MỤC LỤC
A.ĐẶT VẤN ĐỀ .1
B.NỘI DUNG .1
I.Lý luận chung 1
II. Thực trạng 6
1. Bình đẳng giới trong gia đình trong lao động 6
2. Bình đẳng giới trong khi tham gia vào thị trường lao động .8
III.Một số nguyên nhân .9
IV.Một số kiến nghị 11
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ .11
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9320 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong lao động và tham gia vào thị trường lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong gia đình trong lao động…………………………………6
2. Bình đẳng giới trong khi tham gia vào thị trường lao động………………….8
III.Một số nguyên nhân…………………………………………………………..9
IV.Một số kiến nghị………………………………………………………………11
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ……………………………………………..................11
BÀI LÀM
A.ĐẶT VẤN ĐỀ.
Có rất nhiều người phụ nữ có tài năng và họ cũng là những người rất muốn cống hiến cho sự phát triển của xã hội và đất nước nhưng do những phong tục, tập quán lạc hậu từ thời phong kiến để lại họ đã không được trọng dụng; bên cạnh đó có những người nam giới rất yêu thích những nghề như là lấu ăn, may nhưng bởi vì những thành kiến của xã hội lên họ cũng không muốn làm việc mà họ thích. Những điều này ta có thể thấy rất rõ trong các gia đình ở các vùng nông thôn và các vùng miền núi và dân tộc ít người. Để cho mọi người đều được bình đẳng với nhau trong việc thể hiện tài năng của mình vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước thì nhà nước ta đã ban hành luật bình đẳng giới và ghi nhận tinh thần bình đẳng trong cả hệ thống pháp luật. Luật quy định là bình đẳng trong mọi mặt như vậy nhưng theo em quy định bình đẳng trong gia đình trong lao động và tham gia vào thị trường lao động là có ý nghĩa nhất, vì bình đẳng gia đình là cái gốc của mọi bình đẳng khác. Và lao động là hoạt động làm ra của cải vật chất để nuôi sống con người cho nên muốn mọi người phát huy được tối đa khả năng của mình để tạo ra vật chất họ phải được bình đẳng với nhau. Để hiểu sâu về vấn đề này em đi tìm hiểu vấn đề “ vấn đề bình đẳn gới giữa các thành viên trong gia đình trong lao động và tham gia vào thị trường lao động”.
NỘI DUNG.
Lý luận chung.
Ngay từ ngày đầu mới lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố:“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hiếp pháp 1946, đã ghi nhận “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1).“Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9).
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành suối nguồn nghĩa tình sâu nặng, trân quý các thế hệ phụ nữ Việt Nam. Tại lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Người đã ôn lại truyền thống yêu nước đầy tự hào của người phụ nữ Việt Nam với hình ảnh Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân thủa trước “cho đến nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tại Đại hội liên hoan phụ nữ “Năm Tốt” vào ngày 30-4-1964, Người đã khẳng định “Ngay từ lúc đầu, Đảng và Nhà nước ta đã thi hành chính sách đối với phụ nữ cũng được bình quyền, bình đẳng với đàn ông”1. Trong cuộc Tuyển cử phổ thông đầu phiếu ngày 6-1-1946, Người vui sướng nói "Phụ nữ là tầng lớp đi bỏ phiếu hăng hái nhất". Trong bản di chúc viết tháng 5 năm 1968, Người đã căn dặn: "Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ"
Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và thực hiện những lời di huấn của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo và thực hiện bình đẳng giới, nhiều văn bản chính sách đã được ban hành như: Nghị quyết số 152-NQ/TW ngày 10/01/1967 “Về một số vấn đề về tổ chức công tác phụ vận”, trong đó nhấn mạnh một số nhiệm vụ như“phân bố, sử dụng hợp lý sức lao động phụ nữ trong nông nghiệp, hướng dẫn thực hiện quyết định của chính phủ về sử dụng lao động phụ nữ trong công nghiệp”; “Tăng cường việc tổ chức đời sống, bảo vệ sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em”. Nghị quyết số 153-NQ/TW ngày 10/01/1967 về “Công tác cán bộ nữ”; Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 07/6/1984 “Về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ"; Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới"; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 29/9/1993 về “Một số vấn đề về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”; Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước"… Một trong những văn bản quan trọng không thể không nhắc đến, đó là Hiến pháp 1992 đã quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; Nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” (Điều 63). Trong thời gian qua, hàng loạt các văn bản pháp luật của Nhà nước đã được ban hành nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và thực hiện bình đẳng giới như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Pháp lệnh Dân số... và không thể không nhắc đến là Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới.
