Tiểu luận Vấn đề bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra

Hùng (12 tuổi) là học sinh lớp 7 thuộc trường trung học cơ sở Ba Đình. Khi hết giờ học, Hùng và một số người bạn vẫn ở lại trong sân trường đùa nghịch. Thấy vẫn còn học sinh trong sân trường, bảo vệ đã nhắc nhở Hùng và các bạn về nhà ba lần, nhưng không được. Trong lúc đùa nghịch, Hùng đã ném một cục gạch vào đầu Vũ - một người trong nhóm bạn. Vũ bị thương ở trán, phải khâu 6 mũi. Bố mẹ Vũ đã yêu cầu bố mẹ Hùngbồi thường thiệt hại, bao gồm chi phí nằm viện và chi phí thuốc thang (có hoá đơn của bệnh viện) là 10.000.000 đồng. Bố mẹ Hùng không đồng ý vì cho rằng nhà trường phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại, bởi Hùng gây tai nạn cho Vũ trong sân trường, vẫn do nhà trường quản lý. Song phía nhà trường không chấp nhận vì việc Hùng gây tai nạn cho Vũ là ngoài giờ học, hết thời gian thuộc quản lý trực tiếp của nhà trường, không những thế, bảo vệ đã yêu cầu nhưng Hùng và nhóm bạn vẫn không ra về, chính vì vậy, nhà trường không có nghĩa vụ trong việcbồi thường thiệt hại của Hùng.

Theo Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2000, cha mẹ phảibồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 606 Bộ luật dân sự 2005. Căn cứ vào khoản 2 Đièu 606 BLDS 2005, khi người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật Dân sự 2005.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6288 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trẻ vị thành niên là người dưới tuổi trưởng thành. Độ tuổi trưởng thành là độ tuổi mà trẻ vị thành niên một, trong con mắt của pháp luật, trở thành một người lớn. Pháp luật Việt Nam quy định khi một công dân chưa trưởng thành (dưới 18 tuổi) vẫn là trẻ vị thành niên, đặc biệt trong Luật Hôn nhân và gia đình, trẻ dưới 18 tuổi, vấn đề bồi thường thiệt hại của trẻ vẫn thuộc trách nhiệm của cha mẹ. Ở giai đoạn hiện nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của con chưa thành niên được quy định và điều chỉnh bởi Luật tư và các nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm này đã được đặt ra ở tất cả các nước. Ở Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của con chưa thanh niên hiện nay được hiểu là một loại trách nhiệm Dân sự theo đó cha mẹ của đứa trẻ có hành vi gây ra thiệt hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Thế nhưng, pháp luật hiện nay có nhiều quy định còn chưa chặt chẽ, gây ra những tranh cãi không đáng có. Để làm sáng tỏ các yếu tố pháp lý liên quan đến thiệt hại do trẻ chưa thành niên gây ra và trách nhiệm của cha mẹ đối với con trẻ trước vấn đề đo, nhóm của chúng em xin được trình bày bài tập nhóm với nhan đề “Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra”. PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Về mặt lý luận, khi nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì tìm hiểu về khái niệm và những đặc điểm nổi bật của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một việc làm cần thiết phải được coi trọng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được BLDS 2005 quy định tại Điều 307 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và chương XXI về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường… Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại (bồi thường thiệt hại). Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra Đến với việc phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra, nhóm chúng em xin đưa ra các căn cứ đi sâu vào bộ Luật hôn nhân và gia đình để làm sáng tỏ vấn đề trực tiếp cần giải quyết. Căn cứ theo điều 40 về “Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra” “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự.” Vì Luật Hôn nhân và gia đình trích dẫn Bộ luật Dân sự 1995, tuy nhiên, hiện nay Bộ luật này đã được thay thế bằng Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, Điều 611 Bộ luật Dân sự 1995 là Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005. Theo Khoản 1 Điều 604 Bộ luật dân sự 2005, trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là “người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phảibồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở phân định năng lực chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo năng lực hành vi dân sự và khả năng kinh tế. Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 tại các khoản 2 và 3 quy định. - Khi người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng, thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật Dân sự 2005. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân, tổ chức đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường, nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ, thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Điều 621 Bộ luật dân sự 2005 quy định về trường hợpbồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý như sau: “Trường học, bệnh viện, các tổ chức khác nếu có lỗi trong việc quản lý, thì phải liên đới cùng cha, mẹ, người giám hộbồi thường thiệt hại do người chưa đủ mười lăm tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự gây ra cho người khác trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý những người đó, nếu trường học, bệnh viện, các tổ chức khác không có lỗi, thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường”. Từ các quy định trên cho thấy, việc cha mẹ phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại do con gây ra được phân thành các cấp độ sau: - Khi con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại, nếu có tài sản riêng thì phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Chỉ khi tài sản riêng của con cái không đủ để bồi thường, thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. - Trường hợp con dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của mình. Con dưới 15 tuổi là đối tượng không có năng lựcbồi thường thiệt hại, do đó không có trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại. Chỉ trong trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ đề bồi thường mà con chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại có tài sản riêng, thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. - Trường hợp con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ, thì cá nhân, tổ chức đó được dùng tài sản của người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu người giám hộ chứng minh được mình không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Tuy nhiên, nếu thiệt hại do con dưới mười lăm tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý mà các cơ sở này có lỗi trong việc để người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì phải liên đới cùng với cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường. Lỗi của trường học, bệnh viện hay các tổ chức đang quản lý những người đó, thường là những lỗi về quản lý như thiếu trách nhiệm, lơ là nhiệm vụ… - Khi xác định mức độ lỗi của các tổ chức đang quản lý, cần chú ý đến mục đích quản lý, độ tuổi của người chưa thành niên, hoặc mức độ bệnh tật của người chưa thành niên, hoặc mức độ bệnh tật của người mất năng lực hành vi, …v.v… để xác định chính xác mức độ trách nhiệm của cha, mẹ hoặc người trực tiếp quản lý người gây ra thiệt hại. Cũng có thể căn cứ vào hợp đồng giữa cha, mẹ hoặc người giám hộ và tổ chức quản lý (nếu có). Trong trường hợp các tổ chức quản lý đã làm hết trách nhiệm (không có lỗi) thì họ không phảibồi thường thiệt hại mà cha, mẹ hoặc người giám hộ phải bồi thường toàn bộ. Quy định về trách nhiệm của cha mẹ trong việcbồi thường thiệt hại do con gây ra do con gây ra thực chất là việc thể chế hai quy định của pháp luật dân sự và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. VÍ DỤ THỰC TIỄN Quy định của pháp luật trong trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại từ 15 đến dưới 18 tuổi Người vị thành niên không hiểu được ý nghĩa hành vi dân sự của mình nên họ không có năng lực hành vi dân sự, do đó không phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại do họ gây ra. Vì vậy, cha mẹ (hay người giám hộ) là những người có nghĩa vụ nuôi nấng, giáo dục con cái (Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình) phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại do con cái còn vị thành niên gây ra. Riêng người vị thành niên nào vào khoảng 16 tuổi, đã có sức lao động sản xuất, có công việc làm, phần nào đã hiểu được ý nghĩa hành vi dân sự của mình, tuy chưa hiểu biết đầy đủ, nên họ đã có một phần năng lực hành vi dân sự, do đó phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại do họ gây ra bằng thu thập hay tài sản của họ. Nếu họ bồi thường không đủ, thì cha mẹ (hay người giám hộ) phải bù phần còn thiếu. “Phương và Quang (16 tuổi) là học sinh lớp 10 cùng đi học về bằng chiếc xe đạp nam gióng ngang. Phương ngồi trên yên và đạp pê-đan; Quang ngồi trên gióng ngang điều chỉnh tay lái. Khi đang ngênh ngang phóng xe đạp trên vỉa hè, do mải cười đùa, họ đã đâm xe vào cụ Tú – 79 tuổi đang đi bách bộ, làm cụ ngã, gẫy cột sống. Mặc dù đã được điều trị nhưng kết quả cụ Tú do bị trấn thương nặng nên phải nằm liệt, không đi lại được. Cụ Tú kiện cha mẹ 2 cháu đòibồi thường thiệt hại.” Vì Phương và Quang đều 16 tuổi (chưa thành niên), theo Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000:“Cha mẹ phảibồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự  gây ra theo quy định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự”. Hiện nay, theo Bộ luật dân sự năm 2005 thì Điều 611 BLDS năm 1995 sửa đổi thành Điều 606 BLDS 2005. Theo khoản 2 Điều 606 BLDS 2005: “2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Ðiều 621 của Bộ luật này. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.” Vì vậy, theo đoạn 2 khoản 2 Điều 606 BLDS 2005, thì Phương và Quang (16 tuổi) phải tự bồi thường bằng tài sản của mình. Trong trường hợp này, nếu Phương và Quang không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ của Phương và Quang phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Trong trường hợp này, cha, mẹ của Phương và Quang là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. - Xác định trách nhiệm bồi thường của Phương và Quang như thế nào? Hành vi của P và Q cùng gây thiệt hại cho cụ T, vì vậy theo Điều 616 BLDS 2005, : “Ðiều 616.bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra” Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phảibồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.” P và Q phải liên đới bồi thường. - Thiệt hại về sức khoẻ được bồi thường trong vụ việc này? Theo Điều 609 BLDS và Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 vềbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Cụ T được bồi thường các khoản thiệt hại sau: - Các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút bao gồm: tiền thuê phương tiện đến bệnh viện, tiền thuốc, viện phí, chi phí chiếu chụp X quang, tiền bồi dưỡng… - Vì cụ T hoàn toàn không đi lại được và cần người thường xuyên chăm sóc nên tiền bồi thường còn bao gồm các chi phí cho người chăm sóc - Việc gây thiệt hại ít nhiều có ảnh hưởng đến việc giao tiếp, sinh hoạt của cụ T, dẫn đến ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, vì vậy, cụ T có thể được hưởng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận, tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Vì cụ T đã già, hết tuổi lao động nên không phải bồi thường thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút cho cụ. Quy định của pháp luật trong trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại dưới 15 tuổi Hùng (12 tuổi) là học sinh lớp 7 thuộc trường trung học cơ sở Ba Đình. Khi hết giờ học, Hùng và một số người bạn vẫn ở lại trong sân trường đùa nghịch. Thấy vẫn còn học sinh trong sân trường, bảo vệ đã nhắc nhở Hùng và các bạn về nhà ba lần, nhưng không được. Trong lúc đùa nghịch, Hùng đã ném một cục gạch vào đầu Vũ - một người trong nhóm bạn. Vũ bị thương ở trán, phải khâu 6 mũi. Bố mẹ Vũ đã yêu cầu bố mẹ Hùngbồi thường thiệt hại, bao gồm chi phí nằm viện và chi phí thuốc thang (có hoá đơn của bệnh viện) là 10.000.000 đồng. Bố mẹ Hùng không đồng ý vì cho rằng nhà trường phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại, bởi Hùng gây tai nạn cho Vũ trong sân trường, vẫn do nhà trường quản lý. Song phía nhà trường không chấp nhận vì việc Hùng gây tai nạn cho Vũ là ngoài giờ học, hết thời gian thuộc quản lý trực tiếp của nhà trường, không những thế, bảo vệ đã yêu cầu nhưng Hùng và nhóm bạn vẫn không ra về, chính vì vậy, nhà trường không có nghĩa vụ trong việcbồi thường thiệt hại của Hùng. Theo Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2000, cha mẹ phảibồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 606 Bộ luật dân sự 2005. Căn cứ vào khoản 2 Đièu 606 BLDS 2005, khi người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật Dân sự 2005. Điều 621 BLDS 2005 quy định vềbồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác quản lý, người dưới mười lăm tuổi trong trường hợp học tại trường mà gây thiệt hại thì nhà trường phảibồi thường thiệt hại xảy ra. Ngoài thời gian học, trường hợp người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian nhà trường trực tiếp quản lý thì nhà trường sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Tuy nhiên, nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha mẹ của người dưới mười lăm tuổi phảibồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, Hùng gây thiệt hại cho Vũ khi tan học, nghĩa là việc gây thiệt hại không còn thuộc thời gian quản lý của nhà trường. Như vậy, cha mẹ Hùng là người có trách nhiệmbồi thường thiệt hại cho Vũ. Căn cứ theo khoản 2 Điều 606 BLDS 2005, cha mẹ Hùng phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho Vũ, tổng số tài sản phải bồi thường được tính theo quy định của pháp luật dân sự. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN - Thứ nhất, tại Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 “Cha mẹ phảibồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự” cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Luật dân sự năm 2005. Trong luật dân sự 2005 thì vấn đềbồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra được xác định tại Điều 606 “năng lực chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại của cá nhân” và Điều 621 vềbồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý. Như vậy, quy định về trách nhiệm của cha mẹ trong việcbồi thường thiệt hại do con gây ra thực chất là việc thể chế hóa quy định của pháp luật dân sự vào Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Tuy nhiên, Theo quy định tại Điều 606 BLDS về năng lực chịu trách nhiệm của cá nhân thì: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường; Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”. Theo quy định trên thì người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì có thể cha, mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, quy định này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp thiệt hại là do hành vi của con người gây ra còn nếu thiệt hại là do tài sản gây ra thì nguyên tắc này không thể được áp dụng bởi lẽ cha mẹ chỉ có thể bị suy đoán là có lỗi trong việc giáo dục, quản lý con cái để con cái