MỤC LỤC
Trang
1- Lời mở đầu : 3
2- Phần I : Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và tác dụng của nó đối với phát triển kinh tế Việt Nam.
3- Phần II : Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua
4- Phần III : Những khó khăn thách thức và đề xuất kiến nghị. 13
5- Kết lận : 16
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò vốn đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uế nhập khẩu đối với : Thiết bị, máy móc, phụ tùng , các phương tiện sản xuất kinh doanh (gồm cả phương tiện vận tải) và các vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để đầu tư xây dựng cơ bản hình thành xi nghiệp hoặc để tạo tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh nguyên liệu , bộ phận rời, phụ tùng và các vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật…… Do bên Nước ngoài cùng góp vốn pháp định của Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc dùng làm vốn ban đầu để thực hiện hợp tác kinh doanh .
Luật sửa đổi bổ sung lần thứ nhất được Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30/6/1990 bao gồm 3 vấn đề lớn :
Một là : Cho phép các tổ chức kinh tế tư nhân có tư cách pháp nhân được trực tiếp hợp tác kinh doanh với nước ngoài.
Hai là : Mở rộng hình thức liên doanh “Hai bên” (Bên Việt nam và bên Nước ngoài) thành liên doanh có nhiều bên; Cho phép nhiều tổ chức cá nhân được đứng thành một bên độc lập trong liên doanh.
Ba là : Cho phép các Xí nghiệp liên doanh sản xuất hàng thay thế nhập khẩu thiết yếu cũng được hưởng các quyền ưu đãi tài chính như các Xi nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Đến ngày 23/12/1992 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lại được quốc Hội sửa đổi bổ sung lần thứ hai. Mặc dù là sửa đổi năm 1990 đã cho phép các tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân được hợp tác với nước ngoài nhưng theo định nghĩa các tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân chỉ là Công ty Cổ phần và Công Ty TNHH. Như vậy, các doanh nghiệp tư nhân phải đứng ngoài cuộc. Luật sửa đổi bổ sung tháng 12/1992 đã khắc phục mặt hạn chế đó, cho phép các doanh nhgiệp tư nhân được quyền hợp tác kinh doanh với Nước ngoài.
Quốc Hội cũng đã bổ sung vào luật đầu tư các quy định về đầu tư vào các khu chế xuất, chính thức “luật hoá” hoạt động đầu tư vào các khu chế xuất tại Việt Nam, đồng thời bổ sung thêm một hình thức đầu tư mới, đó là hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) . Các dự án đầu tư vào khu chế xuất và đầu tư theo hình thức BOT được hưởng những quy chế riêng biệt cả về những mặt quản lý Nhà nước lẫn chính sách ưu đãi tài chính.
Do đặc thù của Việt Nam, các bên Việt Nam, khi bắt đầu tham gia liên doanh thường chỉ có khả năng đóng góp 25 – 30% vốn pháp định. Do đó, đã bổ sung vào luật đầu tư một điều khoản : “Đối với cơ sở kinh tế quan trọng do Chính Phủ quyết định các bên được thoả thuận tăng dần tỷ trọng góp vốn của bên Việt Nam trong vốn pháp định của Xí nghiệp liên doanh” . Đồng thời trên cơ sở thoả thuận với chủ Xí nghiệp 100% vốn Nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam được mua lại từng phần vốn của Xí nghiệp thuộc những cơ sở kinh tế quan trọng .
Để thêm sức cạnh tranh với các nước kinh tế trong khu vực, luật sửa đổi bổ sung tháng 12/1992 quy định thời gian hoạt động tối đa của Xí nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài là 70 năm thay vì 50 năm như trước đây.
Một số liên doanh đã từng gặp khó khăn vì người cho vay không cho phép họ mở tài khoản vốn vay ở Việt Nam, trong lúc Luật pháp Việt Nam lại buộc họ phải mở tài khoản tại Việt Nam, Ngân Hàng liên doanh ở Việt Nam hoặc Chi nhánh Ngân Hàng Nước ngoài ở Việt Nam. Quy định mới của Luật đã giải toả những vướng mắc này bằng cách cho phép họ mở tài khoản vốn vay ở Nước Ngoài.