Tại Điều 24 - Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định “Phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa trong gia đình và ngoài xã hội”. Đặc biệt chính sách, pháp luật lao động đối với lao động nữ luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 12 tháng 7 năm 1993 đã khẳng định “Bồi dưỡng lực lượng phụ nữ phát huy sức mạnh và chăm lo sự phát triển mọi mặt của phụ nữ là nhiệm vụ thường xuyên, rất quan trọng của Đảng ta trong mọi thời kỳ cách mạng”. Trong lĩnh vực lao động - việc làm Nghị quyết chỉ rõ “Một trong những công tác lớn quan trọng của Đảng ta hiện nay là giải quyết việc làm, chăm lo đời sống, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của phụ nữ”.
Luật BĐG (Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007) quy định về BĐG trên tám lĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động - việc làm, văn hóa-thông tin, y tế, giáo dục-đào tạo, thể dục thể thao v.v... BĐG trong gia đình được Luật BĐG quy định tại Điều 18:
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
Và theo Luật hôn nhân và gia đình tại Điều 19. Quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”
Và Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, quy định:
Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Xuất phát từ đặc điểm của phụ nữ ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ lao động còn phải đảm nhận thiên chức làm mẹ, Bộ Luật Lao động đã dành một chương riêng – Chương X đối với lao động nữ nhằm đảm bảo các quyền làm việc của phụ nữ được bình đẳng về mọi mặt với nam giới. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ phát triển; khả năng ứng dụng khoa học công nghệ; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và chủ trương đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật đã thể hiện rõ những nội dung chủ yếu về tuyển dụng, sa thải và chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ; về các chính sách đào tạo; về tiền lương và tiền công;…
Theo quy định như trên của pháp luật thì các thành viên trong gia đình bình đẳng với nhau trong lao động và tham gia vào thị trường lao động.
II. Thực trạng
1. Bình đẳng giới trong gia đình trong lao động.
Nhưng năm gần đây do bình đẳng giới trong gia đình trong lao động được ghi nhận chi tiết trong pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền đến quần chúng nhân dân và được thực hiện một cách nghiêm túc cho nên đã đạt được những thành quả khả quan. Có thể nhận thấy là đa số các gia đình trong nước ta đặc biệt ở những vùng có dân trí cao như ở các thành phố, thị xã đã đạt được kết quả cao về bình đẳng giới trong gia đình trong lao động. Ta có thể thấy là ở đây không phải chỉ có người vợ mới làm công việc gia đình hoặc những công việc mang tính giản đơn nữa. Ta có thể thây trong các gia đình ở các thành phố người phụ nữ là kinh doanh, làm trí thức…Tuy vậy nhưng ta còn thấy không ít sự mất bình đẳng giới trong các gia đình trong lao động đặc biệt là ở các vùng nông thôn và khu vực miền núi, dân tộc ít người. Ta có thể thấy ở đó người phụ nữ, người vợ thường làm việc nhà và những công việc giản đơn còn người chồng, ngời con trai thường đảm nhiệm những công việc chính trong gia đình.
Cùng với tiến bộ xã hội, ngày càng có nhiều công cụ và các điều kiện giúp con người giảm nhẹ sức lao động, công việc trong gia đình. Mặc dù, tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ đã dần dần mất đi, nhưng có một nghịch lý vẫn đang tồn tại là việc nội trợ, nuôi dưỡng con cái, chăm sóc các thành viên trong gia đình vẫn được coi là công việc của phụ nữ và vẫn có quan niệm cho rằng các hoạt động này không mang lại giá trị kinh tế.
