MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU : .2 :
CHƯƠNG I . Vai trò nông thôn, nông nghiệp và các giai đoạn
phát triển kinh tế Việt Nam
I Vai trò nông thôn, nông nghiệp
II. Các giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam từ 1945
2.1 Từ 1945-1975: Nền kinh tế trong thời kỳ chiến tranh .6
2.2 Từ 1975-1986: Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp.7
2.3 Từ 1986 đến nay: Đổi mới kinh tế .7
CHƯƠNG II. Những kết quả đạt được và phát triển nông thôn
I -Phải coi phát triển nông nghiệp là chủ yếu làm cơ sở để phát triển công nghiệp và các ngành khác, tạo điều kiện để công nghiệp hoá nước nhà.
1.1 công nghiệp 13
1.2 Nông nghiêp
1.3 .Thương nghiệp .14
1.4 .Sự giuùp đỡ từ beân ngoaøi .15
II Nhưững thành tựu và khó khăn để phát triển nông thôn
2.1.Thành tựu đạt được .16
2.2.Những khó khăn .17
I - Thực hiện chính sách kích cầu, phát triển nông thôn bền vững
CHƯƠNG III.Những giải pháp của nhà nước về phát triển nông thôn .20
II- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
III- Giải pháp đối với vốn đầu tư và chương trình phát triển
IV- Sắp xếp, củng cố các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã
V- Vấn đề ngân sách, tài chính, tiền tệ và tín dụng
VI- Những vấn đề bức xúc về xã hội
.
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5849 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vai trò nông thôn, nông nghiệp và các giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
út thêm được tổng số trên 40 tỷ USD vốn FDI (vốn đăng ký). Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp của Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng và tăng thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm trong nước.
Hoạt động kinh tế đối ngoại cũng có bước phát triển ổn định. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng không ngừng tăng lên, năm 2001 đạt trên 15 tỷ USD xuất khẩu và trên 16 tỷ USD nhập khẩu, năm 2002 lần lượt là trên 16,5 tỷ và 19,3 tỷ USD. Đã hình thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm hàng công nghiệp nhẹ, hàng nông, lâm, hải sản và hàng điện tử. Tuy tỷ lệ nhập siêu vẫn còn cao và biến động nhưng ngoại thương Việt Nam đã đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Hoạt động du lịch cũng có bước phát triển vượt bậc với khoảng 2 triệu lượt khách quốc tế mỗi năm. Các ngành dịch vụ liên quan như khách sạn, hàng không... cũng có bước phát triển mới.
Hệ thống tài chính tiền tệ cũng đang từng bước được cải thiện và nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Các ngân hàng hoạt động thông thoáng và ngày càng có nhiều dịch vụ hơn, đặc biệt là phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử. Tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể.
Do đó: Nhìn chung, trong hơn 15 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thực tiễn đã cho thấy công cuộc Đổi mới của Việt Nam phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện cụ thể trong nước. Những thành công của Đổi mới đã đã thực sự làm thay đổi bộ mặt của đất nước theo hướng tích cực, tạo được nhiều tiền đề vật chất để tiếp tục tăng cường đổi mới trong thời gian tới. Những năm đầu thế ký 21, kinh tế Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển khá tốt, tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng vững vàng hơn. Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang tiếp tục tăng cường công cuộc Đổi mới với trọng tâm là cải cách kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước khác trong khu vực. Trên cơ sở những thành tựu kinh tế đã đạt được và những bài học rút ra trong thực tiễn tiến hành Đổi mới, Việt Nam đã và đang tiếp tục đẩy mạnh quá trình này, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá, thay đổi nhanh cơ cấu kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế.
CHƯƠNG II: NHỮNG KÊT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
I -Phải coi phát triển nông nghiệp là chủ yếu làm cơ sở để phát triển công nghiệp và các ngành khác, tạo điều kiện để công nghiệp hoá nước nhà.
1.1 công nghiệp
Công nghiệp hoá là biến nước ta từ nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại, tất yếu phải ra sức phát triển công nghiệp, nhưng trước hết lại phải bắt đầu từ phát triển nông nghiệp, phải coi nông nghiệp là ngành chủ yếu, là gốc mà công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hoá, giáo dục, y tế v.v... phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trung tâm, bởi vì:Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp và các ngành khác.