Năm 1996 Luật đầu tư nước ngoài một lần nữa tiếp tục được hoàn thiện. Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 khẳng định lại đường lối nhất quán của Chính Phủ Việt Nam trong việc bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt nam. Tuy nhiên Luật đầu tư sửa đổi lần này lại giảm bớt một số ưu đãi, làm giảm sút động lực kích thích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
Sau khi khựng lại năm 1996 và về sau, nhằm khôi phục lại tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư trực tiếp Nước Ngoài, đáp ứng các yêu cầu mới của quá trình mở cửa và hội nhập nhanh với kinh tế Quốc tế, đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH – HĐH đất nước, năm 2000 Quốc Hội thông qua “Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư của Nước Ngoài tại Việt Nam”.
Các nội dung sửa đổi của Luật đầu tư Nước Ngoài năm 2000 lần này đã thực sự đưa lại cho hoạt động đầu tư có vốn trực tiếp Nước Ngoài tại Việt Nam một sự ổn định và thông thoáng với nhiều ưu đãi hơn. Ví dụ : Như trong Điều 21 “Các trường hợp thay đổi của Pháp luật Việt Nam làm thiệt hại lợi ích của các Bên và các biện pháp giải quyết thoả đáng của Nhà Nước” ; Điều 33 bổ sung thêm “Quyền được mua ngoại tệ đáp ứng cho các giao dịch vẵng lai , các giao dịch được phép khác theo quy định của Pháp luật về quản lý ngoại hối ……” ; Điều 43 sửa đổi theo hướng “giảm mức thuế trên lợi nhuận chuyển ra Nước Ngoài từ 5%, 7%, 10% (Luật đầu tư Nước Ngoài 1996) giảm còn 3%, 5%, 7% tương ứng” ; Điều 60 sửa đổi “thời hạn cơ quan cấp giấy phép đầu tư xem xét đơn và quyết định cho nhà đầu tư từ 60 ngày (Luật đầu tư Nước Ngoài 1996) còn 30 – 45 ngày” và các sửa đổi bổ sung quan trọng khác.
Có nhà đầu tư Nước Ngoài đã phàn nàn rằng Việt Nam luôn thay đổi các điều khoản của Luật đầu tư làm cho tính pháp lý của nó không ổn định. Đúng là Việt Nam đã có những thay đổi có tính bổ sung và Luật đầu tư nhưng là để làm cho nó thông thoáng hơn có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư Nước ngoài, chứ không phải là ngược lại.
PHẦN II
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI
VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
1- Quy mô nhịp độ và cơ cấu đầu tư trong vòng thập kỷ vừa qua, đầu tư trực tiếp Nước ngoài vào Việt nam đã đóng góp khoảng 25% - 30% tổng nguồn vốn đầu tư của toàn Xã hội. Nguồn thu ngân sách từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên theo từng năm : Năm 2000 đạt 80,8% ; năm 2001 đạt 7,8% ; năm 2002 đạt 8,6%, tình hình tổng thu ngân sách từ khu vực đầu tư này năm 1996 – 2000 ; Việt Nam đạt gần 1,45 tỷ USD tăng gấp 4,5lần giai đoạn năm 1990 – 1995. Nếu tình hình cả nguồn thu từ dầu khí thì tỷ lệ này chiếm đến 30% ngân sách nếu như 2 năm 2001 và 2002 bị coi là dừng lại thì đến năm 2003 đầu tư trực tiếp Nước Ngoài tại Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc hơn cả về tình hình thu lẫn tình hình thực hiện.
Những kết quả đầu vào cũng như đầu ra của đầu tư trực tiếp Nước ngoài so với năm 2002 và chuyển biến tích cực trong đó hướng nổi bật nhất là hoạt động đầu tư trực tiếp Nước ngoài hướng vào việc triển khai thực hiện những dự án đã được cấp phép trong 2003, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp Nước ngoài của cả đã đạt được thêm 3,1 tỷ USD tăng gần 20% so với năm 2002. Trong đó, bao gồm 1,95 tỷ USD là vốn đầu tư đăng ký mới của 713 dự án được cấp phép và 1,15 triệu USD với vốn tăng thêm của 361 dự án cũ được điều chỉnh để mở rộng quy mô hoạt động.