Định kiến giới và tư tưởng trọng nam giới hơn phụ nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội với các biểu hiện như thích đẻ con trai hơn con gái, coi việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ, khi chia tài sản thừa kế thường dành cho con trai nhiều hơn, ưu tiên đầu tư vào con trai, quan niệm nam giới là người trụ cột, quyết định chính trong gia đình và đóng vai trò chính trong các quan hệ xã hội bên ngoài gia đình.
Thời gian làm việc của phụ nữ thường dài hơn nam giới: Mặc dù, pháp luật quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo cho con cái, cha mẹ... nhưng trên thực tế, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của phụ nữ. Tính chất bảo thủ của sự phân công lao động truyền thống theo giới ở các mức độ khác nhau vẫn còn được bảo lưu trong một bộ phận gia đình Việt Nam đã làm hạn chế các cơ hội học hành của trẻ em gái, cản trở phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội và có địa vị, thu nhập bình đẳng như nam giới. Các kết quả thống kê cho thấy, trung bình thời gian làm việc một ngày của phụ nữ là 13 giờ, trong khi của nam giới là khoảng 9 giờ. Sự chênh lệch này chủ yếu do phụ nữ còn đảm nhiệm chính công việc nội trợ, chăm sóc con cái... ngoài vai trò sản xuất và công tác như nam giới.
Phân công lao động trong gia đình ở nhiều vùng miền trên cả nước còn mang tính chất phân biệt theo giới rõ rệt. Công việc gia đình vẫn tập trung vào vai người phụ nữ là chủ yếu. Do đó, phụ nữ ít có cơ hội để học tập nâng cao trình độ, nghỉ ngơi giải trí hay tham gia các hoạt động xã hội. Ở một số vùng theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ không chỉ gánh vác hầu hết mọi công việc gia đình, chăm sóc con cái, mà đồng thời còn là lao động chính trong gia đình. Đây thực sự là gánh nặng quá tải, gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khoẻ của phụ nữ.
Trong gia đình, phụ nữ tham gia vào việc ra quyết định thấp hơn nam giới: Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung phụ nữ ít đựơc quyền quyết định công việc gia đình so với nam giới. Quyền lực cao hơn của một người chồng thể hiện ở quyền quyết định ở một số việc như mua sắm, sản xuất kinh doanh, quan hệ họ hàng, còn người vợ thường chỉ có tiếng nói ở những việc như sử dụng biện pháp tranh thai, việc học của con hay các công việc nội trợ của gia đình…
2. Bình đẳng giới trong khi tham gia vào thị trường lao động.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế ở mức cao (83% so với nam giới 85%). Phụ nữ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; tham gia ngày càng nhiều hơn trong khu vực phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao. Theo Điều tra lao động - việc làm ngày 18/2007 của Tổng cục thống kê, tỷ lệ lao động nữ đã chiếm 46% trong số người làm công ăn lương từ các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh; số chủ cơ sở sản xuất – kinh doanh là nữ chiếm 41,12%; tỷ lệ lao động nữ làm kinh tế hộ gia đình chiếm 49,42%. Mặc dù các số liệu thống kê cũng chỉ ra có một tỷ lệ lớn lao động nữ còn làm các công việc giản đơn (53,64%), nhưng tỷ lệ phụ nữ đang tham gia vào các lĩnh vực vốn được coi là “truyền thống” (công việc kỹ thuật, quản lý) của nam giới cũng đang dần tăng lên (xem bảng 6 của Phụ lục). Tỷ lệ lao động nữ từ 15 tuổi trở lên làm công việc khai khoáng chỉ chiếm 31,1%, trong khi đó nam giới chiếm 68,9%; tham gia hoạt động khoa học và công nghệ thì nữ chiếm 34% và nam chiếm 66%; quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội thì nữ chiếm 24,7% và nam chiếm 75%. Tuy vậy, có một số công việc vốn được coi là “truyền thống” của phụ nữ thì tỷ lệ nữ tham gia vẫn còn rất cao. Chẳng hạn, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng chiếm 71,6%, trong khi nam giới chỉ chiếm 28,4%; giáo dục đào tạo, nữ chiếm 69,2% và nam chiếm 30,8%; y tế và cứu trợ xã hội, nữ chiếm 59,6%, nam chiếm 40,4% (xem bảng 7 của Phụ lục).
