Định giá chuyển nhượng thấp làm giá bán hạ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình cạnh tranh trong nước bởi các doanh nghiệp Việt nam còn quá nhỏ bé ,ít kinh nghiệm. Việc phải đương đầu với những MNCs hùng mạnh trong cuộc chiến tranh giành thị phần này là điều không tưởng và phần thắng thường thuộc vể những kẻ có hành vi gian lận thương mại. Thực tế phản ánh rõ ràng hơn đối với sản phẩm Coca Cola: một lon Coca Cola ở thị trường Mỹ là 75 cents (tương đương khoảng 10500 đồng) trong khi một lon Coca Cola bán tại thị trường Việt Nam bình quân một lon giá 5.000 đồng - 7.000 đồng (tương đương khoảng 40 - 50 cents) thấp hơn giá bình quân trên thị trường Mỹ là 25 cents (tỷ giá tạm tính 14.000 VND/USD). Đây phải chăng là hiện tượng bán phá giá của Công ty Coca Cola Chương Dương được điều phối từ công ty mẹ thông qua chiến lược bán hàng và chính sách mua nguyên liệu từ công ty con ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra Công ty Coca Cola Chương Dương đã xâm chiếm thị phần của các đối thủ bằng con đường bán phá giá (đặc biệt trong hai tháng 3 và tháng 4/1998, Coca Cola đã bán phá giá kỷ lục là 30%) trong khi liên doanh này không hề có sự chuyển biến rõ rệt về công nghệ, về năng suất lao động và hiệu suất trong các khâu khác. Đợt tổ chức khuyến mãi ‘‘Cúp bóng đá thế giới 98”, công ty đã chi một số tiền 1,8 tỷ đồng bất chấp sự không đồng ý của phía đối tác Việt Nam, làm cho Công ty đã lỗ càng lỗ nặng (trong chiến dịch khuyến mãi vào tháng 3 - 4/98 Công ty đã lỗ đến 20 tỷ đồng).
Ngoài ra chuyển giá còn làm sai lệch mục đích chính sách thuế của Quốc gia: do mức thuế thu được không đúng thức chất đồng thời làm xáo trộn các chỉ số kinh tế, dịch chuyển cơ cấu ngành, cơ cấu lao động, tình hình thất nghiệp tăng lên do các doanh nghiệp phá sản,tài nguyên suy giảm.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4455 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề chuyển giá ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn.
Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục.
Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất yếu. Chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì thế hoàn toàn có thể xảy ra.
Cho nên, chuyển giá chỉ có ý nghĩa đối với các giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể có mối quan hệ liên kết. Để làm điều này họ phải thiết lập một chính sách về giá mà ở đó giá chuyển giao có thể được định ở mức cao hay thấp tùy vào lợi ích đạt được từ những giao dịch như thế. Chúng ta cần phân biệt điều này với trường hợp khai giá giao dịch thấp đối với cơ quan quản lý để trốn thuế nhưng đằng sau đó họ vẫn thực hiện thanh toán đầy đủ theo giá thỏa thuận. Trong khi đó nếu giao dịch bị chuyển giá, họ sẽ không phải thực hiện vế sau của việc thanh toán trên và thậm chí họ có thể định giá giao dịch cao.
Biểu hiện cụ thể của hành vi chuyển giá bởi các chủ thể có mối quan hệ liên kết trên là giao kết về giá. Nhưng giao kết về giá chưa đủ để kết luận rằng chủ thể đã thực hiện hành vi chuyển giá. Bởi lẽ nếu giao kết đó chưa thực hiện trên thực tế hoặc chưa có sự chuyển dịch quyền đối với đối tượng giao dịch thì không có cơ sở để xác định sự chuyển dịch về mặt lợi ích. Như vậy, ta có thể xem chuyển giá hoàn thành khi có sự chuyển giao đối tượng giao dịch cho dù đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán hay chưa.