Tính đến ngày 25/9/2002 nước ta đã thu hút được 3.495 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 38,9 tỷ USD trong đó có 1 triệu 661 dự án đang sản xuất còn tổng số vốn đăng ký là 22,5 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 11/2002 đã có 607 dự án mới được cấp phép với tổng số vốn đăng ký trên 1 triệu 171 tỷ USD tăng 30,3% so với dự án nhưng lại giảm 64,4% và vốn so với năm 2001. Cuối tháng 12/2002 thì chúng ta đã có 3,669 dự án đang còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký là 39 tỷ USD tăng so với tháng 9 cùng năm vì đã có gần 2.000 dự án đi vào sản xuất kinh doanh, vốn đăng ký tính đến lúc này đã là 24 tỷ USD có 949 dự án đang triển khai với tổng số vốn đăng ký là 7,7 tỷ và hơn 700 dự án chưa triển khai.
Bốn tháng đầu năm 2003 cả nước đã có thêm 151 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nâng tổng số dự án có hiệu lực lên 3,897 dự án cũng trong thời gian này có 74 dự án tăng vốn đạt 1,7 triệu USD và 19 dự án xin giải thể. Tính đến hết năm 2003, các dự án đầu tư nước ngoài đã đạt được tổng doanh thu gần 70 tỷ USD (không kể về dầu khí, trong đó riêng 3 năm 2001 – 2003 đạt khoảng 38,8 tỷ USD. Vốn bổ sung đạt gần 3 tỷ USD bằng 47,6% tổng số vốn đầu tư đăng ký mới. Đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm cho 665 nghìn lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động giám tiếp).
Tuy nhiên, đến hết năm 2003 đã có 39 dự án kết thúc thời hạn với tổng số vốn đăng ký 658 triệu USD và có 1,009 dự án giải thể trong thời hạn với vốn đăng ký là 12,3 tỷ USD. Như vậy số dự án giải thể trước thời hạn chiếm gần 18,6% tổng số dự án được cấp phép, vốn đăng ký của các dự án giải thể trước thời hạn chiếm 23% tổng vốn đăng ký của tất cả các dự án được cấp phép.
Thu thập số liệu vào tháng 2/2004 nước ta đã có thêm 30 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 159,2 triệu USD, tính chung 2 tháng đầu năm 2004 cả nước có 80 dự án nước cấp giấy phépđầu tư mới, với tổng số vốn đăng ký là 200 triệu USD giảm 26,6% về số dự án và tăng 30,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2003. Cũng trong 2 tháng đầu năm 2004 tổng số vốn cấp mới và tăng thêm đạt 554,2 triệu USD, tăng 98,1% so với cùng kỳ năm 2003.
2 – Phân bổ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành :
Về cơ cấu ngành, trong năm 2003 phần lớn các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 69,6% số các dự án và 67,9% số vốn đầu tư đăng ký mới , như vậy cơ cấu vốn đầu tư để vào các ngành không hợp lý và hiệu quả tổng thể về kinh tế xã hội chưa cao trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản mặc dù đã có những chính sách ưu đãi nhưng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vào năm 2003 chỉ chiếm 19,1% số dự án và 10,4% số vốn đăng ký cấp mới. Trong khi đó thực tế cho thấy Việt Nam từ trước đến nay sống dựa vào nông nghiệp với hơn 70% dân số, điều này cho thấy sự phân bổ khá bất hợp lý.
Ngành công nghiệp luôn chiếm ư thế vì thu hút được khá nhiều nguồn vốnh đầu tư trực tiếp nước ngoài vào. Trong khi đó ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vốn đầu tư thực hiện mới chỉ bằng một nửa tổng số vốn đầu tư . Ngành dịch vụ tình hình còn ảm đạm hơn, tuy số dự án ngành nông, lâm, ngư nghiệp với tổng đầu tư khá nhiều (14.838 triệu USD) nhưng tình hình thực hiện chỉ có hơn 1/3 tổng vốn (5.746 triệu USD). Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp Nước ngoài năm 2002 rõ ràng là rất thấp chỉ có 47 dự án vào tất cả các ngành trong cả năm. Ngành nông nghiệp không thu hút được một dự án nào. Những ngành có tiềm năng như du lịch, khách sạn hay vận tải, Viễn thông lại thu hút quá ít các dự án. Điều này cho thấy môi trường đầu tư vào Việt Nam riêng năm 2002 có những vấn đề bất lợi khiến không tạo được sự hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư.
