Table of Contents
A, Mở đầu: 1
B, Nội dung: 1
I, Giới thiệu chung về bảo hiểm: 1
1,Sự cần thiết của các dịch vụ bảo hiểm: 1
2, Định nghĩa và bản chất của bảo hiểm: 2
3, Lịch sử phát triển của bảo hiểm: 3
II, Vai trò và sự phát triển của các loại hình bảo hiểm ở Việt Nam: 4
1, Một số loại hình bảo hiểm ở Việt Nam: 4
1.1. Bảo hiểm xã hội: 4
1.1.1. Khái niệm và bản chất của BHXH: 4
1.1.2. Vai trò của BHXH: 4
1.2. Bảo hiểm y tế: 5
1.2.1. Khái niệm, đối tượng, phạm vi của BHYT: 5
1.2.2 Vai trò của BHYT: 6
1.3. Bảo hiểm thất nghiệp: 6
1.3.1,Vài nét về bảo hiểm thất nghiệp: 7
1.3.2. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam và sự cần thiết của BHTN: 8
1.4. Bảo hiểm thương mại: 10
1.4.1. Bảo hiểm tài sản: 10
1.4.2. Bảo hiểm con người: 11
1.4.3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: 14
2, Vai trò chung của các loại hình bảo hiểm: 15
2.1, Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế: 15
2.2,Vai trò của bảo hiểm cho việc an sinh xã hội: 17
2.2.1. Tìm hiểu chung về an sinh xã hội 17
2.2.1.1. Bản chất của An sinh xã hội: 18
2.2.1.2. Vai trò của An sinh xã hội: 18
2.2.1.3.Hệ thống an sinh xã hội: 18
2.2.2. Vai trò của các chính sách bảo hiểm cho việc an sinh xã hội: 18
3, Thực trạng phát triển và giải pháp cho bảo hiểm Việt Nam: 22
3.1. Thực trạng phát triển: 22
3.2. Giải pháp: 25
C, Kết luận: 27
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4563 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vai trò và sự phát triển của các loại hình bảo hiểm chủ yếu ở Việt Nam, vai trò cho việc an sinh xã hội và phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, công sức để khắc phục.
b, Sự cần thiết của BHTN:Khi người lao động bị mất việc làm thì họ bị mất nguồn thu nhập từ lao động. Vì vậy, một trong những giải pháp tích cực là đầu tư để tạo ra chỗ làm việc mới. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng có thể làm được mà nhiều khi bơm thêm tiền vào nền kinh tế vốn đang không mạnh có thể lại dẫn đến lạm phát và khủng hoảng kinh tế, càng làm trầm trọng hơn tình trạng thất nghiệp. Có một giải pháp khác để bảo vệ người lao động tránh được những hụt hẫng khi bị mất việc làm là xã hội cần tạo cho họ một khoản thu nhập bù đắp khoản thu nhập bị mất thông qua bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ giúp góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc.
Chỉ riêng trong năm 2010, ở Việt Nam mức thu bảo hiểm thất nghiệp đạt 4.800 tỷ đồng. Tổng số người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 6,6 triệu người. Ngoài ra, đang có tới 190.000 người tiếp tục đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 156.000 người đã có quyết định được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
1.4. Bảo hiểm thương mại:
1.4.1. Bảo hiểm tài sản:
a,Khái niệm: Bảo hiểm tài sản là loại hình bảo hiểm mà đối tượng là giá trị tài sản. Bảo hiểm tài sản là loại hình bảo hiểm ra đời từ lâu, với mục đích bảo vệ tình hình tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi không may tài sản của họ bị tổn thất, mất mát vì nhiều lý do khác nhau.
b,Các sản phẩm bảo hiểm tài sản:
(1) Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt:
Là nghiệp vụ bảo hiểm những thiệt hại do cháy và các rủi ro tương tự khác hay các rủi ro đặc biệt như: động đất,sóng thần,núi lửa…gây ra cho các đối tượng bảo hiểm.
* Đối tượng áp dụng: Bất động sản: Nhà cửa,máy móc,thiết bị…thuộc loại hình sản xuất kinh doanh hay công trình xây dựng. Các động sản : tài sản liên quan đến người được bảo hiểm và các tài sản,hàng hoá khác.