Nhìn chung, phân bố cơ cấu nam, nữ trong các ngành nghề cho thấy, nam giới vẫn thường chiếm tỷ lệ cao hơn ở những nhóm việc như công nhân, lãnh đạo, dịch vụ cá nhân, công việc chuyên môn kỹ thuật và lực lượng vũ trang. Phụ nữ thường chiếm tỷ lệ cao ở một số nhóm nghề khác như nông nghiệp, buôn bán nhỏ, nhân viên văn phòng.
Vị thế việc làm của lao động nữ cũng có sự thay đổi tích cực. Trong 10 năm từ 1997 đến 2007, nhóm lao động làm công ăn lương tăng rất mạnh trong cơ cấu phân bố lao động, từ 18,6% (1997) lên tới 30% (2007), trong đó lao động nam chiếm 59,8% và lao động nữ chiếm 40,2% (2007). Nếu so sánh với năm 2005 thì có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2005, tỷ trọng lao động làm công ăn lương chiếm 25,6%, trong đó lao động nam chiếm 78,7% và lao động nữ chiếm 21,3%. Tỷ trọng lao động nữ trong số người làm công ăn lương tăng mạnh (19%), thể hiện sự thay đổi theo hướng giảm sự bất bình đẳng giới về việc làm có thu nhập ổn định giữa nam và nữ. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình bình đẳng giới của Việt Nam có nhiều tiến bộ.
Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị cũng có xu hướng giảm nhẹ, từ 4,82% năm 2006, xuống còn 4,64% năm 2007, ước tính năm 2008 là 4,65%, tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị là 5,25%; 5,10% và 5,10%. Nhìn chung, kết quả này đều thực hiện đạt chỉ tiêu phấn đấu đề ra trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
Theo “Báo cáo phát triển con người, 2011” của UNDP, trình độ học vấn của phụ nữ Việt Nam (từ 25 tuổi trở lên) đã hoàn thành chương trình giáo dục cấp 2 trở lên là 24,7% so với 28% là của nam giới. Như vậy, mức độ chênh lệch giữa nam và nữ về giáo dục ở nước ta không nhiều. Theo Kết quả chủ yếu của Điều tra Dân số-KHHGĐ 1/4/2011 của Tổng cục Thống kê (TCTK) thì tỷ lệ biết chữ của nam giới là 96,2% và của nữ giới là 92,2% (từ 15 tuổi trở lên). Trang Wikipedia dẫn nguồn từ website Quốc hội thì tại Việt Nam, cứ 100 cử nhân có 36 nữ, 100 thạc sĩ có 34 nữ, 100 tiến sĩ có 24 nữ. Để tôn vinh các nhà khoa học nữ, 25 năm qua, giải thưởng Kovalevskaia đã trở thành một giải uy tín lớn trong giới khoa học Việt Nam được trao cho hàng chục cá nhân, tập thể. Từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ “Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam” nhằm khuyến khích và tôn vinh phụ nữ Việt Nam trong các lĩnh vực.
Khi phụ nữ có học vấn, học vấn cao sẽ mở ra các cơ hội cho họ về việc làm, thu nhập, cơ hội tiếp cận về y tế, kế hoạch hoá gia đình hay tham gia lĩnh vực chính trị. Chính vì thế, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai. Mở cánh cửa giáo dục là mở ra các cơ hội mới.