Qua hai năm 2002 và 2003, ngành du lịch khá tăng, tổng số dự án đã tăng lên 122 tăng hơn 10 lần. Ngành công nghiệp tăng lên khá mạnh ở tất cả các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm lẫn ngành xây dựng. Riêng ngành nông nghiệp tăng chậm cho thấy môi trường đầu tư vào ngành nông nghiệp của Việt Nam có nhiều vấn đề hạn chế, chưa tạo được sức hấp dẫn cho ngành. Từ số dự án và tổng vốn đầu tư vào các dự án cũng cho thấy sự phân bố không đồng đều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và riêng cho từng ngành.
Nông, lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nước ta. Cho đến năm 2003 thì ngành này vẫn chiếm gần 22% GDP của nền kinh tế Việt Nam. Thu hút trên 72% lực lượng lao động xã hội. Thế nhưng đây cũng là ngành khó thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất. Từ năm 1988 cho đến hết năm 2002 thì toàn ngành mới có 354 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 1.432,3 triệu USD trong đó có 678,9 triệu USD vốn pháp định. Như vậy tính bình quân mỗi năm nước ta thu hút được 27 dự án vào ngành nông nghiệp, quy mô bình quân cho một dự án là 4 triệu USD. Với quy mô nhỏ, ít lại không hoạt động ổn định nên vai trò của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này còn khá mờ nhạt.
Qua số liệu các năm cho thấy nếu năm 2001 số dự án chỉ có 15 triệu và vốn đăng ký là 33 triệu thì 2 năm sau đó là năm 2003 số dự án đã tăng lên gấp 3 lần và vốn đăng ký tăng gấp 2,1 lần. Tuy số dự án và số vốn khá khiêm tốn nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì rõ ràng việc thu hút vào những lĩnh vực nông, lâm nghiệp có tiến triển hơn. Sự khởi sắc này diễn ra trên phạm vi rộng từ nông thông đến miền núi xa xôi nên càng có ý nghĩa cao so với các lĩnh vực khác.
Do những hạn chế nên vai trò thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của ngành nông nghiệp nước ta vẫn còn mờ nhạt, chưa tác động tích cực đối với sự phát triển đất nước. Do nông dân Việt Nam là cần thiết cho sự phồn vinh của đất nước nên việc cải thiện môi trường ngành sản xuất nông nghiệp ngày càng hấp dẫn là điều cần thiết để thu hút trực tiếp nước ngoài.
Ngành Công nghiệp tính từ năm 1998 đến hến năm 2002 lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đã thu hút được 607 dự án được cấp phép đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm 81,4% và số dự án, tổng vốn đăng ký 1.204,7 triệu USD chiếm 80,5% tổng vốn đăng ký. Trong đó công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ luôn chiếm ưu thế, với 524 dự án và 1.019 triệu USD vốn đăng ký. So với năm 2001, số dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng 35% .
Tính đến tháng 2 /2004 các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng vẫn luốn giữ vị trí đầu bảng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chỉ tính riêng ngành công nghiệp nhẹ số dự án đã gần bằng tổng số dự án của cả ngành nông nghiệp và dịch vụ (số dự án ngành công nghiệp nhẹ là 1.205 triệu, trong số dự án của ngành nông nghiệp là 604 công với số dự án của ngành dịch vụ là 858 cũng chỉ là số 1.426 dự án).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã góp phần hình thành các khu công nghiệp đã sản xuất ra những sản phẩm công nghiệp phục vụ cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, góp phần phân bổ công việc hợp lý nâng cao hiệu quả đầu tư. Các doanh nghiệp khu công nghiệp đóng góp vào việc tăng năng lực sản xuất ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, năm 2002 giá trị sản xuất đạt 5.660 triệu USD , tăng 24% so với năm 2001 và chiếm 18% tổng thu nhập của cả nước và bằng 60% kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các KCN ra đời tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh được tình trạng tự phát, phân tán.