Giá giao kết là cơ sở để xem xét hành vi chuyển giá. Chúng ta cũng chỉ có thể đánh giá một giao dịch có chuyển giá hay không khi so sánh giá giao kết với giá thị trường. Nếu giá giao kết không tương ứng với giá thị trường thì có nhiều khả năng để kết luận rằng giao dịch này có biểu hiện chuyển giá.
Phạm vi chuyển giá
Chuyển giá với ý nghĩa chuyển giao giá trị trong quan hệ nội bộ nên hành vi phải được xem xét trong phạm vi giao dịch của các chủ thể liên kết. Điều 9 Công ước mẫu của OECD về định giá chuyển giao ghi nhận “Hai doanh nghiệp được xem là liên kết (associated enterprises)” khi:
Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào doanh nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian
Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể (entities) khác tham gia quản lý, điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc thông qua trung gian”.
Yếu tố quản lý, điều hành hay góp vốn chính là điều kiện quyết định sự ảnh hưởng, sự giao hòa về mặt lợi ích của các chủ thể này nên cũng là cơ sở để xác định mối quan hệ liên kết. Tính chất của những biểu hiện này không mang tính quyết định. Như thế các doanh nghiệp liên kết có thể được hình thành trong cùng một quốc gia hoặc có thể ở nhiều quốc gia khác nhau. Từ đó, chuyển giá không chỉ diễn ra trong các giao dịch quốc tế mà có thể cả trong những giao dịch quốc nội.
Trên thực tế, chuyển giá thường được quan tâm đánh giá đối với các giao dịch quốc tế hơn do sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia được thể hiện rõ hơn. Trong khi đó, do phải tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia nên các nghĩa vụ thuế hình thành từ các giao dịch trong nước ít có sự cách biệt. Vì thế, phần lớn các quốc gia hiện nay thường chỉ quy định về chuyển giá đối với giao dịch quốc tế. Theo đó, giao dịch quốc tế được xác định là giao dịch giữa hai hay nhiều doanh nghiệp liên kết mà trong số đó có đối tượng tham gia là chủ thể không cư trú (non-residents).
Sự khác biệt chính yếu nằm ở sự cách biệt về mức thuế suất thuế TNDN của các quốc gia. Một giá trị lợi nhuận chuyển qua giá từ doanh nghiệp liên kết cư trú tại quốc gia có thuế suất cao sang doanh nghiệp liên kết ở quốc gia có thuế suất thấp. Ngược lại một lượng chi phí tăng lên qua giá mua sẽ làm giảm thu nhập cục bộ ở quốc gia có thuế suất thuế thu nhập cao. Trong hai trường hợp đều cho ra những kết quả tương tự là làm tổng thu nhập sau thuế của toàn bộ nhóm liên kết tăng lên.
Khía cạnh khác, các giao dịch trong nước có thể hưởng lợi từ chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế. Thu nhập sẽ lại dịch chuyển từ doanh nghiệp liên kết không được hưởng ưu đãi hoặc ưu đãi với tỉ lệ thấp hơn sang doanh nghiệp liên kết có lợi thế hơn về điều này.
Thực trạng
Các hình thức chuyển giá
Chuyển giá để khai báo thua lỗ:
Khi một doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ liên tục trong nhiều năm, lúc đó có thể xảy ra trường hợp chuyển giá nhằm tính đội chi phí lên để không phát sinh thu nhập chịu thuế. Ví dụ: Coca – Cola khai giá nhập nguyên liệu từ Mỹ quá cao nên lợi nhuận không bù đắp được chi phí bỏ ra, do vậy công ty đã bị thua lỗ liên tiếp trong nhiều năm. Hay công ty mẹ có giao dịch bán buôn máy laptop với chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh kê khai kết quả kinh doanh bị lỗ do giá vốn cao, phải chịu rủi ro hàng tồn kho và hàng công nghệ được cải tiến rất nhanh chóng. Trên thực tế, chi nhánh nhận đơn đặt hàng và đặt cọc của khách hàng trước khi yêu cầu công ty mẹ xuất sản phẩm, số liệu theo dõi nhập, xuất, tồn laptop tại kho ở mức thông thường, không có chứng từ cho thấy khách hàng đặt hàng nhưng không mua do lỗi mốt. Như vậy, rủi ro mà chi nhánh nêu là không có thực.
