Trải qua hàng trăm năm sống dưới ách thống trị của phong kiến và thực dân, nhân dân Việt Nam luôn hiểu rõ giá trị của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người tháng 8 năm 1945. Hơn 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển đã giúp Hồ Chí Minh đến được với chủ nghĩa Marx – Lênin và người nhận ra chân lý: giải phóng dân tộc gắn liền giải phóng giai cấp; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ: “Tất cả những người lao động trên thế giới đều có một mục đích chung là thoát khỏi ách áp bức bóc lột, được sống sung sướng, tự do, tức là thực hiện chế độ cộng sản” (xem Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 7 trang 209).
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2849 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề con người trong lý luận của chủ nghĩa Marx và Engel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; những đặc tính này là do trời ban, do đó không thể thay đổi và cũng vì vậy mà “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Sự phân chia đẳng cấp này bảo đảm cho sự thống trị của giai cấp thống trị dựa trên những quan niệm duy tâm về con người, thủ tiêu mọi đấu tranh của giai cấp bị trị.
Sự phát triển của lịch sử xã hội cũng là lịch sử phát triển của từng cá nhân trở thành chủ thể sáng tạo tự do. Con người tạo thành xã hội, nhưng xã hội không đơn giản là những tập đoàn người. “Xã hội không phải là những cá thể người, mà là biểu hiện tổng số những mối liên hệ và quan hệ của chúng, trong đó những cá thể đó tồn tại với nhau”. Xã hội, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật, có quy luật phát triển của nó. Những quy luật này tác động thông qua hoạt động có ý thức của con người nhưng lại không phụ thuộc vào ý thức con người. Những quy luật phát triển của xã hội là những quy luật khách quan, nhưng được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người. Chúng không chịu sự chi phối của ý chí con người, dù người đó có là một vĩ nhân. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về xã hội cho thấy, mặc dù không thể khống chế quy luật phát triển của xã hội, chúng ta hoàn toàn có thể cải tạo xã hội, tức là thúc đẩy tiến bộ xã hội thông qua phát triển con người. “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” (Marx – Engel toàn tập). Quan điểm này phủ định các quan điểm duy tâm, mang tính phản động về bản chất con người. Quan điểm duy vật về xã hội khẳng định tính tất yếu của phát triển xã hội, của con người và công cuộc đấu tranh giải phóng con người gắn liền với đấu tranh giai cấp.
2. Lao động hình thành con người và tạo lên xã hội
Con người hình thành nhân cách và tách ra khỏi giới sinh vật do lao động. “Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình” (Marx – Engel toàn tập). Lao động trước tiên tạo cho con người khả năng sinh tồn và phát triển cũng như hoạt động kiếm ăn của các động vật khác. Tuy thế, khác với các động vật khác, lao động của con người là lao động có mục đích. Con người tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Chính trong lao động, con người dần tạo ra những mối quan hệ xã hội, xây dựng lên xã hội loài người.
Chính từ lao động, con người đã thoát khỏi thế giới động vật, phát triển bản thân. Con người chỉ hoàn thiện mình thông qua lao động. Thông qua lao động lịch sử, con người phát triển lực lượng sản xuất, cải tạo thực tiễn, xây dựng quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ. Con người chỉ có thể tồn tại được khi tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu của mình và chính lao động sản xuất là yếu tố quyết định hình thành con người và ý thức. Lao động là nguồn gốc duy nhất của vật chất, vật chất quyết định tinh thần; do đó, theo logic thì lao động là nguồn gốc của văn hoá vật chất và tinh thần.
Khác với các loài động vật khác, lao động của con người không chỉ là hoạt động mang tính bản năng mà đó là những hoạt động có ý thức, có mục đích, mang tính tổ chức, tính xã hội rõ rệt. Lao động của con người mang mục đích cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội rõ nét. Marx đã từng nói người thợ xây không bao giờ tinh xảo như con ong xây tổ nhưng người thợ xây hơn hẳn con ong ở chỗ trước khi xây dựng một công trình họ đã hình thành được hình tượng của công trình ấy trong đầu họ. Tức là hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, lúc đầu còn sơ khai, nhưng qua tổng kết thực tiễn, ngày nay, mỗi hoạt động của con người đều cần được lý luận dẫn đường. Chính nhờ có lý luận mà hoạt động thực tiễn của con người càng mang tính tự giác, có hiệu quả cao và đạt được mục đích. Đúng như Hồ Chí Minh nói: “thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng”.