(2) Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản: áp dụng với tài sản có trên và trong phạm vi thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom,, kiểm soát của người được bảo hiểm
(3) Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp: Áp dụng với tài sản, thời gian gián đoạn kinh doanh do các thiệt hại về tài sản
(4) Bảo hiểm hoả hoạn nhà tư nhân: Áp dụng với nhà ở tư nhân và mọi tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng, trông coi, kiểm soát của Người được Bảo hiểm.
(5) Bảo hiểm tiền:
* Đối tượng áp dụng
Tiền mặt, ngân phiếu, các loại tiền tệ, giấy tờ có giá, séc, phiếu chuyển tiền, các loại tem thư hiện hành, thẻ tín dụng, hóa đơn bán hàng, tem thu nhập, công trái, hối phiếu, giấy hẹn trả tiền, tem và phiếu miễn thuế hoặc các chứng từ đền bù hoặc các công cụ có thể đổi thành tiền, tất cả thuộc sở hữu của Người được bảo hiểm hoặc được Người được bảo hiểm thừa nhận trách nhiệm.
(6) Bảo hiểm trộm cướp:
* Đối tượng áp dụng:Tài sản để trong nhà hoặc phần ngôi nhà.
(7) Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau mọi rủi ro tài sản:
* Đối tượng áp dụng: Các đơn vị sản xuất kinh doanh
(8) Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau hoả hoạn và rủi ro đặc biệt: áp dụng với các đơn vị sản xuất kinh doanh
(9) Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng:
* Đối tượng áp dụng: Toà nhà và tài sản bên trong toà nhà
1.4.2. Bảo hiểm con người:
a, Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm con người:
Con người là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội, nhưng trong quá trình lao động sản xuất do tiến bộ khoa học hiện đại và tác động của môi trường làm việc, con người không tránh khỏi những rủi ro tai nạn ốm đau già yếu, mất việc làm … vẫn luôn tồn tại và tác động đến đời sống con người. Để khắc phục hậu quả của rủi ro nhằm đảm bảo cho cuộc sống con người, đă có nhiều biện pháp được áp dụng như: phòng tránh cứu trợ tiết kiệm … nhưng bảo hiểm luôn được đánh giá là một trong những biện pháp hiệu quả kịp thời giúp người lao động có thể góp phần đảm bảo cuộc sống của họ khi những rủi ro đó xảy ra. BHYT,BHXH thực chất cũng là bảo hiểm con người và đã xuất hiện từ lâu, song phạm vi đảm bảo cho các rủi ro vẫn còn quá hẹp.Con người vẫn luôn quan tâm đến những vấn đề khác nảy sinh trong cuộc sống. Chẳng hạn như :Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì người ta càng có điều kiện để chăm lo cho bản thân và gia đình. Ngoài BHYT BHXH các dịch vụ bảo hiểm con người trong bảo hiểm thương mại ra đời là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Bảo hiểm con người là một trong ba loại hình của BHTM, là hình thức bổ sung cho BHXH BHYT nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho mọi thành viên trong xã hội những rủi ro tai nạn bất ngờ đối với than thển, tính mang, sự giảm sút hoặc mất thu nhập và đáp ứng một số nhu cầu khác của người tham gia
.b) Tác dụng của bảo hiểm con người:
Thứ nhất, góp phần ổn định đời sống nhân dân, là chỗ dựa tinh thần cho người được bảo hiểm.Tham gia bảo hiểm con người sẽ phần nào giải quyết được những khó khăn do rủi ro gây ra. Công ty bảo hiểm sử dụng quỹ bảo hiểm để trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia để họ ổn định tài chính và đời sống từ đó góp phần ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thứ hai, góp phần ổn định tài chính và sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, tạo lập mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tùy theo đặc điểm ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh các chủ doanh nghiệp thường mua bảo hiểm sinh mạng bảo hiểm tai nạn… cho người làm công và những người chủ chốt trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo cuộc sống và tạo ra sự lôi cuốn gắn bó ngay cả trong những lúc doanh nghiệp gặp khó khăn. Tránh cho doanh nghiệp sự bất ổn về kinh tế khi mất người làm công chủ chốt.