Công ty mẹ không trả đầy đủ tiền phí dịch vụ cho các chi nhánh:
Chi nhánh ngoài việc thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh có làm thêm dịch vụ đại lý nhập khẩu và phân phối sản phẩm cho công ty mẹ tại Việt Nam. Việc thực hiện dịch vụ đại lý này không được phản ánh trong phần phân tích chức năng hoạt động của chi nhánh. Trên thực tế làm phát sinh chi phí cho chi nhánh nhưng không được công ty mẹ chi trả phí/hoa hồng đại lý.Hoạt động đại lý này là một chức năng bổ sung mà chi nhánh đã thực hiện, đã bỏ chi phí và chịu rủi ro của ngành kinh doanh dịch vụ đại lý nhưng do quan hệ liên kết nên chi nhánh đã không tính phí hoa hồng để công ty mẹ chi trả.
Định giá đầu vào cao:
Công ty mẹ tại Singapore chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 19%, công ty con ở Việt Nam chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Trong giao dịch với công ty con tại Việt Nam, công ty mẹ ở Singapore sẽ tính giá hàng hoá cao hơn giá thực tế. Doanh thu và lợi nhuận thu về từ việc giao dịch này sẽ cao và thuế thu nhập phải nộp của công ty mẹ tại Singapore cũng cao hơn so với mức giá thực. Ngược lại, công ty con ở Việt Nam sẽ có chí phí đầu vào cao, phần lợi nhuận và thu nhập chịu thuế giảm đi. Mặc dù vậy, phần thu nhập này cũng phải chịu mức thuế 25%, cao hơn so với mức 19% tại Singapore. Kết quả là khi hợp nhất báo cáo giữa công ty mẹ và công ty con, tổng lợi nhuận thu về sẽ lớn hơn so với giao dịch bằng mức giá thực tế.
Định giá chi phí nghiên cứu, phí bản quyền, chuyển giao công nghệ cao:
Hành động này làm tăng giá vốn hàng bán, từ đó giảm lợi nhuận trước thuế và chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn. Hơn nữa phần vốn góp cao lên cùng tỷ lệ góp vốn cao làm tỷ lệ lợi nhuận được chia cao hơn nhiều so với vốn thực Đây cũng là cách để chuyển lợi nhuận về nước cho công ty mẹ
Tăng chi phí khấu hao:
Tăng chi phí khấu hao sẽ khiến thu nhập chịu thuế giảm, đồng nghĩa với việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Lấy thí dụ, khi doanh nghiệp nâng giá trị của 1 TSCĐ lên 1 khoản là 1.000 USD với thời gian khấu hao 10 năm thì mỗi năm sẽ đưa vào chi phí 100 USD và như thế có nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm 100 USD; và với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% như hiện nay, Nhà nước sẽ thất thu 28 USD.
Kê khai giá gia công sai lệch:
Chi nhánh của MNC tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực gia công sản phẩm dệt may.
- Giao dịch 1: Gia công cho công ty mẹ 1.000 tá quần với giá 50 USD/tá theo điều kiện giao hàng tại Tân Cảng, Việt Nam (chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm xuất khẩu ).
- Giao dịch 2: Gia công cho 1 công ty độc lập 1.000 tá quần với giá 100USD/tá theo điều kiện giao hàng tại nước của công ty đặt gia công.
Giả sử 2 giao dịch này tương đương về điều kiện giao dịch trừ khác biệt trọng yếu là chi phí vận chuyển và bảo hiểm cho việc gửi hàng từ Việt nam đến nước đặt gia công là 3 USD/tá.
Khi so sánh giao dịch 1 (giao dịch liên kết) với giao dịch 2 (giao dịch độc lập) cho thấy giao dịch 1 chưa phản ánh đúng mức giá thị trường. Nếu không thực hiện việc định giá sai lệch thì chi nhánh phải điều chỉnh daonh thu với công ty mẹ là (100 USD - 3 USD) x 1.000 = 97.000 USD.
