Tiểu luận Vai trò thành phần kinh tế tư nhân và vấn đề thực tiễn đật ra trong thời kỳ quá độ lên CNXH

Tư bản tư nhân ngày nay có phải tất yếu là bóc lột lao động?

Những người chủ trương đảng viên không được làm kinh tế tư bản tư nhân lấy lý do rằng đó là thành phần kinh tế bóc lột lao động bằng giá trị thặng dư mà lý tưởng của Đảng Cộng sản là xóa bỏ bóc lột. Theo tôi, dù phân tích từ góc độ nào cũng phải đi đến một kết luận tối hậu là làm sao để người lao động ngày càng sung sướng, ngày càng có một mức sống cao hơn. Mọi tư tưởng và lý luận không đạt được mục đích này tự nó sẽ mâu thuẫn và không phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Giá trị thặng dư (GTTD) theo chủ nghĩa Marx là tổng sản phẩm xã hội trừ đi khấu hao tư bản và tiền lương trả cho lao động. GTTD này bao gồm tiền lãi ngân hàng, tiền vốn chia cho cổ đông, và lợi nhuận của xí nghiệp.

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3453 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vai trò thành phần kinh tế tư nhân và vấn đề thực tiễn đật ra trong thời kỳ quá độ lên CNXH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dùng cho đời sống ). Khu vực kinh tế tư nhân phát triển sẽ làm tổng cầu tăng nhanh , thực hiện được chủ trương kích cầu của Nhà nước do mở rộng sản xuất làm cho nhu cầu các yếu tố đầu vào gia tăng , đồng thời thu nhập của người lao động tăng do sản xuất phát triển và số lao động được huy động vào làm tăng thêm . Đây chủ yếu là tầng lớp có thu nhập thấp nên tỷ lệ tiêu dùng cận biên (MPC) lớn , tỷ lệ tiêt kiêm cận biên (MPS)nhỏ hơn so với tầng lớp có thu nhập cao . Trong những năm gần đây khu vực kinh tế tư nhân tăng rất nhanh về mặt số lượng , nhiều doanh nghiệp được hình thành vì thế việc sản xuất hàng hoá với nhiều mặt hàng trở nên rất đa dạng và phong phú . Việc tiêu dùng của người dân cũng như của các doanh nghiệp tăng nhanh rõ rệt , doanh nghiệp thì cần sử dụng nhiều nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất , người tiêu dùngsống ngày càng cao , kèm theo mặt hàng trở nên phong phú đa dạng cho nên mức tiêu dùng của toàn xã hội tăng rất nhanh vì thế xét trên giác độ tổng cầu thì khu vực kinh té tư nhân đã đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. II. TẠO VIỆC LÀM VÀ XOÁ ĐÓI GẢM NGHÈO. Tạo việc làm. Từ năm 1996 đến nay , số lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chỉ giảm trong năm 1997 , còn lại đều tăng . Thời điểm 31-12-2000 số lượng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân là 4.643.844 người , chiếm 12%tổng số lao động xã hội ,bằng 1,3 lần tổng số việc làm trong khu vực kinh tế nhà nước .Lao động của hộ kinh doanh cá thể là 3.802.057 người , của các doanh nghiệp tư nhân là 841.787 người . Sự gia tăng của các doanh nghiệp tỷ lệ thuận với sự gia tăng về số lượng lao động phù hợp với trình độ kỹ thuật của lao động , việc sử dụng lao động tại chỗ của khu vực kinh tế tư nhân đã giảm bớt khâu giải quyết nơi ăn ở , các điều kiện cơ sở hạ tầng khác như phương tiện giao thông , trường học trạm xá…. , tình trạng thất nghiệp dã giảm dần . do Trong 5 năm 1996-2000 lao động trong khu vực kinh tế tư nhân tăng thêm 778.681 người (tăng 20,4%). Trong đó số lao động trong các doang nghiệp tư nhân tăng thêm 487.459 người (tăng 237,57%); số lao động ở hộ kinh doanh cá thể tăng thêm 292.222 người (tăng 8,29%). Số lao động qua thực tế khảo sát ở hộ kinh doanh cá thể lớn hơn nhiều so với số đăng ký vì nhiều hộ gia đình chủ yếu sử dụng số lao động trong dòng họ , lao động mang tính thời vụ và lao động nông nhàn không thể hiện trong báo cáo thống kê. Tình hình thu hút lao động trong những năm qua thể hiện rất rõ rệt qua bảng : Tình hình thu hút lao động trongkhu vực kinh tế tư nhân trong những năm qua. (tính đến thời điểm 31-12 hàng năm) 1996 1997 1998 1999 2000 Lao động (người) 3.865.163 3.666.942 3.816.942 4.097.455 4.643.844 nhu Tốc độ phát triển liên hoàn(%) 100 94,87 104,09 107,35 113,33 Tốc độ tăng liên hoàn(%) -5,13 4,09 7,35 13,33 % trong tổng lao động xã hội 11,2 10,3 10,3 10,9 12,0 Công nghệ kỹ thuật sản xuất ngày càng được cải thiên và nâng cao , dây truyền sản xuât ngày càng hiện đại , đòi hỏi ở công nhân một trình độ tay nghề phù hợp với điều kiện làm việc, chính vì thế quá trình đào tạo tay nghề được đưa lên vị trí hàng đầu .Hiện nay ,trình độ tay nghề của công nhân được nâng cao rõ rệt , bên cạnh đó việc xây dựng chiến lược và chương trình phát triển đào tạo nghề được hình thành ,như việc xây dựng chiến lược và chương trình phát triển đào tạo nghề đến năm 2005và 2010.Trong đó cần chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề và công nhân trình độ cao cho khu vực KTTN. Mặt khác điều kiện để đào tạo tay nghề cho người lao động thuận lợi hơn so với cáckhu vực kinh tế khác, hầu hết được đào tạo tại chỗ, thông qua kèm cặp của người nhà đã có tay nghề. Chi phí cho đào tạo không đáng kể, đồng thời qua truyền nghề như vậy sẽ duy trì được những làng nghề truyền thống, góp phần cùng xã hội dạy nghề mà chi phí chung của xã hội (kể cả chi phí của tư nhân và nhà nước ) không đáng kể . Việc tạo ra hiều chỗ làm việc mới đã góp phần thu hút nhiều lao động trong xã hội, nhất là số người trẻ tuổi hàng năm đến tuổi lao động chưa có việc làm, giải quyết số dôi dư từ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước do tinh giảm biên chế và giải thể. 2.Xoá đói giảm nghèo. Khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần đáng kể vào việc xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân ở khu vực thành thị và nông thôn . Theo thực tế khảo sát, thu nhập của người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân thường có mức tương hoặc cao hơn thu nhập của lao động trồng lúa ở nông thôn cùng địa bàn. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân góp phần rất quan trọng để tạo ra việc làm tại chỗ cho gia đình và địa phương , đem lại thu nhập cho người lao động .Theo kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2000 của Tổng cục Thống Kê , mức thu nhập trung bình 1tháng/ 1 lao động (1000 đ)của các doanh nghiệp nói chung là: 1041,1; DNNN là 1048,2; DNtư nhân là 651,1; Cty cổ phần là 993,0; Tập thể là 529,3; CtyTNHHlà 801,8; DN có vốn dầu tư nước ngoài là 1754,5.của khu vực kinh tế tư nhân tuy thấp hơn các DNNN nhưng cao hơn khu vực kinh tế tập thể . Thu nhập trung bình của 1 lao động trong khu vực kinh tế tư nhân cao gấp 2đến 3 lần so với mức lương cơ bản của Nhà nước quy định . III. ĐÓNG GÓP VÀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN TRONG XÃ HỘI LỘP NGÂN SÁH NHÀ NƯỚC . 1. Huy động các nguồn vốn trong xã hội sử dụng vào sản xuất kinh doanh . Trong 10 năm gần đây, vốn đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 1999 tổng vốn đầu tư khu vực kinh tế tư nhân đạt 31.542 tỷ đồng chiếm 24,05%; năm 2000 đạt 35.894 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 1999, chiếm 24,31% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2000 vốn đầu tư của hộ kinh doanh cá thể đạt 29.267 tỷ đồng, chiếm 19,82% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp tư nhân đạt 6.62 Tổng vốn sử dụng thực tế của khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh. Đối với các doanh nghiệp tư nhân năm 1999 là 79.493 tỷ đồng, năm 2000là 110.071 tỷ đồng, tăng 38,5%. Các địa phương tăng mạnh vốn sử dụng thực tế của doanh nghiệp là Hà Nội từ 10.164 tỷ đồng (năm1999) tăng lên 16.573 tỷ đồng (năm2000), tăng 63,05%; tương ứng ở thành phố Hồ Chí Minh từ 36.954 tỷ đồng tăng lên 52.353 tỷ đồng, tăng 41,67%… Trong hai năm 2001-2002, sau khi có luật doanh nghiệp ra đời, số doanh nghiệp tư nhân ra đời 35.440,với số vốn đăng ký đạt 40.455 tỷ đồng, nhiều hơn số doanh nghiệp tư nhân được thành lập trong 5 năm trước cộng lại . Năm 2003 , khu vực kinh tế tư nhân có bước phát triển mạnh mẽ. Khu vực kinh tế tư nhân chiếm 26,7% tổng vốn đầu tư phát triển, hầu hết giá trị nông nghiệp, chiếm 25,5% giá trị công nghiệp, phần lớn giá trị dịch vụ, 48% kim ngạch xuất khẩu. 2. Đóng góp phần lớn vào ngân sách nhà nước. Với sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đát nước, với số vốn huy động lớn trong toàn xã hội, khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp ngày càng tăng vào ngân sách nhà nứơc. Năm 2000 nộp được 5.900 tỷ đồng, ước tính chiếm 7,3%tổng thu ngân sách tăng 12,5% so vơ2í năm 1999. Đến năm 2001, khu vực doanh nghiệp tư nhân Nộp ngân sách nhà nước đạt trên 11.075 tỷ đồng, chiếm 14,8%tổng thu ngân sách. Qua số liệu cho chúng ta thấy khu vực kinh tế tư nhân có vai trò rất lớn trong nguồn thu ngân sách của nhà nước .Trong năm 2001 chiếm 14,8% trong tổng ngân sách nhà nước với tốc độ phát triển nhanh chong thì chỉ trong một vài năm gần đây khu vực kinh tế này sẽ thể hiện một vị thế quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế và là chỗ dựa vững chắc trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trở thành một nước công nghiệp hoá hiện đại hoá. IV. THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ XÃ HỘI, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ. Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế. Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã xuất hiện nhiều doanh nhân kinh doanh thành đạt, đưa doanh nghiệp của mình phát triển, cải thiện được đời sống người lao động, đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, được xã hội tôn vinh. Trình độ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tiến bộ hơn, số lượng hàng hoá tham gia xuất khẩu ngày càng tăng. Nhiều sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhân được xuất khẩu uỷ thác qua doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực kinh tế tư nhân còn tham gia nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu. Xuất khẩu trực tiếp của khu vực kinh tế tư nhân đến nay đã tăng khá, 9 tháng đầu năm 2001 đạt 2.189.330.000 USD, trong đó các công ty cổ phần đạt 1.606.489.900 USD, công ty trách nhiệm hữu hạn đạt 211.900.000 USD (số liệu của Tổng cục hải quan). Các doanh nghiệp tư nhân đã tham gia tích cực vào xuất nhập khẩu trực tiếp, đến năm 2000 số doanh nghiệp tư nhân tham gia xuất khẩu trực tiếp tăng lên 16.200 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã xuất khẩu được những sản phẩm từ hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến (như cá khô đi Nhật Bản, cá kho tộ đi Mỹ…), đến cả rơm sạch là những mặt hàng mà các doanh nghiệp nhà nước chưa quan tâm đến. Vì thế khu vực ngoài quốc doanh trong nước từ chỗ chỉ chiếm 11% giá trị xuâts khẩu vào năm 1997 nhưng đến quýI-2002 đã tăng lên khoảng 31% (không tính giá trị xuất khẩu dầu thô). Gýa trị xuất khẩu từ mức khoảng 5% đã tăng lên 24% trong các thời điểm tương ứng (thời báo Kinh tế Việt Nam số 66 ngày 3-6-2002). Các doanh nghiệp , công ty đăng ký sản xuất kinh doanh theo pháp luật và được tự do sản xuất kinh doanh tự do chọn mặt hàng sản xuất hay kinh doanh. Thị trường Việt Nam với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế tư nhân đã tạo ra môi trường hợp tác trên cơ sở 2 bên cùng có lợi và cạnh tranh dưới sự quản lý của nhà nước tạo điều kiện phat triển nhanh chóng kinh tế Việt Nam , hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân góp phần thu hút được nhiều lao động ở nông thôn vào các ngành phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đât nước. Khu vực kinh tế tư nhân tăng về số lượng và khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế . Nếu như trước đây , kinh tế tư nhân không được thừa nhận, bị coi là đối tượng của cách mạng XHCN, phải đựơc cải tạo xoá bỏ, với tư tưởng như thế trong giai đoạn đó kinh tế tư nhân vẫn chua được phát triển mà hầu như còn bị vùi dập , kinh tế đất nước với sự hiện diện toàn bộ bởi kinh tế tập thể với cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Từ đường lối đổi mới (Đại hội 6 của Đảng tháng 12.1986) khẳng định xây dựng phát triển nền kinh tế nước ta với cơ cấu nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế tồn tại lâu dài thì kinh tế tư nhân đựơc phát triển rất mạnh mẽ, tạo cho cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch cân bằng giữa kinh tế tư nhân với kinh tế tập thể . Cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch cân bằng không chỉ thể hiện về số lượng giữa kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể , mà còn thể hiện rất rõ trong sự phát triển của các vùng lãnh thổ, và giữa các ngành. Các doanh nghiệp đăng ký hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại chiếm 42% tổng số doanh nghiệp, công nghiệp và xây dựng 31%, dịch vụ khác 22%, nông nghiệp chỉ chiếm 5%. Trình độ sản xuất của khu vực kinh tê tư nhân ngày càng tiến bộ , với máy móc trang thiết bị ngày càng hiện đại vì thế sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều, mẫu mã phong phú và chất lượng dần được cải thiện.Tham gia tích cực vào xuất khẩu trực tiếp. CHƯƠNG IV ĐẢNG VIÊN LÀM KINH TẾ I: ĐẢNG VIÊN LÀM KINH TẾ TƯ NHÂN. TẠI SAO LẠI KHÔNG? Bản dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội X của Đảng Cộng sản VN chủ trương cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân và không giới hạn quy mô. Đây là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, vẫn còn một số người, kể cả những nhà lý luận trong Đảng, không đồng ý với chủ trương đó vì cho rằng đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân là trái với nguyên tắc giai cấp, kinh tế tư bản tư nhân thuộc giai cấp bóc lột lao động còn người cộng sản phải lấy việc xóa bỏ chế độ bóc lột làm lý tưởng đời mình. Tôi thấy lập luận này sai ở hai điểm cơ bản: Một là, trong chế độ một đảng như hiện nay, tư tưởng và hành động đối xử phân biệt với một thành phần của dân tộc là trái với đạo lý và trái với lợi ích chung, nhất là thành phần đó đang góp phần ngày càng quan trọng vào việc làm cho kinh tế phát triển. Hai là, cho rằng bản chất của kinh tế tư bản tư nhân là bóc lột lao động là không đúng với lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay. Kinh tế tư bản tư nhân và vấn đề đảng viên Đảng Cộng sản VN Trước hết, cần hiểu nội dung của kinh tế tư bản tư nhân và vị trí của nó trong nền kinh tế VN hiện nay. Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế trong đó một hoặc nhiều cá nhân sở hữu tư liệu sản xuất và có thuê mướn lao động, khác với kinh tế cá thể là những cá nhân có tư liệu sản xuất nhưng không thuê mướn lao động, chỉ sản xuất, kinh doanh dựa trên lao động của chính mình hoặc của gia đình mình. Trong quá trình đổi mới, với Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Doanh nghiệp, kinh tế tư bản tư nhân lớn mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Vào những năm đầu đổi mới, kinh tế tư bản tư nhân hầu như chưa có gì nhưng đã chiếm 14% trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) vào năm 1995 và tăng lên 23% vào năm 2003. Trong sản xuất công nghiệp, vị trí của kinh tế tư bản tư nhân còn cao hơn: 32% năm 1995 và 49% năm 2003. Trong thể chế một đảng lãnh đạo, việc không chấp nhận một thành phần quan trọng của dân tộc vào trong tổ chức của mình, dù với lý do gì đi nữa, cũng hoàn toàn không có sức thuyết phục. Nếu là chế độ đa đảng, một đảng nào đó có thể có một cương lãnh hoạt động không đại diện hết lợi ích của mọi thành phần. Trong trường hợp đó, mỗi người dân có quyền chọn lựa những đảng phù hợp với lợi ích của riêng mình. Nhưng trong chế độ một đảng, người dân không thể có một chọn lựa nào khác mà đảng đó lại đối xử phân biệt với một thành phần nào đó là bất công, là không hợp với đạo lý. Ngoài ra, tại VN, sự lớn mạnh của kinh tế tư bản tư nhân, sự đóng góp ngày càng lớn của khu vực này vào việc phát triển của nền kinh tế, là kết quả của đổi mới. Nếu cho rằng đó là thành phần không đáng để đảng viên tham gia, thậm chí cho đó là thành phần thuộc giai cấp khác mà lý tưởng của người cộng sản là trước sau cũng phải xóa bỏ giai cấp đó, thì chẳng những mâu thuẫn với đường lối đổi mới, xóa bỏ thành quả của đổi mới mà nguy hiểm hơn, còn làm mất lòng tin của người dân trong nước và cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những nhà đầu tư nước ngoài Tư bản tư nhân ngày nay có phải tất yếu là bóc lột lao động? Những người chủ trương đảng viên không được làm kinh tế tư bản tư nhân lấy lý do rằng đó là thành phần kinh tế bóc lột lao động bằng giá trị thặng dư mà lý tưởng của Đảng Cộng sản là xóa bỏ bóc lột. Theo tôi, dù phân tích từ góc độ nào cũng phải đi đến một kết luận tối hậu là làm sao để người lao động ngày càng sung sướng, ngày càng có một mức sống cao hơn. Mọi tư tưởng và lý luận không đạt được mục đích này tự nó sẽ mâu thuẫn và không phù hợp với sự phát triển của xã hội. Giá trị thặng dư (GTTD) theo chủ nghĩa Marx là tổng sản phẩm xã hội trừ đi khấu hao tư bản và tiền lương trả cho lao động. GTTD này bao gồm tiền lãi ngân hàng, tiền vốn chia cho cổ đông, và lợi nhuận của xí nghiệp. Trong thể chế xã hội chủ nghĩa (XHCN), các tư liệu sản xuất do nhà nước và tập thể nắm giữ nên tất cả GTTD thuộc về nhà nước, thuộc về tập thể, còn thể chế tư bản chủ nghĩa (TBCN) hoặc thể chế của một nền kinh tế nhiều thành phần, GTTD gồm ít nhất 3 phần: lợi nhuận sau khi trừ thuế của xí nghiệp tư nhân và xí nghiệp quốc doanh, thu nhập của nhà nước từ thuế lợi nhuận doanh nghiệp, và tiền lãi ngân hàng cộng với cổ tức (phần thứ ba này có nhiều chủ sở hữu, trong đó có cả người lao động vì họ có tiền để dành ở ngân hàng và có mua cổ phiếu của xí nghiệp). Như vậy, cả thể chế XHCN và TBCN đều có GTTD, chỉ khác là nhà nước (và tập thể) trực tiếp nắm hết rồi phân phối lại hay là xí nghiệp tư nhân và cá nhân nắm phần lớn. Cần nói thêm rằng dù trong thể chế TBCN, GTTD vẫn chịu sự điều tiết của nhà nước qua chính sách tài chánh. Đứng trên lập trường của người lao động, vì quyền lợi của người lao động, ta thấy cần đặt ra các vấn đề sau:  (1) Làm sao để ngày càng tăng hay ít nhất là không giảm tỷ lệ của phần được chia cho lao động trong thu nhập quốc dân. Nói khác đi là làm sao để ngày càng giảm hoặc ít nhất là giữ nguyên tỷ lệ của GTTD trong tổng thu nhập quốc dân.  (2) Làm sao để quy mô của thu nhập quốc dân ngày càng tăng. Giữa trường hợp người lao động được chia phần lớn với cái bánh lúc nào cũng nhỏ với trường hợp có ai đó với tài trí và tinh thần mạo hiểm, sẵn sàng đầu tư ứng dụng công nghệ, khám phá thị trường làm cho cái bánh ngày càng lớn thì dù tỷ lệ phần chia của người lao động có thấp hơn, người lao động sẽ chọn trường hợp thứ hai, vì giá trị tuyệt đối của phần họ được chia lớn hơn nhiều so với trường hợp thứ nhất Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy: Thứ nhất, kinh tế Nhật phát triển nhanh, hầu như liên tục trong thời gian dài như mọi người đều biết. Từ năm 1900 đến năm 1973, thu nhập quốc dân bình quân đầu người trên thực chất (sau khi trừ ảnh hưởng của giá cả) đã tăng đến 10 lần. Thứ hai, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, phần chia cho người lao động có khuynh hướng giảm. Về từng người lao động cá biệt có thể có nhiều trường hợp bị bóc lột GTTD, với ý nghĩa là năng suất lao động của họ cao hơn tiền lương. Tuy nhiên, trong trường hợp này, những người lao động đó bị bóc lột là để cứu những người lao động khác có công ăn việc làm trong một nền kinh tế còn dư thừa lao động (hoặc nói khác đi là để chia công việc, chia tiền lương giữa những người lao động), và điều này lại tự nhiên vì do quy luật thị trường quyết định. Một điểm cần lưu ý nữa là đối với những người lao động đó, được “bị bóc lột” như vậy vẫn sung sướng hơn sống trong cảnh cơ cực ở nông thôn. Thứ ba, sau một quá trình phát triển, phần chia cho người lao động có khuynh hướng tăng. Không những cái bánh của Nhật ngày càng to ra mà tỷ lệ của người lao động được hưởng cũng lớn hơn. Chẳng hạn, từ năm 1965 đến 1989, tỷ lệ của tiền lương trả cho lao động trong tổng thu nhập quốc dân đã tăng từ 56% đến 68%. Ở đây chỉ kể tiền lương chứ thực ra thu nhập của người lao động còn bao gồm thu nhập từ tài sản cá nhân như bất động sản, tiền gửi tiết kiệm, cổ phiếu... Thứ tư, tỷ lệ thu nhập ròng của doanh nghiệp pháp nhân trong tổng thu nhập quốc dân quá nhỏ, nhất là sau khi trừ thuế (chỉ có 5% vào năm 1965). Nếu kể cả phần lớn của cổ tức và một phần của tiền lãi ngân hàng thì tỷ lệ này cũng không lớn. Ngoài ra, những phần này cũng có thể gọi là thù lao chính đáng cho những nhà doanh nghiệp có khả năng khám phá công nghệ, tìm kiếm thị trường, cải tiến kinh doanh, sản xuất. Thực tế cho thấy nếu không có tinh thần doanh nghiệp này, kinh tế không phát triển và cuộc sống của người lao động cũng không được cải thiện. Trong thời đại ngày nay, các yếu tố sản xuất truyền thống như tư bản, đất đai... không quan trọng mà các yếu tố mới như tri thức, trí tuệ, năng lực tổ chức, quản lý mới là động lực của sự tiến bộ. Ở nước ta, gần đây ai cũng nhấn mạnh sự quan trọng của kinh tế tri thức nhưng chẳng lẽ lại phủ nhận tri thức của nhà doanh nghiệp? Ngoài những số liệu hùng hồn nói trên, kinh nghiệm Nhật Bản còn cho thấy nhiều câu chuyện lập nghiệp cảm động, nhiều câu chuyện thành công rất ngoạn mục của những công ty mà ngày nay người Nhật rất tự hào như Toyota, Honda, Sony, Canon... Giữa cảnh hoang tàn, đổ nát ngay sau thế chiến thứ hai, Masaru Ibuka, người đồng sáng lập Sony, đã nói một câu rất cảm động trong bài diễn văn kỷ niệm ngày thành lập công ty năm 1946: "Phải ra sức dùng công nghệ, kỹ thuật góp phần vào sự phục hưng của tổ quốc chúng ta!". Ngày nay, được vào làm việc ở những công ty Sony, Honda, Toyota... là giấc mơ của hàng chục vạn sinh viên tốt nghiệp đại học. Họ muốn vào đấy để bị bóc lột chăng? Đảng Cộng sản VN bây giờ đã đánh giá đúng mức vai trò của kinh tế tư bản tư nhân và cho phép đảng viên tham gia thành phần này. Đây là hướng đi đúng dù hơi trễ II: ĐÓ LÀ MỘT THAY ĐỔI LỚN VỀ TƯ DUY. Theo giáo sư Nguyễn Đức Bình (nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), người làm kinh tế tư bản tư nhân (tức là có thuê lao động, phân biệt với người làm kinh tế tư nhân cá thể, không thuê lao động) dứt khoát là người bóc lột, là người lấy bóc lột lợi nhuận làm lẽ sống. Họ là những người chăm chăm “làm giàu hết cỡ, làm tư bản tư nhân hết cỡ, có thể bóc lột hết cỡ”. Nhưng anh ta làm giàu hết cỡ thì có gì đáng trách, vì chúng ta đang muốn dân giàu, và Đảng Cộng sản hoan nghênh cơ mà? Vậy bóc lột là gì? Để trả lời các câu hỏi này, cần nhiều trăm trang viết cũng chưa thấu đáo, và tôi e cũng không đạt đến kết quả thống nhất. Theo thiển ý của tôi, quy lợi nhuận của nhà tư bản chỉ dựa vào lao động thặng dư của công nhân (người làm thuê) là một mô hình quá sơ sài không phản ánh sát với thực tiễn. Và quan trọng hơn nó chỉ sát với thực tiễn trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản vô độ (hay dã man), nhà nước đã can thiệp, phong trào công nhân đã nổi lên, công nghệ ngày càng phát triển... Thời chủ nghĩa tư bản man rợ, vô độ, không bị kiềm chế đã qua cả hơn trăm năm rồi. Nhà nước đã đưa ra bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, các công đoàn đòi tăng lương, các chủ tư bản cũng hiểu hơn về vai trò của nguồn nhân lực và có chính sách phù hợp (như thưởng, chia sẻ lợi nhuận, quyền mua cổ phần, đào tạo, tái đào tạo...) để giữ và nâng cao nguồn nhân lực. Thời xưa, Marx tin rằng nạn thất nghiệp về cơ bản là một dụng cụ của cơ chế tư bản chủ nghĩa với chức năng giữ đồng lương thấp, và để làm cho việc bóc lột công nhân làm thuê