Theo UNDP, tỷ lệ nữ tham gia lao động của Việt Nam là 68% và nam giới là 76%. Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 của TCTK thì tỷ lệ nữ tham gia lao động là 46,6% trong tổng số lao động. Như vậy, tỷ lệ nữ Việt Nam tham gia lao động gần bằng nam giới. Đáng chú ý là báo cáo “Bình đẳng giới và Phát triển” (Gender equality and Development) của World bank được công bố mới đây thì tỷ lệ phụ nữ (30%) tham gia lao động trong lĩnh vực dịch vụ lại cao hơn nam giới (26%). Có trên 20% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam do phụ nữ làm chủ, chủ yếu thuộc về khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản[6]. Nhiều tấm gương phụ nữ trẻ làm kinh tế giỏi không những chỉ làm giàu cho bản thân mà còn đóng góp được nhiều cho xã hội. Theo UNDP thì tại Việt Nam nếu nam giới kiếm được 1$ thì nữ giới sẽ kiếm được 0,69$ (số liệu năm 2007). Điều này khác xa so với nhiều nước trên thế giới. Khi phụ nữ có việc làm, họ sẽ có thu nhập và mang đến sự tự chủ về kinh tế, sự chia sẻ
Đến nay, tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động mới được giải quyết việc làm đã tăng lên và có khả năng vượt chỉ tiêu kế hoạch. Theo Điều tra lao động - việc làm ngày 1/8/2007 của Tổng cục Thống kê, năm 2005, lao động nữ chiếm khoảng 21,14 triệu người trong tổng số lao động của nền kinh tế quốc dân (48,6% so với 43,45 triệu lao động), đến 8/2007 đã tăng lên khoảng 22,77 triệu người (49,4% so với tổng số trên 46,11 triệu lao động).
Chênh lệch lao động sau 2 năm 2006 – 2007 tương ứng với số lao động được giải quyết việc làm mới là 2,76 triệu người (trong đó, lao động nam là 1,08 triệu người và lao động nữ là trên 1,67 triệu người), bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 1,33 triệu người, trong đó, lao động nữ là 835 nghìn người.
Tuy vậy nhưng vẫn có những hạn chế sau:
Thứ nhất, mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức, phụ nữ cũng tham gia rất nhiều vào lực lượng lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, ước tính khoảng 70% đến 80%. Tuy nhiên, điều kiện lao động, thu nhập và an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) đối với lao động nữ làm việc trong khu vực này còn rất nhiều hạn chế.
Thứ hai, nhiều quy định của pháp luật lao động chưa được các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện, thậm chí một số doanh nghiệp còn trốn tránh thực hiện bởi họ nhìn nhận những quy định ưu tiên, ưu đãi đối với lao động nữ là những gánh nặng tài chính hoặc đem lại rủi ro cho họ vì vậy những quy định ưu tiên đối với lao động nữ có thể trở thành bất cập
Thứ ba, còn khoảng cách giữa quy định của chính sách pháp luật và thực tiễn thực hiện nên lao động nữ không thực sự thụ hưởng, cụ thể theo các quy định về giảm thuế cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ thì các khoản chi cho lao động nữ được coi là các khoản chi hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật không mang tính bắt buộc. Vì vậy, nếu doanh nghiệp chi thêm cho lao động nữ thì doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục phức tạp để đề nghị được xét giảm thuế. Do vậy, các doanh nghiệp thường chọn cách không chi thêm cho lao động nữ. Mặt khác, các khoản chi phí thực hiện chính sách ưu đãi phải hạch toán vào giá thành sản phẩm dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp khiến doanh nghiệp né tránh thực hiện các quy định ưu đãi đối với lao động nữ. Trong khu vực nông thôn, lao động nữ chưa được điều chỉnh bởi hệ thống chính sách pháp luật này, mặc dù họ chiếm đa số lực lượng lao động ở đây. Một sự bất bình đẳng mới phát sinh ngay giữa các nhóm lao động nữ trong lực lượng lao động.
III.Một số nguyên nhân
- Hoàn cảnh kinh tế - xã hội của đất nước còn có nhiều khó khăn đã hạn chế các điều kiện đầu tư cho công tác bình đẳng giới, các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới.
- Tư tưởng gia trưởng, trọng nam, khinh nữ vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nhân dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi; mặt khác nhận thức về vấn đề bình đẳng giới tuy đã có chuyển biến, nhưng chưa cao, do vậy, việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình và ngoài xã hội còn có những hạn chế. Nhận thức của các cấp, các ngành còn nhiều bất cập; chưa tích cực, chủ động triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới và còn có tư tưởng coi công tác bình đẳng giới là của phụ nữ và cho phụ nữ nên nhiều hoạt động thực hiện còn mang tính hình thức.