2.1.7 Các ví dụ:
2.1.7.1 Chuyển giá trong ngành công nghiệp ô tô
Do giá ô tô tại Việt Nam cao gấp 3, 4 lần so với các nước khác, Chính phủ và bộ tài chính đã quyết định giảm thuế nhập khẩu linh kiện cũng như xe nguyên chiếc để kéo giá ôtô tiếp cận với giá trị thực của nó. Cụ thể là thuế nhập ô tô nguyên chiếc giảm từ 80% xuống còn 60%. Thế nhưng khi thuế giảm, giá xe của hãng vẫn nhất quyết không giảm mặc dù phó giám đốc một hãng ôtô liên doanh khẳng định: “Thuế chiếm hơn 41% cơ cấu giá bán một mẫu xe ôtô của hãng”.
Vấn đề mấu chốt ở chỗ khi nguyên liệu sản xuất các mặt hàng này phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu thì giá sản phẩm chịu sự chi phối của các hãng nước ngoài thông qua hình thức chuyển giá là tất yếu. Vì vậy, biện pháp giảm thuế chỉ như “bầu sữa ngọt” để các hãng ôtô trong nước liên thủ với công ty mẹ ở nước ngoài tranh thủ thu lợi nhuận. Giá 1 linh kiện thực chất chỉ có 20$, nếu áp dụng thuế dành chi linh kiện nhập khẩu khi về đến Việt Nam thì chỉ với giá 24$, nhưng họ đã tìm cách chuyển giá và nâng giá linh kiện nhập khẩu lên 32$ (tương ứng mức thuế 60% cho ô tô nguyên chiếc; dẫn đến tình trạng giá xe nhập nguyên chiếc vẫn luôn tương tương giá xe lắp ráp tại Việt Nam. Các công ty lắp ráp tính lợi nhuận trên sản phẩm đã chuyển giá nên lúc nào cũng có thể nói “lợi nhuận chúng tôi thấp lắm, không nên giảm thuế xe nguyên chiếc”. Trên thực tế, lợi nhuận này (tức chênh lệch giữa mức thuế cho xe nguyên chiếc nhập khẩu và thuế cho linh kiện ) là khổng lồ và công ty mẹ cung cấp linh kiện sẽ lãnh trọn.
Nhiều hãng ôtô vào VN lắp ráp chỉ nhằm mục đích “ăn” khoản chênh lệch thuế trên. Thay vì phải chịu thuế cao, hàng rào hạn ngạch, rồi hàng rào phi thuế quan... chỉ cần đầu tư vài triệu đôla làm lắp ráp, hứa sẽ nâng dần tỉ lệ nội địa hóa là họ có thể loại bỏ thuế cao, đồng thời lợi dụng được thuế.
2.1.7.2 Chuyển giá trong thị trường dược phẩm
Lợi dụng việc được cấp số đăng ký thuốc nhập khẩu lưu hành tại Việt Nam, việc hạn chế hoặc ngưng cấp số đăng ký cho các dược phẩm tương tự của cơ quản lý y tế Việt Nam, các công ty nước ngoài đã triệt để khai thác, khống chế thị trường tân dược Việt Nam cả về mặt hàng cũng như giá cả. Các công ty nước ngoài có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, các liên doanh giữa công ty nước ngoài với các công ty dược Việt Nam sản xuất thuốc trong nước, các sản phẩm nhượng quyền sản xuất tại Việt Nam… dù được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhưng giá thành sản phẩm chẳng khác gì giá nhập khẩu trước đây, và cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại do các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Chẳng hạn như Zuellig Pharma, công ty duy nhất được phép kinh doanh thuốc trực tiếp tại Việt Nam, từ cuối năm 2001 đến đầu 2003 đã tăng giá 423/672 mặt hàng, chiếm 69% tổng số mặt hàng cung cấp tại Việt Nam. Đáng lưu ý là có những mặt hàng công ty này tăng giá 83-106% (như Cedax Cap, Zaditen…); Công ty Diethelm có 123 mặt hàng tăng giá; 100% mặt hàng (43 loại) của công Mega Products Thái Lan tăng giá; và ngay cả Công ty Ranbasy (Ấn Độ) có nhà máy sản xuất tại Việt Nam cũng tăng giá 32 mặt hàng…
Thực ra đó là tình trạng tình trạng công ty mẹ ở nước ngoài bán sản phẩm cho các công ty con trong nước với hình thức “chuyển giá”. các công ty đa quốc gia này chính là người hưởng lợi từ những ưu đãi này chứ không phải là người Việt Nam, họ sẽ vẫn phải dùng thuốc ngoại với giá đắt.