1.2 Nông nghiêpNông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho công nhân và nhân dân nói chung. Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho nhà máy và cung cấp nông sản xuất khẩu. Nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện nay. Nông thôn tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Nông thôn giầu có sẽ mua nhiều hàng hoá của công nghiệp. Như thế là nông thôn giầu có giúp cho công nghiệp phát triển. Công nghiệp phát triển lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển thì dân giàu, nước mạnh.
C.Mác cũng từng nhấn mạnh rằng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nông nghiệp chỉ gồm lao động cần thiết. Bởi vậy, muốn có lao động thặng dư rút ra khỏi ngành này để phát triển các ngành phi nông nghiệp thì phải tăng năng suất lao động trong nông nghiệp sao cho chỉ cần một bộ phận lao động xã hội làm nông nghiệp cũng đủ để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cần thiết cho toàn xã hội, “do đó, để cho sự phân công lớn giữa những người làm nông nghiệp và những người làm công nghiệp, cũng như sự phân công giữa những người làm nông nghiệp sản xuất lương thực và những người làm nông nghiệp sản xuất nguyên liệu, có thể thực hiện được”. Công nghiệp và nông nghiệp phải phát triển cân đối như hai chân của con người, có như vậy mới đi khoẻ và đi đều, tiến bước nhanh.
Vì vậy:Công nghiệp và nông nghiệp như hai chân của nền kinh tế. Nông nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ lương thực cho nhân dân, cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy, đủ nông sản để xuất khẩu đổi lấy máy móc; công nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là nông dân; cung cấp máy bơm nước, phân hoá học, thuốc trừ sâu... để đẩy mạnh nông nghiệp, và cung cấp dần dần máy cày, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp. Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau phát triển, như hai chân đi khoẻ và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh.
Tuy nhiên “công nghiệp của ta đại bộ phận đã xã hội hoá, nhưng nông nghiệp thì nhiều nơi còn làm ăn riêng lẻ. Như thế là hai chân không đều nhau không thể bước mạnh được. Vì vậy chúng ta phải hợp tác hoá nông nghiệp làm cho nông nghiệp phát triển, làm cho công nghiệp và nông nghiệp tiến đều, thì mới cải thiện tốt đời sống nhân dân”.
Trong “Bài nói chuyện tại Hội nghị giảm tô và cải cách ruộng đất”, ngày 31/10/1955, Hồ Chí Minh cũng đề cập việc tổ chức hợp tác xã nông nghiệp, “rồi khi đã có điều kiện và nông dân yêu cầu thì tiến tới nông trường tập thể. Thế cũng chưa hết, còn phải làm cho nông nghiệp xã hội hoá”.
V.I. Lênin cũng nhiều lần nói tới xã hội hoá nông nghiệp. Nếu dựa vào cách luận giải của V.I.Lênin về xã hội hoá lao động nói chung, thì có thể hiểu xã hội hoá nông nghiệp một cách vắn tắt là phát triển nông nghiệp hàng hoá, chấm dứt tình trạng phân tán của những đơn vị kinh tế nhỏ, tập hợp các thị trường nhỏ địa phương thành một thị trường lớn trong toàn quốc (và sau đó trên toàn thế giới), sản xuất cho mình biến thành sản xuất cho toàn xã hội; tập trung sản xuất; biến nông dân thành công nhân nông nghiệp, được tự do cư trú; giảm tỷ lệ dân cư làm nghề nông, tăng các trung tâm công nghiệp và dịch vụ; thay đổi bộ mặt tinh thần ở nông thôn và tính chất của người sản xuất nông nghiệp. Cần phải tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội hoá nông nghiệp, nhưng chí ít luận điểm này của Người đã chỉ dẫn cho chúng ta tìm hiểu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về xã hội hoá lao động để vận dụng vào phát triển nông nghiệp hàng hoá nói riêng và kinh tế thị trường nói chung ở nước ta
1.3 .Thương nghiệp. Thương nghiệp “phải bảo đảm chất lượng hàng hoá và có tinh thần phục vụ người mua. Người ta cần thứ gì, bán thứ đó, người mua chỉ cần phân bón, lại bắt mua cả vôi kèm theo thì không được”.