- Một số quy định trong các lĩnh vực có liên quan đến bình đẳng giới còn chưa phù hợp đã dẫn tới những hạn chế điều kiện và cơ hội tham gia bình đẳng của phụ nữ như vấn đề tuổi nghỉ hưu; tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm… của cán bộ, công chức nữ. Thiếu chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới; một số chính sách khuyến khích sử dụng lao động nữ không được thi hành như chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ban hành đã lâu nhưng chậm và khó thực hiện, do vậy không tạo động lực cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và nâng cao các điều kiện bảo hộ lao động, chế độ đãi ngộ đối với lao động nữ.
- Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội chưa được quan tâm đúng mức nên việc xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật đảm bảo lồng ghép bình đẳng giới cũng còn lúng túng và có hạn chế nhất định.
IV.Một số kiến nghị
- Cần có tổng kết, đánh giá việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ các văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực không phù hợp với các nguyên tắc bình đẳng giới theo quy định tại Điều 6 của Luật bình đẳng giới.
- Tiếp tục tiến hành lồng ghép giới, đánh giá tác động giới trong các chính sách, chương trình, đề án về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề… nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giới, phân tích giới, lồng ghép giới cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở trung ương và địa phương.
- Nghiên cứu xây dựng các chính sách hỗ trợ việc điều hòa các trách nhiệm của nam, nữ trong tham gia chia sẻ công việc gia đình và làm kinh tế, trao cho người cha cơ hội phát huy vai trò chăm sóc gia đình và con cái, giảm bớt gánh nặng công việc gia đình không trả công của phụ nữ do phải kết hợp các hoạt động kinh tế và chăm sóc gia đình, trẻ em.
- Khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ của mình đối với lao động nữ, đồng thời tạo cơ hội cho người sử dụng lao động có thể cạnh tranh trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
- Tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động, đặc biệt thị trường lao động chính thức hơn là đưa ra những ưu tiên, ưu đãi mà có thể trở thành những rào cản đối với họ;
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Qua bài viết này ta có thể nhận thấy vấn đề bình đẳng gới giữa các thành viên trong gia đình trong lao động và tham gia vào thị trường lao động ở nước ta đã đạt được một số kết quả đáng mừng nhưng bên cạnh đó chúng ta vẫn có những hạn chế nhất định. Để đạt được bình đẳng thực sự trong lĩnh vực này đòi hỏi mỗi chúng ta phải nhận thức đúng và phải thai đổi tư duy theo lối cũ để đi đến những hành động đúng đắn.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Bộ LĐ – TBXH, kết quả điều tra lao động việc làm các năm 2003, 2004, 2005, 2006. Hà nội, NXB Lao động – xã hội 2003, 2004, 2005, 2006.
2. Naila Kabeer – Trần Thị Vân Anh, toàn cầu hoá, vấn đề giới và việc làm trong nên kinh tế chuyển đổi, trường hợp Việt nam năm 2006. Hà nội năm 2007;
3. Ngân hàng thế giới, Báo cáo đánh giá tình hình giới ở Việt nam năm 2006, Hà nội 2007
4. Ngân hàng thế giới, báo cáo phát triển năm 2006. Hà nội năm 2007, NXB Chính trị quốc gia năm 2007;
5. Ngân hàng thế giới – Viện kinh tế Việt nam, báo cáo sự tham gia của công đồng ngư dân nghèo trong xác định nguồn lực và nhu cầu đuầ tư phát triển thuỷ sản Việt nam năm 2006. Hà nội;
6. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội Việt năm năm 2006, Hà nội, NXB chính trị quốc gia năm 2007.
7. Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật bình đẳng giới năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vấn đề bình đẳn gới giữa các thành viên trong gia đình trong lao động và tham gia vào thị trường lao động.doc