Thứ ba, bảo hiểm con người còn là một công cụ hữu hiệu để huy động những nguồn vốn tiền mặt nhàn rỗi ở các tầng lớp dân cư trong xã hội. Quỹ bảo hiểm được hình thành từ sự đóng góp dưới hình thức phí bảo hiểm của ngưới tham gia bảo hiểm. Mỗi người tham gia chỉ phải đóng một khoản tiền nhỏ,số tiền này được công ty tập hợp lại trong quỹ bảo hiểm khi có càng nhiều người tham gia bảo hiểm thì quy mô của quỹ ngày càng tăng lên. Điều này tạo điều kiện quan trọng để công ty bảo hiểm tạo nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế.
Thứ tư, góp phần giải quyết một số vấn đề về mặt xã hội như: tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng vốn đầu tư cho việc giáo dục con cái, tạo ra một nếp sống đẹp…
Thứ năm, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.Hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế phát triển làm tăng them giá trị sản lượng cho các ngành, từ đó tăng nguồn đóng góp cho ngân sách nhà nước.Mặt khác cũng nhờ có bảo hiểm mà ngân sách không phải trợ cấp khắc phục hậu qủa của những rủi ro bất ngờ(trừ những trường hợp rủi ro có tính thảm họa và xã hội rộng lớn), do đó ngân sách nhà nước càng có thêm điều kiện để phát triển kinh tế xã hội.
c, Bảo hiểm nhân thọ: - Khái niệm: Bảo hiểm nhân thọ là một hợp đồng giữa một cá nhân và một công ty bảo hiểm nhân thọ để bảo hiểm cho bản thân mình hoặc người thân, hoặc giữa một tổ chức với công ty bảo hiểm nhân thọ để bảo hiểm cho nhân viên của mình với mục đích là đảm bảo an toàn tài chính cho người tham gia bảo hiểm. - Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản: + Bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp tử vong
Bảo Hiểm Tử Kỳ: Bảo kiểm tử kỳ là loại hình bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp Người được bảo hiểm tử vong trong một thời hạn nhất định, theo đó Công ty bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho Người thụ hưởng, nếu Người được bảo hiểm tử vong trong thời hạn được thỏa thuận trong Hợp đồng. Trên cơ sở Số tiền bảo hiểm trên một đồng phí bảo hiểm phải trả, để hướng tới Quyền lợi bảo hiểm tử vong cao thì mua bảo hiểm tử kỳ là cách cho phép phải trả phí bảo hiểm thấp nhất.
Bảo Hiểm Trọn Đời : Bảo hiểm trọn đời là loại hình bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp Người được bảo hiểm tử vong vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó. Loại hình này đem lại sự bảo đảm trọn đời cho người được bảo hiểm trên phí bảo hiểm định kỳ cố định. + Bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp sống:
Bảo Hiểm Sinh Kỳ : Bảo hiểm sinh kỳ chỉ trả quyền lợi bảo hiểm vào ngày đáo hạn nếu Người được bảo hiểm còn sống.
Bảo Hiểm Niên Kim: Bảo hiểm niên kim là loại hình bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp Người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó Công ty bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho Người thụ hưởng theo thỏa thuận trong Hợp đồng bảo hiểm. Có hai thời kỳ: thời kỳ tích lũy (khi phí bảo hiểm được phân bổ vào tài khoản) và thời kỳ niên kim (khi Công ty bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm). + Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp: Bảo hiểm hỗn hợp là loại hình bảo hiểm nhân thọ có quyền lợi bảo hiểm được chi trả một lần vào cuối thời hạn hợp đồng (ngày đáo hạn) hoặc khi Người được bảo hiểm tử vong. Thời gian đáo hạn điển hình thường là 10, 15, 20 năm hoặc đến một giới hạn tuổi nhất định. d, Bảo hiểm con người phi nhân thọ:
- Đặc điểm chủ yếu: Hậu quả của rủi ro mang tính chất thiệt hại, thường quy định độ tuổi cho người được BH, thời hạn BH ngắn và thường triển khai kết hợp với nghiệp vụ BH khác trong cùng một hợp đồng BH
- Một số nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ : + Bảo hiểm tai nạn con người 24/24
Mục đích: Góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân người bị tai nạn và gia đình .Tạo điều kiện thuận lợi cho những người làm ở những ngành nghề thường xảy ra tai nạn được BH như khai thác, xây dựng…
Đối tượng tham gia: Người từ 18 đến 60 tuổi, thể chất và tinh thần bình thường
Phạm vi BH: Tai nạn chết người hoặc gây thương tật
Trường hợp loại trừ: Người được BH vi phạm pháp luật, hành động cố ý gây tai nạn, ảnh hưởng của chất kích thích, ngộ độc, trúng gió, động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ và chiến tranh.