Luận điểm trên được nêu ra trong thời kinh tế bao cấp, nhưng vẫn thể hiện rõ tư duy kinh tế thị trường, công nghiệp và nông nghiệp làm thị trường lẫn cho nhau thông qua môi giới của thương nghiệp và thương nghiệp phải bán cái mà người mua cần chứ không phải chỉ bán cái mà mình có
Dovậy:Công nghiệp và thương nghiệp liên hệ với nhau thông qua thương nghiệp, thương nghiệp là cái khâu giữa công nghiệp và nông nghiệp, thể hiện liên minh công nông.
Tóm lại:Trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Ba mặt công tác quan hệ mật thiết với nhau. Thương nghiệp là cái khâu giữa nông nghiệp và công nghiệp. Thương nghiệp đưa hàng đến nông thôn phục vụ nông dân, thương nghiệp lại đưa nông sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng. Nếu khâu thương nghiệp bị đứt thì không liên kết được nông nghiệp với công nghiệp, không củng cố được công nông liên minh. Công tác thương nghiệp không chạy thì hoạt động nông nghiệp, công nghiệp sẽ bị rời rạc.
Những điểm trên cũng thể hiện rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu ngành kinh tế ở một nước nông nghiệp khi tiến hành công nghiệp hoá. Trước đổi mới, không quán triệt tư tưởng trên, nên chúng ta đã mắc sai lầm về xác định cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư. Như Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã nhận định: “Thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều, nhưng hiệu quả rất thấp”. Do nhận rõ thiếu sót trên, Đại hội VI đã đề ra chủ trương đúng đắn: bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, tập trung sức
Người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Có thể khẳng định đây là một trong những nhân tố cơ bản giúp cho nước ta sớm ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới.
Cần lưu ý rằng tuy Hồ Chí Minh đọc diễn văn khai mạc và bế mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ta, mà văn kiện Đại hội III đề ra chủ trương “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý...”, nhưng cho đến lúc Người đi xa, chưa thấy bao giờ Người đề cập vấn đề ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Ngay cả khi nói chuyện ở Hội nghị Bộ Công nghiệp nặng ngày 31/12/1964, Người cũng chỉ xác định: “Nhiệm vụ công nghiệp nặng rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Để nâng cao không ngừng đời sống của nhân dân, chúng ta phải phát triển tốt công nghiệp nặng”. Rồi Người đặt vấn đề công nghiệp nặng phải cung cấp máy móc, phân hoá học... cho nông nghiệp; cung cấp máy móc cho công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp phát triển nhanh chóng.
Tư tưởng trên đây tiếp tục được quán triệt trong các văn kiện Đại hội VII, VIII, IX đã đưa lại những thành tựu kinh tế to lớn, chứng minh tính khoa học và thực tiễn của nguyên lý về cơ cấu ngành kinh tế ở một nước nông nghiệp khi tiến hành công nghiệp hoá: phải phát triển nông nghiệp là chủ yếu làm cơ sở cho phát triển công nghiệp và các ngành khác, tạo điều kiện để công nghiệp hoá.
1.4 .Sự giúp đỡ từ bên ngoài Ngay từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, rất nhiều lần Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà sẵn sàng đặt mọi quan hệ thân thiện hợp tác với bất cứ một nước nào trên nguyên tắc tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hoà bình.
Hồ Chí Minh rất coi trọng việc tranh thủ sự hợp tác và giúp đỡ của các nước, học tập kinh nghiệm và chuyên gia nước ngoài. Nhưng sự giúp đỡ từ bên ngoài dù to lớn đến đâu cũng chỉ là cái bổ xung, chứ không thay thế được nội lực “Các nước bạn giúp ta cũng như thêm vốn cho ta. Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta, phát triển khả năng của ta. Song nhân dân ta và cán bộ ta tuyệt đối chớ vì bạn ta giúp nhiều mà đâm ra ỷ lại. Trái lại, chúng ta phải học tinh thần tự lập tự cường, tinh thần hăng hái thi đua sản xuất và tiết kiệm của nhân dân các nước bạn”.
Lời khuyên trên khiến chúng ta liên tưởng đến một câu rất hay của một nhà kinh tế ở nước láng diềng: ngoại lực phải biến thành nội lực, nếu không, ngoại lực vào rồi lại ra đi, niềm vui phồn vinh ngắn hạn sẽ bị thay thế bằng cảnh tiêu điều dài hạn!
Quả vậy, nếu không khéo dùng cái vốn bên ngoài để bồi bổ lực lượng của ta, phát triển khả năng của ta, mà tiêu dùng lãng phí thì sẽ không có hiệu quả, thậm chí còn để lại hậu quả tiêu cực.
