghiệp ý “về tư duy, suy nghĩ” là quan trọng nhất. “Tổng vệ sinh”, “làm sạch” tư duy vừa là công việc khẩn thiết vừa là công việc thường xuyên từng giờ, từng phút với mỗi người Việt Nam. Tư tưởng từ bi bác ái, chủ trương khuyến thiện trừ ác, hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn là những tư tưởng lôi cuốn đông đảo người Việt và trở thành lòng thương người, tính nhân đạo của họ. Chính vì quan tâm cứu vớt con người trước bất công đau khổ nên người Việt đã tiếp thu và nhiệt tình ủng hộ đạo Phật. KẾT LUẬN Đạo Phật cũng đóng góp một khía cạnh phương pháp nhận thức quan trọng đó là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, tinh thần và tự nhiên hay tâm và vật. Một mặt thì tâm và vật không tách rời nhau. Không có vật thì cũng chẳng có tâm. Ngược lại, không có tâm thì vật như thế nào ta cũng không biết. Sở dĩ có vật là vật do ta đã quẳng cái tâm vào đó rồi. Mặt khác, không chỉ có vật chất, giới tự nhiên, vật luôn vận động mà ý thức, tinh thần, tâm cũng luôn vận động. Hai cái luôn vận động như vậy, cậy làm thế nào để nắm bắt, nhận thức được cái thứ hai. Đứng trước vấn đề này Phật giáo đã đưa ra giải pháp như đã trình bày là tập tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò Nhân sinh quan Phật giáo trong Văn hóa truyền thống Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan