Tiểu luận Vai trò và đóng góp của common law và equity trong việc hình thành và phát triển hệ thống pháp luật Anh

Common law có một điểm đặc thù cơ bản đó là không thể tìm thấy trong các bộ luật, đạo luật, trong các chuyên luận về luật của các học giả pháp lý mà được tìm thấy trong các phán quyết của các thẩm phán, ghi nhận lại kết quả giải quyết những tình huống có thật trong thực tiễn. Từ khi common law hình thành, người Anh đã cho rằng luật do thẩm phán làm ra là nguồn luật quan trọng nhất của nước Anh.

Do được hình thành sớm hơn so với nhiều hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật Anh đã phát triển một cách tập trung và tiếp đó đã được hiện đại hóa, trong khi đó các nước ở châu Âu lục địa còn trong Luật La Mã những quy phạm thích hợp để áp dụng ở nước mình. Hơn nữa, trong tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận luật La Mã một cách có hệ thống hầu như không du nhập vào nước Anh. Do vậy, common law được xem là yếu tố giúp hệ thống pháp luật anh “ trụ vững” trước sự tác động của Luật La Mã và mang những đặc điểm riêng của mình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4112 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò và đóng góp của common law và equity trong việc hình thành và phát triển hệ thống pháp luật Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống pháp luật Anh là một hệ thống pháp luật lớn trên thế giới. Được xuất phát từ một quốc ra riêng lẻ đó là nước Anh. Trong đó common law( Luật án lệ) và Equity đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật này NỘI DUNG. I- Vai trò và đóng góp của common law đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh Common law là nền tảng để pháp luật nước Anh đã hình thành và phát triển. Vai trò to lớn nhất của Common law đối với sự hình thành của hệ thống pháp luật Anh đó là sự trụ vững của hệ thống pháp luật Anh trước sự kình địch của Luật La Mã, ở tinh thần của common law đã thấm sâu vào nền tảng triết học chính trị ở Anh, và sự lan tỏa của common law sang các châu lục khác để hình thành hệ thống pháp luật Anh thông qua con đường cưỡng chế. 1) Vai trò và đóng góp của Common law đối với việc hình thành hệ thống pháp luật Anh Dưới thời Henry II(1154-1189) các tập quán địa phương đã được nâng nên thành các tập quán quốc gia. Để kết thúc sự kiếm soát của địa phương ông đã cử các thẩm phán Hoàng gia đi xét xử lưu động ở các địa phương và làm quen với các tập quán khác nhau. Mỗi khi gặp nhau tại Luân đôn họ thường thảo luận, so sánh các điểm mạnh, yếu của chúng. Dần dà, điều này đưa đến kết quả là các thẩm phán Hoàng gia ngày càng áp dụng thường xuyên hơn các quy định pháp luật giống nhau trên khắp cả nước và thế là Common law ra đời( Luật án lệ). Nói đến sự phát triển của Common law không thể không đề cập tới sự phát triển của hệ thống “trát”. Trát là văn bản hành chính dưới dạng một bức thư, được chứng nhận bằng dấu đóng trên trát. Trát này nêu rõ cơ sở pháp lý mà bên nguyên đưa ra cho vụ việc của mình và chỉ có giá trị pháp lý dựa trên những cơ sở cụ thể đó.Ban đầu, yêu cầu và quyết định được đưa ra cho từng vụ việc cụ thể trước khi ban hành trát. Thời gian trôi qua, người ta xây dựng lên nhiều loại trát( trát đòi nợ, trát đòi bồi thường…). Các quy định lúc này trở lên cứng nhắc và không còn phù hợp với các giá trị cũng như quan niệm pháp luật phổ biến của thời đại. Điều đó đã cản trở nghiêm trọng sự phát triển của common law. Theo cách đặc trưng của Anh, vấn đề này không được giải quyết bằng cách thay đổi hệ thống các quy định đang tồn tại mà bằng cách xây dựng hệ thống các quy định song song và vì thế Equity( Luật công bằng) được ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Common law có một điểm đặc thù cơ bản đó là không thể tìm thấy trong các bộ luật, đạo luật, trong các chuyên luận về luật của các học giả pháp lý mà được tìm thấy trong các phán quyết của các thẩm phán, ghi nhận lại kết quả giải quyết những tình huống có thật trong thực tiễn. Từ khi common law hình thành, người Anh đã cho rằng luật do thẩm phán làm ra là nguồn luật quan trọng nhất của nước Anh. Do được hình thành sớm hơn so với nhiều hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật Anh đã phát triển một cách tập trung và tiếp đó đã được hiện đại hóa, trong khi đó các nước ở châu Âu lục địa còn trong Luật La Mã những quy phạm thích hợp để áp dụng ở nước mình. Hơn nữa, trong tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận luật La Mã một cách có hệ thống hầu như không du nhập vào nước Anh. Do vậy, common law được xem là yếu tố giúp hệ thống pháp luật anh “ trụ vững” trước sự tác động của Luật La Mã và mang những đặc điểm riêng của mình. Pháp luật của riêng nước Anh đã trở thành hệ thống pháp luật trên thế giới thông qua con đường cưỡng ép, được tiến hành thông qua công cuộc mở rộng thuộc địa của nước Anh. Nhưng rõ ràng pháp luật Anh khó có thể tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở các nước thuộc địa nếu nó không có tình mềm dẻo và tính thực tiễn đặc biệt. "Một đặc trưng của pháp luật Anh là không có nước nào tình nguyện chọn hệ thống pháp luật này nhưng khi đã áp dụng thì không một nước nào muốn từ bỏ nữa". 