Bối cảnh lịch sử hiện nay ở nước ta khác với tình hình sinh thời của Hồ Chí Minh, nên chúng ta phải nhớ lời căn dặn của Người: “Cách mạng chuyển biến đòi hỏi phải có một sự chuyển biến sâu sắc về tư tưởng và nhận thức, đòi hỏi phải có những chính sách, những biện pháp về công tác tổ chức phù hợp với tình hình mới”. Tuy nhiên, những điểm
II Những thành tựu và khó khăn để phát triển nông thôn
2.1.Thành tựu đạt được
Toàn bộ thể chế kinh tế được xây dựng trên cơ sở bao cấp cho nên xoá bao cấp sẽ tạo ra đột phá cho tăng trưởng. Bên cạnh đó, xoá bao cấp một cách thiếu bài bản cũng có thể tạo ra khoảng trống cho các tiêu cực nẩy sinh. Điều này lý giải tại sao hầu hết các nước chuyển đổi trong khi đạt nhiều thành tích phát triển kinh tế thì giáo dục, y tế và nhiều dịch vụ công cộng khác lại bị xuống cấp nghiêm trọng. Việt Nam rất thành công trong xoá bao
cấp về giá sản phẩm nông nghiệp (đi đầu trong số các nước Xã hội chủ nghĩa cũ về áp dụng cơ chế giá thị trường trong mua, bán sản phẩm của nông dân), nhưng lại rất chật vật trong xóa bao cấp về vốn cho các xí nghiệp quốc doanh và cải tổ khu vực này.
Tình trạng thiếu khung pháp lý cộng với cơ chế bao cấp đã làm cho tham nhũng trở nên nặng nề ở các nền kinh tế chuyển đổi. Có thể nói, cơ chế bao cấp (mà nguồn gốc của nó là sự giáo điều, nóng vội và duy ý chí trong vận dụng tư tưởng xã hội Xã hội chủ nghĩa mong đạt đến một "sự phát triển toàn diện của mọi thành viên trong xã hội" mà không tính đến điều kiện xã hội còn quá thiếu thốn về vật chất) là rào cản lớn nhất của quá trình chuyển đổi. Trong nền kinh tế bao cấp thiếu một động lực quan trọng cho sự tăng trưởng, đó là lợi ích cá nhân. Tâm lý dựa dẫm, ỷ lại tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặc dù tình trạng tham ô không lớn, nhưng thói quen trông chờ vào Nhà nước, lười suy nghĩ, thiếu sáng kiến đã làm cho kinh tế trì trệ kéo dài và tác động tiêu cực đến tư duy của con người. Một khi tư duy đã bị tha hoá thì rất khó chấp nhận sự thay đổi. Sự chuyển đổi của xã hội vì thế mà bị khủng hoảng, có khi đem lại tổn thất to lớn như ta đã chứng kiến.
Công cuộc đổi mới còn chịu lực cản từ phía những người vốn được hưởng lợi từ cơ chế bao cấp (một bộ phận trong số họ có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách). Lấy cớ bảo vệ thành quả của Chủ nghĩa xã hội, những người này ra sức cản trở công cuộc "đổi mới", chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, trong khi vẫn lợi dụng tình trạng "tranh tối tranh sáng" và thiếu khung pháp lý để vơ vét của công không thương tiếc.
Chọn khâu đột phá là xoá bao cấp về giá (Nghị quyết của Hội nghị 4 Trung ương Khoá VI, 1981), Việt Nam đã mở đầu thành công trong công cuộc chuyển đổi. Tuy nhiên, tự do hoá giá cả đã không thu được kết quả như nhau trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Khu vực được hưởng lợi nhiều nhất từ tự do hoá giá cả là nông nghiệp (cũng bởi vì nông thôn được bao cấp ít nhất). áp dụng giá thị trường trong mua bán nông sản cùng với cơ chế "khoán 10" áp dụng từ năm 1988 đã thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, đưa nông dân trở lại vị trí người chủ ruộng đất mà họ đang cày cấy (Nghị quyết 10 của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam 4/1988 với nội dung chủ yếu là trao lại tư liệu sản xuất cho hộ nông dân, cũng tức là trao quyền tự chủ cho họ). Như vậy, không phải cách mạng kỹ thuật mà chính là thay đổi cơ chế (xoá bao cấp, bao biện) đã dẫn đến cuộc bứt phá ngoạn mục trong nông nghiệp khiến Việt Nam từ chỗ nhập khẩu trên dưới một triệu tấn gạo
một năm trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới.