Thời hạn BH: thường là 1 năm + Bảo hiểm tai nạn hành khách :
Mục đích : Góp phần ổn định cuộc sống của hành khách và gia đình họ. Tạo điều kiện cho chính quyền địa phương khắc phục hậu quả kịp thời
Đối tượng BH: tính mạng và tình trạng sức khoẻ của hành khách trên phương tiện giao thông kinh doanh chuyên chở hành khách
Phạm vi BH: rủi ro, thiên tai, tai nạn bất ngờ
Thời hạn hiệu lực: thời gian hợp lý để thực hiện hành trình
Phí BH tính vào giá vé :Phí BH tính trên 1km/ hành khách.Hoặc phí BH tính theo tỷ lệ trên giá cước vận tải.
1.4.3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
* Khái niệm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại chính sách mà là mua để cung cấp bảo hiểm cho dân sự quy định theo pháp luật . Chính sách bảo hiểm trách nhiệm dân sự có sẵn trong nước như Anh và được mua bởi các câu lạc bộ khác nhau, thể thao các đội và các chuyên gia.. Một chính sách sẽ phải trả cho thiệt hại là kết quả của việc thực hiện các yêu cầu bảo hiểm và thực hiện chống lại một bảo hiểm, trong khi chính sách có hiệu lực. Điều này bao gồm yêu cầu trách nhiệm dân sự xảy ra như là kết quả của bất kỳ hoạt động nghề nghiệp.
* Bảo hiểm trách nhiệm (Liability Coverage): Có bảo hiểm trách nhiệm dân sự bảo vệ từ nhiều loại trách nhiệm như trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm và trách nhiệm nghề nghiệp. Công trách nhiệm bao gồm thiệt hại về tài sản phát sinh trong hoạt động của một nhóm hoặc tổ chức. Sản phẩm trách nhiệm bao gồm thương tích hay thiệt hại mà các kết quả từ sản phẩm đã được bán ra. Chuyên nghiệp bồi thường bao gồm các lỗi và thiếu sót như đưa ra lời khuyên xấu hoặc không hành động khi thích hợp.
* Các loại Khiếu nại (Types of Claims): Bảo hiểm cho nhiều loại yêu cầu được cung cấp bởi bảo hiểm trách nhiệm dân sự mà đã được mua bởi một doanh nghiệp hoặc nhóm. Một loại bao gồm các yêu cầu bồi thường thương tích duy trì bởi một bên thứ ba, là kết quả của thiết bị bị lỗi. Một loại yêu cầu bồi thường là khi một cá nhân đã bị thương khi theo hướng dẫn hoặc tư vấn. Khiếu nại cũng có thể xảy ra khi gia súc thoát và gây thương tích khi cửa của một địa chủ đã được mở lại.
* Cung cấp phạm vi bảo hiểm (Coverage Provided): Các chi phí thanh được cung cấp bởi một chính sách bảo hiểm trách nhiệm dân sự được chứa trong phần trách nhiệm dân sự của chính sách. Điều này bao gồm các loại hình trách nhiệm pháp lý đã được bảo hiểm và những gì loại thiệt hại được trả bởi chính sách. Thiệt hại bao gồm tuyên bố rằng kết quả từ hoạt động kinh doanh, bảo hiểm và tuyên bố rằng được thực hiện theo pháp luật dân sự trừ trường hợp loại trừ về chính sách. Bảo hiểm này cũng cung cấp cho bất kỳ chi phí pháp lý xảy ra.
* Các loại trách nhiệm pháp lý (Types of Liability): Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bao gồm trách nhiệm có thể xảy ra cho một bên thứ ba hoặc là kết quả của một hành động của bảo hiểm. Trách nhiệm pháp lý có thể xảy ra như là kết quả của thương tích đã được duy trì bởi bất kỳ người nào hoặc bên thứ ba và tài sản của mình. sự cố khác liên quan đến trách nhiệm xâm phạm và phiền toái. Hành động của người được bảo hiểm có thể bao gồm vu khống hoặc phỉ báng đó không phải là cố ý và xảy ra từ những lời khuyên hoặc hướng dẫn được cung cấp bởi một chuyên nghiệp.