Hình thức này tiết kiệm được đất đai và chi phí sản xuất tuy có những thành tựu có thể nói đang khả quan như vậy chính trong nội bộ ngành cũng nẩy sinh ra những vấn đề cần xem xét khắc phục các dự án đầu tư trực tiếp chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng khi đó các ngành khác chỉ mới khai thác rời rạc không đáng kể, ít dự án. Ngành công nghiệp thực phẩm là một ngành tiềm năng tạo nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư và cùng là ngành tạo nguồn thu khá lớn cho nước tiếp nhận đầu tư cũng như góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động thì số dự án lại ít và vốn đầu tư thực hiện cũng chỉ thu hút được 1,783.037.885 tỷ USD, chưa khai thác hiệu quả của nguồn lực sẵn có.
Ngành dịch vụ tính đến hết năm 2002 lĩnh vực dịch vụ có 109 dự án được cấp giấy phép đầu tư và tổng số vốn đạt trên 242 triệu USD, chiếm khoảng 16% tổng số dự án và 14,6% tổng vốn đăng ký. Chủ yếu các dự án tập trung vào lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, giáo dục và các dịch vụ tư vấn, thiết kế. So với các năm trước đó thì số dự án đầu tư vào các ngành có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho nhu cầu trong nước và ngoài nước.
Đến hết tháng 2/2004 thì các số dự án của ngành dịch vụ đã tăng rất mạnh 858 dự án so với 109 dự án của năm 2002, ngành du lịch khách sạn đã vượt lên dẫn đầu về việc thu hút về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn thực hiện hơn 2 tỷ USD các ngành dịch vụ chiếm 38% trong cơ cấu phân bổ các ngành, vì vậy ta thấy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ còn khá thấp so với ngành công nghiệp. Các dự án về dịch vụ tài chính, tư vấn , kỹ thuật, công nghệ còn rất hạn chế. Ngành Tài chính – Ngân Hàng ở Việt Nam hiện nay đang là ngành cần nhiều sự quan tâm nhưng đến năm 2004 cũng chỉ mới thu hút được 46 dự án với vốn đầu tư thực hiện có 598.130.130.077 USD, Việt nam đang có những dự án quy hoạch lại khu dân cư nhất là tại các thành phố lớn, việc xây dựng các khu đô thị đến nay chỉ mới thu hút được một lượng dự án ít ỏi gồm 3 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ nhưng cũng chỉ mới thực hiện với số vốn hơn 6 triệu USD.
NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN QUA.
1.1/ Đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển , tạo ra thế lực mới cho tăng trưởng và phát triển kinh tế .
Trong thời kỳ đầu, khi đất nước tiến hànhcông nghiệp hoá – hiện đại hoá trong điều kiện hậu quả nặng nề của của Ngân Hàng năm chiến tranh còn chưa khắc phục, trình độ tổ chức quản lý cũng như điều kiện để sử dụng vốn vay còn hạn chế, mức tích lũy và khả năng huy động vốn trong nước rất thấp thì đầu tư nước ngoài đã đóng vai trò là lực đầy khởi động cho guồng mày kinh tế đi vào qũy đạo, là sức đẩy giúp nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo, khủng hoảng kinh tế – xã hội, xoá bỏ cấm vận nước ngoài. Chỉ trong vòng vài năm, đất nước gần như sắp bị nạn đói đe dọa đã trở thành một nước xuất khẩu lương thực mà không cần có sự an thiệp của Chính Phủ. Việt Nam đã đạt tăng trưởng kinh tế hiện thực trạng giai đoạn 1990 – 1997. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần làm độ tăng trưởng được GDP năm 1992 tăng lên 3,4% và 1993 là 5,3%, năm 1994 là 7,9%.
Trong giai đoạn 1992 – 1997, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trung bình mỗi năm tạo ra 3,4 điểm % trong tăng trưởng GDP.