Sự thay đổi cơ chế đã giải phóng sức sáng tạo của nông dân, họ không dừng lại ở tăng sản lượng mà còn thay đổi cách làm ăn, tăng vụ, thay đổi cơ cấu kinh tế. Do tiềm năng nhỏ bé của nền tiểu nông nên sự chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp diễn ra chậm chạp trong những năm đầu “đổi mới” (1990 - 2000), nhưng, như "mưa dầm thấm lâu", quá trình này đã dẫn đến sự đột phá trong kinh tế mấy năm gần đây. Nếu như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong những năm trước chủ yếu là hành động tự phát của từng hộ nông dân, từng chủ trang trại thì từ 2002 - 2003 quá trình này đã được sự đỡ đầu, bảo trợ của chính quyền.
Thí dụ: Nông dân Hải Dương đã thành công trong việc chuyển từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả (táo, dưa hấu, cam Canh đường), nay chính quyền tỉnh đang vận động nông dân tham gia dự án trồng hoa hồng xuất khẩu với cam kết: "nếu trồng hoa hồng hiệu quả thua lúa tỉnh đền nông dân". Uỷ ban Nhân dân xã Đoàn Thượng, Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương hợp tác với Công ty Nhân Văn đầu tư cho nông dân có ruộng tham gia dự án trồng hoa hồng với mức 480.000 đ/sào, hỗ trợ 50% tiền mua giống và đào tạo những nông dân chủ chốt của dự án thành các kỹ thuật viên, hưởng lương kỹ thuật 320.000 đ/người/tháng trong vòng 4 năm. Sản phẩm của những diện tích tham gia dự án được Công ty Nhân Văn bao tiêu (mua hết sản phẩm). Có một bước tiến vượt bậc về thu nhập trên một ha tại vùng đất "thuần lúa" xưa kia: từ chỗ chỉ thu được do trồng lúa mỗi năm từ 5 đến 10 triệu đồng/ ha, nay thu nhập đã tăng lên tới 200 - 270 triệu đồng/ ha nếu trồng dưa hấu và 500 triệu đồng/ ha nếu trồng hoa hồng xuất khẩu. Lần đầu tiên nông dân ở đây đã trồng được hoa hồng xanh, hoa hồng đen. Có cán bộ thường đi nước ngoài công tác đã nhận xét: thị trường hoa của Việt Nam mấy năm gần đây đã phong phú hơn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu.
Sự chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp đã lan nhanh đến cả những địa phương vốn là những vùng có điều kiện tự nhiên và hạ tầng khó khăn như các tỉnh miền Trung, miền núi. Trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tháng 5/2004 vừa qua, du khách đã rất ngạc nhiên khi được thưởng thức cá nuôi trên vùng núi cao trước đây đến rau ăn cũng hiếm. Các "hồ treo" trên núi tại Điện Biên không những cung cấp cá cho các nhà hàng, khách sạn trong dịp lễ hội mà còn là những điểm tham quan thú vị của du khách. Xã nghèo ven biển Quỳnh Lương, Nghệ An trước kia, nay đã giàu lên nhờ trồng rau, màu. Thu hoạch từ rau, màu đạt trên 100 triệu đồng/ ha, gấp 20 lần trồng lúa; cả xã có 17 xe chuyên dùng để chở rau đi bán tỉnh xa. Nghề nuôi tôm trên cát đã góp phần xoá nghèo và vươn lên giàu có cho nhiều vùng đất chua mặn quanh năm nghèo đói trước đây.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp mất dần tính tự phát đã kéo theo những biến chuyển về chất của nền nông nghiệp Việt Nam. Chỉ trong vòng hơn một năm qua đã có nhiều thương hiệu sản phẩm nông nghiệp đưa ra thị trường quốc tế như: nước mắm Phú Quốc, bưởi Năm Roi, cà phê Trung Nguyên. Sản phẩm lưu thông trong nước cũng đang nhanh chóng đi theo xu hướng có thương hiệu đảm bảo cho chất lượng ổn định để duy trì thị trường. Tính "dã man" của kinh tế thị trường Việt Nam đang nhanh chóng nhường chỗ cho một nền thương mại văn minh.