có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác. Còn trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, chủ sở hữu của tài sản vẫn là người chưa thành niên và cha mẹ không bị coi là có lỗi nếu tài sản đang do người khác quản lý. Hơn nữa, trách nhiệm dân sự là trách nhiệm về tài sản và người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Do đó chủ thể chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại do tài sản gây ra phải là chủ sở hữu của tài sản đó hoặc người đang chiếm hữu, quản lý tài sản chứ không thể là cha mẹ hoặc người giám hộ. Nếu cha, mẹ là người quản lý tài sản thì họ cũng có thể là người phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại. Mặc dù người chưa thành niên không có năng lực tố tụng nhưng người đại diện của họ có thể tham gia còn trách nhiệm vẫn phải thuộc về những người này và họ phải bồi thường bằng tài sản của chính họ. Và nếu tài sản của họ không đủ để bồi thường thì cha, mẹ cũng không phải thực hiện thay. Như vậy, khi quy định về trách nhiệmbồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra, Luật hôn nhân gia đình 2000 lại trích dẫn Điều luật của Bộ luật dân sự 1995 cho nên khi ban hành Bộ luật dân sự 2005 xảy ra sự chồng chéo, khó áp dụng trong việc giải quyết các vụ việc thực tiễn. Có thể thấy, Bộ luật dân sự là bộ luật gốc làm cơ sở xây dựng các đạo luật khác tuy nhiên khi quy định về trách nhiệmbồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra còn nhiều vướng mắc cần hoàn thiện. Vì vậy, Quốc hội cần ra các văn bản hướng dẫn thi hành, sửa đổi để khắc phục tình trạng chồng chéo trong việc áp dụng luật và có hướng hoàn thiện quy định trên. - Thứ hai: Đối với trách nhiệmbồi thường thiệt hại do con chưa thành niên trong trường hợp vợ chồng đã ly hôn cũng không được quy định rõ trong luật hôn nhân gia đình. Tham khảo một số luật hôn nhân gia đình khác trên thế giới, như luật Hôn nhân gia đình của bang Missouri, Newyork “Phụ huynh có thể phải chịu trách nhiệm trong một số tiền lên đến $ 2,000 theo quy chế trách nhiệm của cha mẹ. Phụ huynh có thể phải chịu trách nhiệm đối với số tiền lớn hơn nếu tòa án xác định rằng hành động của trẻ em là một kết quả của sự sơ suất của cha mẹ. Đứa trẻ phải hành động cố ý trước khi cha mẹ phải chịu trách nhiệm.” Law and Politics - Encyclopedia of Everyday Law - Parent Liability Child's Act - America (Luật và Chính trị - Bách khoa toàn thư của Luật Hàng ngày - Luật Trách nhiệm phụ huynh của trẻ emtại Hoa kỳ ) Trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của cha mẹ được quy định rất cụ thể về tiền và tài sản cha mẹ phải chịu bồi thường, vừa mang tính răn đe, cảnh cáo vừa thể hiện rõ quan điểm của nhà nước cha mẹ phải quản lý được con cái của họ khi họ vẫn ở tuổi vị thành niên. Đến với các quy định tại luật Hôn nhân, gia đình Việt Nam, dù đã sửa đổi bổ sung nhiều lần nhưng các quy phạm pháp luật vẫn chưa đầy đủ. Tại Điều 92 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con sau khi ly hôn cũng chỉ quy định vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ mỗi bên nhưng không quy định cụ thể vấn đềbồi thường thiệt hại sẽ thuộc trách nhiệm của vợ hay chồng sau khi ly hôn. “1. Sau khi li hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành nuên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi li hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.” Có thể thấy, pháp luật chỉ quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con sau khi li hôn. Vì vậy, đối với trường hợp con chưa thành niên mà gây thiệt hại thì vấn đềbồi thường thiệt hại thuộc về bố hay mẹ rất khó xác định. Trong thực tiễn giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề này thường nảy sinh tranh chấp, cãi vã giữa chồng, vợ trong việcbồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra. Vì vậy, pháp luật cần có quy định cụ thể ai là người chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra trong trường hợp vợ chồng li hôn. Quy định này, nhằm bảo vệ quyền lợi của người bị gây thiệt hại cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan tạo cơ sở cho việc giải quyết được nhanh chóng, hiệu quả. KẾT LUẬN Như vậy, vấn đề bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra là vấn đề khá phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề trong luật hôn nhân và gia đình cũng như luật dân sự. Pháp luật nước ta đã có những quy định khá cụ thể, rõ ràng về vấn đề này. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều thiếu sót do ngày càng có nhiều quan hệ mới phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nói chung và trong vấn đềbồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra nói riêng mà nhà làm luật chưa lường trước hết được. Vì vậy, trong thời gian tới, nhóm chúng tôi hy vọng các nhà làm luật có những giải pháp, phương án nhằm lấp những lỗ hổng trong vấn đề bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra bằng những quy định mới chặt chẽ hơn, đầy đủ hơn và loại bỏ những quy định cũ không còn phù hợp với điều kiện thực tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra.doc