Những năm gần đây, đầu tư nướ ngoài là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của khu vực này luôn cao hơn tốc độ bình quân của cả nước. Nếu như năm 2002, giá trị ản xuất công nghiệp của khu vực doanh nghiệp Nhà nước chỉ tăng 11,7% tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI là 14,5% tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này là 23,7% so với năm 2001 trong khi kim ngạch xuất khẩu của nó là 16,5 tỷ USD, tăng 9,3%. Tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP tăng dần qua các năm : Năm 1993 đặt 3,6%, Năm 1995 đạt 6,3%, Năm 1998 đạt 10,1% , Năm 2000 đạt 13,3% và trong năm 2001, 2002 tỷ lệ này đều đạt trên 13%.
1.2/ Đầu tư nước ngoài còn là nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước :
Giai đoạn 1994 – 2000, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp cho ngân sách nhà nước bình quân 250 triệu USD/1 năm. Chỉ tính riêng trong thời kỳ 1994 đến năm 2000, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không kể dầu khí đã nộp cho ngân sách Nhà nước 1.794 triệu USD, năm 2002 là 459 triệu USD tăng 23% so với năm trươcù và chiếm 7% tổng thu ngân sách Nhà nước.
1.3/ Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam.
Tỷ trọng xuất khẩu không kể dầu thô của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục trong các năm qua 1991 – 1995 đạt trên 1,12 tỷ USD, thời kỳ 1996 – 2000 đạt trên 10,6 tỷ USD, tăng gấp 8 lần so với thời kỳ trước và chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Riêng năm 2002 đạt 4,5 tỷ USD chiếm 27,28% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nếu tính cả dầu thô thì lên tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu . Sự đóng óp này không chỉ thực hiện qua quy mô mà còn vì số lượng, chất lượng mặt hàng vào thị trường. Tỷ trọng xuất khẩu so với doanh thu khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng nhanh từ 30% thời kỳ 1991 – 1995 lên 48% thời kỳ 1996 – 2000 và đạt 50% năm 2002.
Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu của khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn so với kim ngạch xuất khẩu lại trở thành tác nhân chủ yếu gây ra thâm hụt cán cân thương mại của nước ta. Song điều này chưa thể vội vàng kết luận mức thâm hụt tuy đã tích cực hay tiêu cực (nhập khẩu này mọi thiết bị để phát triển sản xuất theo chiều sâu hay chỉ nhập khẩu theo nguyên vật liệu để gia công lắp rắp).
1.4/ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra phương thức sản xuất kinh doanh mới, làm cho cơ cấu kinh tế nước ta từng bước chuyển biến theo hướng của một nền kinh tế thị trường hiện đại :
Nếu những năm đầu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh thì bất động sản thì thời kỳ 1996 – 2000 tập trung vào lĩnh vực sản xuất với cơ cấu ngành nghề hợp lý hơn, xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật viễn thông cũng tăng lên. Đầu tư nước ngoài vào công nghiệp nghiệp chiếm 56% tổng số vốn đăng ký so với 52,7% tổng vốn đăng ký trong năm trước đó . Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong giai đoạn 1996 – 2000 tăng 1,4 lần so với giai đoạn 1991 – 1995 các công nghiệp sử dụng trong thăm dò khai thác dầu khí viễn thông hoá chất …… đều thuộc công nghiệp hiện đại.
Có sự đồng biến giữa tỷ trọng công nghiệp trong GDP với tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP điều này chứng tỏ có sự có mặt của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chi phối đáng kể quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. Nếu như trong năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực doanh nghiệp Nhà nước chỉ tăng 11,7% , của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 19,2% thì tốc độ tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 21,8% . Đầu tư nước ngoài đã góp sức mình trong việc đánh thức các tiềm năng kinh tế ở địa phương, góp phần xây dựng nên những trung tâm công nghiệp lớn từ những vùng đất nông nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Bìa Rịa – Vũng Tàu ……
Tác động của các dự án FDI đối với nền kinh tế là rất lớn. Tuy nhiên,thực tế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết.
PHẦN III
NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1/ Khó khăn và thách thức :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tien nam.doc