2.2.Những khó khăn
Mặc dù những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp, lĩnh vực này vẫn đang phải đối đầu với những thách thức lớn. Một trong số những thách thức đó là trình độ văn hoá, kỹ thuật của người lao động. Nông dân rất nhanh nhạy tham gia kinh tế thị trường, nhưng do trình độ văn hoá và kỹ thuật thấp nên kết quả thu được vẫn còn hạn chế, thể hiện điều mà nhiều chuyên gia nhận định rằng chất lượng tăng trưởng của kinh tế còn thấp. Có thể minh hoạ điều này qua thí dụ về tỉnh Nghệ An nêu trên: trong số 71.526 hộ sản xuất giỏi của tỉnh này, chỉ có 14% qua các lớp trung cấp, sơ cấp kỹ thuật hoặc quản lý.
Khu vực được hưởng lợi thứ hai nhờ xoá bao cấp là công thương nghiệp ngoài quốc doanh, nay gọi là khu vực dân doanh. Do nhận thức cũ, coi doanh nghiệp dân doanh là thành phần "phi xã hội chủ nghĩa" nên quá trình chuyển từ cấm đoán sang không cấm rồi khuyến khích doanh nghiệp dân doanh diễn ra chậm hơn so với nông nghiệp. Mãi đến năm 2000, cùng với thi hành Luật Doanh nghiệp, khu vực dân doanh mới có được khung pháp lý thuận lợi để phát triển. Nhiều người đánh giá Luật Doanh nghiệp đã tạo ra bước đột phá tương tự như "khoán 10" trong nông nghiệp. Chỉ sau 3 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, đã có gần 73000 doanh nghiệp đăng ký mới với số vốn xấp xỉ 9,5 tỷ USD (tương tự khối lượng FDI đạt được cùng thời gian), tạo việc làm cho gần một nửa số lao động tăng thêm hàng năm. Nếu Luật Doanh nghiệp được thi hành nghiêm túc hơn, doanh nghiệp dân doanh được dễ dàng hơn trong vay vốn ngân hàng và thuê mặt bằng sản xuất thì hiệu quả mà khu vực này đem lại còn lớn hơn.
Mặc dù vẫn duy trì bao cấp trong các lĩnh vực công cộng và phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường v.v... nhưng việc thực hiện "xã hội hoá" cũng đã giảm nhiều tình trạng xuống cấp của khu vực này. Đặc biệt, chính sách đoàn kết nêu ra tại Đại Hội lần thứ 9 Đảng cộng sản việt Nam (4/2003) "phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân"... "lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng..." đã làm yên lòng giới kinh doanh tư nhân và động viên được các nguồn nội lực. Trong các năm 2001 - 2003 đầu tư của khu vực tư nhân đã bù lại được sự giảm sút của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Khu vực được bao cấp lớn nhất trong kinh tế Việt Nam cho đến nay vẫn là khối các doanh nghiệp nhà nước. Với lý thuyết "ưu tiên phát triển công nghiệp" (có thời kỳ còn đề ra khẩu hiệu "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng"), Việt Nam đã dành sự bao cấp to lớn cho công nghiệp. Các xí nghiệp quốc doanh sở hữu gần như toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế, hầu hết cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Mặc dù trình độ quản lý yếu kém, tiền lương thấp, nhưng do được bảo hiểm của Nhà nước nên khu vực này vẫn có sức hút mạnh hơn so với khu vực tư nhân mới bắt đầu phát triển từ sau khi có Luật Doanh nghiệp (có hiệu lực từ năm 2000). Điều đó giải thích tại sao việc cổ phần hoá khu vực này diễn ra chậm chạp (bên cạnh sự chống đối của những người muốn dựa vào cơ chế bao cấp cũ).