được dễ hơn; sự nghèo khổ tăng lên luôn là sự nghèo khổ tăng lên của các công nhân làm thuê. Và từ đó Marx tiên tri rằng các nhà tư bản giàu lên mãi mãi, giai cấp công nhân bị bần cùng mãi mãi đến mức không thể chịu nổi phải đứng lên làm cách mạng vô sản lật đổ chế độ tư bản. Nhưng hiện nay mức sống của các công nhân làm thuê đã tăng lên ở khắp nơi; và lương thực tế của các công nhân làm thuê thậm chí có xu hướng tăng lên trong suy thoái (như trong đại suy thoái 1927-1928), do một sự giảm sút nhanh hơn về giá so với về lương. Những tiến triển gần đây ở các nước phát triển cho thấy số người làm thuê bước vào tầng lớp trung lưu ngày càng đông, họ được bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở mức chưa từng có. Hãy thử nhìn mức thu nhập tối thiểu, mức trợ cấp của họ. Nói cách khác, mức thu nhập sàn đã tăng lên nhanh và tăng lên đáng kể, không có trần thu nhập; điều này chứng minh rằng gánh nặng chủ yếu của bảo hiểm thất nghiệp không phải do các công nhân gánh chịu mà do các chủ doanh nghiệp, những người vì thế đã mất mát một cách trực tiếp qua thất nghiệp, thay cho kiếm được lời một cách gián tiếp, như trong sơ đồ của Marx. Người làm kinh tế tư nhân tạo công ăn việc làm cho những người khác. Mỗi năm ở VN cần tạo ra khoảng 1,5 triệu việc làm mới. Tuyệt đại đa số việc làm mới do khu vực tư nhân tạo ra. Nếu không có khu vực tư nhân thì chẳng hiểu tai họa thất nghiệp sẽ đến mức nào? Người làm kinh tế tư nhân là người lao động nặng nhọc. Tôi thấy họ là những người lao động cật lực (có thể không phải lao động chân tay). Họ lao tâm khổ tứ, họ chịu rủi ro, họ có thể mất hết cơ nghiệp nếu phá sản. Và phá sản là chuyện xảy ra bình thường ở mọi nơi. Ai cũng công nhận vốn (tư bản) phải tạo ra lãi. Người dân gửi tiền tiết kiệm làm gì nếu không vì đồng lãi, không vì chuyện sinh lời. Như thế vốn phải sinh lời. Có vốn bằng tiền (ta thường chỉ hiểu thế), ngày nay người ta nói đến vốn xã hội, vốn tri thức..., chúng cũng góp phần tạo ra lời, chứ không chỉ có lao động. Lao động hết sức nặng nhọc của người chủ doanh nghiệp thì sao? Hãy xem Bill Gates, Michael Dell hay thậm chí Soros có là người bóc lột hay không? Họ là những người làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng với cái đầu siêu việt của họ. Họ lao động cật lực và kiếm được rất nhiều tiền. Họ tạo ra công ăn việc làm cho hàng chục triệu người, trực tiếp và gián tiếp. Họ dùng phần lớn thu nhập của mình làm từ thiện, để giải quyết các vấn đề đau đầu của nhân loại như bệnh sốt rét, bệnh HIV, xóa đói giảm nghèo. Thử hỏi Cụ Hồ sẽ gặp khó khăn ra sao nếu cụ Trịnh Văn Bô, với tư cách nhà doanh nghiệp tư nhân và các nhà công thương khác, không đóng góp hàng ngàn cây vàng cho Chính phủ lúc khó khăn năm 1945? Tất cả họ có là bọn bóc lột đáng nguyền rủa không? Đành rằng cũng có một số ít kẻ làm kinh tế tư nhân tiêu xài hoang phí, chỉ dựa vào vốn liếng do cha ông làm ra mà không chăm chú phát triển kinh doanh. Chúng chẳng thể sống lâu, với các loại thuế tài sản, thuế thu nhập, thuế thừa kế mà tất cả các nước đã đưa ra, chúng chỉ nướng gia sản của cha ông mà thôi. Số đó là số ít. Ở nước ta số những kẻ chẳng được hưởng gia tài của cha ông, cũng chẳng phải làm kinh tế tư bản tư nhân mà tiêu xài vô độ như con cháu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG1174.DOC
Tài liệu liên quan