Nguyên nhân của vấn đề chuyển giá ở Việt Nam
Mặc dù vấn đề chuyển giá ở Việt Nam được xem là khá mới mẻ nhưng hiện nay nó đang diễn ra khá là trầm trọng ở nước ta. Nguyên do vì đâu?
Ai cũng đồng ý rằng một khi làm kinh tế thì càng lợi nhiều càng tốt. Và khi Việt Nam gia nhập vào WTO, việc giao lưu quan hệ kinh tế với các nước khác là không tránh khỏi. Từ đó, có sự hình thành nên những công ty đa quốc gia (MNCs) nghĩa là có sự liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con. Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, câu hỏi làm sao để lợi ích tổng thể đạt tối ưu luôn được đặt ra với các chủ thể kinh doanh? Chuyển giá được xem là một lời giải cho bài toán lợi ích mà ở đó nhà đầu tư không cần thêm vốn hay mở rộng sản xuất. Chuyển giá tồn tại không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới nhằm mục đích chính đó là tránh nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Bên cạnh nguyên nhân chính và chủ quan là do phục vụ lợi ích của chính các chủ thể kinh doanh thì cũng có các nguyên nhân khách quan làm cho thực trạng chuyển giá ở Việt Nam hiện nay rất nghiêm trọng, bao gồm:
Thứ nhất, kinh nghiệm quản lý giá chuyển nhượng ở nước ta còn yếu kém hay cụ thể hơn đó là việc xác định giá thị trường ở nước ta vẫn còn chưa tốt, chưa thực sự phù hợp dẫn đến tình trạng có nhiều công ty lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của Chính phủ về “chuyển nhượng giá” mà các MNCs có thể tìm cách để nghĩa vụ nộp thuế là thấp nhất, thậm chí là trốn thuế, bóp méo bảng báo cáo tài chính. Theo số liệu quản lý của Tổng cục thuế và tham khảo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (ĐTNN) năm 2002, trong số trên 3000 doanh nghiệp được cấp mã số thuế, doanh nghiệp có lãi chỉ chiếm 31,7% số thuế thu nhập doanh nghiệp đóng góp cho ngân sách chiếm 8% tổng thu từ thuế TNDN và xu thế chuyển từ liên doanh thành 100% vốn nước ngoài vay càng gia tăng (tỷ trọng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài so với doanh nghiệp liên doanh là 35 % năm 1998 lên 72% năm 2002). Theo kinh nghiệm quốc tế thì đây là dấu hiệu của việc lợi dụng giá chuyển nhượng để trốn, tránh thuế. Sau khi phân tích, Tổng cục thuế đã kết luận tỷ trọng giao dịch liên kết của tất cả các hồ sơ đều rất cao (từ trên 60% đến 99,5%). Như vậy vấn đề lợi dụng giá chuyển nhượng ở Việt Nam đã khá phổ biến. Tuy nhiên các văn bản pháp luật của nhà nước để quản lý vấn đề này còn rất sơ sài, thiếu chặt chẽ, thậm chí còn chưa được áp dụng trong thực tế.
Thứ hai, hệ thống thuế ở Việt Nam còn nhiều bất cập và kẽ hở, đặc biệt là chính sách ưu đãi thuế cho nhà đầu tư nước ngoài, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá dễ dàng.