Sức mạnh vật chất của kinh tế nhà nước cộng với lợi ích mà nó đem lại cho một bộ phận đông đảo dân cư khiến cho không thể nóng vội cải tổ khu vực này. Ngay cả những kinh tế gia ít chuyên sâu về kinh tế Việt Nam (như Joseph Stigliz, người được giải Nobel kinh tế) cũng khuyên Chính phủ Việt Nam không nên cổ phần hoá khu vực doanh nghiệp nhà nước với bất cứ giá nào, mà nên phát triển khu vực tư nhân bên cạnh khu vực nhà nước đồng thời với cải tổ xí nghiệp quốc doanh. Còn những người am hiểu Việt Nam như ông Jhozev Hà, nguyên chủ tịch tập đoàn Daewoo, Hàn Quốc, thì khuyên Việt Nam không nên vội vã tư nhân hoá ngành công nghiệp nặng đã được xây dựng từ thời bao cấp, vì đó là sức mạnh kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, chuyển hướng đầu tư cho công nghiệp nặng theo hướng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ như kiến nghị của giáo sư Trần Văn Thọ tại Hội thảo hè năm 2002 là giải pháp cấp bách. Nhân đề cập đến vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ, từ năm 2003 đã có những tín hiệu đáng mừng: các ngành sản xuất ô tô, xe máy, ti vi, máy vi tính đang chuyển hướng đầu tư sản xuất phụ tùng, linh kiện thay thế để giảm bị động trong sản xuất và hưởng các ưu đãi của Nhà nước.
Bên cạnh đó : Nhiều nền kinh tế chuyển đổi tìm thấy cơ hội xoá cơ chế bao cấp thông qua việc hội nhập vào kinh tế thế giới. Những thành tích Việt Nam đạt được trong xuất khẩu từ sau khi Hiệp định thương mại ký với Hoa Kỳ có hiệu lực đã củng cố quyết tâm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngoài việc khẩn trương sửa đổi luật pháp cho phù hợp các cam kết của WTO, điều hành nền kinh tế cũng đang chuyển theo hướng xoá dần bao
cấp, tạo môi trường bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.
Ví dụ :sinh động nhất mới đây là chủ trương giảm thuế nhập khẩu thép thành phẩm từ 20% - 40% xuống mức 0% trong cơn sốt giá thép thế giới từ đầu năm 2004 bất chấp phản ứng mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước. Thời hạn thực hiện cam kết AFTA giảm thuế hải quan xuống mức 0% - 5% đang đến gần đã khiến doanh nghiệp quan tâm đến đầu tư chiều sâu, áp dụng công nghệ mới và tiếp thị để nâng cao sức cạnh tranh.
CHƯƠNG III:NHỮNG GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
I -Thực hiện chính sách kích cầu, phát triển nông thôn bền vững
Trước tình trạng tuy được mùa, nhưng thu nhập của nông dân bị giảm sút do giá nông sản xuống thấp (Theo đại biểu Hà Văn Phụng, Bắc Cạn, thì năm nay, giá sụt giảm 20 - 30% so với năm 2000); giá nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giới có chiều hướng đi xuống cũng làm tăng thêm sức ép đối với đời sống nông dân; Chính phủ đã đề ra chính sách cho mua tạm trữ một triệu tấn gạo với giá ưu đãi (1300 đồng/kg lúa). Nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu vấn đề ai là người hưởng lợi nhiều hơn từ chính sách này? thay vì nông dân, thì chính mạng lưới thu mua trung gian được hưởng lợi nhiều hơn.
Ðời sống của nông dân do thu nhập ít, lại phải chi nhiều khoản đóng góp để duy trì sản xuất và đời sống cộng đồng; giá nông sản đi xuống, giá hàng công nghiệp lại đi lên dẫn đến chi phí sản xuất cao, do đó hố giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị một số giải pháp bổ sung vào những giải pháp của Chính phủ đưa ra; trong đó có đề nghị miễn hẳn thuế nông ngh-iệp cho nông dân; xem lại hiệu quả của chủ trương bù giá và nghiên cứu hỗ trợ bằng hàng, vật tư trợ giá xuống cơ sở, tổ chức mạng lưới tiêu thụ theo hợp đồng dài hạn để giảm nạn ép cấp, ép giá trong tiêu thụ sản phẩm. Giải pháp đối với khâu tiêu thụ có thể là đầu tư xây dựng nhiều cơ sở chế biến nông, lâm sản ở các địa phương. Ðối với hình thức hỗ trợ qua hàng hoá, một số đại biểu miền núi đề nghị thay vì khoán khoanh nuôi rừng bằng tiền, nên nghiên cứu hình thức hỗ trợ bằng gạo để đồng bào ổn định đời sống, chăm sóc bảo vệ rừng, đồng thờ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi dung.doc
- biabktct.doc