Mặt khác trong lao động con người quan hệ với nhau tạo thành quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất là nền tảng để từ đó hình thành các quan hệ xã hội khác trong các lĩnh vực đời sống và tinh thần. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội biến đổi và phát triển tùy thuộc vào các chế độ xã hội với trình độ văn minh khác nhau. Khi xã hội bắt đầu phân chia giai cấp, đa số người bắt buộc phải sống phụ thuộc vào một số ít người, quan hệ đó được pháp luật và nhà nước bảo vệ. Đồng thời sự phân công lao động trong xã hội dần hình thành, dẫn đến lao động trí óc tách ra khỏi lao động chân tay. Điều đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội và khi xã hội phát triển thì lại đòi hỏi trình độ phát triển cao hơn nữa của mỗi cá nhân. Lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người mà còn cải tạo bản thân con người, phát triển con người cả về mặt thể lực và trí lực. "Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó" (Marx – Engel toàn tập) .
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, con người đã hình thành trên thế giới một quyển mới, vẫn được gọi là trí quyển. Đó chính là sản phẩm tích tụ của lao động con người trải qua nhiều thế kỷ. Có thể nói, với lao động, loài người hiện nay đã bước vào một giai đoạn phát triển mới: thời kỳ của kinh tế tri thức. Nhưng đồng thời, những tiến bộ công nghệ hiện đại cũng đem lại cho con người thêm nhiều hiểu biết về tự nhiên, trong đó hiểu biết quan trọng nhất chính là việc con người không thể tách mình ra khỏi tự nhiên, chế ngự tự nhiên mà phải học cách sống hòa hợp với tự nhiên, coi mình là một bộ phận của sinh giới, của tự nhiên. Những tiến bộ mới trong khoa học càng khẳng định sự đúng đắn trong luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về con người.
Con người hình thành nên bản chất cá nhân của mình, hình thành cái tôi cá nhân thông qua lao động, học tập. Engel viết: “lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”.
Trong quá trình lao động, học tập, con người tham gia vào xã hội, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội bằng lao động của cá nhân mình. Ngược lại, các tiến bộ xã hội nhờ sự tích tụ thành quả lao động của nhân loại qua các thời kỳ lịch sử tác tạo thành các xã hội cụ thể ở từng thời kỳ cụ thể. Xã hội đó tác động sâu sắc đến từng cá nhân và hoạt động lao động của cá nhân đó. Tác động lớn nhất của xã hội đến cá nhân là thông qua mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất.
Để lao động, sản xuất ra của cải vật chất, con người cần có tư liệu sản xuất. Đó là đất đai, là công cụ lao động và sức lao động của cá nhân. Tuy vậy, kể từ khi xã hội phân chia giai cấp thì tư liệu sản xuất không còn thuộc vào người lao động trực tiếp mà lại nằm trong tay giai cấp thống trị. Sức lao động bị biến thành hàng hóa, giá trị lao động của công nhân bị tước đoạt. Chính vì vậy mà xuất hiện hiện tượng người bóc lột người mà bản chất chính là bóc lột giá trị thặng dư trong lao động cũng như sự phân phối bất bình đẳng của cải xã hội. Điều này được Marx chỉ rõ trong lý thuyết về giá trị thặng dư của ông. Lý thuyết giá trị thặng dư của Marx vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản, giải thích rõ nguyên nhân của lao động tha hóa. Theo Marx, vì hoàn toàn phụ thuộc vào tư liệu sản xuất nên không phải con người sử dụng tư liệu sản xuất mà là tư liệu sản xuất sử dụng con người. Mặt khác, vì phải có sản phẩm để nhận thù lao mà người lao động phải lao động nên con người đã bị sản phẩm của chính bàn tay mình nô dịch (Marx và Engel toàn tập).