2) Vai trò và đóng góp của common law đối với sự phát triển của hệ thống pháp luật Anh Thứ nhất: Trong hệ thống pháp luật Anh, Án lệ được được thừa nhận là nguồn luật chính thống và là nguồn luật quan trọng nhất. Các phán quyết đã tuyên của tòa cấp trên có giá trị rằng buộc tòa cấp dưới trong quá trình xét xử các vụ án hiện tại. Điều này có giá trị rất lớn trong việc giải quyết các vụ án ở các nước trong hệ thống pháp luật Anh. Thứ hai: Thẩm phán trong các hệ thống pháp luật Anh đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển các quy phạm pháp luật . Bởi các án lệ được hình thành thông qua các phán quyết của các thẩm phán và trong số các phán quyết của thẩm phán sẽ có những phán quyết sẽ trở thành cơ sở để áp dụng cho việc giải quyết các việc của tòa cấp dưới và các vụ việc về sau. Thứ ba: Hệ thống pháp luật Anh không được pháp điển hóa như pháp luật của các nước thuộc dòng họ civil law, hệ thống pháp luật Anh không có những bộ luật chứa đựng toàn bộ các quy phạm pháp luật. các quy định của pháp luật đôi khi được giải thích thông qua án lệ. Thứ tư: Trong 1 thời gian dài không chấp nhận cách phân biệt luật công, luật tư như cách phân chia của các luật gia chấu Âu lục địa. Thứ năm: Bắt đầu từ hệ thống trát truyền thống các luật ra Anh đã phân chia các ngành luật (mặc dù các loại trát đã chính thức bị xóa bỏ cách đây trên 100 năm): như luật hình sự, luật hợp đồng, luật bồi thường trách nhiệm ngoài hợp đồng, luật thương mại… II- Vai trò và đóng góp của Equity đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh 1) Vai trò và đóng góp của Equity đối với sự hình thành của hệ thống pháp luật Anh Sau 1 thời gian, hệ thống trát đã trở lên lạc hậu do có nhiều khiếu kiện không nằm trong nội dung của trát nào và khi nguyên đơn không lựa chọn đúng loại trát thì vụ khiếu kiện của anh ta không được xử lý… Các bên nguyên tiếp tục khiếu kiện lên vua nhằm tìm kiếm sự trợ giúp đặc biệt. Vua thông qua Đại pháp quan để giải quyết đơn kiện này và vì thế Văn phòng Đại pháp quan dần phát triển thành tòa đại pháp. Trong quá trình sử dụng công lý để giải quyết các vụ việc cùng với thời gian các phán quyết của đại pháp quan phát triển thành tập hợp những quy phạm pháp luật đặc biệt, được nhắc đến với danh nghĩa Equity Ở Anh vào thế kỷ XII đến thế kỷ XIII, đã xuất hiện chế định ủy thác. Cụ thể là khi người sử dụng đất ở Anh còn phải tuân thủ hàng loạt nghĩa vụ do nhà nước áp đặt, khi người sử dụng đất ở vào hoàn cảnh không thể tự mình quản lý, sử dụng đất do tham gia các cuộc viễn chinh... Trong những trường hợp đó, chủ sử dụng đất( người ủy thác) thường tìm người thay thế mình và sử dụng đất bằng cách sang tên mảnh đất của mình cho người thân bạn bè( người được ủy thác) với 2 điều kiện: Trả lại đất khi anh ta quay vê và phải trả cho người ủy thác một phần hoa lợi từ đất.Nhưng phần lón , bên được ủy thác thường không thực hiện theo cam kết đã hứa. Những người ủy thác đã kiện lên Vua( vì không có trát nào của common law có nội dung phù hợp) và được Đại pháp quan giải quyết . Đại pháp quan cho rằng, người được ủy thác phủ nhậ quyền đòi lại đất của người ủy thác là bất công, trát với giáo lý, lương tâm; rằng người được ủy thác chỉ giữ mảnh đất đó vì lợi ích của người ủy thác và sẽ phải trả lại khi người ủy thác yêu cầu. Vì vậy đại pháp quan thường ra phán quyết cưỡng chế thi hành những điều kiện theo đó hợp đồng ủy thác được thiết lập để thực hiện những cam kết của mình ở thời điểm hợp đồng ủy thác được thiết lập 2) Vai trò và đóng góp của Equity đối với sự phát triển của hệ thống pháp luật Anh Đóng góp lớn nhất của equity đối với hệ thống pháp luật Anh là đã hình thành chế định ủy thác- chế định đặc thù của hệ thống pháp luật Anh, ra đời do hoàn cảnh lịch sử riêng có của nước Anh, sau dó lan sang các nước thuộc địa của Anh. Ngày nay, chế định ủy thác không còn chỉ giới hạn phạm vị điều chỉnh trong quan hệ ủy thác đất đai mà còn mở rộng sang nhiều quan hệ xã hội khác như thương mại và hàng hải. KẾT LUẬN Với vai trò và đóng góp như trên của common law và equity ta có thể nhận thấy rằng việc hình thành chúng ở nước Anh đã tạo tiền đề phát triển pháp luật Anh từ khi xuất hiện cho tới hiện nay mặc dù đã có nhiều thay đổi do thời gian.Có thể xem chúng là cơ sở tạo nên những đặc điểm cơ bản khác biệt với các hệ thống pháp luật khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò và đóng góp của common lă và equity trong việc hình thành và phát triển hệ thống pháp luật Anh Mỹ.doc
Tài liệu liên quan