Thứ ba, cái chúng ta thiếu là một đội ngũ nhân viên kiểm toán, hải quan có chuyên môn, trình độ cao. Theo một vị lãnh đạo Bộ Tài chính thì biện pháp duy nhất hiện giờ chúng ta có thể làm là kiểm tra quyết toán, loại bỏ các chi phí không hợp lý và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa ngay từ quá trình duyệt dự án đầu tư. Tuy nhiên, làm được những điều này không hề đơn giản chút nào bởi hóa đơn chứng từ là từ nước ngoài.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác nữa là do nền kinh tế Việt Nam được xếp vào “topten” những nền kinh tế phức tạp nhất thế giới. Kinh doanh nhỏ lẻ và cá thể là tập quán của Việt Nam, kèm theo đó là một cơ cấu kinh tế chứa đựng nhiều sự bất cập Vì thế cho nên cơ chế chuyển giá là do cơ chế thị trường phân định.
Tác động
Theo một thống kê gần đây, 60% giao dịch thương mại có khả năng chuyển giá, riêng ở Việt Nam 70% doanh nghiệp FDI luôn khai lỗ dù thực sự làm ăn có lãi vì sử dụng chuyển giá để tránh thuế. Chuyển giá quốc tế là vấn đề đụng chạm trực tiếp đến việc thu thuế của mỗi quốc gia. Điều đáng nói là hiện tượng này đã và đang khiến nhiều người lo ngại bởi nó không chỉ gây nên sự thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng đến vấn đề cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
2.3.1 Chính phủ thất thu ngân sách
Sử dụng giá chuyển nhượng trong nội bộ các MNCs thường theo xu hướng định giá chuyển nhượng cao ở nước thuế suất thấp và định giá chuyển nhượng thấp ở nước có thuế suất cao nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp đến mức thấp nhất. Việc này hiển nhiên sẽ khiến cho Nhà Nước mất đi một nguồn thu thuế đàng lẽ phải có. Đặc biệt từ khi áp dụng VAT(1/1999) khoản thất thu này càng gia tăng. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp nâng giá lên 100.000 USD thì công ty mẹ không phải nộp một đồng thuế GTGT nào (vì là hàng xuất khẩu), đồng thời được khấu trừ thuế đầu vào. Còn công ty con, phải nộp thuế với hàng nhập khẩu nhưng bù lại, được khấu trừ khi bán sản phẩm. Thế là đương nhiên cả "mẹ" và "con" đều không mất một đồng thuế nào trong khi được hưởng trọn khoản tiền do nâng giá mà có.
Với thuế nhập khẩu, nếu hàng nằm trong diện miễn giảm thì số tiền được miễn giảm chính là số thất thu của Nhà nước đã đành, nhưng ngay cả khi không nằm trong diện miễn giảm, số tiền nộp thuế cũng đã được đưa vào chi phí và làm giảm thu nhập chịu thuế một lượng tương đương, gây thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách. Giả sử, với trị giá hàng hóa được nâng lên là 100.000 USD và thuế suất thuế nhập khẩu là 30% thì thuế nhập khẩu phải nộp là 30.000 USD, nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm 30.000 USD. Chỉ cần làm một phép tính nhân đơn giản ta có thể thấy ngay phần thuế thu nhập doanh nghiệp thất thu là: 30.000 x 28% = 8.400 USD.
Rõ ràng trốn thuế qua chuyển giá là cách rất tốt để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể thu lợi nhuận tối đa và đây chính là một hình thức gian lận thương mại. Thiệt hại thì thấy rõ nhưng việc hạn chế và kiểm soát hoạt động này của các doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn và cần thời gian.