3. Con người là chủ thể của lịch sử và cũng là sản phẩm của lịch sử
Lịch sử theo nghĩa rộng là những quá trình đan xen, nối tiếp nhau với tất cả những bảo tồn và biến đổi diễn ra trong quá trình ấy. Như vậy, con người có lịch sử và động vật cũng có lịch sử. Song lịch sử của con người và động vật khác hẳn nhau. Lịch sử của động vật “Chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và sự phát triển dần dần của chúng cho đến trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng có tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu” (Marx – Engel toàn tập).
Lịch sử loài người, về bản chất là lịch sử hoạt động lao động sản xuất của con người. Trong quá trình lao động, chinh phục và khám phá tự nhiên, con người đã phát triển bản thân, hoàn thiện nhân cách cá nhân cũng như xây dựng xã hội loài người. Trong quá trình đó, con người cải tạo hiện thực, dần dần thúc đẩy tiến bộ xã hội, giải phóng bản thân. Nhưng quá trình đó không phải là quá trình phát triển đơn giản, phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Các quá trình lịch sử có vẻ như có sự lặp lại, quanh co, nhưng thực chất là sự phát triển của tất nhiên xuyên suốt những sự ngẫu nhiên của sự kiện lịch sử. Về bản chất, đó là sự phát triển của nhận thức con người về thế giới và về chính bản thân mình, sự phát triển này tuân theo những quy luật khách quan của phát triển xã hội. Những quy luật này có điểm chung nhưng cũng có những nét riêng khác biệt với các quy luật của tự nhiên.
Hoạt động của con người tạo ra lịch sử nên để có lịch sử trước hết phải có con người. Hành động lịch sử đầu tiên của con người là hành động lao động sản xuất, từ đó, con người tách khỏi động vật. Con người tách khỏi động vật như thế nào thì họ bước vào lịch sử như thế ấy.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, các quan hệ xã hội ngày càng trở lên phong phú và không ngừng phát triển. Quan điểm duy vật lịch sử cho ta phương pháp nhận thức các quan hệ xã hội bằng cách quy các quan hệ tư tưởng về các quan hệ vật chất, rồi từ đó rút ra các quan hệ sản xuất. Phép biện chứng cho phép chúng ta nhận thức những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, từ đó thấy được sự phát triển xã hội như một quá trình lịch sử - tự nhiên.
Lịch sử của loài người, xét đến cùng là lịch sử của sự kế tiếp nhau của những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử. Đồng thời, sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tuân theo những quy luật khách quan quyết định sự vận động của lịch sử xã hội. Để nhận thức về lịch sử, Lênin viết: “Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.
Tính quy luật của sự phát triển xã hội không nằm ngoài hoạt động của con người. ý nghĩa lịch sử của hoạt động của con người là ở kết quả xã hội của nó. Hoạt động tự giác trong lịch sử là hoạt động được thực hiện với ý thức của chủ thể về những kết quả xã hội hình thành một cách khách quan do hoạt động của mình. Nói một cách khác thì con người tạo ra lịch sử của chính mình, con người chịu trách nhiệm trước chính số phận của mình. Marx rõ ràng phản đối những quan điểm duy tâm về con người, cho rằng số phận của con người đã được thượng đế định đoạt, con người không thể cưỡng lại thượng đế mà chỉ có thể tuân theo sự sắp đặt đó.
Con người làm ra lịch sử nhưng không phải theo ý muốn tùy tiện của con người mà theo những điều kiện có sẵn do quá khứ để lại. Với những điều kiện ấy, mỗi người, mỗi thế hệ vừa tiếp tục các hoạt động của thế hệ trước trong những hoàn cảnh mới, vừa có các hoạt động mới của mình làm biến đổi hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa là con người lao động tạo ra lịch sử nhưng phải dựa trên những tiền đề mà các thế hệ đi trước đã tạo ra. Con người lao động, cải tạo tự nhiên, làm chủ lịch sử của mình nhưng đồng thời cũng là sản phẩm do hoàn cảnh lịch sử cụ thể tạo ra. Con người là chủ thể của lịch sử nhưng không thể điều khiển lịch sử theo ý muốn chủ quan của cá nhân. Do đó, con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
4. Quan điểm về giải phóng con người của Marx và Engel
Marx và Engel nhận thấy ở giai cấp công nhân sứ mệnh lịch sử là đội ngũ lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giai cấp bóc lột. Đối với Marx và Engel cũng như những nhà tư tưởng cộng sản chủ nghĩa khác, nhiệm vụ của triết học không có gì khác hơn là cung cấp cho giai cấp công nhân vũ khí tư tưởng để đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội một cách triệt để nhất. Đồng thời, giai cấp công nhân tìm thấy ở chủ nghĩa Marx vũ khí tinh thần cho cuộc đấu tranh giải phóng chính mình và giải phóng nhân loại. “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình” (Marx – Engel toàn tập). Marx viết “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” (Marx – Engel toàn tập).