* Loại trừ (Exclusions): Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bảo hiểm trách nhiệm dân sự thường có nhiều loại trừ được bao gồm về chính sách một. Loại trừ một chính sách có thể bao gồm bất kỳ kiến thức trước khi có thể dẫn đến một yêu cầu bồi thường và bất kỳ khiếu nại được thực hiện bởi các nhân viên của một doanh nghiệp loại trừ các hành vi khác bao gồm cam kết cố ý của người được bảo hiểm và tuyên bố từ một tổ chức được kiểm soát bởi đồng bảo hiểm này.
2, Vai trò chung của các loại hình bảo hiểm:
2.1, Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế:
- Bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất: Bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất là tác dụng chủ yếu của bảo hiểm và cũng xuất phát chính từ nhu cầu này mà bảo hiểm đã ra đời. Nói đến bảo hiểm là nói đến khả năng bồi thường khi có tổn thất xảy ra, và vai trò của các công ty bảo hiểm là cung cấp các loại dịch vụ đặc biệt nhằm khôi phục khả năng vật chất, tài chính như trước khi xảy ra rủi ro, hoặc bồi thường cho người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm con người. Khi có tổn thất xảy đến với đối tượng được bảo hiểm thì nhiệm vụ cơ bản của bảo hiểm là khắc phục những hậu quả đó, ổn định đời sống và quá trình sản xuất – kinh doanh. Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, toàn thị trường bảo hiểm đã giải quyết bồi thường 3.540 tỉ đồng, chiếm 35,9% doanh thu, trong đó, các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao gồm: AIG 70,4%, Bảo Minh 57,8%, QBE 49%. Ví dụ: Ngày 10/03/2011, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) đã tiến hành chi trả tiền bảo hiểm cho Công ty TNHH Dược phẩm Dược Đông Á, với tổng số tiền gần 27 tỷ đồng, giúp khách hàng nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh. Ngày 20/04/2009, MIC đã ký hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cho kho dược phẩm của Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Đông Á, địa chỉ tại Số 13, Lô 13 Trung yên, Trung Hòa, Nhân chính, Hà Nội với tổng số tiền bảo hiểm là 40 tỷ đồng. Ngày 28/05/2009, Kho của Công ty Dược Phẩm Đông Á bị cháy, Cán bộ giám định của MIC đã có mặt tại hiện trường trong vòng 24 giờ ngay sau khi đám cháy xảy ra hướng dẫn khách hàng cung cấp các thông tin để việc hoàn thiện hồ sơ bồi thường được thực hiện trong thời gian ngắn nhất. Ngay sau khi Công ty Dược Phẩm Đông Á cung cấp đầy đủ hồ sơ bồi thường, MIC đã tiến hành chi trả bồi thường đầy đủ, đúng lúc và kịp thời cho khách hàng theo đúng qui định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, đồng thời, trong thời gian chờ hòan thiện hồ sơ bồi thường, MIC cũng đã nhiều lần tạm ứng bồi thường với số tiền rất lớn để giúp khách hàng ổn định được công việc sản xuất và kinh doanh.
- Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất: Dựa trên cơ sở các rủi ro xảy ra hàng năm, các tổ chức kinh doanh bảo hiểm tiến hành nghiên cứu các rủi ro, thống kê các tai nạn, tổn thất, từ đó xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thiệt hại. Những nghiên cứu này giúp các công ty bảo hiểm có thể đề ra được các biện pháp kiểm soát ngăn ngừa rủi ro hữu hiệu nhất nhằm giảm đến mức thấp nhất tổn thất có thể xảy ra. Các công ty bảo hiểm cũng luôn đôn đốc các cá nhân, tổ chức tham gia mua bảo hiểm tăng cường các biện pháp bảo vệ tài sản của chính mình. Đồng thời, họ cũng tuyên truyền, giáo dục mọi tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông, an toàn lao động… Do bảo hiểm không có nghĩa là đổ hết trách nhiệm cho người bảo hiểm nên ở các cơ quan, xí nghiệp thường có các qui tắc, qui định cho an toàn lao động, các qui định về phòng cháy chữa cháy, các thiết bị chống trộm, báo cháy…
- Sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào những lĩnh vực khác: Việc tự khắc phục rủi ro đòi hỏi các cá nhân, tổ chức phải bỏ ra một khoản tiền lớn lập quỹ dự phòng. Xét trên toàn xã hội, tổng các quỹ dự phòng sẽ là một khoản tiền không nhỏ, có khả năng sinh lợi lớn nếu đem đầu tư. Do vậy, người ta có thể đóng cho các công ty bảo hiểm một khoản nhỏ hơn thay vì bỏ một khoản tiền lớn lập quỹ, và có thể dùng tiền đó nâng cao đời sống hoặc đầu tư kinh doanh. Bảo hiểm đã trở thành lựa chọn tối ưu trong môi trường đầy rủi ro hiện nay, đảm bảo mức độ an toàn tương đối về khả năng tài chính khi xảy ra rủi ro mà vẫn không gây đọng vốn. Ngày nay, các công ty bảo hiểm là một kênh huy động vốn không thể thiếu của nền kinh tế và đang ngày càng được khai thác một cách hiệu quả, do phạm vi hoạt động rộng, các loại hình bảo hiểm phong phú. Thông qua các hợp đồng bảo hiểm, các công ty bảo hiểm đã tập trung lượng tiền phân tán rải rác thành những quĩ tiền tệ khá lớn. Quĩ bảo hiểm đã trở thành một định chế tài chính trung gian quan trọng trên thị trường vốn. Đặc biệt, thông qua loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm đã khuyến khích các tầng lớp nhân dân tăng cường tiết kiệm và qua đó đã thu hút được một khối lượng lớn vốn nhàn rỗi để đầu tư.
=> Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, đến cuối năm 2008, ngành bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 57.000 tỷ đồng, tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2007. Năm 2009, thị trường bảo hiểm tiếp tục có mức tăng trưởng ổn định và đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế với tỷ trọng doanh thu/GDP khoảng 2,3%. Ngành bảo hiểm cũng đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 69.000 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 12.000 tỷ đồng so với năm 2008. Năm 2010, tổng doanh thu bảo hiểm đạt 30.844 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt 17.052 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ 13.792 tỷ đồng. Các DNBH đã đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 92.000 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư này không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà còn giúp nguồn bảo tức của khách hàng mua bảo hiểm được cao hơn.
- Tăng thu cho ngân sách nhà nước: Qua quá trình phát triển lâu dài, bảo hiểm tự thân nó đã trở thành một ngành kinh doanh độc lập, có hạch toán thu chi, lỗ lãi rõ ràng. Vì vậy, các công ty bảo hiểm phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước như mọi doanh nghiệp khác hoạt động trong nền kinh tế. Hàng năm, thông qua việc nộp thuế, bảo hiểm đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, bảo hiểm cũng góp phần tiết kiệm cho ngân sách thông qua việc thực hiện tốt khâu phòng ngừa và hạn chế tổn thất, giúp bảo vệ tối đa tài sản công cộng, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại đáng tiếc. Điều này giúp Nhà nước giảm bớt chi tiêu những khoản lớn để bù đắp cho những tổn thất như phải xây dựng lại đường xá, cầu cống, nhà xưởng, công trình… Ngoài ra, một thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và ổn định sẽ thu hút các cá nhân và tổ chức mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm trong nước, góp phần tiết kiệm một lượng ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước.
- Tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống: Khi kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì người ta càng có nhu cầu được đảm bảo an toàn cho tương lai. Môi trường kinh doanh cũng như môi trường xã hội đang dần xuất hiện những rủi ro mới. Những rủi ro do thiên nhiên như bão lũ, hạn hán, sóng thần, cháy rừng tự nhiên… đang trở nên hết sức phức tạp, khó dự đoán do môi trường thế giới đang thay đổi theo chiều hướng xấu. Chiến tranh, xung đột, khủng bố, đình công… không những không giảm bớt mà lại ngày càng diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới. Trong tình hình như vậy, bảo hiểm chính là một giải pháp hữu hiệu, góp phần tích cực tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống cho con người.
2.2,Vai trò của bảo hiểm cho việc an sinh xã hội:
2.2.1. Tìm hiểu chung về an sinh xã hội
An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội (XH) cung cấp cho những thành viên trong cộng đồng qua các biện pháp phân phối thu nhập và bảo vệ XH cho các thành viên lâm vào hoàn cảnh yếu thế trong XH, thông qua các biện pháp thu nhập và dịch vụ XH.