2.3.2 Môi trường đầu tư trong nước trở nên kém hấp dẫn do những cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường
Định giá chuyển nhượng thấp làm giá bán hạ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình cạnh tranh trong nước bởi các doanh nghiệp Việt nam còn quá nhỏ bé ,ít kinh nghiệm. Việc phải đương đầu với những MNCs hùng mạnh trong cuộc chiến tranh giành thị phần này là điều không tưởng và phần thắng thường thuộc vể những kẻ có hành vi gian lận thương mại. Thực tế phản ánh rõ ràng hơn đối với sản phẩm Coca Cola: một lon Coca Cola ở thị trường Mỹ là 75 cents (tương đương khoảng 10500 đồng) trong khi một lon Coca Cola bán tại thị trường Việt Nam bình quân một lon giá 5.000 đồng - 7.000 đồng (tương đương khoảng 40 - 50 cents) thấp hơn giá bình quân trên thị trường Mỹ là 25 cents (tỷ giá tạm tính 14.000 VND/USD). Đây phải chăng là hiện tượng bán phá giá của Công ty Coca Cola Chương Dương được điều phối từ công ty mẹ thông qua chiến lược bán hàng và chính sách mua nguyên liệu từ công ty con ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra Công ty Coca Cola Chương Dương đã xâm chiếm thị phần của các đối thủ bằng con đường bán phá giá (đặc biệt trong hai tháng 3 và tháng 4/1998, Coca Cola đã bán phá giá kỷ lục là 30%) trong khi liên doanh này không hề có sự chuyển biến rõ rệt về công nghệ, về năng suất lao động và hiệu suất trong các khâu khác. Đợt tổ chức khuyến mãi ‘‘Cúp bóng đá thế giới 98”, công ty đã chi một số tiền 1,8 tỷ đồng bất chấp sự không đồng ý của phía đối tác Việt Nam, làm cho Công ty đã lỗ càng lỗ nặng (trong chiến dịch khuyến mãi vào tháng 3 - 4/98 Công ty đã lỗ đến 20 tỷ đồng).
Ngoài ra chuyển giá còn làm sai lệch mục đích chính sách thuế của Quốc gia: do mức thuế thu được không đúng thức chất đồng thời làm xáo trộn các chỉ số kinh tế, dịch chuyển cơ cấu ngành, cơ cấu lao động, tình hình thất nghiệp tăng lên do các doanh nghiệp phá sản,tài nguyên suy giảm..
Giải pháp chống chuyển giá
Từ những phân tích nêu trên, việc đề ra các biện pháp chống chuyển giá đang là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan thẩm quyền. Đối với nước ta, chuyển giá và chống chuyển giá vẫn còn là những vấn đề khá mới mẻ. Tuy nhiên, chúng ta đã áp dụng một số biện pháp cần thiết để đảm bảo kiểm soát tình hình chuyển giá ở Việt Nam.
3.1 Thông tư 117/2005/TT-BTC
Đây có thể được xem là văn bản pháp lý điều chỉnh một cách khá chi tiết về biện pháp chống chuyển giá bằng phương pháp định giá chuyển giao. Ý nghĩa của việc định giá chuyển giao là xác định lại giá giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết nhằm đưa giá giao dịch liên kết về đúng với giá thị trường. Để xác định giá thị trường phải tuân thủ nguyên tắc dựa trên cơ sở so sánh tính tương đương giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập từ đó lựa chọn ra phương pháp xác định giá phù hợp.
Thông tư 117/2005/TT-BTC đã đưa ra 5 phương pháp định giá chuyển giao:
Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập: dựa vào đơn giá sản phẩm được vận dụng trong trường hợp giao dịch độc lập có điều kiện tương đương với giao dịch liên kết.
Phương pháp giá bán lại: áp dụng trong trường hợp không có giao dịch mua tương đương, thuộc khâu cung ứng hoặc có thêm giai đoạn gia công, chế biến, lắp ráp... làm gia tăng giá trị hàng hóa, nên phải sử dụng giá bán lại của sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của giao dịch liên kết.
Phương pháp giá vốn cộng lãi: được lựa chọn khi giao dịch liên kết thuộc khâu sản xuất khép kín để bán cho bên liên kết hoặc cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cho bên liên kết. Phương pháp này xác định giá dựa vào giá vốn hay giá thành của sản phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết.
Phương pháp so sánh lợi nhuận: để thực hiện phương pháp này phải dựa trên tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch độc lập được chọn. Phương pháp này không cho ra kết quả về giá mà tính ra được thu nhập thuần trước thuế là cơ sở tính thuế TNDN. Đây được xem là phương pháp mở rộng của phương pháp giá bán lại và giá vốn cộng lãi, nên có thể áp dụng đối chiếu trong trường hợp có những điều kiện tương tự.