Nghiên cứu kinh tế chính trị học, Marx và Engel xây dựng học thuyết giá trị thặng dư. Từ đó, hai ông chỉ rõ nguồn gốc của những bất công trong xã hội, cũng như nguồn gốc của lao động tha hóa. Đó là sự tước đoạt tư liệu sản xuất khỏi tay người lao động, sự chiếm đoạt giá trị thặng dư do người lao động làm ra. Do đó mà trong khi lẽ ra lao động phải là hạnh phúc của con người thì nó lại bị tha hóa đến mức khiến cho người ta sợ lao động (“tính bị tha hóa của lao động biểu hiện rõ rệt ở chỗ là một khi không có sự cưỡng bức lao động về thể xác hoặc về mặt khác thì người ta trốn tránh lao động như trốn tránh bệnh dịch hạch vậy” – Marx và Engel toàn tập). Không có lao động đúng nghĩa, tức là cũng không có con người theo đúng nghĩa, bởi lẽ lao động chân chính tạo ra con người.
Từ khi xuất hiện loài người, con người đã có ước mơ về một xã hội bình đẳng, hạnh phúc. Ở đó, con người được giải phóng hoàn toàn, sống tự do và no ấm. Faust dù đã bị mù, vẫn nhìn rõ mục tiêu của tương lai xa xôi, ở đó, con người “đứng trên miếng đất tự do với một dân tộc được tự do”. Cách mạng tư sản Pháp hấp dẫn dân chúng với tuyên ngôn “người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” và khẩu hiệu: tự do – bình đẳng – bác ái.
Để thực hiện ước mơ đó, suốt quá trình lịch sử, con người đã có nhiều cách theo đuổi nó. Ước mơ đó chính là lí do ra đời của các tôn giáo khác nhau. Đi theo các tôn giáo, con người được an ủi, thoát khỏi hiện thực áp bức bóc lột bằng niềm tin vào một thế giới ảo, thế giới sau sự sống. Trong thế giới đó, con người được sống hạnh phúc, bình đẳng. Tôn giáo khuyên con người khuất phục hiện thực, mong chờ sự giải thoát siêu nhiên. Tôn giáo đã tước đi của nhân loại vũ khí đấu tranh cải tạo hiện thực, đúng như Marx nhận xét, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.
Giai cấp tư sản ra đời, nhanh chóng áp đặt tư tưởng của mình cho toàn xã hội (“trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị” – Marx – Engel toàn tập). Những tư tưởng này thoạt đầu hấp dẫn được quần chúng vì sự tiến bộ trong mục đích đấu tranh chống giai cấp phong kiến, trong những đòi hỏi cho tự do, bình đẳng của con người. Song chẳng bao lâu, giai cấp tư sản đã lộ rõ bản chất bóc lột của mình, trở thành giai cấp chiếm hữu tư liệu sản xuất, đẩy công nhân thành những người vô sản, làm thuê, bán sức lao động lấy đồng lương rẻ mạt. Hiện thực xã hội đó đã vạch trần sự giả dối của những khẩu hiệu đẹp đẽ về tự do, về giải phóng con người của chủ nghĩa tư bản.