2.2.1.1. Bản chất của An sinh xã hội:
ASXH là một chính sách xã hội có mục tiêu cụ thể và nó thường được cụ thể hóa bằng pháp luật, chương trình quốc gia, đặc biệt nó còn tồn tại ngay trong tiềm thức của mỗi con người, mỗi cộng đồng dân tộc. ASXH là một cơ chế công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng XH. ASXH là sự che chắn, bảo vệ cho các thành viên trong XH trước các rủi ro và biến cố bất lợi xảy ra thông qua các lưới ASXH. ASXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo và nhân văn cao đẹp của con người trong mọi thời đại.
2.2.1.2. Vai trò của An sinh xã hội:
ASXH góp phần đảm bảo công bằng XH. Vừa là nhân tố ổn định, vừa là nhân tố động lực cho sự phát triển kinh tế XH. Khơi dậy tinh thần đoàn kết và giúp đờ lẫn nhau trong cộng đồng XH. Là chất xúc tác giúp các nước các dân tộc tìm hiểu và xích lạ gần nhau, không phân biệt các thể chế chính trị, màu da, văn hóa.
2.2.1.3.Hệ thống an sinh xã hội:
Bao gồm hệ thống ưu đãi xã hội ,hệ thống bảo trợ xã hội và hệ thống bảo hiểm xã hội.
Hệ thống bảo hiểm xã hội: Hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm quyền lợi cho người lao động trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Theo phương thức đó, người lao động phải có đóng góp vào quỹ BHXH mới được quyền lợi BHXH. Còn mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc như: nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro (thể hiện ở chính sách BHYT, chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp...), nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội (chế độ hưu trí, tử tuất). Còn thực chất của BHYT là chế độ khám chữa bệnh nằm trong chính sách BHXH, nhưng do lịch sử hình thành và phát triển ở nước ta có sự khác biệt và theo thói quen nên chúng ta thường gọi là chính sách BHYT.
2.2.2. Vai trò của các chính sách bảo hiểm cho việc an sinh xã hội:
- Thứ nhất, thực hiện chính sách BHXH, BHYT nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp... sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm....
Theo phương thức BHXH, BHYT, người lao động khi có việc làm và khỏe mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập vào quỹ dự phòng. Quỹ này hỗ trợ người lao động khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc con cái, khi không làm việc, lúc già cả để duy trì và ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ. Do vậy, hoạt động BHXH, BHYT, một mặt, đòi hỏi tính trách nhiệm cao của từng người lao động đối với bản thân mình, với gia đình và đối với cộng đồng, xã hội theo phương châm “mình vì mọi người, mọi người vì mình” thông qua quyền và nghĩa vụ; mặt khác, thể hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong xã hội, giữa các thế hệ kế tiếp nhau trong một quốc gia, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất về quyền lợi trong một thể chế chính trị - xã hội bền vững.
Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng góp BHXH, BHYT cho người lao động. Nếu theo nhìn nhận ban đầu, việc đóng góp BHXH, BHYT cho người lao động có thể sẽ làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng thực chất, về lâu dài, phương thức BHXH, BHYT đã chuyển giao trách nhiệm bảo vệ người lao động khi gặp rủi ro về phía xã hội, rủi ro được điều tiết trên phạm vi toàn xã hội, giúp cho chủ sử dụng lao động bớt những khó khăn, lo lắng về nguồn lao động của doanh nghiệp, yên tâm tổ chức sản xuất, kinh doanh. Đối với nước ta, nguồn lao động với trình độ chuyên môn cao, người lao động có mức thu nhập ở mức bình quân chung toàn xã hội là chủ yếu thì biện pháp điều tiết thu nhập mang tính cộng đồng là rất cần thiết. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản, hải sản; da giày; dệt may... sử dụng nhiều lao động, nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động nữ đều rất coi trọng chính sách BHXH, BHYT để bảo vệ và duy trì nguồn lao động của doanh nghiệp mình.
Trong hoạt động BHXH, BHYT, Nhà nước tiến hành xây dựng chính sách, chế độ, tổ chức triển khai và giám sát quá trình thực hiện nhằm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người tham gia BHXH, BHYT. Như vậy nhà nước giữ vai trò quản lý về BHXH, BHYT, bảo hộ cho quỹ BHXH mà không phải chi từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này. Mặt khác, chính sách BHXH, BHYT là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, giúp Nhà nước điều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_vai_tro_va_su_phat_trien_cua_bao_hiem_3737.doc