Phương pháp tách lợi nhuận: được áp dụng trong trường hợp nhiều bên liên kết cùng thực hiện một giao dịch liên kết tổng hợp, chẳng hạn như cùng tham gia nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hoặc sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền, kinh doanh chuyển tiếp từ khâu đầu đến khâu cuối gắn với quyền sở hữu trí tuệ. Việc tách lợi nhuận của từng bên liên kết trong giao dịch dựa trên cách mà các bên độc lập thực hiện phân chia lợi nhuận trong các giao dịch độc lập tương đương. Trường hợp do tính đặc thù hoặc duy nhất của giao dịch liên kết mà không có có giao dịch độc lập tương đương để chọn một trong các phương pháp trên so sánh thì có thể sử dụng biện pháp tổng hợp (như mở rộng phạm vi lựa chọn sang phân ngành khác, xác định biên độ giá thị trường thích hợp bằng các phương pháp tổng hợp...) hoặc vận dụng các số liệu giữa kỳ (để tính mức giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận...).
Đây được xem là văn bản pháp lý điều chỉnh khá chi tiết về biện pháp chống chuyển giá bằng phương pháp định giá chuyển giao. Thế nhưng TT117/2005/TT-BTC mới chỉ có thể là những viên gạch đầu tiên vỡ vạc một cơ sở pháp lý điều chỉnh về một quan hệ xã hội - ở đó có những giằng kéo về mặt lợi ích giữa Nhà nước và đối tượng nộp thuế, xa hơn là lợi ích của cả một cộng đồng.
3.2 Các biện pháp khác:
Song song với việc xác định phương pháp định giá chuyển giao, khi thực hiện các giao dịch liên kết, các doanh nghiệp buộc phải coi việc áp dụng so sánh giá thị trường như một nghĩa vụ.
Ngoài ra, các biện pháp cưỡng chế cũng được áp dụng nhằm đảm bảo tuân thủ kê khai đúng đắn các giao dịch liên kết. Trước hết, đó là quy định về quyền của cơ quan thuế được ấn định mức giá sử dụng để kê khai tính thuế hoặc ấn định thu nhập chịu thuế hay số thuế thu nhập phải nộp.
Trên thực tế, để chống chuyển giá, cần phải nắm được thông tin giá giao dịch sòng phẳng là bao nhiêu. Thí dụ, chúng ta có thể biết rằng giá nhập linh kiện (chưa thuế) để lắp ráp một chiếc xe hơi tại Việt Nam là 30.000 USD, trong khi một chiếc xe mới tương tự (đã tính công lắp ráp) tại Thái Lan là 10.000 USD. Tuy nhiên làm sao biết được giá sòng phẳng của một cái khung xe hay một cái động cơ là bao nhiêu khi phần lớn các linh kiện đó chỉ được mua bán qua lại giữa các công ty trong cùng tập đoàn với nhau chứ không bán ra thị trường. Hơn nữa, có những tài sản rất khó định giá như công nghệ, uy tín và chi phí nghiên cứu, vì không có những tài sản tương đương để đánh giá. Vì vậy, giải pháp để chống chuyển giá trong tương lai là thu thập thông tin càng nhiều càng tốt về giá giao dịch sòng phẳng cho các loại hàng hoá bị nghi ngờ. Khi có nghi ngờ về giá giao dịch, cơ quan thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình về sự chênh lệch giá. Nếu doanh nghiệp không có lý do chính đáng, cơ quan thuế có thể định giá lại theo một trong ba phương pháp:
So sánh giá giao dịch với giá của giao dịch tương đương ngoài thị trường (comparative unit pricing).
Nếu không có giá tương đương, cơ quan thuế có thể áp dụng phương pháp ấn định giá mua (cost-plus method) hay ấn định giá bán trên tỷ lệ lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp tương tự (profit mark-down method).
Nếu xuất hiện trường hợp bị đán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giái pháp chuyển giá ở việt nam.doc