Triết học Mác – Lênin xác định ‘bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người là giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hóa’. Giải phóng con người là xoá bỏ người bóc lột người, xóa bỏ tha hoá để con người trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của mình. Nguyên nhân sinh ra tha hóa là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên “xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu với tính cách là sự khẳng định sinh hoạt của con người là sự xóa bỏ một cách tích cực mọi sự tha hóa” (Marx và Engel toàn tập). Điều đó có nghĩa là lực lượng thực hiện nó chính là những người vô sản – những người bị tước đoạt tư liệu sản xuất. Lênin nhận xét, điểm chủ yếu trong học thuyết Marx là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử của giai cấp vô sản là thực hiện sứ mệnh giải phóng con người.
Marx, Engel và các nhà lãnh đạo phong trào cộng sản nhận rõ bản chất bóc lột của tư sản và mâu thuẫn không thể điều hòa giữa giai cấp tư sản và nhân dân lao động nói chung. Các ông kịch liệt phê phán chủ nghĩa cải lương, mị dân muốn điều hòa lợi ích của công nhân và giới chủ. Các ông vạch rõ:
- Giải phóng cá nhân con người chỉ có thể được thực hiện trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp. Đồng thời, giải phóng giai cấp chính là giải phóng xã hội. Đây là sự giải phóng triệt để của con người.
- Chỉ có thể giải phóng được giải cấp vô sản bằng cách mạng vô sản. Đó là cuộc cách mạng sẽ đập tan bộ máy nhà nước – công cụ thống trị của giai cấp tư sản, xây dựng nhà nước kiểu mới – nhà nước của nhân dân lao động.
- Tính tất yếu của lịch sử là sẽ đi đến một xã hội không giai cấp. Trong xã hội đó (xã hội cộng sản chủ nghĩa), con người “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Đó là con người được giải phóng hoàn toàn, tự do hoàn thiện mình đến mức cao nhất.
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
Mở đầu bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn lời bản tuyên ngôn bất hủ của Hợp chúng quốc Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Trải qua hàng trăm năm sống dưới ách thống trị của phong kiến và thực dân, nhân dân Việt Nam luôn hiểu rõ giá trị của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người tháng 8 năm 1945. Hơn 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển đã giúp Hồ Chí Minh đến được với chủ nghĩa Marx – Lênin và người nhận ra chân lý: giải phóng dân tộc gắn liền giải phóng giai cấp; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ: “Tất cả những người lao động trên thế giới đều có một mục đích chung là thoát khỏi ách áp bức bóc lột, được sống sung sướng, tự do, tức là thực hiện chế độ cộng sản” (xem Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 7 trang 209).
Tuy thế, giải phóng loài người phải bắt đầu từ giải phóng những số phận cụ thể. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” (Sđd, tập 4 trang 56). Điều đó có nghĩa là sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân lao động, giai cấp vô sản phải bắt tay vào xây dựng một xã hội mới, trong đó một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Đây thật sự là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Ngay từ thời điểm Lênin lãnh đạo công việc xây dựng nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, người đã nhận thấy rõ công việc này phải do giai cấp vô sản lãnh đạo; đồng thời giai cấp vô sản phải được tổ chức, phải được giáo dục. Người viết: “Không nghi ngờ gì nữa, ở một nước trong đó những người sản xuất – tiểu nông chiếm tuyệt đại đa số dân cư, chỉ có thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng một lọat những biện pháp quá độ đặc biệt, hoàn toàn không cần thiết ở những nước tư bản phát triển trong đó công nhân làm thuê trong công nghiệp và nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư…. Chỉ có một giai cấp như vậy mới có thể là chỗ dựa về mặt xã hội, kinh tế và chính trị cho sự chuyển trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội”
Như vậy, nhiệm vụ xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ có tính giai cấp rõ rệt. Giai cấp vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản có trách nhiệm xóa bỏ sự thống trị về tư tưởng, văn hóa của giai cấp tư sản, xây dựng hệ tư tưởng cộng sản, xây dựng đạo đức mới xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn minh mới: nền văn minh cộng sản. Vì vậy, Hồ Chí Minh nói: “Đảng ta là đạo đức, Đảng ta là văn minh”. Bởi vì Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn dân tộc.
1. Khái niệm con người mới xã hội chủ nghĩa
Hồ Chí Minh khẳng định: “muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Sinh thời Người luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người. Người dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Người coi việc đào tạo thế hệ trẻ vừa hồng, vừa chuyên là nhiệm vụ trọng yếu. Đối với người, “người có đức mà không có tài thì dùng vào việc gì cũng khó, nhưng người có tài mà không có đức thì không dùng vào việc gì được cả”. Đạo đức với Hồ Chí Minh là đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa. Đó là tinh hoa của văn hóa dân tộc qua hàng ngàn năm, là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, là trung với Đảng, hiếu với dân, là đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế.
Xét đến cùng, xã hội là do con người xây dựng lên, vì thế Đảng ta xác định con người là mục tiêu, cũng là động lực của sự phát triển. Kế thừa các quan điểm về con người của chủ nghĩa Marx, Đảng xác định công tác xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ mới.
Xuất phát từ nền kinh tế tiểu nông, với nông dân chiếm tuyệt đại đa số trong dân số, với các đặc trưng của nền văn minh lúa nước; con người Việt Nam khi bước vào công cuộc xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh mang đầy đủ các điểm mạnh và yếu của người nông dân sản xuất nhỏ đó. Bên cạnh lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý; tính cần cù, sáng tạo trong lao động; tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống là những mặt hạn chế thấy rõ. Đó là tư tưởng cục bộ làng xã, tư tưởng bình quân chủ nghĩa, thiếu tinh thần tự giác, tư tưởng phép vua thua lệ làng; tập quán sản xuất tiểu nông, nặng về lợi ích trước mắt, không chú trọng đến lợi ích lâu dài; tâm lý cầu an, cầu may; đề cao thái quá kinh nghiệm, sống lâu lên lão làng….
Xác định những điểm mạnh và yếu nói trên, ứng với yêu cầu của thời đại mới, tại hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII, Đảng ta đã ra nghị quyết về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết này xác định con người Việt Nam trong thời kỳ mới là con người:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỉ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Con người là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Tồn tại xã hội quyết định đến ý thức xã hội, đến con người cụ thể trong xã hội đó. Nhưng ý thức xã hội cũng có ảnh hưởng trở lại quan trọng đến tồn tại xã hội. Một khi tư tưởng thấm sâu vào mỗi con người cụ thể, nó trở thành lực lượng sản xuất có sức mạnh to lớn cải tạo thực tiễn. Vì thế, xây dựng con người mới chính là động lực để phát triển xã hội.
Để xây dựng được con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa cần có nhiều điều kiện cả khách quan và chủ quan, nhưng sự định hướng, lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết, quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng con người mới, xã hội mới ở nước ta hiện nay. Dưới đây xin nêu một số suy nghĩ về các điều kiện để xây dựng con người mới, nền văn hóa mới ở nước ta hiện nay.
2. Giáo dục là yếu tố quan trọng hàng đầu
Lênin khẳng định “anh chỉ có thể trở thành người cộng sản sau khi đã làm giàu tri thức của mình bằng tri thức của toàn nhân loại”, người thúc giục chúng ta “học, học nữa, học mãi”. Lời dạy của Lênin càng sáng tỏ trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế trên thế giới đang chuyển sang giai đoạn kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức đòi hỏi các cá nhân cần có tri thức cao trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình. Điều đó đặt ra đòi hỏi lớn cho nền giáo dục mỗi quốc gia.
Song giáo dục không chỉ có nghĩa là đào tạo nghề, dạy cho con người những kỹ năng cơ bản để kiếm sống. Giáo dục, theo quan niệm của UNESCO là dạy cho người ta: Học để biết (Learning to know), Học để làm (Learning to do), Học để chung sống (Learning to live together) và Học để tồn tại (Learning to be). Điều đó đòi hỏi con người không những được đào tạo những kỹ năng lao động mà phải được đào tạo cả những kỹ năng chung sống với cộng đồng, những kỹ năng tự hoàn thiện mình.
Đảng ta xác định giáo dục đào tạo là ưu tiên hàng đầu, trong giáo dục thì giáo dục chính trị tư tưởng rất được quan tâm. Đảng và Nhà nước đã đầu tư rấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vấn đề con người trong lý luận của chủ nghĩa Marx và Engel.doc